Tin từ đơn vị khác
Trao yêu thương sẽ nhận về hạnh phúc
Người ta thường bảo bây giờ học trò vô tâm và không còn tình cảm như xưa. Thế nhưng tôi luôn nghĩ, học trò thời nào cũng thế, ta cứ trao yêu thương sẽ nhận về hạnh phúc. Sở dĩ con tôi quý cô chủ nhiệm cũng bởi con cảm nhận được sự chân thành nơi cô…
Đầu năm khi họp phụ huynh, tôi được biết thầy chủ nhiệm lớp con còn rất trẻ. Thầy nhiệt tình và chiều các con vô cùng. Cả lớp ai cũng thích thầy dạy. Rồi đột nhiên thầy bị té xe và phải nhập viện điều trị. Giữa lúc ấy, nhà trường đã phân công một cô giáo xuống làm chủ nhiệm.
(Ảnh minh họa 1)
Lúc đầu cả lớp con tỏ vẻ buồn bã vì cô chủ nhiệm khó tính. Ngày nào đi học về con cũng than thở với mẹ. Nào là cô con nghiêm khắc quá. Rồi cô hay uốn nắn lời ăn tiếng nói của cả lớp. Lúc nào cô cũng nhắc nhở các em phải chăm ngoan để cha mẹ vui lòng. Trong giờ học cô không cho các bạn nói chuyện riêng bao giờ. Nếu bạn nào vi phạm cô sẽ gọi điện tới trao đổi cùng phụ huynh ngay. Cả lớp ai cũng sợ cô chủ nhiệm mới.
(Ảnh minh họa 2)
Ngày tháng dần trôi, con trai tôi bất ngờ lại hay khen cô. Nào là cô giảng bài rất dễ hiểu. Cô thường tuyên dương những bạn chăm ngoan bằng những phần quà nho nhỏ. Cô hay giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Bạn nào bệnh cô cũng tới tận nhà hỏi thăm. Có lần con còn hào hứng khoe mẹ vì được cô khen học giỏi. Nói chung con bắt đầu quý cô giáo chủ nhiệm của mình.
(Ảnh minh họa 3)
Từ ngày ấy, con trai tôi ngoan hẳn ra. Cứ đi học về là con lại giúp mẹ việc nhà. Buổi tối con tự động vào học mà không cần mẹ nhắc nhở. Có hôm con rất buồn vì bữa nay không thuộc bài. Con bảo nhìn cô giáo buồn không phạt mà thấy có lỗi với cô. Tôi thật sự vui mừng vì con được cô chủ nhiệm.
Sáng nay con trai tôi rất vui vẻ và hào hứng xin mẹ tiền để mua hoa tặng cô giáo. Cả lớp con hẹn nhau tới nhà cô chủ nhiệm để chia tay cô về hưu. Nhìn các con nhiệt tình, tôi mừng vô cùng. Khi tôi ngỏ ý chở con tới nhà cô thì con nhất định không chịu. Con chỉ muốn cùng bạn bè trong lớp vui vẻ bên cô mà thôi.
Quá trưa thì con đạp xe về với khuôn mặt buồn hiu. Khi tôi hỏi thăm buổi chia tay ấy thì con òa khóc nức nở. Con gục đầu vào vai mẹ mà nước mắt chảy tràn. Con ao ước cô đừng về hưu và mong được cô dạy mãi thôi. Nghe con nói mà tôi xúc động vô cùng.
Khi con bình tĩnh, tôi mới tâm sự vài lời với con rằng cô đã cống hiến cả cuộc đời cho ngành giáo dục rồi. Bây giờ là lúc cô cần được nghỉ ngơi. Các con thương cô thì cố gắng học cho tốt. Thỉnh thoảng các con ghé thăm cô là cô vui lắm rồi.
Sau khi nghe mẹ tâm sự, con tôi bắt đầu hiểu ra và hứa với mẹ sẽ học tốt để cho cô vui lòng. Nhìn con buồn bã, tôi hiểu cô đã để lại trong con ấn tượng sâu đậm thế nào. Phải là người hết lòng vì các em mới được học trò yêu quý như thế.
Là một người cùng ngành nên tôi rất hiểu cô. Không phải ngẫu nhiên mà trò nhớ cô nhiều như vậy. Các em vốn rất nhạy cảm. Khi cô trao đi tình thương yêu sẽ khiến các em cảm động mà nhớ mãi. Người ta thường bảo bây giờ học trò vô tâm và không còn tình cảm như xưa. Nhiều em không còn sự kính trọng thầy cô. Thế nhưng tôi luôn nghĩ, học trò thời nào cũng thế, ta cứ trao yêu thương sẽ nhận về hạnh phúc. Cứ gieo những nhân lành ắt sẽ gặt những trái ngọt. Sở dĩ con tôi quý cô cũng bởi con cảm nhận được sự chân thành nơi cô. Cô đã hết lòng vì học sinh thân yêu.
Buổi chia tay cô giáo của con cứ khiến tôi suy nghĩ mãi. Nhiều khi trong giảng dạy, gặp những học trò ngỗ nghịch một chút tôi lại cảm thấy chán nản. Đã không ít lần tôi nản chí trước các em. Chính hình ảnh cô giáo của con đã tiếp sức cho tôi vững tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Cám ơn cô giáo của con.
Sưu tầm: NVT
- Những bí mật của giáo dục phổ thông ở Nga.
- Phương pháp học thông qua khám phá của nhà tâm lý học người Mỹ
- Bảy cách xây dựng thói quen làm bài tập về nhà tốt cho con
- Những điều lạ lùng ở nền giáo dục Thái Lan
- 4 yếu tố giúp nền giáo dục Singapore đứng đầu châu Á
- 10 điều ở nền giáo dục Nhật Bản khiến thế giới ghen tị
- Hết lớp 9: Chọn trung cấp để sớm có nghề ổn định hay học THPT?
- 5 nghề phù hợp với ngành phát triển sản phẩm công nghệ thông tin
- Thành tích "siêu đỉnh" của thần đồng Đỗ Nhật Nam trên đất Mỹ
- Con trẻ chê tiền lì xì: Do ai?
- 15 trường đại học có số nguyện vọng đăng ký xét tuyển cao nhất
- Học sinh phổ thông được tự chọn môn học là đột phá lớn
- Học phí "siêu khủng" trăm triệu đồng mỗi năm của những trường Hà thành
- Cẩn thận với đòn roi trong giáo dục
- “Tôi từng đánh con hư nên tôi hiểu không cô giáo nào thích đánh trẻ”
- Thầy Tùng Lâm nêu 5 giải pháp để thực hiện dân chủ trong trường học hiện nay
- Mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam “kéo” con khỏi nỗi sợ Toán ra sao?
- Bài học làm cha mẹ tuyệt vời qua chuyện Đỗ Nhật Nam
- Thầy giáo Nguyễn Ngọc Hạ: Người neo chữ ở Trường Sa
- Tâm sự đời và nghề của tân phó giáo sư tuổi 8X