Chủ nhật, 05/01/2025 14:12:36
Đề thi HS giỏi môn Văn 9

Ngày: 04/02/2016

PHÒNG GD & ĐT

HIỆP HÒA

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

Lớp 9

Năm học: 2015 – 2016

MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 150 phút

 

Câu 1: (4.0 điểm)

Long lanh đáy nước in trời,

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng

                             (Truyện KiềuNguyễn Du)

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng leo.

(Thu ẩmNguyễn Khuyến)

Hai cặp câu thơ trên đều dùng từ láy để tả trời nước mùa thu. Em hãy phân tích tác dụng của các từ láy “long lanh”, “lóng lánh” để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi bức tranh thu.

Câu 2: (6.0 điểm)

“Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.”

                                                            (Mây và sóng – R.Tagor)

Hai câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử?

Câu 3: (10.0 điểm)

Chất thơ của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long).

 

------------------------ Hết -------------------------

Họ và tên thí sinh: …………………………………………………

Số báo danh: ……………………………………………………….

 

 

PHÒNG GD & ĐT

HIỆP HÒA

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

Lớp 9 - THCS

Kỳ thi ngày  

MÔN THI: NGỮ VĂN (Đề chính thức)

 

 

Bản hướng dẫn chấm có 02 trang

TT

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

ĐIỂM

Câu 1

1. Cả hai từ long lanh, lóng lánh đều là từ láy âm, có cùng một khuôn âm, gợi tả được ánh phản quang của mặt nước mùa thu.

1.0

 

2. Tác dụng của các từ láy:

- Từ long lanh: Tả cảnh thu ban ngày. Sự láy âm kết hợp với hai thanh bằng tả cảnh mặt nước phẳng lặng in bóng bầu trời, gợi lên bức tranh thu yên ả, khoáng đạt, thơ mộng

 

1.5

 

- Từ lóng lánh: Tả cảnh thu về đêm. Sự láy âm kết hợp với hai thanh trắc gợi ấn tượng về một thứ ánh sáng vừa lấp lánh vừa có sự rung rinh, sóng sánh; miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng thu trên mặt nước ao vừa phẳng lặng vừa như khẽ xao động bởi làn gió nhẹ mùa thu.

 

1.5

Câu 2

Suy nghĩ về tình mẫu tử qua hai câu thơ trong “Mây và sóng” của R.Tagor.

6.0 điểm

 

Đây là dạng đề mở. Thí sinh có quyền trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều hướng khác nhau, tự do huy động các chất liệu khác nhau như các chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của nghiêm mình về tình mẫu tử để giải quyết vấn đề nhưng phải viết đúng kiểu bài văn nghị luận xã hội ; văn viết mạch lạc, lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ và đạt được một số yêu cầu cơ bản sau :

 

 

- Hai câu thơ của R.Tagor : tình mẫu tử, cụ thể là cách người con thể hiện tình yêu với mẹ, khả năng cảm nhận của con về lòng mẹ.

1.0 điểm

 

- Bàn về tình mẫu tử:

 

 

+ Bản chất, vẻ đẹp, tầm quan trọng của tình mẫu tử: thiêng liêng, thân thuộc, không thể thiếu với mỗi con người.

2.5 điểm

 

+ Những biểu hiện của tình mẫu tử: có thể có nhiều cách khác nhau nhưng đều có ý nghĩa sâu sắc với cuộc sống mỗi người.

2.5 điểm

 

Có thể suy ngẫm về tình mẫu tử nói chung của con người, nhưng cần ưu tiên cho những suy tư về tình mẫu tử riêng của mỗi thí sinh.

 

Câu 3

Chất thơ trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long).

10.0 điểm

 

Thí sinh cần viết đúng kiểu bài nghị luận văn học; văn viết mạch lạc, lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ; trình bày suy nghĩ của mình về chất thơ của truyện trên các bình diện cơ bản sau:

 

 

- Chất thơ: vẻ đẹp trữ tình của tác phẩm

0.5 điểm

 

- Biểu hiện của chất thơ trong truyện:

2.0 điểm

 

+ Vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên Sa Pa;

 

 

+ Vẻ đẹp của con người: tâm hồn các nhân vật với những suy nghĩ, cảm xúc thật trong sáng, đẹp đẽ; cuộc sống thầm lặng đầy hi sinh của con người giữa đất trời Sa Pa…

 

4.0 điểm

 

+ Nghệ thuật viết truyện hấp dẫn, văn phong tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả…

2.0 điểm

 

- Ý nghĩa của chất thơ trong tác phẩm: nâng cao vẻ đẹp và ý nghĩa của những sự việc, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, nhờ thế chủ đề của truyện rõ nét và sâu sắc hơn.

1.5 điểm

 

Điểm toàn bài

(20 điểm)

Lưu ý khi chấm bài:

    Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản, khi chấm giáo viên cần vận dụng linh hoạt, cần căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách đơn giản thuần túy. Điểm toàn bài là tổng điểm của 3 câu, cho lẻ đến 0,5 điểm. Tùy theo mức độ trình bày nội dung và sai phạm ở hình thức mà trừ điểm từng phần cho phù hợp. Cần khuyến khích những bài viết có lập luận chặt chẽ, văn viết sáng tạo, giàu cảm xúc, trình bày sạch đẹp, chuẩn chính tả.

 

 

Trần Liên
Tin liên quan