Tin từ đơn vị khác
Bài đăng trên Facebook hôm 15/2 của Owura Kwadwo, thầy giáo ở Kumasi, Ghana (quốc gia Tây Phi) đã lan truyền nhanh chóng. Anh sử dụng phương pháp khác thường và ngẫu hứng để dạy công nghệ thông tin khi không có máy tính.
Trả lời Bored Panda ngày 24/2, Kwadwo cho biết khu vực nông thôn nơi anh giảng dạy thiếu thốn thiết bị căn bản. "Mỗi giáo viên có một cách truyền đạt kiến thức cho học sinh. Đây là cách của tôi", anh nói.
Thầy Kwadwo vẽ lại màn hình Microsoft Word lên bảng đen. |
Kwadwo áp dụng nghệ thuật thị giác và sự sáng tạo để dạy học sinh soạn thảo văn bản. Anh vẽ toàn bộ màn hình Microsoft Word lên bảng đen để học sinh chép lại và học từ đó. Phương pháp này tạo hiệu ứng tích cực, những đứa trẻ rất thích lớp học của anh. "Ít nhất tôi cũng giúp học sinh hình dung về những gì chúng sẽ thấy nếu ngồi trước máy tính. Tôi muốn đảm bảo chúng hiểu rõ mọi thứ trước khi rời lớp", thầy giáo chia sẻ.
Bài đăng của Kwadwo tạo ra cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội ở Ghana. Nhiều người ca ngợi anh vì sự tận tụy trong giảng dạy và khả năng tùy cơ ứng biến. Họ ngậm ngùi khi nhiều trường học vẫn không có máy tính vào năm 2018. Kwadwo tin chính phủ đang giúp cải thiện mọi thứ cho thầy và trò ở môn công nghệ thông tin và truyền thông. Thay đổi nhìn thấy rõ ở các thành phố lớn như Accra và Kumasi, nhưng diễn ra rất chậm ở khu vực nông thôn.
Học sinh hào hứng khi tham dự lớp học công nghệ thông tin trong điều kiện không có máy tính. |
Từ khi câu chuyện dạy học được nhiều người biết tới, Kwadwo nhận nhiều đề nghị quyên góp mua laptop và máy chiếu cho trường. Thầy giáo lên kế hoạch giúp đỡ các trường khác cũng thiếu thốn trang thiết bị trong khu vực.
Thùy Linh
- Thí sinh Việt Nam giải được bài thực hành khó tại Olympic Vật lý châu Á
- Olympic Vật lý châu Á 2018: Việt Nam thắng lớn với 4 HCV, xếp thứ 3 toàn đoàn
- Cô giáo trăn trở: Phạt tiền học sinh, nên hay không?
- Chuyện cổ tích về tình bạn đẹp đầy cảm động của học trò xứ Thanh
- Ôn thi lớp 10 chuyên: “Con mệt mỏi lắm rồi mẹ ơi”
- Trải nghiệm thực tế lớp học mô phỏng New Zealand tại Việt Nam Chia sẻ
- Hà Nội cho phép 'kiểm tra năng lực' học sinh khi tuyển sinh lớp 6
- Bốn giai đoạn dạy con theo kinh nghiệm của người Tây Tạng
- Khi người trẻ về làng
- Giáo viên cũng cần học môn Đạo đức!
- Hà Nội tuyển sinh lớp 10 bằng bài thi tổ hợp: Nặng nề, không hiệu quả
- Cho học sinh nghỉ Tết thêm hai ngày, Ban giám hiệu bị khiển trách
- Những dấu hiệu của một hệ thống giáo dục tốt
- Những thay đổi của môn văn ở chương trình phổ thông mới
- Những thay đổi của môn Toán ở chương trình phổ thông mới
- Chương trình Địa lý và Lịch sử mới: Yêu cầu cao về dạy học tích hợp
- Chương trình môn học phổ thông: Những thông tin mới nhất
- Môn Toán: Sẽ giảm nhẹ yêu cầu về giải bài tập, bỏ các bài mẹo và lắt léo
- Lần đầu tiên chương trình môn Âm nhạc sẽ được dạy ở cấp THPT
- Tin học sẽ là môn "bắt buộc, có phân hoá"