Chủ nhật, 05/01/2025 14:18:17
Học trò xử lý tình huống “cô giáo phạt trò quỳ” trong vai giáo viên

Ngày: 10/04/2018

Thí sinh Nguyễn Trần Thủy Tiên (áo dài) trong vai cô giáo đang xử lý tình huống ban giám khảo đưa ra
Thí sinh Nguyễn Trần Thủy Tiên (áo dài) trong vai cô giáo đang xử lý tình huống ban giám khảo đưa ra

Đến với cuộc thi với ước mơ trở thành giáo viên dạy tiếng Anh, thí sinh Nguyễn Trần Thủy Tiên (HS trường THPT Đinh Thiện Lý) vượt qua 1.500 thí sinh để lọt vào vòng chung kết với 4 thí sinh khác. Tại đây, nữ sinh này phải trực tiếp xử lý hàng loạt các tình huống "dở khóc, dở cười" do học trò gây ra: từ việc học trò hút thuốc trong lớp đến việc chê cô giáo dạy không hay, khó hiểu, phạt quỳ...

 

Thí sinh Nguyễn Thị Thảo Vy trong phần thi giải quyết tình huống
Thí sinh Nguyễn Thị Thảo Vy trong phần thi giải quyết tình huống

 

Ngoài Thủy Tiên, 4 thí sinh còn lại cũng xử lý các tình huống có thể xảy ra trong các công việc mà mình mơ ước trong tương lai: dược sĩ, chuyên viên đồ họa; kế toán, nhân viên tài chính.

Các thí sinh đã có 1 ngày trải nghiệm thực tế với ngành, nghề mình chọn cùng với huấn luyện viên (đồng thời cũng là giám khảo của cuộc thi) để có kiến thức xử lý tình huống trên sân khấu mà ban giám khảo đưa ra.

 

Nguyễn Ngọc Ánh, học trường THPT Vĩnh Lộc B với ước mơ trở thành Dược sĩ trong phần thi của mình
Nguyễn Ngọc Ánh, học trường THPT Vĩnh Lộc B với ước mơ trở thành Dược sĩ trong phần thi của mình

 

Kết quả chung cuộc, thí sinh Nguyễn Ngọc Ánh (HS trường THPT Vĩnh Lộc B) với ước mơ trở thành Dược sĩ đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc. Hai thí sinh Lâm Vũ Thùy Lan (HS trường TH-THCS-THPT Ngô Thời Nhiệm) và Nguyễn Thị Thảo Vy (HS trường THCS-THPT An Đông) cùng đạt giải Nhì. Còn “cô giáo tương lai” Nguyễn Trần Thủy Tiên (HS trường THPT Đinh Thiện Lý) và Lê Thái Việt Tùng (HS trường THPT Nguyễn Tất Thành) cùng đạt giải Ba.

 

Thí sinh Ngọc Ánh giành giải nhất chung cuộc
Thí sinh Ngọc Ánh giành giải nhất chung cuộc

 

Đây là một cuộc thi khá thú vị dành cho học sinh cấp THPT. Năm nay, cuộc thi thu hút gần 15.000 học sinh trường THPT và Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn TPHCM tham gia. Ở vòng sơ kết, các thí sinh đã thi trực tuyến tìm hiểu về các ngành nghề. Sau đó, mỗi thí sinh sẽ viết bài luận thể hiện ước mơ, niềm đam mê của mình về 1 ngành, nghề mình yêu thích. Đến vòng bán kết, thí sinh thuyết trình và trả lời câu hỏi của ban giám khảo về nghề nghiệp mình chọn.

Lê Phương

c2maidinh
Tin liên quan