Tin từ đơn vị khác

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8

1. Theo em, chất và loại nào sau đây có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người ?

a)   Bom, mìn, đạn pháo ;

b)   Lương thực, thực phẩm ;

c)   Thuốc nổ ;

d)   Xăng dầu ;

đ) Súng săn ;

e)   Súng các loại ;

g)   Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu ;

h)   Các chất phóng xạ ;

i)   Chất độc màu da cam ;

k) Kim loại thường ;

l) Thuỷ ngân.

Trả lời

Theo em, chất và loại sau đây có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người:

a) Bom, mìn, đạn, pháo;

c)  Thuốc nổ;

a)   Xăng dầu;

đ) Sủng săn;

b)    Súng các loại;

g)  Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu;

h)   Các chất phóng xạ;

i)   Chất độc màu da cam;

l)  Thủy ngân.

2. Em hãy dự đoán xem điều gì có thể xảy ra nếu :

a)   Ai cũng có quyền được sử dụng vũ khí;

b)   Chở thuốc pháo, thuốc nổ,... trên ô tô ;

c)   Được tự do tàng trữ, vận chuyểri, buôn bán vũ khí và các chất độc hại.

Trả lời

Theo em sẽ rất nguy hiểm đe doạ đến tính mạng bản thân, của mọi người và ảnh hưởng xấu đến môi trường xã hội, xã hội sẽ bất ổn, nếu:

-  Ai cũng có quyền được sử dụng vũ khí;

-  Chở thuốc pháo, thuôc nổ... trên ô tô;

Được tự do tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại

3. Theo em, những hành vi, việc làm nào dưới đây vi phạm Quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại :

a)   Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ ;

b)   Sản xuất, tàng trữ, buôn bán pháo, vũ khí, thuốc nổ, chất phóng xạ;

c)   Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm ;

d)   Đốt rừng trái phép ;

đ) Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn ;

e)   Cho người khác mượn vũ khí ; g) Báo cháy giả.

Trả lời

Các hành vi: (a), (b), (d), (e), (g) là vi phạm pháp luật.

4. Em sẽ làm gì khi thấy :

a)   Bạn bè hoặc các em nhỏ chơi, nghịch, các vật lạ, các chất nguy hiểm ?

b)   Có người định cưa, đục, tháo chốt bom, mìn, đạn pháo để lấy thuốc nổ ?

c)  Có người định hút thuốc lá, nấu ăn hoặc đốt lửa sưởi gần nơi chứa xăng, dầu ?

d) Có người tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại?

Trả lời

-       Trong tình huống: (a), (b), (c) em sẽ khuyên ngăn mọi người tránh xa nơi nguy hiểm.

-       Trong tình huống (d) em báo ngay cho người có trách nhiệm.

5. Em biết gì về tình hình thực hiện các quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở địa phương mình ?

Trả lời

Ở địa phương em tình hình thực hiện các quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại khá tốt như:

-  Mọi gia đình đều thực hiện đúng quy định về phòng cháy, chữa cháy.

-  Sử dụng súng săn có đăng ký giấy phép sử dụng.

-  Khoá bình ga sau khi đã nấu xong.

-  Tắt hết điện khi ra khỏi nhà.

-  Không sử dụng hóa chất độc hại chê biến thực phẩm.

-  Sử dụng thực phẩm sạch, rau sạch...

Bài 1: Em biết những loại vũ khí, chất cháy, chất nổ và các chất độc hại nào?

Trả lời

Những loại vũ khí, chất cháy, chất nổ và các chất độc hại em biết là: bom, mìn, đạn, chất độc màu da cam, cá được ngâm ure để tươi lâu hơn, các sản phẩm lên men thối thiu.

Bài 2: Hãy nêu tác hại của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

Trả lời

Tác hại của tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại:

·         Mất tài sản của cá nhân gia đình và xã hội

·         Bị thương, tàn phế, chết người.

Bài 3: Hãy nêu một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

Trả lời

Một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

·         Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

·         Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại.

·         Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, cháy, nổ, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ qui định về an toàn.

Bài 4Học sinh trung học cơ sở cần phải làm gì để góp phần phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

Trả lời

Học sinh trung học cơ sở cần:

·         Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

·         Tuyên truyền vận động bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các qui định.

·         Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các qui định trên.

Bài 5: Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây tác hại cho ai?

1.                 Cho mỗi gia đình

2.     Cho xã hội

3.     Cho mỗi cá nhân

4.     Cho cá nhân, gia đình và xã hội

Bài 6: Để phòng ngừa tai nạn về cháy, nổ, chúng ta cần làm gì?

A. Cẩn thận trong khi sử dụng các chất dễ cháy

B. Không sử dụng các chất dễ gây cháy, nổ nếu không được phép

C. Không sử dụng bếp ga

D. Không vứt bừa bãi các chất dễ cháy ở trong nhà và nơi công cộng

E. Cẩn thận khi sử dụng bếp ga

G. Không đi vào khu vực có chất nổ nguy hiểm

H. không sử dụng các chất kích thích

I. Không sử dụng diêm, bật lửa gần cây xăng

Bài 7Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, pháp luật nước ta quy định như thế nào?

1.                 Không một cá nhân, tổ chức nào được sử dụng vũ khí và các loại chất độc hại.

2.     Mọi cá nhân, tổ chức được quyền sử dụng vũ khí và các loại chất độc hại, nhưng phải đăng kí với cơ quan nhà nước.

3.     Những cá nhân, tổ chức được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được sử dụng vũ khí và các loại chất độc hại.

4.     Chỉ các tổ chức, cơ quan mới có quyền sử dụng vũ khí và các chất nguy hiểm này, còn cá nhân không có quyển sử dụng.

Trả lời

Bài 5: D

Bài 6: A, B, D, E, G, H

Bài 7: C

Bài 8: Một buổi chiều mùa hè, sau giờ tan ca đã xảy ra vụ cháy xưởng sản xuất của Công ty may X. Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy được huy động đến ngay, nhưng do vào giờ cuối ngày làm việc, đường phố đông người nên họ đến chậm, không kịp dập tắt đám cháy.

Sau vụ cháy này, người ta đã tìm được nguyên nhân cháy là do có một công nhân đã vứt điếu thuốc hút dở xuống sàn nhà, sau đó mọi người ra về và thuốc lá bén lửa, gây cháy.

Câu hỏi.

Em rút ra kinh nghiệm gì để có thể phòng cháy qua trường hợp nêu trên?

Trả lời

Khi dùng các đồ vật dễ bắt lửa phải hết sức chú ý, không để cháy dở dang, phải đảm an toàn tuyệt đối ở những nơi nhà máy, xí nghiệp hoặc những nơi dễ có nguy cơ gây cháy khác.

Bài 9: Gần ngày Tết, thấy có người mang pháo về làng bán, Hùng nói với Hiếu:

- Tớ với cậu chung tiền để mua một bánh pháo đốt cho vui đi.

- Hiếu: Nhà nước đã cấm đốt pháo rồi mà, chúng mình đốt pháo là vi phạm pháp luật đấy!

- Hùng: Sao cậu máy móc thế? Tết đến cũng phải có tiếng nổ cho vui làng vui xóm chứ.

- Hiếu: Không nên Hùng ạ!

Câu hỏi:

1/ Em tán thành ý kiến của bạn nào trong tình huống trên?

2/ Theo em, mua pháo và đốt pháo có vi phạm pháp luật không?

3/ Đốt pháo có thể gây nguy hiểm gì cho bản thân?

Trả lời

1/ Em tán thành ý kiến của bạn Hiếu.

2/ Đốt pháo có thể gây ra cháy, nổ, rất nguy hiểm cho người và có thể gây thiệt hại về tài sản. Hơn nữa, Nhà nước đã cấm đốt pháo. Là công dân, chúng ta phải chấp hành đúng quy định này để đảm bảo an toàn cho người và tài sản của mình và người khác

3/ Đốt pháo có thể dẫn đến cháy nổ, gây bỏng cho chính bản thân

Bài 10: Em sẽ làm gì nếu thấy người khác vi phạm quy định về phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

Trả lời

Nếu thấy người khác vi phạm quy định về phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại em sẽ:

·         Em sẽ khuyên ngăn mọi người dừng lại ngay những hành vi ấy

·         Cần báo ngay cho cơ quan, những người có trách nhiệm

·         Tố cáo những đối tượng cố ý vi phạm pháp luật và vận chuyển, tàng trữ, sử dụng những vũ khí, cháy nổ độc hại

 

 

a)   Em nghĩ gì khi đọc những thông tin trên ?

Trả lời

Những thông tin cho chúng ta thấy tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề cho con người và xã hội.

b)  Tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để lại những hậu quả như thế nào ?

Trả lời

Do hậu quả của chiến tranh để lại. Thời kì chiến tranh đế quốc Mỹ đã thả bom mìn nhiều nơi trên miền Bắc, đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị, bom mìn, vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi.

Tại Quảng Trị từ năm 1985 - 1995 số’ người chết và bị thương là 474 người, trong đó 25 người chết và 449 người bị thương.

Từ năm 1999 đến 2002, cả nước có gần 20.000 người bị ngộ độc thực phẩm, 246 người tử vong. Tại Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra 29 vụ với 930 người bị ngộ độc,2 người tử vong.

Thiệt hạivề cháy nổ ở nước ta trong những năm 1998 - 2002, cả nước có 5871 vụ cháy, gây thiệt hại về tài sản lên tới 902.910 triệu đồng.

c)   Cần làm gì để hạn chế, loại trừ những tai nạn đó ?

Trả lời

Đối với học sinh, cần tự giác chấp hành quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, nổ và chất độc hại:

-tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm các quy định

-Tuyên truyền mọi người thực hiện tốt quy định

-tố cáo những hành vi vi phạm phòng, ngừa tai nạn vũ khí, chất độc, chất gây nổ.

d)  Em biết những quy định, những điều luật nào của nước ta về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ?

Trả lời

Các quy định:

+ Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

+ Chỉ những cơ quan tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chơ và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nể, chất cháy, chất phóng xạ, châ't độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ về quy định an toàn.

đ) Những quy định đó được đặt ra để làm gì ?

Trả lời

Những quy định đó nhằm giúp mọi người có ý thức hơn trong việc phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, giảm thiểu những hậu quả do vũ khí cháy nổ gây ra, đảm bảo đời sống người dân ngày một tốt hơn.


……………………………………………………

 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có tác phong rất gần gũi với cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đối với mọi lĩnh vực của đời sống dân sinh, Người đều thể hiện sự quan tâm sâu sắc và có những lời khuyên bảo vừa giản dị, gần gũi vừa rất chí lý, chí tình.

 

            Riêng trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và với lực lượng Cảnh sát PCCC, Bác Hồ có sự quan tâm đặc biệt, để lại những kỷ niệm không thể nào phai trong tâm trí lớp lớp CBCS PCCC Thủ đô…

 

Kỷ niệm đầu tiên và cũng là kỷ niệm thật sâu sắc, nhắc nhở CBCS Cảnh sát PCCC về ý thức trong nhiệm vụ PCCC, đó là vào ngày 1-1-1955, khi Đại đội Chữa cháy Hà Nội được cử 1 tiểu đội 7 người, do đồng chí Lục Văn Giỏi chỉ huy, tham gia bảo vệ lễ đài trên Quảng trường Ba Đình nhân dịp mít tinh chào mừng Đảng và Chính phủ sau 9 năm kháng chiến trở về Thủ đô. Sau khi cuộc mít tinh diễn ra an toàn, Bác đi từ lễ đài xuống, rẽ qua thăm đơn vị chữa cháy đang làm nhiệm vụ. Bác ân cần bắt tay từng người và chúc: “Nhân dịp năm mới, Bác chúc các chú thất nghiệp”. Đối với lực lượng Cảnh sát PCCC, lời chúc vui của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là lời động viên vừa là mục tiêu nhiệm vụ mà Người tin tưởng giao phó cho lực lượng CA trong công tác PCCC: Làm sao để không có cháy nổ, để CA không phải chữa cháy, để tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân được an toàn.

 

Một câu chuyện khác, tuy thật nhỏ và giản dị nhưng thể hiện sự quan tâm đặc biệt và sự đánh giá đúng mức của người đứng đầu Đảng và Nhà nước đối với công tác PCCC. Chuyện xảy ra năm 1958, một hôm, người đứng đầu cơ quan Cảnh sát PCCC được triệu tập đến Phủ Chủ tịch có công tác. Khó có thể miêu tả tâm trạng hồi hộp của người cán bộ PCCC trước lúc bước vào nơi người lãnh đạo cao nhất của đất nước sống và làm việc. Đến nơi mới hay, trong Phủ Chủ tịch có một bể chứa nước, nay do yêu cầu nhiệm vụ mới nên có người đề nghị phá bỏ. Mọi người hỏi ý kiến Bác, Bác yêu cầu “phải hỏi các chú phòng cháy, chữa cháy đã, nếu không cần bể nước để chữa cháy thì hãy phá đi”…

 

Vinh dự nhất trong lực lượng Cảnh sát PCCC Hà Nội có lẽ là gia đình đồng chí Trương Từ Thức, Đội trưởng Đội PCCC Hà Nội, vì được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và chúc tết. Năm 1966, Đội trưởng Trương Từ Thức là người chỉ huy CBCS Cảnh sát PCCC - CA Hà Nội lập nên chiến công, thể hiện sự dũng cảm, gan dạ và sáng tạo trong chiến đấu khi dập tắt đám cháy kho xăng Đức Giang bị trúng bom giặc. Cũng từ sự kiện này, ngay sau khi biết tin về chiến công của lực lượng PCCC - CA Thủ đô, ngày 3-8-1966, Bác đã gửi thư khen ngợi và căn dặn 4 điều:

 

“    - Phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, chớ chủ quan, tự mãn.

- Phải thường xuyên thật sẵn sàng để nhanh chóng làm tròn nhiệm vụ bất kỳ trong tình hình nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân.

- Không ngừng học tập, nghiên cứu, phát huy sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm để tiến bộ hơn nữa trong công việc phòng cháy, chữa cháy.

- Phải thường xuyên hướng dẫn và bồi dưỡng về nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng ngày càng tiến bộ, để họ trở thành người giúp việc thật đắc lực cho các đồng chí”.

 

Tết năm đó, Bác Hồ đến thăm và chúc tết gia đình Đội trưởng Trương Từ Thức, dù bận trăm công ngàn việc, giữa lúc cuộc kháng chiến đang diễn ra đầy cam go… Những năm sau này, khi nghe đài, đọc báo biết có CBCS Cảnh sát PCCC nào lập thành tích xuất sắc, anh dũng, kiên cường, không quản ngại hy sinh, nêu cao tinh thần “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, Bác Hồ đều gửi tặng huy hiệu của Người…

 

Vinh dự được chiến đấu bảo vệ an toàn về lĩnh vực PCCC trên địa bàn Thủ đô, CBCS Cảnh sát PCCC - CA Hà Nội được gần gũi, tiếp xúc và ghi nhớ những lời dạy chí tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tình cảm gần gũi mà thiêng liêng của Bác dành cho CBCS Cảnh sát PCCC - CA Thủ đô đã và đang là động lực, là phương hướng, động viên toàn lực lượng nỗ lực vươn lên, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, tình cảm cũng như sự quan tâm của Bác đối với công tác PCCC nói chung, lực lượng Cảnh sát PCCC nói riêng vẫn là bài học giá trị nhắc nhở các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng hơn nữa đến công tác phòng, chống cháy, nổ, nhất là trong giai đoạn đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH.

 

 

 

Tác giả: c2hoangthanh

Xem thêm

Tin tức