Tin từ đơn vị khác
Ngày soạn : 19/01/2018
Ngày dạy: 23/01/2018
Tiết 41
Bài 27: ĐIỀU CHẾ OXI - PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: -Biết được
+ Hai cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, hai cách thu khí oxi trong phòng TN.
+ Khái niệm phản ứng phân hủy.
2. Kĩ năng:
+ Viết được phương trình điều chế khí O2 từ KClO3 và KMnO4
+ Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện chuẩn được điều chế từ Phòng TN.
+ Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp.
3. Thái độ:
- Giúp HS thích học tập môn hoá , vận dụng những kiến thức về oxi để áp dụng trong cuộc sống.
4. Trọng tâm:
+ Cách điều chế oxi trong phòng TN.
+ Khái niệm phản ứng phân hủy.
5. Năng lực cần hướng đến:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên và học sinh:
a.GV: Thí nghiệm điều chế khí O2
b.HS: Xem trước bài học ở nhà.
2. Phương pháp:
Thảo luận nhóm – Đàm thoại – Trực quan.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ(6’):
GV : Tiến hành thí nghiệm đốt Mg ngoài không khí
HS Quan sát:
GV ? Các em hãy suy nghĩ trong 1’ cho cô biết
+ Hiện tượng mà các em quan sát được là gì ?
+ Viết PT phản ứng xảy ra?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài(1’): Như chúng ta đã biết oxi có vai trò to lớn của oxi trong đời sống và sản xuất. Như ta đã biết oxi có rất nhiều trong không khí do cây xanh tạo ra trong quá trình quang hợp. Vậy có cách nào tách riêng được oxi từ không khí và trong phòng thí nghiệm khi cần một lượng nhỏ oxi ta phải làm thế nào? Để trả lời những thắc mắc này ta vào bài mới.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 1. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (15’) |
||
- GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập sau: Phiếu số 1 - Cho các CTHH: KNO3, SO2, P2O5, Fe3O4, CaO, KClO3, KMnO4, … ? 1: Chất nào được dùng để điều chế oxi tại sao? ?2: Trình bày các bước tiến hành điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
- GV: Làm thí nghiệm điều chế khí oxi từ KMnO4 và thử tàn đóm. - GV: Yêu cầu HS quan sát hiện tượng? - GV: Theo các em que đóm bùng cháy chứng tỏ khí gì được sinh ra? - GV: Cho HS viết PTHH.
- GV: Khí oxi nặng hay nhẹ hơn không khí? - GV: Người ta thu khí bằng mấy cách? - GV: Khi thu oxi bằng cách đẩy không khí ta phải đặt ống nghiệm hoặc lọ thu khí như thế nào? Vì sao? - GV: Có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước ? Vì sao? - GV: Làm thí nghiệm điều chế và thu khí oxi từ KClO3. - GV: Hãy viết phương trình điều chế khí oxi?
- GV: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế khí oxi bằng cách nào? |
HS hoạt động nhóm trong 5’ Phiếu số 1 - Cho các CTHH: KNO3, SO2, P2O5, Fe3O4, CaO, KClO3, KMnO4, … ?1: Chất nào được dùng để điều chế oxi tại sao? ?2: Trình bày các bước tiến hành điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? - Hoàn Thành phiếu học tập + Hình thức khăn trải bàn. + Đại diện nhóm lên trình bày + Các nhóm khác cho ý kiến phát biểu. - HS: Que đóm bùng cháy.
- HS: Khí oxi sinh ra.
- HS: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
- HS: Khí oxi nặng hơn không khí. - HS: Thu khí oxi bằng 2 cách là đẩy không khí và đẩy nước - HS: Thu khí oxi bằng cách đẩy không khí ta phải để ngửa bình vì oxi nặng hơn không khí - HS: Đẩy nước vì oxi là chất khí tan được trong nước.
- HS: Quan sát.
- HS: Viết PTHH 2KClO3 2KCl + O2
- HS: Bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4, KClO3 |
I. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm - Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4, KClO3
PTHH: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 2KCl + O2
Thu khí oxi bằng 2 cách + Đẩy nước. + Đẩy không khí. |
Hoạt động 2. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp (2’) |
||
- GV: Yêu cầu học sinh về nhà đọc thêm. |
- HS: Lắng nghe |
II. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp (SGK) |
Hoạt động 3. Phản ứng phân huỷ (10’) |
||
- GV: Em hãy rút ra định nghĩa phản ứng phân huỷ - HS: Làm BT. - HS: Trả lời.
|
III. Phản ứng phân huỷ Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó có 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới 2KClO3 2KCl + 3O2 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 CaCO 3 CaO + CO 2 |
4. Củng cố (8’):
Bài tập: Lập các phương trình hóa học sau và cho biết trong các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào?
1. 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3
- CuO + H2 Cu + H2O
- 2KNO3 2KNO2 + O2
- 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
- CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
5. Nhận xét - Dặn dò (2’): Làm bài tập 1 , 3 ,4 ,5 trang 94 SGK .
Đọc thêm phần Sản xuất khí oxi trong công nghiệp.
Học bài và xem trước bài “ Không khí và sự cháy ”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- hình ảnh một số tiết dạy hội giảng
- TÀI LIỆU TẬP HUẤN SỬ DỤNG BẢNG TƯƠNG TÁC CÁC PHẦN MỀM AIC BOOK, ACTIV VIEW, ACTIV INSPIRE, ACTIV VOTE
- Câu hỏi BDTX module 18
- ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Năm học: 2017 – 2018 Môn thi: Tiếng Anh
- ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT LẦN 1 Năm học 2017-2018 Môn: Ngữ văn 9
- GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
- ĐỀ KIỂM TRA MODULE 17
- ĐỀ ĐỊA 8
- THỜI KHÓA BIỂU 26/02/2018
- Thông Báo KQ thi olimpic tin học cấp huyện năm 17-18
- TKB HKII lần 2 (26_01)
- Tiết 79: SO SÁNH VĂN 6
- Đề và hướng dẫn chấm Ngữ văn 8
- KẾ HOẠCH Tổ chức “Ngày hội Tiếng Anh” cấp trường Năm học: 2017 - 2018
- HD tổ chức ngày hội TA và thi tài năng TA cấp huyện
- GIÁO ÁN Tiết 45: RẰM THÁNG GIÊNG
- KIỂM TRA VĂN
- BÀI GIẢNG MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯƠNG TỶ LỆ THUẬN
- TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- ĐĂNG KÝ CHỈ TIÊU NĂM HỌC 2017-2018 CỦA TỔ KHXH