Tin từ đơn vị khác
Rồi bạn dần thấy những câu chuyện tương tự như thế mỗi ngày mỗi nhiều thêm. Bạn tự hỏi, có phải là trào lưu hay không? Một thế hệ trẻ khước từ cơ hội có được vị thế xã hội với các chức danh công việc nhiều người mong muốn, một thế hệ trẻ từ bỏ việc làm và thu nhập ổn định.
Và bạn lại tự hỏi: là xã hội thị thành ngoài kia quá khắc nghiệt bon chen nên người trẻ hôm nay có thái độ hoang mang, rụt rè rồi chấp nhận đành lùi bước trước những gian nan?
Không hẳn thế, nếu chúng ta nhìn đúng góc độ của vấn đề. Là họ đang dấn thân, họ trở về với những điều giản dị thường hằng, nhưng lại thật khó để ngay lập tức chúng ta có thể nắm bắt, để trân trọng và để yêu thương.
Họ gọi đó là vượt thoát khỏi những giới hạn, vượt thoát khỏi những mặc định của xã hội qua bao đời: tốt nghiệp đại học là phải có việc làm ổn định, là phải có vai vế trong xã hội; tốt nghiệp đại học là phải ở lại thành phố phồn hoa, là từng bước rời xa làng quê vốn dĩ nhiều cơ cực nắng gió phơi sương.
Bên mảnh vườn, người trẻ hàng ngày nâng niu từng ngọn rau từng cây lá. Bên mảnh vườn, người trẻ chăm sóc từng giống loài bằng tình yêu và phương thức thuận tự nhiên không chất hóa học độc hại, để thấy rằng đâu đó giữa xô bồ ngoài kia, người ta vẫn phải đang hằng giờ phải sống chung với thực phẩm bẩn, vật dụng bẩn vì lối kinh doanh chỉ chạy theo lợi nhuận, bất chấp tác hại đến người sử dụng.
Nền nông nghiệp xanh, sạch đang thành hình từ những người trẻ có tri thức từ nhiều lĩnh vực, có trí tuệ sáng tạo được tích cóp từ quá trình học tập nơi giảng đường và hơn hết, có sự thấu hiểu về vị thế của con người giữa tự nhiên môi trường. Họ áp dụng những kiến thức khoa học trong tính nhân văn của nó. Họ chối từ những mặt trái của sự phát triển bởi những tác hại khôn lường cho thế hệ mai sau.
Kinh tế nông nghiệp đang từng bước khởi sắc không chỉ trên những con số về doanh thu mà còn thể hiện ở chất lượng, trong đó có sự góp sức không nhỏ từ những câu chuyện trở về làng của người trẻ. Ứng xử thân thiện với mẹ thiên nhiên, tìm nguồn vui trong cuộc dấn thân với những điều giản dị, những người trẻ về làng đang góp thêm sắc xanh để bừng lên những gam màu tươi sáng cho cuộc đời.
Trần Xuân Tiến
(Trường Đại học Văn Hiến)
- Thí sinh Việt Nam giải được bài thực hành khó tại Olympic Vật lý châu Á
- Olympic Vật lý châu Á 2018: Việt Nam thắng lớn với 4 HCV, xếp thứ 3 toàn đoàn
- Cô giáo trăn trở: Phạt tiền học sinh, nên hay không?
- Chuyện cổ tích về tình bạn đẹp đầy cảm động của học trò xứ Thanh
- Ôn thi lớp 10 chuyên: “Con mệt mỏi lắm rồi mẹ ơi”
- Trải nghiệm thực tế lớp học mô phỏng New Zealand tại Việt Nam Chia sẻ
- Hà Nội cho phép 'kiểm tra năng lực' học sinh khi tuyển sinh lớp 6
- Bốn giai đoạn dạy con theo kinh nghiệm của người Tây Tạng
- Giáo viên cũng cần học môn Đạo đức!
- Hà Nội tuyển sinh lớp 10 bằng bài thi tổ hợp: Nặng nề, không hiệu quả
- Cho học sinh nghỉ Tết thêm hai ngày, Ban giám hiệu bị khiển trách
- Không có máy tính, thầy giáo châu Phi dạy Microsoft Word trên bảng đen
- Những dấu hiệu của một hệ thống giáo dục tốt
- Những thay đổi của môn văn ở chương trình phổ thông mới
- Những thay đổi của môn Toán ở chương trình phổ thông mới
- Chương trình Địa lý và Lịch sử mới: Yêu cầu cao về dạy học tích hợp
- Chương trình môn học phổ thông: Những thông tin mới nhất
- Môn Toán: Sẽ giảm nhẹ yêu cầu về giải bài tập, bỏ các bài mẹo và lắt léo
- Lần đầu tiên chương trình môn Âm nhạc sẽ được dạy ở cấp THPT
- Tin học sẽ là môn "bắt buộc, có phân hoá"