Tin từ đơn vị khác
Con trẻ chê tiền lì xì: Do ai?
Con trẻ bĩu môi chê tiền lì xì, ứng xử với lì xì chưa phù hợp... là điều nhiều phụ huynh lo ngại. Vậy nhưng, trước những biến tướng của lì xì, đối tượng cần điều chỉnh trước hết chính là người lớn.
Trong khi người lớn chê trách con trẻ ứng xử với lì xì thì ít ai để ý chính họ góp phần không nhỏ tạo ra tâm lý này. Dịp Tết nhất, rất nhiều gia đình "đau đầu" với khoản tiền lì xì với rất nhiều mặc định, mặc định về số lượng trẻ mình sẽ lì xì, mặc định số tiền ít trong bao lì xì... Điều này, chính họ đã tạo gánh nặng cho chính mình và qua đó còn góp phần làm "hư" trẻ. Người lớn mang tâm lý sợ bị cười, bị chê nếu bỏ lì xì nên không ít người phải "ráng", thâm hụt tài chính vì lì xì.
Ở góc độ khác, khi con nhận lì xì từ mọi người, không ít phụ huynh cũng chê bai, phán xét, cân đo... giá trị tiền của người khác mừng cho con mình. Trong vô thức, không ít người đánh giá tấm lòng, tình cảm của người khác qua bao lì xì của con. Chưa kể, không ít người thông qua tiền lì xì cho con trẻ để "gửi gắm" những mong muốn, ý đồ của mình làm mất đi ý nghĩa là đống tiền lộc chúc bình an sức khỏe.
Hết Tết, chị Châu vẫn chưa hết buồn vì chuyện lì xì. Chị mừng tuổi hai bé nhỏ con người bạn, mới đây thông qua một người khác, chị nghe nói lại: "Cô Châu mừng gì mà mừng 38.000 đồng" làm chị tâm trạng vô cùng. 38.000 đồng đó là chị góp các tờ tiền đẹp có mệnh giá từ 1.000 đến 20.000 đồng. Chị nghĩ tiền mừng tuổi là tấm lòng, là lời chúc, không nghĩ bạn mình lại nói ra nói vào.
Chị Ngọc cho biết, trong nhiều năm gần đây chị phải dùng rất nhiều cách để chống biến tướng tiền lì xì. Theo chị, con trẻ nhìn nhận tiền lì xì như thế nào, hầu hết do chính người lớn mà ra. Vì vậy, trước hết bố mẹ cần sửa mình chứ không chỉ điều chỉnh con.
Con trẻ sẽ hiểu về giá trị, cách ứng xử với tiền lì xì thông qua người lớn.
Chị Ngọc kể, nhiều năm nay chị không mừng lì xì bằng tiền cho trẻ nhỏ. Chị chuyển qua lì xì bằng những cuốn sách nhỏ nhỏ, xinh xinh theo từng nhóm tuổi, có khi chị mừng sô cô la. Việc lì xì bằng hiện vật giúp chị thoải mái hơn rất nhiều dù có trẻ thích, có trẻ không.
"Tôi chọn cách này vì phù hợp với điều kiện tài chính của mình hơn. Ngoài ra, khi mình lì xì trẻ với tâm thế thoải mái như vậy, con mình nhận lì xì bao nhiêu mình cũng rất nhẹ nhàng, không phải so đo mình mừng hết bao nhiêu, con mình nhận được bao nhiêu", chị Ngọc thẳng thắn.
Thầy Trọng là một giáo viên cho biết, ngoài lì xì bằng tiền, thầy còn hay lì xì bằng những tấm thiệp, tự tay mình ghi những lời chúc, lời nhắn nhủ đến con cháu, học trò... Nhờ vậy nhiều đứa trẻ, học trò có thể nhận được lì xì, chúc mừng hơn.
Việc chúc mừng bằng thiệp, bằng sách... có thể ít nhiều giảm áp lực về tiền bạc nhưng lại đòi hỏi không ít công sức, tâm huyết của người tặng.
Nhiều năm liền nghe không ít tiếng ra vào về tiền mừng tuổi cho trẻ nhưng chị Uyên vẫn giữ vững lập trường, không để đánh giá người khác chi phối, làm mình phải nặng nề chuyện tiền lì xì này nọ. Chị đã thấy không ít người khổ sở vì tiền lì xì, mừng ít thì sợ bị chê, bỏ nhiều thì quá sức, đồng tiền lộc thành áp lực không đáng có.
Chị tự nhắc nhở mình, tiền lì xì là tiền lộc, với trẻ nhỏ, chị lì xì không quá 50.000 đồng, có khi chị mừng 10.000 đồng. Với người thân, bạn bè cần giúp đỡ, hỗ trợ chị đưa trực tiếp cho bố mẹ, không thông qua tiền lì xì của con trẻ. Chị kể trường hợp, có cô em họ ở quê nuôi con nhỏ, điều kiện khó khăn nên tết năm nào về quê chị thường gửi ít tiền. Chị lì xì cháu nhỏ 50.000 đồng và gửi 2 triệu cho mẹ cháu để lo thêm sách vở, sữa cho cháu.
Học sinh tiển học ở TPHCM tìm hiểu về ý nghĩa của lì xì
Chị Uyên cũng kể, trước đây chị từng thấy con tỏ thái độ khi mở bao lì xì thấy tiền mệnh giá nhỏ, "chê" người lì xì ki bo. Chị lúc đó cũng trao đối với con, mắng con nhưng không ăn thua. Sau đó, chị có chiêu rất độc để giúp cháu thoát được tâm lý so đo tiền lì xì. Tết năm nay, chị thống nhất với con, các bao lì xì được mừng sẽ không mở ngay khi được mừng mà bỏ chung vào một cái hộp. Cuối ngày hoặc vài ba hôm, mấy mẹ con cùng ngồi mở bao lì xì.
"Mình vừa thể hiện sự tôn trọng người mừng và như vậy, tôi và các con đều không biết người này mừng bao nhiêu, người kia mừng bao nhiêu. Rất nhẹ người", chị bộc bạch.
Theo chị Uyên, người lớn không nên quá lo lắng con trẻ ứng xử thế nào với tiền lì xì mà trước hết chính mình phải ứng xử như thế nào. Người lớn tạo ra tiền lì xì, nếu họ so đo, cân nhắc, tính toán thì không thể đòi hỏi con trẻ phải hiểu, phải trân trọng tiền lì xì.
Chuyên gia tâm lý Vũ Cẩm Vân chia sẻ, thái độ của con đối với tiền mừng tuổi và cách con sử dụng chúng có hợp lý hay không phụ thuộc rất lớn vào cách ứng xử của bố mẹ. Bố mẹ giúp con hiểu được ý nghĩa của tiền mừng tuổi thì cha mẹ sẽ càng dễ dàng thuyết phục đứa trẻ cư xử đúng với với tiền lì xì và sử dụng số tiền này một cách có ích.
tg Hoài Nam
Sư tầm NTB
- Những bí mật của giáo dục phổ thông ở Nga.
- Phương pháp học thông qua khám phá của nhà tâm lý học người Mỹ
- Bảy cách xây dựng thói quen làm bài tập về nhà tốt cho con
- Những điều lạ lùng ở nền giáo dục Thái Lan
- 4 yếu tố giúp nền giáo dục Singapore đứng đầu châu Á
- 10 điều ở nền giáo dục Nhật Bản khiến thế giới ghen tị
- Hết lớp 9: Chọn trung cấp để sớm có nghề ổn định hay học THPT?
- 5 nghề phù hợp với ngành phát triển sản phẩm công nghệ thông tin
- Thành tích "siêu đỉnh" của thần đồng Đỗ Nhật Nam trên đất Mỹ
- Trao yêu thương sẽ nhận về hạnh phúc
- 15 trường đại học có số nguyện vọng đăng ký xét tuyển cao nhất
- Học sinh phổ thông được tự chọn môn học là đột phá lớn
- Học phí "siêu khủng" trăm triệu đồng mỗi năm của những trường Hà thành
- Cẩn thận với đòn roi trong giáo dục
- “Tôi từng đánh con hư nên tôi hiểu không cô giáo nào thích đánh trẻ”
- Thầy Tùng Lâm nêu 5 giải pháp để thực hiện dân chủ trong trường học hiện nay
- Mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam “kéo” con khỏi nỗi sợ Toán ra sao?
- Bài học làm cha mẹ tuyệt vời qua chuyện Đỗ Nhật Nam
- Thầy giáo Nguyễn Ngọc Hạ: Người neo chữ ở Trường Sa
- Tâm sự đời và nghề của tân phó giáo sư tuổi 8X