Chủ nhật, 05/01/2025 13:54:48
Ôn thi vào lớp 10: Bí quyết học thuộc lòng môn Văn

Ngày: 26/02/2017

Học thuộc lòng không có nghĩa là học vẹt Nếu chỉ ghi nhớ mà không hiểu bài thì khi đi thi thí sinh cũng không thể triển khai bài làm tốt. Vì vậy, trong quá trình học thuộc lòng bất kỳ tác phẩm thơ hay văn xuôi nào, thí sinh nên ghi chép ra những nội dung chính, quan trọng, những biện pháp nghệ thuật, biện pháp tu từ được sử dụng trong bài. Đồng thời liên kết bài học đó với những bài học trước để tìm ra điểm tương đồng, phục vụ cho việc mở rộng ý tưởng trong bài thi. Học theo cấu trúc đề thi và phạm vi ôn thi Các em không nên học thuộc lòng lan man, mà nên lập đề cương ôn tập rõ ràng dựa theo cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Văn. Trước kỳ thi luôn có quy định về phạm vi ôn tập, nên dựa theo phạm vi đó để giới hạn những nội dung cần học thuộc lòng. Phạm vi ôn tập môn Văn thi vào lớp 10 năm 2016 chủ yếu tập trung vào nội dung trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9, ngoài ra có một số tác phẩm tiêu biểu của văn học lớp 8 như Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, Lão Hạc của Nam Cao… Văn học lớp 9, chú trọng ôn tập các tác phẩm sau:

Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ)

Truyện Kiều – Nguyễn Du (những trích đoạn trong chương trình hiện hành, không thi vào phần đọc thêm)

Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu

Đồng chí – Chính Hữu

Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật

Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận

Bếp lửa – Bằng Việt

Ánh trăng – Nguyễn Duy

Làng – Kim Lân

Lặng lẽ SaPa – Nguyễn Thành Long

Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng

Con cò – Chế Lan Viên

Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải

Viếng lăng Bác – Viễn Phương

Sang thu – Hữu Thỉnh

Nói với con – Y Phương

Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê

Kịch Tôi và chúng ta – Lưu Quang Vũ

Kịch Bắc Sơn – Nguyễn Huy Tưởng

Bên cạnh đó thí sinh cần ôn tập và nắm được những kiến thức sau: Từ vựng Tiếng Việt, các phép tu từ (ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh…) Các phương châm hội thoại, thuật ngữ, khởi ngữ Các thành phần biệt lập , liên kết câu và đoạn văn; nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn Các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm trong chương trình lớp 9 Các em cũng cần ôn tập kỹ các dạng câu hỏi trong đề thi môn Văn, nắm được bản chất của từng dạng đề để trình bày sao cho đúng quy chuẩn, tránh nhầm lẫn và làm sai yêu cầu của đề thi. Học thuộc đối với thơ – Học ý đối với văn xuôi Thông thường trong đề thi, tác phẩm thơ yêu cầu phải chép chính xác từng dấu chấm, phẩy, xuống dòng, viết hoa… vì vậy thuộc làu làu thơ là cần thiết. Khi học thơ các em cần diễn giải được từng câu riêng lẻ và liên kết toàn bài thơ. Đối với văn xuôi, các em chỉ cần vạch ra những ý chính, đọc hiểu được bài văn để triển khai các ý khi làm bài. Điều quan trọng là cần phải nắm được nội dung chủ đạo và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm. Sử dụng bút nhớ là một trong những bí quyết học thuộc lòng hiệu quả. Đừng quên sử dụng bút ghi nhớ nhiều màu sắc Khi học thuộc bất kỳ nội dung văn hay thơ nào, không nên để trang giấy trắng với những con chữ màu đen. Các em nên dùng bút ghi nhớ nhiều màu đánh dấu vào những đoạn văn, đoạn thơ then chốt. Dùng tối thiểu 2 màu mực để đánh dấu và phân loại ý trong bài. Khoa học đã chứng minh được rằng màu sắc tươi sáng sẽ giúp tăng khả năng truyền tải từ mắt đến não bộ. Vì thế đừng tiếc công sức làm màu cho mỗi bài học của mình. Ghi chép là mấu chốt trong bí quyết học thuộc lòng Càng ghi chép nhiều lần thì nội dung càng được khắc sâu hơn trong trí não. Vì vậy, khi học thuộc lòng các em đừng quên đọc to và ghi ra giấy. Việc ghi chép tuy tốn nhiều thời gian, nhưng sẽ khiến các em nhớ lâu hơn và nhớ chi tiết hơn. Tận dụng thời gian để ôn lại bài đã thuộc Khi đã thuộc bài nào đó, các em nên ôn luyện lại nhiều lần. Không nhất thiết là cứ phải ngồi vào bàn học rồi đọc bài ra rả. Các em có thể tận dụng thời gian khi tắm, khi rửa bát, trên đường đi học hoặc thậm chí cả đi vệ sinh… để luyện lại bài vở. Vừa tiết kiệm được thời gian vừa ghi nhớ sâu hơn. Học theo sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy là một phương pháp học tập và ôn thi rất thú vị. Với bộ môn Văn, nó là công cụ hữu hiệu để ôn bài. Chỉ cần 1 tờ giấy trắng và 1 chiếc bút là các em có thể sáng tạo cho mình một sơ đồ tư duy từ những ý chính trong bất kỳ tác phẩm thơ hay văn xuôi nào. Mỗi ý được thể hiện bằng những hình vẽ, màu sắc hoặc ký hiệu khác nhau. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ đó là các em có thể nắm bắt được nhanh chóng ý chính của bài. 

 

c2maidinh
Tin liên quan