Thư viện ảnh

  • Lễ khai giảng ở nơi học sinh… tay không đến lớp
  • Bỡ ngỡ trong lễ khai giảng đầu tiên
  • Nhiều trò chơi vui nhộn trong lễ khai giảng

Thống kê

Đang online:

Tổng lượng truy cập:

Tin tức : (Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Cukuin)/Tin tức - Sự kiện

“Làm lãnh đạo cấp dưới thì phải tuân lệnh cấp trên"

11/06/2017

“Làm lãnh đạo cấp dưới thì phải tuân lệnh cấp trên

Đó là quan điểm của ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội khi nói về những bất cập được dư luận phản ánh liên quan đến hình thức xét tuyển vào các lớp đầu cấp.

Sức nóng của đợt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội đang tới gần, cùng với những lo ngại của phụ huynh về việc có tình trạng chạy giải thưởng để được ưu tiên trong xét tuyển.

VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội về vấn đề này.

Tuyển sinh lớp 10, thi lớp 10, học sinh
Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội

Ý kiến của ông như thế nào trước biểu hiện chạy giải thưởng của một số phụ huynh để xét tiêu chí phụ cho con vào lớp 6, hay đề xuất cho một số trường THCS đặc thù được tổ chức thi trở lại nếu có đề án thi phù hợp? 

- Sở GD-ĐT Hà Nội phải thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. 

Khi Bộ có chỉ đạo không thi tuyển sinh vào các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 6) thì Sở không bao giờ tiến hành các kỳ thi đó. 

Còn trong tất cả các phương án, phương án nào cũng có cái hay, cái dở. Chúng ta phải biết phát huy những cái hay, khắc phục cái dở mà thôi. 

Ngay từ đầu tháng 9/2016, Sở GD-ĐT Hà Nội đã công bố danh sách các cuộc thi mà Sở, Bộ đứng ra tổ chức để lấy đó cộng điểm khuyến khích cho học sinh khi muốn xét vào lớp 6 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam hay các trường đặc thù khác. Do vậy, những  kỳ thi mà dư luận nói ở chỗ nọ chỗ kia thì chưa chắc đã được cộng.

Đã có những phản ánh rằng trong các kỳ thi đó, học sinh lập đến hàng chục tài khoản để thi, để có bằng được giải hay các biểu hiện tiêu cực khác. Ông có nghe nói đến những thông tin này không?

- Tôi nghĩ đối với các phương án xét tuyển, phải có cơ sở để chọn hay có thước để đo. Thước đo là học lực của học sinh cộng với những gì vượt trội của các em. 

Giờ chúng ta đã không thi, quy ra điểm dựa trên điểm học các năm thì số lượng học sinh muốn vào vượt chỉ tiêu của các trường. 

Do vậy, cần có thang đo khác nhưng hiện chúng tôi mới nghĩ được cái thang đó thôi, và theo chúng tôi đó là cái thang có cơ sở khoa học nhất trong thời điểm này. Rất mong các bậc phụ huynh có đóng góp ý kiến để chúng tôi tiếp thu.

 

Nhiều trường cho biết sau khi bỏ thi, học sinh vào trường có điểm số rất cao, giải thưởng rất nhiều, nhưng không ít em phải học lại kiến thức cơ bản của tiểu học, khiến cả nhà trường và học sinh rất vất vả trong quá trình dạy học. Ông nghĩ sao về điều này?

- Xét ngược lại, nếu để cho các trường tổ chức thi thì học sinh lại ôn luyện từ tiểu học, rồi vào các trung tâm, vô hình trung tạo ra gánh nặng đi học thêm cho gia đình và xã hội. Như vậy, đó cũng không phải là giải pháp tốt.

Nhưng phụ huynh nói đó là chất lượng thật còn hơn là chấp nhận một chất lượng giả. Ông có nghĩ việc sử dụng một kỳ thi do trường tự tổ chức vẫn đảm bảo trung thực và công bằng hơn so với rất nhiều các loại kỳ thi khác như hiện nay?

- Điều này cũng chưa thể biết được, bởi còn tùy thuộc vào tính chất và cá nhân hay đơn vị đứng ra tổ chức, chứ không phụ thuộc vào việc tổ chức nhiều hay ít kỳ thi.

Tuyển sinh lớp 10, thi lớp 10, học sinh
Ảnh: Thanh Hùng

Sau 2 năm triển khai hình thức xét tuyển đầu cấp, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có động thái như thế nào để kiểm soát chất lượng các kỳ thi mà các trường THCS dùng để cộng điểm khuyến khích trong quá trình xét tuyển?

- Tất cả các kỳ thi mà Sở GD-ĐT Hà Nội công bố bằng công văn tháng 9/2016 đều thành lập ban tổ chức và đều có nội dung, chương trình, có ban giám khảo để chấm một cách công bằng và khách quan.

Đúng là quy định của Bộ thì các Sở phải chấp hành, nhưng nếu quy định đó không hợp lý thì các trường, Sở hoàn toàn có quyền nêu ý kiến để có sự thay đổi. Cá nhân ông cũng từng có thời gian làm quản lý Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, quan điểm của ông về điều này thế nào?

- Quan điểm của tôi là khi làm lãnh đạo cấp dưới thì phải tuân lệnh sự chỉ đạo của cấp trên. Cấp trên chỉ đạo như vậy thì chúng ta phải làm. Quy định mà Bộ GD-ĐT đưa ra thì các cấp dưới phải tìm cách tốt nhất để thực hiện yêu cầu đó.

Nhưng ở TP.HCM vẫn cho phép Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa tổ chức một khảo sát đầu vào lớp 6 đánh giá năng lực tiếng Anh, tại sao Hà Nội lại không?

- Mọi ví dụ đều khập khiễng giữa Hà Nội và TP.HCM. Tôi không có bình luận gì thêm.

Một số trường ngoài công lập mới đây có “kêu” về công văn yêu cầu không được tuyển sinh sớm của Sở. Và cũng có trường còn cho biết thực tế họ đã tuyển sinh xong với cấp tiểu học từ tháng 4. Ông nói gì về việc này?

- Việc tuyển sinh đầu cấp của các trường Tiểu học và THCS, UBND Thành phố và Sở GD-ĐT đã giao cho UBND các quận và các Phòng Giáo dục và tuân theo chỉ đạo của UBND Thành phố, bắt đầu tuyển sinh trực tuyến từ ngày 23-26/6, trực tiếp từ 1/7. Quy định của thành phố và Sở thì các phòng và các trường đều phải thi hành.

Đó là trách nhiệm của các Phòng Giáo dục chứ không phải của Sở. Nếu kiểm tra có sai phạm, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý.

Xin cảm ơn ông!

Thanh Hùng thực hiện 

pgdcukuin

Các tin khác
Xem thêm...

Tin tức