Tin từ đơn vị khác
Ngày 8/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ra thông báo về phương án tuyển sinh đầu cấp năm học 2018-2019 đã được UBND thành phố phê duyệt. Theo đó, việc tuyển sinh vào mầm non, lớp 1, lớp 6 của phần đông các trường vẫn theo phương thức xét tuyển theo tuyến, có sử dụng phần mềm hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến. Thời gian tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến với lớp 1 là ngày 1-3/7; trẻ 5 tuổi vào trường mầm non vào ngày 4-6/7; tuyển sinh lớp 6 vào ngày 7-9/8. Thời gian tuyển sinh bằng hình thức trực tiếp vào ngày 13-18/7.
Với những trường THCS đào tạo song bằng, không tuyển sinh theo tuyến và có số lượng thí sinh đăng ký cao hơn chỉ tiêu, Hà Nội cho phép kiểm tra đánh giá năng lực, kết hợp xét tuyển học sinh. Những năm trước, do phải tuân theo tiêu chí xét tuyển khiến các cơ sở này phải đề ra một loạt tiêu chí phụ để ưu tiên chọn học sinh. Điều này dẫn đến tình trạng chạy giải thưởng các cuộc thi để được ưu tiên xét vào lớp 6.
Một số trường ở Hà Nội sẽ được xét tuyển kết hợp kiểm tra đánh giá năng lực để tuyển sinh vào lớp 6. Ảnh minh hoạ. |
Kiểm tra tiếng Anh, Toán bằng tiếng Anh
7 trường THCS tuyển sinh vào lớp 6 theo đề án Thí điểm đào tạo Chương trình song bằng THCS Việt Nam và chứng chỉ IGCSE Cambridge là: THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ), THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân), THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy), THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm), THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm), lớp 6 THCS của trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam.
Học sinh muốn vào lớp 6 của 7 trường này sẽ phải thực hiện hai bài kiểm tra, đánh giá năng lực. Trong đó, bài kiểm tra, đánh giá năng lực môn tiếng Anh, gồm hai phần là viết (thời gian làm bài 45 phút) và nghe (thời gian làm bài là 30 phút). Bài kiểm tra, đánh giá năng lực môn Toán bằng tiếng Anh có thời gian làm là 60 phút. Đề bài ra theo chuẩn IGCSE là kỳ thi cấp chứng chỉ trung học quốc tế được công nhận trên toàn cầu.
Thời gian kiểm tra, đánh giá năng lực của 7 trường THCS đào tạo song bằng là ngày 20/6. Sau đó, từ ngày 28/8 đến 30/6 các cơ sở giáo dục này sẽ thực hiện tuyển sinh.
16 trường được 'cởi trói'
Đầu năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường có lượng thí sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu được tuyển sinh vào lớp 6 bằng phương thức xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực. Trên đà này, UBND thành phố Hà Nội cũng "cởi trói" cho 10 trường THCS hệ công lập và 6 trường dân lập không tuyển sinh theo tuyển, có số thí sinh đăng ký cao được áp dụng cơ chế mới.
Cụ thể, các THCS có thể thực hiện kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển sinh vào lớp 6 gồm: THCS Cầu Giấy; hệ THCS của trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam; THCS Nam Từ Liêm; THCS Chu Văn An (Thanh Trì); THCS Ngô Sỹ Liên (Chương Mỹ); THCS Nguyễn Huy Tưởng (Đông Anh), THCS Đô Thị Việt Hưng (Long Biên), THCS Trưng Vương (Mê Linh), THCS Sơn Tây, THCS Thanh Xuân.
6 trường ngoài công lập cũng được áp dụng phương thức tuyển sinh trên gồm: Marie Curie; Nguyễn Siêu; Đoàn Thị Điểm; Lương Thế Vinh; Lomonoxop; Nguyễn Tất Thành.
Thí sinh của các trường này sẽ phải làm hai bài kiểm tra là: bài tổ hợp Khoa học tự nhiên và Toán; bài tổ hợp Khoa học xã hội - tiếng Việt - tiếng Anh. Nội dung kiểm tra thuộc chương trình giáo dục tiểu học, chủ yếu ở lớp 5. Hình thức kiểm tra là trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận, thời gian làm bài 60 phút. Bài kiểm tra này sẽ giá bốn cấp độ nhận thức của người làm là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao.
Có hai đợt kiểm tra, đánh giá năng lực vào các trường THCS chất lượng cao, ngoài công lập đông thí sinh đăng ký, đợt một vào ngày 29/6 và đợt hai vào ngày 30/6. Từ ngày 10/7 đến hết ngày 12/7, các trường triển khai tuyển sinh.
Ngày 7/6 thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT
Theo lịch của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngày 7/6 sẽ diễn ra kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019. Buổi sáng, thí sinh thi Ngữ văn, chiều thi môn Toán. Phương thức tuyển sinh là kết hợp thi tuyển và xét tuyển.
Hà Nội sẽ đổi mới phương thức thi vào lớp 10 từ kỳ tuyển sinh năm học 2019-2020. Ảnh minh hoạ: Thành Nguyễn. |
Riêng trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam và THPT Chu Văn An có lớp đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh Quốc (chứng chỉ A-level) sẽ tuyển sinh theo phương thức khác.
Cụ thể, học sinh vào học lớp song bằng này phải dự tuyển 3 vòng. Vòng một, thí sinh thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài THPT quốc gia Việt Nam vào ngày 7/6, cùng kỳ thi vào lớp 10 THPT không chuyên.
Vòng hai, thí sinh sẽ thi theo chương trình đào tạo tú tài Anh quốc vào ngày 10/6. Buổi sáng thi môn Toán bằng tiếng Anh và môn Vật lý bằng tiếng Anh; buổi chiều thi môn tiếng Anh và môn Hóa học bằng tiếng Anh.
Ở vòng ba, thí sinh sẽ phỏng vấn trực tiếp với ban tuyển sinh của trường, thời gian là ngày 18/6.
"Chỉ cộng điểm khuyến khích đối với học sinh có chứng chỉ nghề phổ thông; mức điểm ưu tiên chênh lệch giữa hai đối tượng liên tiếp nhau là 0,5 điểm", Sở Giáo dục quy định về việc cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.
Tuyển sinh vào lớp 10 sẽ bằng 3 bài thi
Nhận thấy những hạn chế của việc xét tuyển, Hà Nội đã cho phép các trường THPT trên địa bàn từ năm học 2019-2020 tuyển sinh vào lớp 10 chỉ bằng hình thức thi tuyển. Thay vì thi hai bài bắt buộc Toán, Ngữ văn như hiện nay, thí sinh sẽ phải làm thêm một bài tổ hợp là Ngoại ngữ - Vật lí - Lịch sử - Giáo dục công dân hoặc Ngoại ngữ - Địa lí - Hóa học - Sinh học. Việc có thêm bài thi thứ ba này, theo Sở Giáo dục Hà Nội, nhằm trách tình trạng học lệch, đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện ở các cấp học dưới. Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố chọn bài thi tổ hợp vào cuối tháng 3 hàng năm.
Đề thi Toán, Ngữ văn được ra theo hình thức tự luận, bài tổ hợp là trắc nghiệm khách quan, một phòng thi sẽ có nhiều mã đề. Các câu hỏi trong những đề này nằm chủ yếu ở chương trình lớp 9 THCS, đảm bảo 4 cấp độ nhận thức là: hận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao.
Việc tuyển sinh của các trường sẽ thực hiện theo phương thức lấy điểm từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu.
Quỳnh Trang
- Thí sinh Việt Nam giải được bài thực hành khó tại Olympic Vật lý châu Á
- Olympic Vật lý châu Á 2018: Việt Nam thắng lớn với 4 HCV, xếp thứ 3 toàn đoàn
- Cô giáo trăn trở: Phạt tiền học sinh, nên hay không?
- Chuyện cổ tích về tình bạn đẹp đầy cảm động của học trò xứ Thanh
- Ôn thi lớp 10 chuyên: “Con mệt mỏi lắm rồi mẹ ơi”
- Trải nghiệm thực tế lớp học mô phỏng New Zealand tại Việt Nam Chia sẻ
- Bốn giai đoạn dạy con theo kinh nghiệm của người Tây Tạng
- Khi người trẻ về làng
- Giáo viên cũng cần học môn Đạo đức!
- Hà Nội tuyển sinh lớp 10 bằng bài thi tổ hợp: Nặng nề, không hiệu quả
- Cho học sinh nghỉ Tết thêm hai ngày, Ban giám hiệu bị khiển trách
- Không có máy tính, thầy giáo châu Phi dạy Microsoft Word trên bảng đen
- Những dấu hiệu của một hệ thống giáo dục tốt
- Những thay đổi của môn văn ở chương trình phổ thông mới
- Những thay đổi của môn Toán ở chương trình phổ thông mới
- Chương trình Địa lý và Lịch sử mới: Yêu cầu cao về dạy học tích hợp
- Chương trình môn học phổ thông: Những thông tin mới nhất
- Môn Toán: Sẽ giảm nhẹ yêu cầu về giải bài tập, bỏ các bài mẹo và lắt léo
- Lần đầu tiên chương trình môn Âm nhạc sẽ được dạy ở cấp THPT
- Tin học sẽ là môn "bắt buộc, có phân hoá"