Tin từ đơn vị khác
Sau khi phản ánh việc giáo viên dạy Toán không giảng bài trong suốt 3 tháng, em Phạm Song Toàn học sinh lớp 11 trường THPT Long Thới (Nhà Bè, TP.HCM) phải chịu những áp lực và tổn thương trong chính ngôi trường mình đang học khiến gia đình phải xin chuyển trường cho em. Việc em Song Toàn phải chuyển trường liệu có phải cho thấy sự thất bại trong giáo dục?
Song Toàn phải chuyển trường cho thấy những tồn tại trong ngành giáo dục.
Song Toàn chuyển trường, nhiều tồn tại trong ngành giáo dục?
Việc Song Toàn phải chuyển trường thực sự khiến nhiều người băn khoăn, day dứt. Nhiều người thậm chí coi đây là biểu hiện của một nền giáo dục thất bại.
Nhiều bạn đọc gửi thư về tòa soạn báo Tiền Phong chia sẻ, thật sự buồn quá, buồn không cho riêng ngành giáo dục, mà ngay cả những người đứng đầu thành phố cũng thỏa hiệp, nhường nhịn cái sai, chuyển trường cho em mà không kỷ luật hoặc chuyển công tác những ai gây ra sai trái; Tôi cho đây cũng là một thái độ, một cách bạo hành tập thể của nhà trường với em Toàn;
Vì sao em Toàn không được các thầy cô của mình bảo vệ? Hay các thầy cô cũng cho rằng Song Toàn không nên nói ra sự thật đó; Thậm chí có người còn chua xót đặt câu hỏi không hiểu các thầy cô giáo dạy cho con em mình điều gì trong trường? Họ dạy chúng sự trung thực hay dối trá? Họ dạy chúng sự dũng cảm hay hèn nhát?
Trên rất nhiều các trang báo đưa đậm thông tin và bình luận về chuyện em Song Toàn phải chuyển trường như: "Em Phạm Song Toàn phải chuyển trường: Thẳng thắn thì thua thiệt?"; "Chuyển trường, em Song Toàn đang chạy trốn áp lực?"; Để Phạm Song Toàn phải chuyển trường, thầy cô đang dạy học sinh sự hèn nhát?; Cô giáo ‘câm lặng’ khi lên lớp - Vì sao người chuyển trường lại là nữ sinh Phạm Song Toàn?; Ai phải chuyển trường?...
Liên quan đến trường hợp em Song Toàn phải chuyển trường, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đánh giá: Với tư cách là một lớp trưởng, bí thư đoàn trường, Toàn đã mạnh dạn phản ánh, nói lên tâm tư, nguyện vọng của nhiều học sinh. Hành động này xuất phát từ tinh thần vì lợi ích tập thể. Bà Nghĩa cũng đồng tình với việc giải pháp chuyển trường không phải là giải pháp hay nhưng cần tôn trọng nguyện vọng của em và cũng không nên căn cứ trường hợp đơn lẻ để quy kết cả nền giáo dục.
Theo PGS Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT, việc Song Toàn chuyển trường có thể xuất phát từ tâm lý ngại va chạm, "dĩ hòa vi quý" - tâm lý chung của người Việt. Đương nhiên, nếu trường kịp thời động viên, kết cục có thể đã khác.
Dù vậy, sự việc em Phạm Song Toàn chuyển trường cũng cho thấy nhiều vấn đề đang tồn tại trong ngành giáo dục nước ta. Phản ánh của em chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt tới "thương hiệu" của trường. Đáp lại, trường không thừa nhận "thất bại". Phải chăng giáo viên đang thiếu lòng dũng cảm đối mặt sai lầm của bản thân?
Giáo dục Việt Nam nặng về áp đặt
Cô Phạm Thị Vân Anh, giáo viên dạy môn Giáo dục Công dân trường THPT Hoàng Văn Thụ (Hà Nội), cho rằng nhiều thầy cô vẫn mang nặng tâm lý quan trọng việc dạy chữ nhưng chưa ý thức được việc phải làm gương cho các em. Giáo viên phải biết lắng nghe, chia sẻ với tâm tư, nguyện vọng của học sinh, từ đó giải quyết mâu thuẫn trong quá trình dạy và học.
Không riêng vụ việc của nữ sinh TP.HCM thời gian qua xảy ra hàng loạt vụ việc bạo hành trong học đường cho thấy còn tồn tại rất nhiều vấn đề liên quan năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của không ít giáo viên.
Theo PGS. Nguyễn Xuân Thành chuyện quản lý của nhà trường, đặc biệt ở những trường xảy ra bạo lực học đường, chức năng quản lý của hiệu trưởng có vấn đề.
“Giáo dục Việt Nam vẫn nặng về giáo dục áp đặt. Giáo viên áp đặt lên học sinh. Nhưng khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có thể thấy, hiện nay về tâm lý của phụ huynh, họ chưa quan tâm đến sự phát triển tích cực của học sinh về tâm lý, mà chỉ quan tâm đến con có giải được bài này, có hiểu được bài kia không”- PGS Thành nhấn mạnh.
Cần hoàn thiện quy chuẩn giáo viên
Xác định đội ngũ nhà giáo quyết định chất lượng giáo dục, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho hay Bộ đang tăng cường đội ngũ, nâng cao chất lượng trường sư phạm, trong đó có cả việc siết chặt đầu vào.
Bên cạnh đó, Bộ sẽ có quy định để tuyển chọn những người có năng lực, đào tạo chú trọng chuyên sâu trình độ vừa đào tạo chuẩn cả đạo đức sư phạm. Ngoài ra, các quy chuẩn về giáo viên, cán bộ quản lý cũng cần sửa đổi, hoàn thiện.
Bà Nghĩa cho hay Bộ sẽ rà soát các văn bản, điều lệ, quy chế, hoàn thiện các chuẩn nhà giáo, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và quan trọng là sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đồng thời yêu cầu các địa phương lập đường dây nóng sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến, vấn đề do học sinh, phụ huynh, giáo viên phản ánh.
- “Người lớn ơi, chúng ta còn độc ác và ngu muội tới bao giờ?”
- Vẫn cộng điểm thi nghề phổ thông trong tuyển sinh năm 2018-2019
- Chào mừng 88 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2018)
- Lãnh đạo UBND huyện và các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp trao quà Tết cho hộ nghèo
- Các địa phương nỗ lực, chủ động lo Tết cho giáo viên
- Vinh danh U23 Việt Nam: Những hình ảnh chưa bao giờ đẹp như thế!
- Sự động viên của Chủ tịch nước là món quà vô giá cho đội tuyển U23
- Top 10 sự kiện giáo dục nổi bật năm 2017
- Bộ GD-ĐT lý giải vì sao đề xuất miễn học phí cho học sinh THCS
- “Bà giáo già” say mê “tiếp lửa” cho đội ngũ giáo viên
- Chủ tịch UBND huyện Phạm Văn Thịnh tiếp xúc cử tri xã Xuân Cẩm
- “Thời đại 4.0, giáo dục Việt đang đâu đó ở giai đoạn… 2.0”
- Bộ trưởng GD-ĐT hứa đồng hành, tăng lương cho giáo viên
- Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen cho học sinh dũng cảm cứu người trong nước lũ
- Hiệp Hòa : 02 giáo viên, học sinh được Bộ GD&ĐT tuyên dương người tốt, việc tốt
- Bộ Giáo dục họp chỉnh Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, sinh viên
- Bắc Giang: Tạm thời dừng thu tiền học 2 buổi/ngày
- Đại hội Công đoàn huyện lần thứ X
- Bắc Giang: Sơ kết 01 năm thực hiện Đề án ngoại ngữ, triển khai Đề án Tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông