Tin từ đơn vị khác
Phương pháp học thông qua khám phá của nhà tâm lý học người Mỹ
Những câu chuyện, trò chơi thú vị trong chương trình học sẽ gợi sự tò mò, hứng thú, giúp trẻ tiếp thu, ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
Học thông qua khám phá (Discovery-based Learning) là phương pháp giáo dục bằng cách tương tác và tự tìm hiểu thế giới xung quanh. Phương pháp này được xây dựng và phát triển bởi nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ - Jerome Bruner, từ những năm 60.
Theo ông, mục tiêu quan trọng nhất của việc học không chỉ bao gồm việc nắm bắt các khái niệm, phân loại, khả năng giải quyết vấn đề mà còn là khả năng phát minh ra những điều mới cho chính họ.
Phương pháp này khuyến khích trẻ tự học dựa trên kiến thức và kinh nghiệm trong quá khứ; sử dụng trí tưởng tượng và sáng tạo, kết hợp tìm kiếm thông tin mới để cho ra những sự thật và mối tương quan giữa chúng.
Với phương pháp này, giáo viên cần tạo cơ hội để học viên tự do thám hiểm và khám phá những điều kỳ diệu xung quanh. Mặt khác, giáo viên hoặc người hướng dẫn nên sử dụng những câu chuyện, trò chơi… để gợi sự tò mò và hứng thú của người học, dẫn dắt họ theo những hướng suy nghĩ, hành động và phương diện phản hồi mới.
"Đây không phải là sự hướng dẫn mà là một hình thức phối hợp giữa người dạy và người học trong quá trình tiếp thu kiến thức", nhà tâm lý học Jerome Bruner cho biết.
(Trẻ vừa được áp dụng kiến thức đã học vừa khám phá các thí nghiệm vật lý ngay tại lớp)
Các hoạt động trong lớp học được thiết kế với độ khó tăng dần dựa theo những kiến thức và kỹ năng mà trẻ học trước đó. Sau mỗi lần vượt qua thử thách, trẻ sẽ học cách làm chủ thêm một kỹ năng mới. Như vậy, học sinh sẽ được dẫn dắt từ những gì họ đã biết đến cần biết, đến khi phát triển gần đúng với tiềm năng của mình.
(Các trò chơi khám phá được lồng ghép tạo hứng thú cho trẻ trong việc tiếp thu kiến thức)
Theo đại diện VUS, mỗi chủ đề đều được đầu tư và xây dựng kỹ lưỡng về mặt nội dung lẫn hình thức truyền tải bởi đội ngũ 100% giáo viên nước ngoài giàu chuyên môn và kinh nghiệm. Qua đó, trẻ sẽ học được cách yêu thương bản thân, giúp đỡ cộng đồng, tìm hiểu thế giới xung quanh và ứng dụng những hiểu biết của mình vào thực tế, tự tin bước vào năm học mới.
Ngoài các giờ học tiếng Anh, trẻ còn học được cách sẻ chia với cộng đồng qua những hoạt động thiện nguyện. Với mỗi chủ đề đăng ký, VUS sẽ trích 100.000 đồng gửi tặng quỹ "Vì tương lai tươi sáng" giúp tài trợ chi phí phẫu thuật hở khe môi và hở hàm ếch do tổ chức Operation Smile thực hiện.
Thế Đan
Lê Văn Hiệu sưu tầm.
- Những bí mật của giáo dục phổ thông ở Nga.
- Bảy cách xây dựng thói quen làm bài tập về nhà tốt cho con
- Những điều lạ lùng ở nền giáo dục Thái Lan
- 4 yếu tố giúp nền giáo dục Singapore đứng đầu châu Á
- 10 điều ở nền giáo dục Nhật Bản khiến thế giới ghen tị
- Hết lớp 9: Chọn trung cấp để sớm có nghề ổn định hay học THPT?
- 5 nghề phù hợp với ngành phát triển sản phẩm công nghệ thông tin
- Thành tích "siêu đỉnh" của thần đồng Đỗ Nhật Nam trên đất Mỹ
- Trao yêu thương sẽ nhận về hạnh phúc
- Con trẻ chê tiền lì xì: Do ai?
- 15 trường đại học có số nguyện vọng đăng ký xét tuyển cao nhất
- Học sinh phổ thông được tự chọn môn học là đột phá lớn
- Học phí "siêu khủng" trăm triệu đồng mỗi năm của những trường Hà thành
- Cẩn thận với đòn roi trong giáo dục
- “Tôi từng đánh con hư nên tôi hiểu không cô giáo nào thích đánh trẻ”
- Thầy Tùng Lâm nêu 5 giải pháp để thực hiện dân chủ trong trường học hiện nay
- Mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam “kéo” con khỏi nỗi sợ Toán ra sao?
- Bài học làm cha mẹ tuyệt vời qua chuyện Đỗ Nhật Nam
- Thầy giáo Nguyễn Ngọc Hạ: Người neo chữ ở Trường Sa
- Tâm sự đời và nghề của tân phó giáo sư tuổi 8X