-
Hội thảo đánh giá giữa kỳ thực hiện Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” - Tải về
Ngày: 17 / 08 / 2015
Thư mời từ MG Vành Khuyên
-
Hội thảo đánh giá giữa kỳ thực hiện Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” - Tải về
Ngày: 17 / 08 / 2015
Thư mời từ Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk
-
Hội thảo đánh giá giữa kỳ thực hiện Dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” - Tải về
Ngày: 17 / 08 / 2015
Thư mời từ Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Hội thảo, tập huấn chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non” - Tải về
Ngày: 24 / 07 / 2015
Thư mời từ Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk
-
Hội thảo, tập huấn chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non” - Tải về
Ngày: 24 / 07 / 2015
Thư mời từ Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Hội thảo, tập huấn chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non” - Tải về
Ngày: 24 / 07 / 2015
Thư mời từ MG Vành Khuyên
Ba công khai
Hàng nghìn sinh viên Hồng Kông nghỉ học để phản đối Trung... |
Bộ trưởng ăn bánh mì tiếp dân mãi được không? |
Bé trai thủng mắt, đứt lìa ngón tay vì đồ chơi Trung Quốc... |
Trang riêng
Lượt truy cập
Hôm qua:
Tổng truy cập:
Tin tức Tin tức/(MG Vành Khuyên)/Giáo dục kỹ năng sống/
6 cách để tăng cường phát triển cảm xúc của trẻ
Học cách tự kiểm soát
Ít
ai biết rằng những hành động đơn giản nhằm đáp ứng lại với tiếng khóc của trẻ,
bạn có thể để lại những hậu quả sâu sắc về sự phát triển của bé sau này. Khi trẻ
khóc hay mệt mỏi, bạn đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ có thể khiến trẻ không thể tự
kiểm soát bản thân, hạn chế khả năng khám phá thế giới xung quanh của trẻ.
Do
vậy, cha mẹ nên tạo thói quen cho trẻ trong cả một ngày. Thói quen trong việc
ăn, ngủ, sinh hoạt để trẻ có thể thực hiện và cảm thấy an toàn hơn. Hãy mất một
ít thời gian không đáp ứng tiếng khóc của trẻ khi con bạn đã lớn. Hãy để trẻ thực
hành tự giải quyết vấn đề của mình.
Sự chú ý
Chú
ý tập trung vào các đối tượng và mọi thứ xung quanh là kinh nghiệm đầu đời của
trẻ để hình thành cảm xúc. Khi trẻ chú ý đến một vật nào đó, trẻ sẽ nảy sinh cảm
xúc và cảm thấy thú vị, mới lạ. Bạn hãy hạn chế sử dụng điện thoại di động khi ở
gần bé. Hãy cố gắng tương tác với trẻ, trò chuyện nhiều hơn với trẻ.
Hãy
giúp trẻ tạo ra những cảm xúc với thế giới quanh mình. Ví dụ như: “Tiếng chuông
cửa vang lên. Chúng ta hãy đi xem ai đến chơi với gia đình mình”.
Phát triển ngôn ngữ
Bạn
hãy cố gắng nói chậm rãi, truyền đạt ngôn ngữ giàu cảm xúc mỗi khi nói chuyện với
con. Nghe bạn nói chuyện sẽ giúp bé học các nhịp điệu và âm thanh của ngôn ngữ.
Khi trẻ 6 – 12 tháng tuổi, não bộ có thể phân biệt được các âm tiết và nhận ra
những câu nói mà chúng thường xuyên được nghe nhất.
Hãy
cố gắng để trẻ có thể nói chuyện, diễn tả ngôn từ, tìm hiểu các từ ngữ mới mọi
lúc mọi nơi. Lưu ý hạn chế cho trẻ xem TV, bởi vì trẻ sẽ không thể nào học ngôn
ngữ tốt từ màn hình TV.
Học nhân quả
Đây
là cách giúp trẻ có thể tìm ra mối liên hệ giữa các sự vật, sự việc tồn tại
trong cuộc sống. Bạn hãy cùng trẻ đọc một cuốn sách, hãy cho trẻ dự đoán những
gì sẽ xảy ra ở các trang tiếp theo, giúp trẻ hiểu được tại sao sự việc lại diễn
ra như vậy? Đâu là nguyên nhân và đâu là kết quả.
Hãy
cùng trẻ tham gia các trò chơi vận động để trẻ quan sát cuộc sống bên ngoài rõ
ràng hơn. Hãy đưa ra cách kỷ luật khi cần thiết. Nếu con bạn ném đồ ăn ra
ngoài, hãy bình tĩnh đưa trẻ ra khỏi ghế và yêu cầu trẻ chơi trong phòng khách,
trong khi mọi người đang ăn.
Chế độ ăn uống khi mang thai
Tiêu
thụ axit béo omega-3 DHA trong khi mang thai có thể giúp não bộ của trẻ phát
triển sớm. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Pediatrics cho thấy những trẻ có mẹ
tiêu thụ DHA nhiều khi mang thai, có chỉ số IQ cao hơn 4 lần so với những người
không có mẹ sử dụng DHA.
Cá
là nguồn dinh dưỡng hàng đầu cung cấp DHA nhưng nó được các chuyên gia khuyến
cáo là cần ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều tránh bị nhiễm thủy ngân và ô
nhiễm PCB, thường được tìm thấy trong hải sản.
Đồ chơi cho trẻ
Chơi
là cách trẻ tìm hiểu và trải nghiệm thế giới. Với 5 loại đồ chơi sau đây, sẽ
giúp trẻ phát triển được khả năng của bản thân một cách hiệu quả:
-
Sách: Khi bạn đọc cho con những câu chuyện thú vị, với âm thanh nhẹ nhàng và
ngôn ngữ giàu cảm xúc sẽ khiến trẻ cảm nhận được sự ấm áp.
-
Đồ chơi cầm tay: Búp bê hoặc các đồ vật hình khối, nhiều họa tiết thú vị sẽ
giúp bé phát triển các giác quan, đặc biệt là các ngón tay, các khớp tay trở
nên linh hoạt hơn.
-
Đồ chơi thị giác: Sự tương phản màu sắc sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Hãy chọn
cho trẻ những đồ chơi đầy màu sắc, trẻ sẽ vô cùng thích thú.
-
Đồ chơi âm thanh: Lục lạc và đồ chơi phát ra tiếng có thể kích thích các giác
quan và giúp trẻ tìm hiểu sự khác biệt giữa các âm thanh.
-
Đồ chơi “giả”: Đồ chơi này có thể là một chiếc điện thoại di động, máy cắt cỏ
mini và bếp nhựa, như một đạo cụ phục vụ trẻ thỏa sức sáng tạo với niềm đam mê
của mình.
Lưu
ý là cha mẹ hãy để bé chơi theo cách mà trẻ muốn, đừng quá ép buộc một mục đích
nào đó của mỗi đồ chơi. Ngoài ra, bạn hãy chú ý các dấu hiệu của trẻ trong suốt
thời gian chơi như: trẻ phấn kích, hứng thú, buồn chán…