Tin tức : (Trường tiểu học Đoan Bái 1)/TIN TỨC SỰ KIỆN
Rèn tư duy sáng tạo cho trẻ: Khó mà không khó
Ngày đăng : 25-12-2014
Trái với quan niệm thông thường cho rằng sáng tạo là năng khiếu trời cho; trên thực tế sự sáng tạo của trẻ được khởi nguồn từ phương pháp tư duy và giải quyết tình huống - yếu tố hoàn toàn có thể đạt được thông qua rèn luyện. Có rất nhiều cách để rèn tư duy sáng tạo cho trẻ, hầu hết những cách này các bậc cha mẹ đều có thể tự áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Cách 1: Học nghệ thuật để bồi đắp trí tưởng tượng
Cho trẻ học các bộ môn nghệ thuật từ nhỏ không những giúp sớm phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu của trẻ, mà còn có tác dụng tích cực đối với việc phát triển trí tưởng tượng, sự nhạy bén của trẻ thông qua các hoạt động tìm tòi, khám phá. Âm nhạc, kịch, nhảy múa hay các bộ môn nghệ thuật thị giác cho phép trẻ thể hiện cách chúng nhìn nhận thế giới cũng như xác định vị trí của chúng trong thế giới ấy.
Các hoạt động này cũng giúp trẻ giao tiếp và biểu đạt cảm xúc. Bởi lẽ, không phải lúc nào trẻ cũng sẵn sàng biểu đạt thành lời những cảm xúc như giận dữ, thất vọng, hạnh phúc hay sợ hãi. Tuy nhiên, trong một môi trường được khuyến khích, trẻ có thể sẽ biểu lộ những cảm xúc này thông qua tranh vẽ, màu sắc hay âm nhạc.
Cha mẹ có thể cùng con trải nghiệm nghệ thuật ngay trong gia đình, thông qua các hoạt động đơn giản mà thú vị như đọc sách, hoặc chơi trò đóng kịch cùng với con.
Khi đọc sách, hãy ngừng lại ở những đoạn quan trọng để hỏi theo ý con thì diễn biến tiếp theo của câu chuyện như thế nào, hoặc nhân vật lúc này cảm thấy ra sao. Bạn cũng có thể bắt đầu từ một tình huống, rồi cả nhà thay phiên nhau kể nối tiếp các phần để tạo nên một câu chuyện hoàn toàn mới. Khi con đưa ra ý kiến, đừng quên khen ngợi và đề nghị con giải thích tại sao con nghĩ như vậy.

Cách 2: Học ngoại ngữ giúp mở rộng cách nhìn thế giới
Trong khi rất nhiều bậc cha mẹ tin rằng việc học nghệ thuật sẽ giúp con phát triển khả năng sáng tạo; thì lại có rất ít người biết rằng việc học ngoại ngữ cũng có tác dụng tương đương.
Học ngoại ngữ không đơn thuần chỉ là học ngôn ngữ mới, mà còn mở cánh cửa dẫn ra một thế giới mới, một không gian rộng lớn hơn hơn rất nhiều so với không gian sống thực tại. Chính sự khác biệt trong cách tư duy giữa các nền văn hóa sẽ khiến trẻ cởi mở, dễ dàng tiếp thu cái mới, cái-khác-mình hơn, tự tin đón nhận thử thách hơn.
Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy ngoại ngữ hiện đại thường sử dụng linh hoạt các công cụ đa phương tiện như nhạc, phim, tranh ảnh, kịch.v.v… và tập trung phát triển khả năng giao tiếp (communication). Đây cũng là những chất liệu nền cho hành vi sáng tạo.
Theo chị N.T.T.Linh - giảng viên Đại học, thạc sĩ Ngữ văn Anh tại Anh Quốc, hiện nay phương pháp Học ngoại ngữ thông qua các môn học khác đang rất được quan tâm, không chỉ bởi vì hiệu quả thực tế đạt được đối với việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, mà còn nhờ tác dụng tích cực của nó đối với việc phát triển tư duy sáng tạo của trẻ. Với phương pháp này, trẻ buộc phải tư duy trực tiếp bằng ngoại ngữ để nắm bắt bài học, giúp tăng tốc độ phản xạ và sự nhạy bén.

Cách 3: Tạo thách thức mỗi ngày để rèn tính linh hoạt và độc lập
Cùng với trí tưởng tượng, sự độc lập và linh hoạt là những yếu tố quan trọng tạo nên hành vi sáng tạo. Để rèn luyện tư duy sáng tạo cho con, cha mẹ có thể đặt ra các “thách thức” ngay trong cuộc sống hàng ngày.
Hãy cho phép con được thực hiện những chọn lựa đơn giản như bữa tối ăn gì, hoặc cuối tuần đi đâu. Điều này sẽ khuyến khích con suy nghĩ độc lập.
Hãy đặt câu hỏi mở cho con, đặc biệt là những câu hỏi giả định “Nếu… thì sao?” Loại câu hỏi này không những giúp con mở rộng hình dung và hiểu biết về thế giới, khơi gợi trí tưởng tượng của con, mà còn giúp con tập đưa ra chính kiến của mình. Ví dụ: “Nếu con người có thể bay thì sao?” “Nếu mọi người đều sống trong vũ trụ thì thế nào?” “Nếu cá heo biết đi bộ trên mặt đất?”

Hãy tập cho con thói quen sử dụng một vật dụng theo nhiều cách. Ví dụ, tấm bìa các-tông cuộn lại có thể giả làm ống nhòm, ngọn tháp hay cái loa…
Các tin khác
- Bài toán đố lớp 3 khiến người lớn đau đầu (13/10/2014)
- Cô giáo nhí 9 tuổi (13/10/2014)
- Đáp án đề toán tiểu học khiến dân mạng tranh cãi gay gắt (13/10/2014)
- Đổi mới chương trình, sách giáo khoa: “Chốt” kinh phí gần 800 tỷ đồng? (20/10/2014)
- Đánh giá bằng nhận xét và bài học từ mô hình trường học mới (27/10/2014)
- Áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới từ năm học 2018 - 2019 (28/11/2014)
- Thư thầy giáo gửi phụ huynh nhân ngày 20/11 (28/11/2014)
- SỨC KHỎE CUỘC SỐNG (29/11/2014)
- Khai trương Trung tâm thương mại Big C Bắc Giang (29/11/2014)
- Chính phủ đồng ý nghỉ Tết nguyên đán 9 ngày, tết Dương lịch 4 ngày (02/12/2014)
- Đừng để “lòng nhân đạo” nuôi dưỡng “hành vi vô nhân đạo”! (25/12/2014)
- Bộ GD-ĐT hướng dẫn cách khen thưởng học sinh tiểu học (07/01/2015)
- 10 sự kiện Giáo dục nổi bật năm 2014 (07/01/2015)
- Giáo viên sợ... Tết (20/01/2015)
- Đánh giá học sinh tiểu học: Giáo viên rối bời (03/02/2015)
- Thông tư 30: Giáo viên bối rối vì không được chê trò! (24/02/2015)
- Giáo viên vùng cao chia sẻ kinh nghiệm đánh giá học sinh tiểu học (24/02/2015)
- Mối lo học sinh thiếu kỹ năng sống (02/03/2015)
- Làm gì khi con bị bắt nạt ở trường (18/03/2015)
- Phơi thế nào để nhanh khô quần áo? (18/03/2015)