Tin từ đơn vị khác
Đó là quan điểm của thầy Trần Mạnh Tùng - giáo viên Toán, Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội).
Học sinh "tối tăm mặt mũi"
Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam vẫn nặng về ứng thí, học để thi. Bởi thế, khi Hà Nội áp dụng phương án mới, thầy và trò sẽ học theo hướng luyện thi, mất tính tự nhiên vốn có. Nhiều nhà trường, nhiều thầy cô sẽ gia tăng áp lực lên học trò.
Học sinh THCS, nhất là học sinh lớp 9, đang thi 2 môn Văn, Toán nhưng theo quan sát của tôi, các em đã "tối tăm mặt mũi". Với phương án mới, các em lúc nào cũng phải sẵn sàng cho 9 môn (Văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lí, Hóa học và Sinh học). Hơn nữa, phương án tổ hợp chỉ được công bố cuối tháng 3 nên rất bị động cho thầy trò.
Thầy Trần Mạnh Tùng (GV Toán, Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) - tác giả bài viết.
Vất vả nhưng không hiệu quả
Như trên tôi đã nói, áp lực chủ yếu do nhà trường, do giáo viên tạo ra. Phần lớn học sinh đều có tâm lí chờ đợi đến khi công bố mới học thật sự. Trước kia, thi tốt nghiệp THPT nhiều năm đã áp dụng cách này (công bố 1 môn vào cuối tháng 3, đầu tháng 4), thời gian trước khi công bố, tôi hầu như không thấy học sinh có sự chuẩn bị gì.
Với một bài thi 4 môn, trung bình mỗi môn thi góp 2,5 điểm. Số điểm cũng không nhiều để làm học sinh chú tâm hơn.
Tôi có tham khảo qua các đồng nghiệp ở Hải Phòng, các thầy cô cho biết, thi tổ hợp 7 môn quá áp lực và không hiệu quả nên vừa rồi Sở GD Hải Phòng đã điều chỉnh còn tổ hợp 2 môn, việc làm này nhận được sự hưởng ứng tích cực của các nhà trường, các em học sinh và của xã hội.
Với các đồng nghiệp ở Hưng Yên, nơi đang thi tổ hợp 6 môn. Kết quả bài tổ hợp cũng rất thấp, với khoảng 70% điểm dưới trung bình, các thầy cô cũng không thấy các em chăm học hơn khi thi thêm bài tổ hợp.
Thầy Trần Mạnh Tùng: "Việc thi như phương án trên là ép các em học để thi tất cả 9 môn. Việc làm này là phản khoa học, đi ngược lại với xu hướng tiếp cận năng lực người học" (Ảnh minh họa)
Nhiều nơi hiểu sai về giáo dục toàn diện
Giáo dục toàn diện không phải là cái gì học sinh cũng giỏi, cái gì cũng biết. Người lớn chúng ta có làm được đâu.
Giáo dục toàn diện, hiểu theo nghĩa tích cực, tiến bộ là giáo dục phù hợp: Tức là giáo dục hướng đến sự phát triển phù hợp, hài hòa của từng đối tượng học sinh. Học sinh được phát huy tối đa thế mạnh, sở thích của mình. Giáo dục như thế mới khai phóng được người học, tìm ra và đào tạo được người tài, đáp ứng được nhu cầu của người học và của cuộc sống.
Đi ngược xu hướng tiếp cận năng lực
Với triết lý giáo dục “lấy việc hình thành năng lực người học làm trung tâm, làm mục tiêu đào tạo thay cho truyền thụ kiến thức”, ngày 4/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Như vậy, đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục chính là chuyển giáo dục sang hướng tiếp cận năng lực cá nhân học sinh. Mỗi em có những điểm mạnh, yếu khác nhau, không thể đánh đồng hết được.
Việc thi như phương án trên là ép các em học để thi tất cả 9 môn. Việc làm này là phản khoa học, đi ngược lại với xu hướng tiếp cận năng lực người học.
Mong Sở GD-ĐT Hà Nội cân nhắc được hơn, tham khảo ý kiến các tỉnh bạn để có phương án thi phù hợp. Theo ý kiến cá nhân tôi, chỉ nên thi bắt buộc 3 môn: Toán, Văn và Ngoại ngữ.
Trần Mạnh Tùng
- Thí sinh Việt Nam giải được bài thực hành khó tại Olympic Vật lý châu Á
- Olympic Vật lý châu Á 2018: Việt Nam thắng lớn với 4 HCV, xếp thứ 3 toàn đoàn
- Cô giáo trăn trở: Phạt tiền học sinh, nên hay không?
- Chuyện cổ tích về tình bạn đẹp đầy cảm động của học trò xứ Thanh
- Ôn thi lớp 10 chuyên: “Con mệt mỏi lắm rồi mẹ ơi”
- Trải nghiệm thực tế lớp học mô phỏng New Zealand tại Việt Nam Chia sẻ
- Hà Nội cho phép 'kiểm tra năng lực' học sinh khi tuyển sinh lớp 6
- Bốn giai đoạn dạy con theo kinh nghiệm của người Tây Tạng
- Khi người trẻ về làng
- Giáo viên cũng cần học môn Đạo đức!
- Cho học sinh nghỉ Tết thêm hai ngày, Ban giám hiệu bị khiển trách
- Không có máy tính, thầy giáo châu Phi dạy Microsoft Word trên bảng đen
- Những dấu hiệu của một hệ thống giáo dục tốt
- Những thay đổi của môn văn ở chương trình phổ thông mới
- Những thay đổi của môn Toán ở chương trình phổ thông mới
- Chương trình Địa lý và Lịch sử mới: Yêu cầu cao về dạy học tích hợp
- Chương trình môn học phổ thông: Những thông tin mới nhất
- Môn Toán: Sẽ giảm nhẹ yêu cầu về giải bài tập, bỏ các bài mẹo và lắt léo
- Lần đầu tiên chương trình môn Âm nhạc sẽ được dạy ở cấp THPT
- Tin học sẽ là môn "bắt buộc, có phân hoá"