line-menu
dong ke
ke-truyen
the-thao
kheo-tay
tro-choi
bai-hat
tiet-day-tham-khao

Rộn rã ngày khai trường

Mùa thu – mùa khai trường – mùa đi xây những ước mơ. Những bước chân mạnh

Trao 50 suất học bổng đến sinh viên Đắk Lắk nhân dịp năm học mới

Trao 50 suất học bổng đến sinh viên Đắk Lắk nhân dịp năm học mới

Apple lập kỷ lục doanh số 10 triệu iPhone 6, 6 Plus bán ra trong 3 ngày

Mặc dù chịu nhiều sự chỉ trích và chê bai sau khi bộ đôi iPhone mới trình

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Tháng 11, chớm gió, chớm nắng, chớm hiu hắt đầu mùa, cái lạnh se sẽ, nhẹ
Tin tức/(Trường Mầm Non Thụy Liên)/THCS/
Giao quyền chủ động cho giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học

Theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT tỉnh Hậu Giang, các trường tiểu học thực hiện việc dạy học cả ngày năm học 2014-2015 cần đảm bảo sử dụng hiệu quả, hợp lý quỹ thời gian tăng thêm trong việc củng cố kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt, môn Toán để học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học.

Các trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như giáo dục thể chất, giáo dục âm nhạc, giáo dục mĩ thuật với nội dung, hình thức linh hoạt, phong phú, đa dạng và hấp dẫn, phát huy được vai trò tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.

Tăng cường triển khai hoạt động các mô hình như: thư viện thân thiện, thư viện xanh, thư viện đa chức năng phù hợp với thực tế và nhu cầu nhà trường. Khuyến khích triển khai các loại hình câu lạc bộ, trong đó chú trọng loại hình câu lạc bộ “Em yêu khoa học” hoặc câu lạc bộ Tìm hiểu khoa học, khám phá thế giới xung quanh… với mục tiêu giúp học sinh làm quen với cách học mới, đó là tham gia vào các thực nghiệm để tìm tòi, sáng tạo. Thông qua đó, phát triển hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.

Đối với những vùng khó khăn, vùng có đông học sinh dân tộc thiểu số, cần tăng cường, phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Việt cho học sinh bằng việc dành thời gian hợp lý cho các tiết tăng cường kĩ năng giao tiếp tiếng Việt và rèn luyện trong các tiết học khác một cách thích hợp. Đồng thời, tạo điều kiện cho các em được tham gia vào các hoạt động lồng ghép rèn luyện tiếng Việt qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Nội dung, chương trình, thời khóa biểu dạy - học cần được thiết kế, phân phối đảm bảo tính sư phạm, phù hợp với tâm sinh lý học sinh tiểu học và điều kiện cụ thể về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất… của từng trường.

Tiếp tục tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động ăn trưa, bán trú cho học sinh. Trong đó, cần phát huy vai trò chủ động, tích cực thực hiện vận động xã hội hóa, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cộng đồng về lợi ích của dạy - học cả ngày, để tổ chức được ăn trưa, bán trú cho tất cả học sinh tại tất cả các điểm trường trong các ngày học cả ngày tại trường.

Tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh nhẹ nhàng, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu, sức khỏe của học sinh như: đọc truyện, xem phim thiếu nhi, vui chơi, chơi trò chơi dân gian trong thời gian nghỉ trưa các ngày học cả ngày. Tùy điều kiện và nhu cầu thực tế, nhà trường có thể tổ chức ngủ trưa cho học sinh.

Các trường có thể giao quyền chủ động cho giáo viên trong việc thực hiện chương trình, nội dung và xây dựng kế hoạch dạy học. Tăng cường các hoạt động dự giờ và thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Bên cạnh đó, trong bồi dưỡng, tập huấn cho các giáo viên cần lưu ý tăng cường giám sát tự học, tự nghiên cứu của giáo viên để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tác giả: demo