Tin từ đơn vị khác
“Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, con cá đó sẽ dành cả cuộc đời còn lại để tin rằng nó là một đứa ngu đần” (Albert Einstein).
Thực tế, các phụ huynh bận rộn dễ cảm thấy thất vọng vì nghĩ, con chưa cố gắng hết sức, chưa thể đạt thành tích tốt ở trường, lớp.
Hiểu con để yêu thương và có chiến lược đồng hành phù hợp nhất.
Tuy nhiên, theo ông Trương Minh Châu, Giám đốc Đào tạo iSMARTEducation, kết quả học tập và sự chủ động của trẻ phụ thuộc nhiều vào việc trẻ có học theo phong cách học tự nhiên của mình hay không.
Hạt sồi trong chậu cảnh
Theo ông Châu, “hãy khoan đánh giá con kém thông minh hay chậm hiểu chỉ vì con có chỉ số IQ thấp hay làm Toán dở. Có những trẻ giỏi giao tiếp nhưng cũng có trẻ nhạy bén trong tư duy logic, có trẻ thiên về ngôn ngữ và cũng có thể giỏi về nghệ thuật. Học thuyết đa trí thông minh bộc lộ những cơ hội để chúng ta không phạm sai lầm ươm hạt sồi vào trong một chiếc chậu cảnh”.
Thay vào đó, cần xác định đúng phong cách học tập của trẻ để khơi dậy khả năng tiềm tàng của mình. Mô hình Gregorc xác định 4 phong cách học tập chính ở mỗi trẻ dựa trên cách “NHẬN THỨC” và “SẮP XẾP” thông tin.
Theo đó, về NHẬN THỨC – tức là cách chúng ta tiếp nhận thông tin, thường theo hai cách: cụ thể và trừu tượng. Đối với kiểu “cụ thể”, trẻ thường tiếp nhận thông tin trực tiếp qua năm giác quan. Trong khi trẻ ưa thích kiểu “trừu tượng” thường hình dung, tưởng tượng, dùng trực giác, lý luận để đi tìm những ý nghĩa tiềm ẩn, thích liên kết những ý tưởng hay định nghĩa lại với nhau.
Mỗi một đứa trẻ có một mối quan tâm, cách tiếp cận, ghi nhớ, tiếp thu và vận dụng kiến thức khác nhau.
Về SẮP XẾP – hay cách chúng ta sử dụng thông tin, thường theo hai cách: trình tự và ngẫu nhiên. Trẻ lên kế hoạch và tuân thủ chặt chẽ, làm theo từng bước được xem là có phong cách “trình tự”. Còn những trẻ thường xuyên bỏ qua các bước trong tiến trình làm việc, bắt đầu từ giai đoạn giữa hay thậm chí bắt đầu từ giai đoạn cuối và đảo ngược hoàn toàn quy trình lại có phong cách “ngẫu nhiên”. Đối với trẻ ưa thích phong cách này, tính ngẫu hứng trong công việc và học tập rất quan trọng.
Kết hợp 4 khái niệm trên, chúng ta có bốn sự kết hợp của các khả năng nhận thức mà trong đó, mỗi cá nhân có một phong cách chủ đạo hoặc pha trộn nhiều phong cách khác nhau. Từ đó, cha mẹ có thể tìm ra một môi trường học tập, cách thức học và luyện tập phù hợp nhất với con.
Lớp học đa phương thức
“Có phụ huynh nào vẫn luôn khổ sở khi tìm cách bắt con làm bài tập về nhà? Có thầy cô nào không cảm thấy khó khăn khi có những học sinh không bao giờ tập trung vào việc học được quá năm phút?”, ông Châu chia sẻ. “Nhưng điều đó là lẽ thường – khi mà thầy cô và cha mẹ chưa tạo ra được môi trường học tập lý tưởng, phù hợp nhất cho học trò”.
Cá nhân hóa cách học của mỗi học sinh trong một lớp lớn là bài toán phức tạp.
Ông Châu cho rằng phong cách học ảnh hưởng đến cách con nghe, thông tin con chú ý và quyết định những gì con nhớ và vận dụng.
Nếu trẻ ghi nhớ thông tin bằng thính giác, hãy để con đọc to bài học, hoặc tạo giai điệu như vè, thơ, phổ nhạc… Nếu trẻ ghi nhớ bằng thị giác, chúng ta cũng có rất nhiều cách như vẽ sơ đồ tư duy, xem phim minh họa, khuyến khích con ghi chép, đánh dấu… Còn nếu trẻ ghi nhớ bằng vận động, hãy khuyến khích con nghỉ giải lao thường xuyên và đồng thời kể những câu chuyện nhiều tình tiết hành động…
Trẻ nên tham gia các lớp học được thiết kế đa phương thức – khơi dậy những năng lực tiềm tàng trong con thay vì độc nhất một cách dạy rập khuôn máy móc. Ví dụ như trong lớp học tiếng Anh, thay vì sử dụng bảng đen phấn trắng, bài giảng được “số hóa” thành clip tình huống hay các câu đố, trò chơi và âm thanh sống động sẽ lôi cuốn sự chăm của của cả học sinh thiên hướng “học thị giác” và “thính giác”. Trong khi đó, lồng ghép kiến thức trong các ca khúc tiếng Anh, tổ chức hoạt động nhóm và di chuyển thể chất lại giúp các bạn học sinh thiên hướng học “vận động” tập trung và ghi nhớ thông tin nhiều hơn.
“Trẻ cũng cần được học cách thích nghi với nhiều phong cách học khác nhau trong bối cảnh thế giới đa dạng và đang đổi thay liên tục. Hãy tạo động lực để con muốn học cách hòa hợp, thích nghi với các phong cách học khác”.
- Đề Văn viết về cha mẹ khiến học trò Sài Gòn bật khóc
- Đề xuất nhiều giải pháp chặn gian lận trong thi THPT quốc gia
- Thí sinh cận thị không được xét tuyển vào Học viện Tòa án
- 9 chỉ tiêu của chương trình sữa học đường
- Bộ trưởng Giáo dục: 'Mục tiêu của kỳ thi THPT quốc gia 2019 là xét tốt nghiệp'
- Bài toán đếm tam giác vuông của học sinh lớp 6
- Những cách giúp trẻ hứng thú với tiếng Anh
- Bộ Giáo dục không cấm học sinh viết vào sách giáo khoa
- Thêm phương pháp học tập và tư duy mới cho học sinh
- Hiệu trưởng trường THCS Mai Đình thông báo về việc tuyển sinh các lớp chất lượng cao tại THCS Thị Trấn.
- Công văn tuyển sinh vào lớp chất lượng cao trường THCS Thị Trấn.
- Thiêng liêng hai tiếng “Thầy ơi” Chia sẻ
- Học trò xử lý tình huống “cô giáo phạt trò quỳ” trong vai giáo viên
- Có nên "ép" con trẻ học nhiều môn năng khiếu cùng lúc?
- Học sinh trường THCS Mai Đình quét dọn, vệ sinh nghĩa trang liệt sỹ nhân dịp xuân mới.
- Các loại chứng chỉ Anh văn quốc tế cho học sinh tiểu học
- Giáo sư Hoàng Chí Bảo nói chuyện chuyên đề Bác Hồ và những bài học triết lý nhân sinh tại Trường THCS Mai Đình, Hiệp Hòa
- Học Sinh THCS Mai Đình Dự Thi Tài Năng Tiếng Anh Cấp Huyện.
- Những vấn đề giáo dục được người Việt quan tâm và tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2017
- LỜI CÁM ƠN!