Đăk Lăk: Một gia đình hiếu học25/09/2014
“ Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà
mỗi cảnh” có gia đình cả bố mẹ là giáo viên, gia đình là cán bộ, công
chức và cũng có những gia đình chỉ là nông dân “ chân lấm tay bùn”,
nhưng họ rất xứng đáng được tôn vinh là gia đình hiếu học vì những thành
tích học tập, đỗ đạt của con trẻ và gia đình ông Lương văn Thanh ở thôn
5 Hòa phong là một trong những gia đình như thế.
Ông
Lương văn Thanh và bà Trần thị An xây dựng gia đình từ năm 1984, là
một gia đình nông dân nghèo, chuyên trồng cây lương thực, với 1, 3 ha
đất canh tác trong đó có 2 sào ruộng nước, 2 sào ngô và 9 sào sắn, những
năm thời tiết thuận lợi sau khi trừ chi phí thì cũng thu được một vài
chục triệu đồng, gặp năm thiên tai mất mùa phải đi vay mượn, điệp khúc “
ăn trước trả sau” là điều không tránh khỏi. Vì vậy, để trang trải cuộc
sống cho 7 miệng ăn trong gia đình, những lúc xong công việc đồng áng,
vợ chồng ông thường phải lặn lội làm thuê, cuốc mướn cho người khác kiếm
thêm thu nhập, việc ăn uống chi tiêu trong gia đình phải tằn tiện lắm
mới có thể đắp đỗi qua ngày. Cuộc sống thiếu thốn là thế, nhưng lúc nào
vợ chồng ông cũng vui vẻ, tự hào về thành tích học tập của các con.
Ông Thanh tâm sự : “ Đời mình cực khổ cũng chỉ vì thiếu cái
chữ, vì thế dù khó khăn đến mấy vợ chồng ông cũng xoay xở lo liệu,
không để cho con cái bị thất học…”
Có lẽ con cái cũng thấu hiểu được nỗi cực khổ của cha mẹ nên cả 5 chị em đều chăm ngoan, học giỏi và đỗ đạt.
Năm 2004 ( vẫn còn tổ chức thi trung cấp) người con gái đầu lòng
Lương thị Ánh Hiền thi đỗ Trung cấp ngành Bảo vệ thực vật, 2 năm sau
Lương thị Ánh Hậu thi đỗ cao đẳng Y tế II Đà nẵng, nhưng mẹ thường đau
yếu, lại phải nuôi 4 chị em cùng ăn học, biết rõ hoàn cảnh của gia đình,
Hậu chuyển hồ sơ học hệ Trung cấp để nhanh chóng ra trường phụ giúp cha
mẹ, lo cho các em được ăn học đến nơi đến chốn.
Năm 2009 ngày Hậu ra trường cũng là ngày người em kế Lương thị
Ánh Phương thi đỗ Đại học Quy nhơn, chuyên ngành Địa chính, mọi gánh
nặng lại đè lên đôi vai cha mẹ, có những lúc em muốn đi theo con đường
của các chị, chuyển xuống học hệ trung cấp để thời gian học ngắn hơn,
gia đình đỡ phải lo lắng, nhưng được sự động viên của người cha, giúp
cho em có thêm nghị lực vươn lên trong học tập, trong suốt 4 năm đại học
em đều đạt loại xuất sắc toàn ngành và được nhận học bổng. Năm 2013, em
tốt nghiệp thủ khoa toàn ngành Địa lý - Địa chính trường Đại học Quy
nhơn, ra trường với tấm bằng loại giỏi, em đã vượt qua hàng chục ứng
viên, trúng tuyển kỳ thi công chức vào làm việc ở Phòng tài nguyên môi
trường thành phố Pleiku – Gia lai.
Noi gương các chị, năm 2012 người con trai duy nhất của ông là
Lương văn Tín thi đỗ 2 trường đại học, ngành Bác sỹ đa khoa đại học
Tây nguyên và trường Đại học cảnh sát. Một lần nữa gia đình ông lại phải
đứng trước 2 sự lựa chọn, nếu theo học ngành Y thời gian tuy kéo dài
đến gần 7 năm nhưng Tín sẽ có được cái nghề và thu nhập có thể cao hơn,
còn vào ngành Công an thì chi phí học tập và đầu ra gia đình không phải
lo lắng. Cuối cùng, để vẹn cả đôi đường ông quyết định để Tín vào
trường Đại học cảnh sát.
Là con út trong gia đình nhưng cũng không thua kém các anh chị
của mình, từ nhỏ Sương đã cố gắng học để đền đáp công ơn cha mẹ. Từ lớp 1
đến lớp 12, Suơng đều đạt danh hiệu “học sinh tiên tiến” và “học sinh
giỏi”, năm lớp 9 em từng đạt giải nhất môn cờ vua, giải nhì môn Hóa học
cấp huyện, về nhà siêng năng phụ giúp công việc gia đình. Sau 12 năm
đèn sách, kết quả kỳ thi đại học cao đẳng năm 2014 em đã trúng tuyển
chuyên ngành Bác sỹ đa khoa Đại học Y dược Huế, giờ đây giấc mơ ngồi
trên ghế giảng đường đại học của Sương đã thành hiện thực
Mười năm với năm lần “nâng cánh ước mơ” cho con, đối với một gia
đình nông dân nghèo “hay lam hay làm” như gia đình ông Thanh và bà An
thật xứng đáng tôn vinh là gia đình hiếu học . /.
demo
Tin liên quan