Tin từ đơn vị khác
Lớp học được tổ chức tại cả 2 đầu cầu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ở cả bậc Trung học và Đại học thu hút hàng trăm người tham dự.
Giáo viên không đơn thuần chỉ là người dạy học
Ngay từ đầu buổi học, thầy cô bản xứ đã "ghi điểm" nhanh chóng với học sinh bằng nụ cười luôn thường trực trên môi. Đánh tan nỗi lo lắng khác biệt ngôn ngữ của các bạn, giáo viên thường dùng những câu đơn giản, dễ hiểu và thậm chí là ngôn ngữ cơ thể để học sinh hiểu rõ ràng bài vở. Chính nhờ cách gợi mở vấn đề vừa thú vị lại rất gần gũi của thầy cô đã tạo được hứng thú cho học sinh ngay từ đầu.
Thầy Mark Holt, một giáo viên phụ trách lớp học mô phỏng bậc Đại học tại triển lãm chia sẻ: "Công việc của giáo viên - học sinh không chỉ là giảng bài và ghi chép. Chúng tôi là người hỗ trợ và hướng dẫn, các em sẽ có một không gian thoải mái "tung hoành" để thảo luận, khám phá và tìm giải pháp cho mỗi vấn đề trong buổi học ngày hôm ấy".
Còn thầy Mark Vella – một giáo viên có 30 năm kinh nghiệm giảng dạy tại New Zealand, cho biết, tất cả giáo viên New Zealand đều có kỹ năng học tập suốt đời. Bởi cứ ba năm là thầy cô lại bắt buộc phải làm mới chứng chỉ giảng dạy một lần. Chứng chỉ này nhằm chứng minh sự phát triển liên tục về kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm của thầy cô trong công việc giảng dạy. Đây cũng là lý do tại sao giáo viên New Zealand còn được công nhận đứng top 4 thế giới về độ chuyên nghiệp.
Giáo viên luôn nỗ lực mang đến sự tươi mới và truyền cảm hứng cho học sinh sinh viên quan tâm đến môn học, nên các em không phải quá áp lực với lịch học "điên đảo", mà trái lại mỗi ngày đi học thực sự là một niềm vui. Nhờ đó, các bạn vượt qua những phút bỡ ngỡ lúc đầu để nhanh chóng hòa nhập và hào hứng suốt 30 phút học đầy thú vị tại triển lãm.
"Lớp học mô phỏng thật sự rất giống trải nghiệm em từng có ở New Zealand". Đó là chia sẻ của em Na Na, học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM). Chính vì đã từng học tiểu học ở New Zealand, hơn ai hết em hiểu rõ một lớp học ở New Zealand là như thế nào. Lớp học mô phỏng được thiết kế hoàn toàn tương đương với lớp học thực tế ở New Zealand.
Không ai bị “bỏ quên” trong lớp học
Không gian lớp học mô phỏng rộng rãi với thiết kế bàn học chia thành 4 -5 cụm cho tổng số 20-25 học sinh. Mục đích là để tăng tính tương tác và làm việc nhóm cho từng bạn.
Cô Miranda Howell – giáo viên phụ trách lớp Trung học tại triển lãm cho biết: “Chúng tôi muốn tạo nền tảng về tính hợp tác cho các em học sinh thông qua cách làm việc nhóm. Hơn ai hết, chúng tôi hiểu rõ thế giới công việc luôn đòi hỏi chúng ta phải làm việc cùng người khác. Và việc làm theo nhóm bao giờ cũng mang lại một ý tưởng tốt hơn”.
Đối với lớp học New Zealand, quy trình "đọc - chép - làm bài tập" truyền thống được thay thế cho việc thảo luận. Đặc biệt trong suốt tiết học, giáo viên không chỉ đứng trên bục giảng mà thường xuyên đến từng bàn học để trao đổi cùng học sinh sinh viên.
Đây là cách để giáo viên có thể quan sát tổng quát lớp học và tình hình cụ thể của từng cá nhân. Bên cạnh đó, học sinh sinh viên cùng thảo luận làm bài trên hệ thống điện tử kết nối giữa giáo viên và học sinh, vì vậy thầy Mark và cô Miranda dễ dàng theo dõi được hiệu quả làm việc của các bạn.
Anh Nguyễn Hưng , một phụ huynh tham gia lớp học mô phỏng cấp Đại học ở TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: "Tôi thích cách thiết kế phòng học của New Zealand tạo thành vòng tròn với từng nhóm nhỏ, giúp các cháu dễ trao đổi và tương tác với nhau khi học bài. Mọi thành viên đều có thể nhìn thấy nhau dễ dàng và giáo viên cũng dễ đến bàn học của học sinh”.
Hệ thống giáo dục của New Zealandđược xếp số 1 thế giới về chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai (theo nghiên cứu của The Economist Intelligence Unit). Theo đó, lớp học mô phỏng được tổ chức tại Triển lãm Giáo dục New Zealand lần này đã phần nào lột tả được lý do tại sao giáo dục New Zealand đã giành được vị trí danh dự trên. Đó cũng là lý do hiện nay có tới hơn 131.000 sinh viên quốc tế chọn theo học tại đây, trong đó có hơn 2.200 học sinh sinh viên Việt Nam.
Lệ Thu
- Thí sinh Việt Nam giải được bài thực hành khó tại Olympic Vật lý châu Á
- Olympic Vật lý châu Á 2018: Việt Nam thắng lớn với 4 HCV, xếp thứ 3 toàn đoàn
- Cô giáo trăn trở: Phạt tiền học sinh, nên hay không?
- Chuyện cổ tích về tình bạn đẹp đầy cảm động của học trò xứ Thanh
- Ôn thi lớp 10 chuyên: “Con mệt mỏi lắm rồi mẹ ơi”
- Hà Nội cho phép 'kiểm tra năng lực' học sinh khi tuyển sinh lớp 6
- Bốn giai đoạn dạy con theo kinh nghiệm của người Tây Tạng
- Khi người trẻ về làng
- Giáo viên cũng cần học môn Đạo đức!
- Hà Nội tuyển sinh lớp 10 bằng bài thi tổ hợp: Nặng nề, không hiệu quả
- Cho học sinh nghỉ Tết thêm hai ngày, Ban giám hiệu bị khiển trách
- Không có máy tính, thầy giáo châu Phi dạy Microsoft Word trên bảng đen
- Những dấu hiệu của một hệ thống giáo dục tốt
- Những thay đổi của môn văn ở chương trình phổ thông mới
- Những thay đổi của môn Toán ở chương trình phổ thông mới
- Chương trình Địa lý và Lịch sử mới: Yêu cầu cao về dạy học tích hợp
- Chương trình môn học phổ thông: Những thông tin mới nhất
- Môn Toán: Sẽ giảm nhẹ yêu cầu về giải bài tập, bỏ các bài mẹo và lắt léo
- Lần đầu tiên chương trình môn Âm nhạc sẽ được dạy ở cấp THPT
- Tin học sẽ là môn "bắt buộc, có phân hoá"