Tin từ đơn vị khác
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ
Đánh giá hoạt động thu thập thông tin, phân tích và so sánh với mục tiêu chương trình nhằm định hướng, điều chỉnh chương trình chăm sóc – giáo dục (CS – GD) trẻ. Hoạt động đánh giá có thể do giáo viên tiến hành để tổ chức và điều chỉnh hoạt động chăm sóc – giáo dục cho phù hợp với trẻ. Hoạt động đánh giá còn có thể do các cấp quản lí giáo dục (Bộ, Sở Giáo dục và đạo tạo ; các Phòng Giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường mầm non. Vì vậy, căn cứ vào đối tượng tham gia đánh giá (giáo viên hay cán bộ quản lí giáo dục), việc đánh giá ở mẫu giáo có thể chia làm hai loại :
- Đánh giá trẻ trong quá trình CS – GD.
- Đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ.
A – ĐÁNH GIÁ TRẺ TRONG QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC – GIÁO DỤC
I – MỤC ĐỊCH
- Xác định nhu cầu, hứng thú và khả năng của từng trẻ để giáo viên có thể lựa chọn những tác động CS – GD thích hợp.
- Nhận biết những điểm nạnh, điểm yếu trong quá trình giáo dục để điều chỉnh việc tổ chức hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với trẻ.
II – NỘI DUNG
Giáo viên đánh giá trẻ trong quá trình CS – Gia đình có thể chia thành 2 loại :
1. Đánh giá trẻ trong các hoạt động hàng ngày
- Giáo viên tiến hành đánh giá trẻ hằng ngày trong quá trình CS – GD. Những hoạt động trong ngày của trẻ mẫu giáo lớn bao gồm : hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động.
- Hằng ngày, thông qua những hoạt động trên, giáo viên chú ý phát hiện ra những trẻ có các biểu hiện tích cực hoặc tiêu (có khả năng xếp hình hay vẽ rất tốt hoặc tỏ ra mệt mỏi, chán ăn, …) trong nhóm. lớp để có những tác động CS – GD thích hợp với các trẻ đó (hoặc trao đổi với phụ huynh để có sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ). Đồng thời, qua những thể hiện của trẻ, giáo viên có thể nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình CS – GD của mình để từ đó điều chỉnh việc tổ chức, việc CS – GD trẻ cho phù hợp hơn.
- Các nội dung cần đánh giá :
+ Những biểu hiện về tình trạng sức khỏe của trẻ.
+ Cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động.
+ Những kiến thức và kĩ năng của trẻ.
- Dựa trên kết quả đánh giá nhanh hằng ngày, giáo viên cần xác định :
+ Những trẻ cần lưu ý đặc biệt và các biện pháp CS – GD trẻ và những thay đổi phù hợp trong những ngày sau.
- Mỗi nhóm/ lớp cần lập Hồ sơ cá nhân cho từng trẻ để theo dõi sự tiến bộ của các trẻ trong lờp (xem cách làm ở phần 3 – phương pháp).
2. Đánh giá việc thực hiện chủ đề
Việc đánh giá này giúp giáo viên nhìn nhận lại những việc mình và lớp mình đã được và chưa làm được trong chủ đề ; từ đó, cải tiến hoặc điều chỉnh các hoạt động tiếp theo, xây dựng kế hoạch của chủ đề sau được tốt hơn.
Giáo viên sử dụng phiếu Đánh giá việc thực hiện chủ đề để đánh giá những vấn đề đã làm được và chưa làm được trong chủ đề sau :
- Mục đích.
- Nội dung.
- Tổ chức hoạt động.
- Những vấn đề khác như : tình trạng sức khỏe của các trẻ trong lớp, tổ chức môi trường giáo dục, tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, …
Từ dó, giáo viên lưu ý để có thể triển khai các chủ đề khác được tốt hơn.
Dưới đây là mẫu phiếu đánh giá việc thực hiện chủ đề (đã được chỉnh sửa sau những góp ý của các tỉnh năm học 2006 – 2007) :
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Trường : ……………………………………………………………….. Lớp : …………………………………………. Chủ đề : ……………………………………………………………………………………………………………………… Thời gian : ………. tuần. Từ ngày ………. tháng …… đến ngày ……… tháng ………..
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Về mục tiêu của chủ đề 1.1. Các mục tiêu đã thể hiện tốt …………………………………………………………………………………………………………...…………………………………………………………………………………………………………… 1.3. Những trẻ chưa đạt được các mục tiêu và lí do - Với mục tiêu 1 : …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… - Với mục tiêu 2 : …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… - Với mục tiêu 3 : …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… - Với mục tiêu 4 : …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… - Với mục tiêu 5 : …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… 2. Về nội dung của chủ đề. 2.1. Các nội dung đã thực hiện tốt. …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… 2.2 Các nội dung chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp và lí doảnh hưởng …………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………2.3. Các kĩ năng mà trên 30% trẻ trong lớp chưa đạt được và lí do …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… 3. Về tổ chức các hoạt động của chủ đề 3.1 Về hoạt động có chủ đích - Các giờ học có chủ đích được trẻ tham gia tích cực, hứng thú và tỏ ra phù hợp với khả năng của trẻ : …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… - Những giờ học có chủ đích mà nhiều trẻ tõ ra không hứng thú, tích cực tham gia và lí do : …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… 3.2 Về việc tổ chức chơi trong lớp - Số lượng các góc chơi : …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… - Những lưu ý tổ chức chơi trong lớp được tốt hơn (về tính hợp lí của việc bố trí không gian, diện tích ; việc khuyến khích sự giao tiếp giữa các trẻ/ nhóm chơi ; việc khuyến khích trẻ rèn luyện các kĩ năng v.v…): …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… 3.3 Về việc tổ chức trong lớp - Số lượng các góc chơi : …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… - Những lưu ý để việc tổ chức chơi trong lớp được hơn (về tính hợp lí của việc bố trí không gian, diện tích ; việc khuyến khích sự giao tiếp giữa các trẻ/ nhóm chơi ; việc khuyến khích trẻ rèn luyện các kĩ năng v.v…): …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… 4. Những vấn đề khác cần lưu ý …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… 4.1. Về sức khỏd của trẻ (ghi tên những trẻ nghỉ nhiều hoặc có vấn đề về ăn uống, vệ sinh v.v…) …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… 4.2. Những vần đề trong việc chuẩn bị phương tiện, học liệu, đồ chơi, lao động trực nhật và lao động tự phục vụ của trẻ. …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… 5. Một số lưu ý quan trọng để việc phát triển khai chủ đề sau được tốt hơn …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………
|
3. Phương pháp
a) Quan sát
- Quan sát là phương pháp theo dõi một cách có kế hoạch, có hệ thống và phân tích những thông tin thu thập được.
- Để có số liệu quan sát khách quan và có ý nghĩa, giáo viên phải hiểu về các quy luật phát triển tâm sinh lí của trẻ và biết cách quan sát, ghi chép, phân tích những thông tin đã quan sát được. Ghi chép ngắn gọn các sự kiện quan sát được : hành động, lời nói, nét mặt, cử chỉ, biểu hiện cảm xúc, tình cảm, hoàn cảnh mà sự kiện diễn ra, lí do và những nhận xét có ích cho công tác CS – GD trẻ.
- Giáo viên quan sát các hoạt động hằng ngày và có thể ghi lại các sự kiện đặc biệt xảy ra thể hiện sự phát triển của trẻ để tìm ra các biện pháp giáo dục thích hợp.
b) Trò chuyện
- Trò chuyện là phương pháp sử dụng một hệ thống câu hỏi mục đích nhằm thu nhập các thông tin và tìm hiểu lí do, nguyên nhân của các sự kiện xảy ra.
- Phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá sự phát triển ngôn ngữ, tình cảm – xã hội và cảm xúc thẩm mĩ ở trẻ. Khi trò chuyện với trẻ, giáo viên cần xác định mục đích cụ thể, đặt câu hỏi phù hợp với mục đích, chuẩn bị các phương tiện đồ dùng (nếu cần). Chỉ nên trò chuyện khi trẻ vui vẻ, sẵn sàng tham gia vào cuộc nói chuyện và trong ngữ cảnh phù hợp với mục đích.
- Khi hỏi trẻ, cô cần tỏ ra ân cần, động viên, khuyến khích trẻ ; cho trẻ thời gian suy nghĩ để trả lời ; có thể đặt câu hỏi gợi ý để trẻ nói hoặc thực hiện theo yêu cầu của cô. Nếu trẻ không nói bằng lời hoặc không thể thể hiện bằng lời, trẻ có thể dùng động tác, cử chỉ để biểu đạt ý nghĩ của mình.
- Để có thêm thông tin về trẻ, giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh :
+ Khi trẻ mới đến lớp, giáo viên nên hỏi cha mẹ về những thói quen của trẻ ở gia đình (ăn ; ngủ ; trò chơi, đồ chơi trẻ yêu thích, …) để giúp cho trẻ chóng làm quen với lớp và không có xáo trộn nhiều trong sinh hoạt của trẻ.
+ Khi trẻ gặp khó khăn trong sinh hoạt ở lớp, giáo viên có thể trao đổi với cha mẹ để biết những thông tin cần thíết. Từ đó, giáo viên có thể phân tích cho cha mẹ về những biểu hiện của trẻ, nêu lí do và đưa ra những yêu cầu phối hợp CS – GD giữa gia đình và nhà trường.
c) phân tích sản phẩm của trẻ
- Dựa trên các sản phẩm hoạt động vật chất và tinh thần (vẽ, nặn, thủ công, …), giáo viên phân tích mức độ hình thành kiến thức, kĩ năng, năng khiếu hay biểu hiện một số triệu chứng bệnh tật trong lĩnh vực nào đó của trẻ.
- Điều quan trọng đối với trẻ mẫu giáo không chỉ là đánh giá kết quả mà còn là đánh giá quá trình tạo ra sản phẩm đó như thế nào (cùng có một kết quả như nhau, nhưng cách thức cũng như tốc độ làm của trẻ có thể khác nhau).
- Để đánh giá sản phẩm của trẻ, giáo viên cần xác định mục đích đánh giá ; lựa chọn sản phẩm phù hợp với mục đích đánh giá ; lựa chọn phương pháp thích hợp (cô đánh giá, trẻ tự đánh giá hay trẻ đánh giá sản phẩm của nhau) ; ghi lại kết quả phân tích, đánh giá vào phía sau sản phẩm của trẻ (tranh vẽ, tô màu, …) hoặc ghi vào sổ nhật kí. Do các sản phẩm được thu thập theo thời gian mà giáo viên hoặc cha mẹ có thể dựa trên cơ sở đó để nhận thấy sự phát triển của trẻ.
- Đầu năm học, việc đánh giá sản phẩm của trẻ chủ yếu là do giáo viên thực hiện. Giáo viên giúp trẻ đưa ra những nhận xét đơn giản về sản phẩm của mình hoặc của bạn. Theo cách này, trẻ học được cách trình bày nhận xét của mình, tự đánh giá mình và so sánh mình với các bạn xung quanh. Khi trẻ tự đánh giá sản phẩm của mình hay sản phẩm của bạn, giáo viên có thể đặt những câu hỏi gợi ý như sau : “Cháu thích bức tranh ở chỗ nào ?”, “Bạn tô màu như thế nào ?”, “Chỗ nào cháu thấy chưa đẹp ?”, “Muốn bức tranh đẹp hơn cháu làm như thế nào ?”.
- Đánh giá của cô giáo với trẻ nên thực hiện sau đánh giá của trẻ. Giáo viên giúp trẻ nhận ra những mặt tốt, chưa tốt và giúp trẻ hướng khắc phúc. Trẻ mẫu giáo thường đánh giá cao khả năng của mình, do đó cô giáo không nên đưa ra những nhận xét xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ.
- Giáo viên thu thập các sản phẩm của trẻ cùng với những nhận xét, đánh giá của giáo viên và lưu riêng thành hồ sơ cá nhân từng trẻ.
4. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của trẻ cuối 5 tuổi
a) Phát triển thể chất
- Cân nặng của trẻ nắm trong kênh A :
+ Trẻ trai : 16,0 – 26,6 kg
+ Trẻ gái : 15,0 – 26,2 kg
- Chiều cao của trẻ nằm trong kênh A :
+ Trẻ trai : 106,4 – 125,8 kg
+ Trẻ gái : 104,8 – 124,5 kg
- Phát triển vận động thô :
+ Trẻ biết chạy nhanh, chậm, đổi hướng theo hiệu lệnh.
+ Trẻ biết ném trúng đích.
- Vận động tinh :
+ Trẻ biết vẽ chữ theo mẫu.
+ Trẻ biết cắt rời các hình vẽ trên tranh.
b) Phát triển nhận thức
- Trẻ biết phân nhóm theo 2 hoặc nhiều hơn các đặc điểm cơ bản, gọi tên nhóm đã phân loại.
- Trẻ biết đếm và nhận biết số lượng đến 10, biết trật tự từ 1 đến 10 và hiểu khái niệm tương ứng 1 – 1.
- Hiểu nguyên nhân của các hiện tượng đơn giản xung quanh, biết đưa ra các phán đoán, suy luận, giải thích.
- Biết sử dụng các khái niệm về thời gian như : hôm nay, hôm qua, ngày mai, sáng, trưa, chiều, tối, …
- Trẻ biết sắp xếp các đối tượng theo quy tắc nhất định.
- Trẻ biết chơi đóng vai và phân biệt được giữa thật và tưởng tượng, giữa tình huống chơi.
c) Phát triển ngôn ngữ
- Nghe kể chuyện, đọc thơ không ngắt lời ; thể hiện cảm xúc trong khi nghe (gật đầu, thể hiện qua nét mặt, …) ; nghe đọc và kể lại được truyện.
- Trẻ biết kể chuyện theo tranh, kể lại chuyện xảy ra với bản thân và xung quanh một cách rõ ràng mạch lạc.
- Nhận ra một số kí hiệu và chữ cái quen thuộc và thích thú tạo ra các chữ viết và chữ số theo cách riêng của mình.
d) Tình cảm và quan hệ xã hội
- Thực hiện đến cùng công việc được giao.
- Có nền nếp, thói quen vệ sinh ngăn nắp, gọn gàng ; có thói quen tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày.
- Bước đầu biết chia sẻ xúc cảm và thể hiện sự quan tâm đến người khác.
- Có một số hành vi đạo đức trong sinh hoạt như : nói năng lễ phép, trung thực , biết kiềm chế khi cần thíết.
- Biết xử lí một số tình huống đơn giản xảy ra.
e) Nghệ thuật và thẩm mĩ
- Biết diễn đạt bằng ngôn ngữ những tưởng tượng của mình nhân vật, dáng điệu, giọng điệu, nhịp điệu.
- Biết tự nhận xét, đánh giá kết quả trong hoạt động tạo hình, âm nhạc.
5. Lập hồ sơ cá nhân trẻ
- Hồ sơ cá nhân là một dạng tư liệu để đánh giá về sự tiến bộ của trẻ một cách có căn cứ, - Hồ sơ các nhân trẻ bao gồm các sản phẩm do trẻ tự làm ra qua các hoạt động như viết, vẽ, xé, dán, … hoặc có thể cả những sản phẩm đó. Hồ sơ cá nhân của từng trẻ được giáo viên hoặc cha mẹ trẻ thu thập từ đầu cho đến cuối năm học nên sẽ là tư liệu rất tốt cho thấy sự tiến bộ của trẻ trong suốt năm học đó.
- Mỗi hồ sơ các nhân có thể được đựng trong một túi riêng (làm bằng bìa hay nilon) hoặc có thể kẹp thành từng kẹp để trong một hộp hay cặp tài liệu nhiều ngăn. Hồ sơ cá nhân nên được sắp xếp thành từng loại (loại bài viết, loại bài vẽ, loại bài xé, dán, …) và mỗi loại cũng nên được sắp xếp theo trình tự thời gian để dễ thấy sự tiến bộ của con em họ hay những điểm mạnh, điểm yếu của trẻ để gia đình cùng phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục trẻ.
- Sau khi đánh giá trẻ, giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh để có những nhận định chính xác hơn về những nhận xét của mình và để phối hợp với gia đình cùng phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục trẻ.
- Sau khi đánh giá trẻ, giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh để có những nhận định chính xác hơn về những nhận xét của mình và để phối hợp với gia đình trong việc CS – GD trẻ tiếp theo.
- Như vậy, mối nhóm/ lớp cần có những hồ sơ đánh giá sau :
+ Hồ sơ cá nhân từng trẻ.
+ Các phiếu đánh giá việc thực hiện chủ đề.
B – ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẺ
I – MỤC ĐÍCH
Các cán bộ quản lí (Ban giám hiệu, cán bộ Sở hoặc Phòng Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo) đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ của trường mẫu giáo và của giáo viên, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng CS – GD trẻ.
II – NỘI DUNG
Đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ gồm 4 vấn đề :
- Đánh giá sự phát triển của trẻ.
- Đánh giá hoạt động giáo dục của giáo viên.
- Đánh giá hoạt động quản lí trường.
- Đánh giá cơ sở vật chất của trường.
Để đánh giá được từng vấn đề trên, người đánh giá này phải dựa trên các tiêu chí đánh giá (là những yếu tố cơ bản nhất cần đánh giá). Giáo viên cần thực hiện, đánh giá 4 nội dung trên theo tiêu chí đánh giá quy định trong tài liệu “Hướng dẫn chỉ đạo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
III – PHƯƠNG PHÁP
Các phương pháp để đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo bao gồm :
- Quan sát : Để đánh giá giáo viên, trẻ mong các hoạt động CS – GD.
- Phiếu điều tra : Để đánh giá hoạt động quản lí trường, cơ sở vật chất trường, lớp.
- Trắc nghiệm hay sử dụng bảng kiểm kê : Để đánh giá trẻ,giáo viên
- Nghiên cứu đánh giá sản phẩm hoạt động : Để đánh giá việc thực hiện chương trình và kết quả hoạt động của trẻ và giáo viên
- Thảo luận nhóm : Để tham khảo ý kiến của phụ huynh, cộng đồng, giáo viên.
- Kiểm tra sổ sách, kế hoạch : Để đánh giá hoạt động quản lí của trường, “Phương pháp đánh giá trẻ trong đổi mới giáo dục mầm non” (Tạ Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Thư, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004).
Đánh giá việc thực hiện chương trình CS – GD trẻ mẫu giáo có thể tiến hành định kì hoặc đột xuất vào khoảng 3 tháng cuối năm học. Sau khi đánh giá riêng từng vấn đề trên, những người tham gia đánh giá cần đưa ra nhận định chung về hình thức thực hiện chương trình CS – GD trẻ và các vấn đề cần khắc phục để nâng cao chất lượng CS – GD trẻ.
- PHẦN HAI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
- PHẦN 1 A - MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
- Tạo cơ sở pháp lý thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụcIFrame
- THƯ VIỆN CỦA BÉ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
- HÌNH ẢNH CHỢ QUÊ TRƯỜNG MẦM NON XUÂN CẨM SỐ 1
- Hoạt động trải nghiệm cho trẻ
- Hội Thi" trường mn lấy trẻ làm trung tâm" cấp trường
- LỄ KỈ NIỆM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8.3.2018
- Hoạt động trải nghiệm tháng 2 .2018
- Vườn rau sạch tháng 02 /2018 trường MN Xuân Cẩm số 1
- THĂM HỎI GIA ĐÌNH CHÍNH SÁCH
- KHAI XUÂN MẬU TUẤT 2018
- THỰC HIỆN NGÀY CHỦ NHẬT XANH TRONG TOÀN TRƯỜNG
- HỘI THI ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2017- 2018
- NHỮNG CHIA SE VỀ GIÁO DỤC MẦM NON
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2017- 2018
- TRẺ EM HÔM NAY THẾ GIỚI NGÀY MAI
- SƠ KẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017- 2018
- Chăm sóc sức khỏe của trẻ trong mùa đông
- DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẦM NON