Tin từ đơn vị khác
Cậu học trò nghèo trả tiền cho người đánh rơi được Bộ GD&ĐT tặng bằng khen
Sau khi nhặt được số tiền lớn, cậu học trò nghèo Võ Hồng Hiếu ở Hà Tĩnh đã tìm cách trả lại cho người đánh rơi. Trước hành động cao đẹp ấy, Bộ GD&ĐT đã quyết định tặng bằng khen cho em Hiếu
Sáng nay 16/4, trong lễ chào cờ đầu tuần của Trường Tiểu học Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), thừa ủy quyền của Bộ GD&ĐT, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã trao Bằng khen cho em Võ Hồng Hiếu vì đã có hành động đẹp khi trả lại số tiền lớn cho người đánh rơi mà em nhặt được trước đó.
Theo đó, vào ngày 5/4 trên đường đi học về, em Hiếu (trú tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) thấy một túi ni lông đen ở giữa đường. Qua kiểm tra em thấy trong túi đựng nhiều tiền và một Chứng minh nhân dân.
Ngay lập tức em chạy về nhà để nhờ bố mẹ cùng mọi người tìm trả cho chủ nhân.
Qua kiểm tra số tiền em Hiếu nhặt được là 24.500.000 đồng.
Từ những thông tin trên Chứng minh nhân dân, gia đình em Hiếu đã tìm được chủ nhân và trao lại toàn bộ số tài sản trên.
Bà Quách Thị Luyên (trú thôn Yên Điền, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà), chủ nhân số tài sản trên cho biết, vào ngày 5/4 bà đang trên đường đi về nhà thì bị đánh rơi chiếc túi.
“Về tới nhà chẳng thấy chiếc túi đâu, tôi đã rất lo lắng bởi trong túi có rất nhiều tiền dành để trả nợ. Tôi nghĩ chẳng bao giờ tìm lại được nữa. Khi thấy gia đình em Hiếu tìm đến tận nơi để trả lại số tiền tôi rất bất ngờ”, bà Luyên chia sẻ.
Cô Hoàng Nữ Quỳnh Nga, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thịnh Lộc cho biết, Hiếu là một học sinh chăm ngoan học giỏi, gia đình hết sức khó khăn.
Cô Nga cho biết: "Sáng nay Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT đã trao bằng khen và giấy khen cho em Hiếu, đồng thời nhà trường cũng có phần quà cho gia đình em."
“Đây là sự động viên, phần thưởng kịp thời và xứng đáng đối với em. Hi vọng hành động cao đẹp ấy của em Hiếu sẽ lan tỏa đến tất cả các bạn đội viên nói chung và huyện Lộc Hà nói riêng góp phần vào việc thực hiện phong trào "Thiếu nhi Hà Tĩnh làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”, cô Nga nói.
Tg: Xuân Sinh
Sưu tâm: Nguyễn Văn Tăng.
- NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC 20/3
- BỐN LÍ DO CỐT YẾU ĐỂ LỊCH SỬ PHẢI LÀ MÔN BẮT BUỘC
- Hồ Giáo - Người từ chối làm quan để được chăn bò
- Xuân Quỳnh - chuyện đời, chuyện yêu
- Xúc động hình ảnh thầy giáo mặc áo bệnh nhân lên giảng đường
- Nên cúng gia tiên vào giờ nào trong ngày rằm tháng Giêng?
- TP.HCM: HS nói gì với các bác lãnh đạo trong buổi đối thoại đầu xuân?
- Sách giáo khoa Hoàng Sa vào trường học
- Chơi Xuân, “truy tìm lý lịch” một loài hoa
- Quy chế thi: Nhiều điều chỉnh
- Tại sao có câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi...”?
- Hàng ngàn người đổ về Hà Nội tưng bừng dự hội gò Đống Đa 2015
- Luật Bảo hiểm xã hội mới: Thêm nhiều chế độ thai sản tốt hơn
- 'Lịch sử phải là môn học đầu tiên được đổi mới'
- Những chuyện rất bất thường
- Sốc với giới hạn kỳ lạ của con người trong nghệ thuật trình diễn hình thể
- Sử gia Dương Trung Quốc: Suy thoái văn hóa chạm ngưỡng, đẩy dân tộc đến hiểm họa khôn lường
- 70 NĂM NẠN ĐÓI LỊCH SỬ NĂM ẤT DẬU
- CÁCH LÀM GÀ CÚNG GIAO THỪA
- GS Văn Như Cương kể “Chuyện tình hồi sinh viên”