Tin từ đơn vị khác
Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất, chiến sĩ cộng sản quốc tế lỗi lạc. Công lao của Người với dân tộc ta như non cao, biển rộng. Người gắn bó và hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân cho đến hơi thở cuối cùng. Người không chỉ đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, mà còn để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Việc thực hiện Nghị quyết số 04- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị sẽ làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Một trong những nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng phong cách, tác phong công tác của người cán bộ, đảng viên”.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam…Đạo đức Hồ Chí Minh là tuyệt đối trung thành, kiên định lí tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, đất nước, dân tộc lên trên tất cả…là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư…phong cách Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, làm việc dân chủ, khoa học, là ứng xử văn hóa tinh tế, đầy tính nhân văn, nói đi đôi với làm; là giản dị, gần gũi với quần chúng với nhân dân.
Qua đó ta có thể khẳng định tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang đậm dấu ấn riêng của Người; vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học vừa cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực; thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức, thẩm mỹ; là tấm gương sáng cho mọi người, mọi thế hệ người Việt Nam học tập và làm theo.
II. XÂY DỰNG PHONG CÁCH, TÁC PHONG
CỦA NGƯỜI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
1. Phong cách dân chủ, quần chúng
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, phong cách dân chủ hay “cách làm việc dân chủ” là phong cách hàng đầu mà người cán bộ cần phải có. Người có phong cách dân chủ là thực hành tốt nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, đó cũng là cách “để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều người”.
Phong cách dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là dân chủ có định hướng, có lãnh đạo, dân chủ phải đi đến sự tập trung chứ không phải dân chủ quá trớn, dân chủ vô tổ chức. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và sinh hoạt Đảng là “tập trung dân chủ”.
Nói về sức mạnh của dân chủ, Hồ Chí Minh từng nói: “thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”.
Phong cách dân chủ yêu cầu người cán bộ, đảng viên phải sâu sát quần chúng, chú ý tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, quan tâm đến mọi mặt đời sống nhân dân; tin yêu và tôn trọng con người, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu phê bình của quần chúng và sửa chữa khuyết điểm của mình.
2. Phong cách khoa học
Phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh là làm việc phải có mục đích và kế hoạch rõ ràng, thiết thực. Muốn có kế hoạch khoa học thì người cán bộ phải “Việc chính, việc gấp thì làm trước. Không nên luộm thuộm, không có kế hoạch, gặp việc nào, làm việc ấy”. Hết sức tránh chuyện vạch ra “Chương trình công tác thì quá rộng mà kém thiết thực” và căn bệnh “đánh trống bỏ dùi” gây lãng phí tiền của, nhân lực và thời gian của nhân dân.
Phong cách làm việc khoa học là phải biết quý trọng thời gian, biết giờ nào làm việc ấy và có năng lực giải quyết công việc một cách tốt nhất trong một thời gian ngắn nhất.
Theo Hồ Chí Minh, phong cách làm việc khoa học yêu cầu người cán bộ giải quyết công việc trên cơ sở dữ liệu khách quan, dựa trên nền tảng thực tế để lựa chọn ra phương án khả thi nhất và phương án ấy phải đặt trong tổng thể chiến lược lâu dài. Người cán bộ không được vì cái lợi nhỏ trước mắt mà làm tổn hại đến lợi ích to lớn, lâu dài.
Phong cách khoa học đòi hỏi người cán bộ sau mỗi công việc phải biết rút ra kinh nghiệm cho lần sau và cho người khác.
3. Phong cách nêu gương, nói đi đôi với làm
Theo Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên đều phải làm gương trong mọi công việc, từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên về mọi mặt; phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nói phải đi đôi với làm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, muốn nêu gương được thì nói phải đi đôi với làm. Địa vị càng cao, uy tín càng lớn, càng phải ra sức hoàn thiện về đạo đức, thống nhất giữa nói và làm. Người đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm để quần chúng noi theo.
Muốn rèn luyện được phong cách nói đi đôi với làm, người cán bộ phải thường xuyên tự kiểm điểm, soi xét chính mình, đồng thời phải khuyến khích cấp dưới và quần chúng nhận xét, phê bình, góp ý cho mình, nhắc nhở mình về những điều mình đã hứa.
Trong gia đình, cha mẹ phải là tấm gương cho các con, anh chị là tấm gương đối với các em. Trong nhà trường, thầy giáo, cô giáo là tấm gương cho học trò. Trong cơ quan, tổ chức thì cán bộ lãnh đạo là tấm gương cho cấp dưới, người này có thể nêu gương cho người khác. Trong cuộc sống hằng ngày, người cán bộ, đảng viên phải có trách nhiệm tự tu dưỡng tốt để trở thành con người có đời tư trong sáng, làm tấm gương giúp nhân dân nhìn vào đó mà nói theo, qua đó mà làm tăng thêm những điều đúng, điều thiện, chống lại thói hư, tật xấu.
Trong các nội dung nêu gương, cán bộ, đảng viên phải luôn luôn nêu gương về tinh thần phục vụ nhân dân.
III. VIỆC TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG HỌC TẬP VÀLÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍMINHỞ TRƯỜNG THCS CHÂU MINH
Việc thực hiện Nghị quyết số 04- NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị; theo hướng dẫn của BTV Huyện ủy; thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã Châu Minh, trong những năm vừa qua Chi bộ trường THCS Châu Minh, cán bộ đảng viên trong nhà trường đã không ngừng đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Chi bộ đã tiến hành đăng kí đăng kí sinh hoạt Chi bộ theo chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng, nhất là đảng viên về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiến hành triển khai thực hiện và cuối năm tổ chức sơ kết, đánh giá, lấy kết quả đánh giá làm một tiêu chí quan trọng để bổ nhiệm cán bộ quản lí, đánh giá cán bộ, đảng viên hàng năm; từng cá nhân đăng kí việc học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh.
Chi bộ và chính quyền đã triển khai kịp thời công văn của cấp trên về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và các văn bản chỉ đạo của các Cấp ủy Đảng, của chính quyền và ngành có liên quan đến nhiệm vụ của trường cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Chi bộ chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong năm học theo hướng dẫn của Phòng GD&ĐT.
Đảm bảo cho cán bộ, giáo viên và nhân viên được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các nội dung văn bản trước khi được ban hành, triển khai thực hiện. Trong đó đặc biệt là những văn bản có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, giáo viên và nhân viên như: kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, các tiêu chí thi đua trong năm học, khen thưởng kỷ luật học sinh, nội quy - quy định đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Nhà trường đã xây dựng quy chế dân chủ cơ sở, quy chế chi tiêu nội bộ và phổ biến công khai trong hội nghị cán bộ, công chức, viên chức để cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia đóng góp ý kiến xây dựng.
Nhà trường cung cấp kịp thời hệ thống các văn bản có liên quan để Ban Thanh tra nhân dân (TTND) chủ động trong việc xây dựng kế hoạch giám sát trong cả năm học.
Thông qua Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức để Ban TTND nhìn nhận và đánh giá hoạt động và để cán bộ, công chức, viên chức tham gia đóng góp ý kiến nhằm giúp Ban TTND thực hiện tốt hơn chức năng giám sát của mình.
Nhà trường tạo mọi điều kiện để Ban chấp hành Công đoàn tổ chức các buổi tuyên truyền vận động trong đoàn viên lao động các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành. Phát huy dân chủ trong việc thăm dò, lấy phiếu tín nhiệm, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ quản lý, lãnh đạo.
Họp giao ban định kì trong tuần giữa Cấp ủy, BGH với các Tổ trưởng chuyên môn, CTCĐ, TPTĐ
Thầy Ngô Quang Điệp - PHT nhà trường đang hướng dẫn học sinh ôn tập
Các đoàn thể cũng đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc giáo dục, động viên đoàn viên lao động hăng hái thi đua dạy tốt, học tốt hoàn thành tốt nhiệm vụ mà chính quyền giao phó. Tích cực lắng nghe, tiếp thu những tâm tư, nguyện vọng của người lao động để có những phản ánh, đề xuất kịp thời với chính quyền nhằm không ngừng cải tiến lề lối làm việc nâng cao năng suất, hiệu quả công việc.
Kết quả: Chi bộ đã nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên. Cán bộ đảng viên trong Chi bộ có những chuyển biến tích cực trong tư tưởng, suy nghĩ, hành động, luôn có ý thức xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đảng viên theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nhiều năm liên tục, Chị bộ được xếp Đảng ủy xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Qua thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Chi bộ trường THCS Châu Minh đã có nhiều tấm gương tiêu biểu, nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ như đồng chí Ngọ Văn Vỳ, đồng chí Ngô Quang Điệp, đồng chí Ngọ Văn Tuấn…
IV. KẾT LUẬN
Việc đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vừa là yêu cầu, trách nhiệm, nhưng đồng thời cũng là tình cảm, là nguyện vọng tha thiết của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam yêu nước, để xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp, dân chủ; dân tộc Việt Nam độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam ấm no, hạnh phúc.
- TRƯỜNG THCS CHÂU MINH TỔ CHỨC VUI TẾT TRUNG THU NĂM 2018
- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI THẦY TRONG SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI.
- TRƯỜNG THCS CHÂU MINH VỚI NGÀY “CHỦ NHẬT XANH - SẠCH - ĐẸP”
- HỘI NGHỊ CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRƯỜNG THCS CHÂU MINH NĂM 2018 - 2019
- Chương trình khám mắt và tặng kính mắt miễn phí tại Trường THCS Châu Minh
- TRƯỜNG THCS CHÂU MINH TỔ CHỨC LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2018 - 2019
- BỨC THƯ CUỐI CÙNG BÁC HỒ GỬI NGÀNH GIÁO DỤC
- Đọc lại “Thư gửi cho học sinh” 5-9-1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Học để làm gì, học cái gì và học như thế nào?
- Giáo dục Việt Nam qua các thời kỳ
- Chú trọng phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh của học sinh
- 6 bài học giáo dục quý như vàng được đúc kết từ những thầy cô giáo hàng đầu thế giới
- Bắc Giang: Năm học 2018 - 2019 học sinh các cấp học tựu trường ngày 20/8/2018
- Không thể xem nhà giáo như một viên chức bình thường
- HÌNH TƯỢNG BÁC HỒ TRONG THƠ CA THẾ GIỚI
- Tình cảm của Bác với các cháu thiếu nhi
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 128 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/05/1890 - 19/05/2018)
- Bắc Giang: Điểm mới thi vào lớp 10 THPT năm 2018
- HỒ CHÍ MINH - CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
- Lịch sử Ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941)