line-menu
dong ke
ke-truyen
the-thao
kheo-tay
tro-choi
bai-hat
tiet-day-tham-khao

Tăng cường thực hiện nhiệm vụ dạy và học ngoại ngữ

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường triển khai

Không học thêm, cậu học trò xứ Thanh vẫn đỗ thủ khoa đại học

Chưa từng đi học thêm một ngày nào, để có kết quả cao, ngoài kiến thức

Nắm đặc điểm học sinh miền núi để làm tốt công tác giáo dục

Nắm đặc điểm học sinh miền núi để làm tốt công tác giáo dục

iPhone 6s chưa ra mắt, đã có người xếp hàng chờ mua trước Apple Store

Apple sẽ chính thức trình làng iPhone thế hệ mới tại sự kiện đặc biệt vào
Nỗ lực đi đến ước mơ trở thành bác sĩ của chàng trai mồ05/09/2015

Mấy ngày nay, căn nhà nhỏ ở thôn Phong Nhị (phường Điện An, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) của ông Hà Phước Lai và cậu con trai Hà Phước Hậu đầy ắp tiếng cười nói của bà con hàng xóm và thầy, cô cùng bạn bè đến để chia tay Hậu sắp lên đường ra Huế nhập học.

 

Hậu và bố trò chuyện với PV.

Trong căn nhà cấp 4 cũ nát trống hoác, không có gì có giá trị ngoài bộ bàn ghế được nhà hảo tâm tặng khi mẹ Hậu bị bệnh và chiếc tivi cũ kỹ. Hậu đang chăm đàn gà ở sau nhà, còn ông Hà Phước Lai thì nằm nghỉ trên giường vì sức khỏe ông yếu kể từ khi bị tai nạn giao thông cách đây 2 năm. Ngôi nhà không có phụ nữ và cũ nhưng ngăn nắp bởi một tay Hậu lo toan.

Hậu kể, năm em học lớp 6 thì mẹ bị bệnh nan y và mất ở bệnh viện Đà Nẵng, từ đó trong nhà chỉ còn lại 3 bố con. Sau đó chị gái đi lấy chồng xa.

Năm 2013, một tai nạn ập đến bất ngờ. Bố của Hậu, ông Hà Phước Lai trên đường đi làm về gần nhà thì bị tai nạn giao thông nặng. Thế là Hậu một mình vừa đi học vừa phải chăm lo cho bố nằm ở bệnh viện đa khoa Đà Nẵng.

Trò chuyện với PV Dân trí, ông Lai cho biết, mình phải nằm viện gần 1 năm trời mới về nhà nhưng hiện tại sức khỏe không cho phép ông tiếp tục đi làm để nuôi con ăn học. Cuộc sống của ông và con trai từ đó đến nay nhờ những nhà hảo tâm và tiền trợ cấp của xã mỗi tháng được 360 ngàn đồng.

Ông Lai tâm sự, mọi việc ở nhà đều do một tay Hậu làm, ông hiện giờ đi lại cũng khó khăn, trong đầu thỉnh thoảng bị đau nhức dữ dội. Suốt ngày chỉ nằm chứ ngồi hay đi lại nhiều là ông bị đau ê ẩm trong người.

 

Đàn gà Hậu nuôi trong chuồng để trang trải cho cuộc sống.

Kể về cậu con trai, ông Lai tâm sự: “Thằng Hậu hắn giỏi lắm, mọi thứ trong nhà này đều do một tay hắn lo lắng. Tôi không thể làm gì được, hàng ngày khỏe thì tôi dậy đi nấu miếng cơm, đi mua ít thức ăn, còn mệt thì tôi đi nằm. Nó đi học về không thấy cơm nước thì vào nấu vì hắn biết sức khỏe tôi không cho phép”.

Hỏi ông giờ Hậu chuẩn bị đi học xa, một mình ở nhà thì ông tính làm sao? Ông Lai bảo tới đâu hay tới đó chứ biết làm sao bây giờ. “Tui cũng trông cho hắn đi học để bớt khổ, cuộc sống của hắn sau này sẽ tốt hơn tui nên tui khuyên nó cứ đi học, ở nhà có chị gái của hắn và hàng xóm rồi”, ông Lai tâm sự.

Nghe tin Hậu học giỏi nhưng gia đình khó khăn, nhiều tổ chức xã hội và mạnh thường quân đã chung tay giúp đỡ từ vài năm nay. Hậu cho biết, mỗi tháng hai bố con được các mạnh thường quân và các tổ chức cho hơn 1 triệu đồng tiền ăn học và sinh hoạt, cộng với tiền trợ cấp của xã cũng được gần 1,5 triệu, cũng hòm hòm đủ trang trải cho hai bố con.

Hậu tâm sự, sau buổi học tại trường, em cũng đi dạy kèm và phụ bàn cho quán ăn nên cũng kiếm được ít trăm ngàn nữa. Ngoài ra, Hậu còn nuôi thêm đàn gà, khi nào cần thì bán lấy tiền trang trải.

Hỏi về kết quả kỳ thi vừa qua, Hậu cho biết được điểm cao các môn Toán, Lý, Hóa và Sinh. Với khối B, Hậu nộp hồ sơ vào Đại học Y Dược Huế với 27 điểm cho 3 môn Toán, Hóa, Sinh. Còn ở khối A, Hậu cũng xuất sắc đạt được 27 điểm.

Hậu cho biết, trường Đại học Y dược Huế lấy điểm chuẩn 26,5 điểm nên chắc chắn được một suất vào trường, giờ đang chờ giấy báo nhập học là lên đường. Khi được hỏi, tiền đâu để học trong 6 năm trời, Hậu thật thà kể mình có nuôi heo đất được mấy năm nay, vừa rồi khi nghe tin chắc chắn đỗ đại học nên đập ra được mấy triệu đồng. Ngoài ra, mấy hôm nay, các nhà hảo tâm, hàng xóm cũng đến chia vui và giúp đỡ ít nhiều nên ban đầu cũng đủ đóng học phí và sinh hoạt.

Thế còn tương lai thì sao? Hậu cho biết đã liên hệ xin bán cà phê cho một quán ở gần trường và họ đã nhận, khi nào nhập học là có thể đi làm để kiếm thêm kinh phí trang trải trong từng ấy năm học.

Còn việc nhà, việc chăm sóc cho bố, Hậu cho biết đã có chị ruột về thường xuyên trông nom, ngoài ra còn nhờ bà con hàng xóm chạy qua giúp đỡ. “Dù rất lo cho bố ở một mình ở nhà nhưng hoàn cảnh như thế, em cũng suy nghĩ nhiều lắm nhưng cũng không biết giải quyết thế nào cho vẹn cả đôi đường”, Hậu tâm sự.

Trao đổi với PV Dân trí về cậu học sinh nghèo học giỏi, cô Trần Thị Phụng Uyên - giáo viên chủ nhiệm 3 năm của Hậu ở THPT trường Nguyễn Duy Hiệu (thị xã Điện Bàn) cho biết, hoàn cảnh của Hậu khá đặc biệt, mẹ mất sớm, bố thì bị tai nạn nhưng một mình em vẫn lo lắng cho bố đầy đủ nhưng quan trọng là sức học của em không giảm sút.

“Trong gia đình, Hậu không có chỗ nương tựa nhưng em đã rất nỗ lực và không gục ngã, vừa siêng năng vừa chăm học. Điều quan trọng là Hậu vẫn không mất đi sự tự tin trong cuộc sống. Tôi rất khâm phục Hậu”, cô Uyên tâm sự.

Anh Chiến

Tin liên quan

“Cậu học trò một mình đi thi với 400 nghìn đồng” đã đỗ28/08/2015

Không còn ba mẹ từ nhỏ, một mình tự lo việc học hành, mưu sinh, một mình ra thành phố thi với 400 nghìn đồng, em Nguyễn Văn Ý đã thi đỗ vào Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

Không học thêm, cậu học trò xứ Thanh vẫn đỗ thủ khoa đại07/09/2015

Chưa từng đi học thêm một ngày nào, để có kết quả cao, ngoài kiến thức trên lớp mà thầy cô truyền dạy, em chú tâm vào việc tìm thật nhiều tài liệu để học cả về lý thuyết lẫn bài tập - đó là bí quyết của Lê Quốc Huy, tân thủ khoa Đại học Phòng cháy Chữa cháy với 28 điểm khối A.

“Bố mẹ mất hết rồi, em không dám đi học đâu”07/09/2015

Bố mẹ qua đời vì căn bệnh ung thư quái ác, một mình Huyền Trang trở thành trụ cột của gia đình, chăm sóc cho hai em nhỏ. Vừa đi học, vừa đi làm để lấy tiền nuôi các em, Trang vẫn xuất sắc đỗ đại học. Nhưng với hoàn cảnh hiện tại, cô học trò xứ Nghệ không dám bước tiếp giấc mơ của mình...

“Nếu không được học nữa thì em tiếc lắm!”09/09/2015

Phan Anh Kiệt - sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, học giỏi trong học tập. Tuy nhiên, hơn 6 tháng nay, Kiệt mắc bệnh hiểm nghèo, ước tính số tiền điều trị lên tới 50 triệu đồng mà gia đình em thì quá khó khăn...