Một số vấn đề cần quan tâm khi thực hiện chương trình tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục
Mục tiêu chính sau khi học xong lớp 1 CNGD, HSDTTS có đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cơ bản về đọc, viết Tiếng Việt (bao gồm kiến thức về cấu tạo ngữ âm và nắm chắc luật chính tả)- điều mà trong thực tiễn chúng ta đang gặp phải những trắc trở, nhất là cần khắc phục tình trạng “ngồi nhầm lớp”. Theo đó, hiện tượng HSDTTS nói, đọc, viết tiếng Việt bị bỏ mất dấu thanh sẽ được giải quyết cơ bản; học sinh học đến đâu chắc đến đó, có kỹ năng mã hóa và giải mã ngôn ngữ thông qua chữ viết để đọc thông qua việc phân tích cấu tạo tiếng, từ và nghe đọc để viết thành chữ (nghe-viết), đọc đến đâu viết đến đó, lấy âm làm chuẩn, dùng chữ thay thế, không thay thế được thì dùng luật chính tả. Nhờ vậy, học sinh cuối lớp 1 sẽ có kiến thức về ngữ âm một cách chắc chắn nhất là nắm chắc luật chính tả (có khi chắc hơn cả người lớn). Ngoài ra, khi học theo chương trình CNGD, học sinh lớp 1 sẽ được hình thành các kỹ năng tốt để học tập các môn học khác, các lớp khác, đó là thói quen tự giác học tập, làm việc đúng quy trình và biết kiểm tra sau từng thao tác, không dựa dẫm, ỉ lại. Khi học trên lớp, tất cả học sinh trong lớp đều phải thường xuyên làm việc, tận dụng được thời gian trong tiết học; tinh thần cố gắng, thi đua học tập của học sinh được khơi dậy. Trừ trường hợp học sinh quá yếu thầy mới giúp đỡ trò trực tiếp, còn lại giáo viên hầu như đứng một chỗ làm việc, hướng dẫn cả lớp thực hiện và kiểm tra kết quả của học sinh. Học sinh thường xuyên dùng bảng con, trong suốt năm học luôn sử dụng mô hình để đưa tiếng vào mô hình (được học thường xuyên kiến thức ngữ âm thông qua vật liệu tương ứng). Nhất thiết, người giáo viên phải tuân thủ các thao tác dạy học như trong thiết kế (như giáo án đã được soạn sẵn và khác hoàc toàn với việc dạy các chương trình khác), tuyệt đối không được pha tạp phương pháp dạy học khác, lạm dụng thao tác “làm mẫu” (ví dụ như học sinh không đọc được, giáo viên đọc mẫu và cho học sinh đọc theo)…; việc phụ huynh hướng dẫn học bài ở nhà do không còn giá trị, việc học sinh có làm quen với Tiếng Việt ở mẫu giáo hay không không quan trọng. Tuy vậy, giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để biết học sinh đã có những gì, cần học những gì; phải đảm bảo chắc chắn việc học từ những bài đầu tiên để dạy những nội dung tiếp theo; phải tăng cường luyện tập thực hành đối với học sinh mau quyên, thao tác chậm. Đối với những bài khối lượng vật liệu lớn (có đến bốn vần trong một bài- do chương trình soạn thảo nhằm mục đích để học sinh phân biệt, so sánh lẫn nhau; số lượng chữ trong bài viết, số lượng tiếng trong bài đọc quá nhiều) thì giáo viên cần lựa chọn nội dung cho vừa sức học sinh để dạy chắc chắn, có thể kéo giãn nội dung sang tiết sau miễn rằng đảm bảo nguyên tắc: học chắc phần này mới chuyển sang phần khác. Và vì vậy, giai đoạn đầu thường giáo viên phải cực kì vất vả, nếu học sinh không được học chắc chắn ở giai đoạn này thì giai đoạn sau không học được.
Giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của từng HS cũng dễ thực hiện sau mỗi bài, sau mỗi giai đoạn và từ đó giáo viên điều chỉnh được ngay kế hoạch dạy học trong thời gian tiếp theo; nhà trường cũng dễ đánh giá giáo viên dạy như thế nào sau từng bài, từng giai đoạn và qua thao tác của từng học sinh.
Sau đây là một số vấn đề chính trong các giai đoạn của chương trình, tương ứng với năm mẫu mà để khi học xong học sinh sẽ tự đọc được sách, báo.
Mẫu 1:
* Từ âm a (N. âm), âm b (P. âm) ---------> ba.
- Kết hợp với các dấu thanh ---------> bà, bả, bạ, bá…
- Phân biệt tiếng /chữ (âm bờ, tiếng ba/ chữ bờ, chữ ba).
* Đến âm e (N. âm), xuất hiện các vấn đề (luật chính tả):
- Đứng trước: a,o,ô,ơ, u, ư… là âm cờ được ghi bằng chữ cờ (c).
- Đứng trước chỉ riêng các âm e,ê, i là âm cờ được ghi bằng chữ ka (k).
- Đứng trước âm đệm: được ghi bằng chữ cu (q).
+ Đọc: cờ-ê-kê (tiếng kê)/viết ka-ê-kê (chữ kê), nhắc HS: âm cờđược ghi bằng con chữ ka
+ Đọc: cờ-oa- qua (tiếng qua)/viết cu-ua- qua (chữ qua), nhắc HS: âm cờ được ghi bằng con chữ cu.
- Kết hợp với các dấu thanh để có các tiếng tương tự.
- Khi đọc các câu, từ (trong phần đọc ứng dụng) phải đọc trơn (Mẹ à, Dì Hà chả kể gì cả), không đánh vần từng tiếng, nếu học sinh không đọc được là do học phần trước không kỹ, phải quay về các thao tác như những bài đầu.
Khi dạy, bắt buộc giáo viên phải phát âm chuẩn, dùng từ chuẩn, khi nói: các em đọc âm…, vần…, tiếng…/ các em viết con chữ…, viết chữ…; âm cờ được ghi bằng con chữ cờ (c), con chữ ka (k),con chữ cu (q); đánh vần: cờ -a-ca; cờ- e- ke; cờ- ua- cua; cờ-oa- qua…
* Ở giai đoạn này, học sinh được học cấu trúc âm-chữ theo nguyên tắc: phụ âm ghép với nguyên âm để tạo thành tiếng (ma, mà, má, mạ…). Gồm 22 phụ âm và 11 nguyên âm (chỉ nguyên âm đơn, riêng khi dạy ở âm cờ có xuất hiện âm đệm u là điểm để phân biệt với vần sau này); dạy tiếng Việt là dạy chữ ghi âm, nghe sao viết vậy, học sinh phải được nhìn, nghe và luyện phát âm đúng (khi giáo viên phát âm mẫu); điểm ngoại lệ là dạy những âm được ghi bằng hai, ba chữ cái: ch, kh, ng, ngh, gh, nh, ph, th…(thường được dạy liền nhau để dễ phân biệt và gắn liền với luật chính tả: c- ch; g-gh; ng- ngh); nếu học sinh không nhớ giáo viên phải nói rõ là các âm được ghi bằng hai, ba chữ cái đồng thời thường xuyên cho học sinh nêu lại luật chính tả: g/gh, ng/ngh: tương tự cấu trúc như với c và k; riêng đối với những trường hợpnhư tr/ch; v/d/gi; r/d; s/x và các dấu thanh, đọc từ phiên âm tiếng nước ngoài, cũng bắt đầu được dạy từ giai đoạn này (sẽ đề cập ở phần sau). Về các giai đoạn sau này, nội dung dạy học cũng luôn được lặp lại, yêu cầu học sinh nhắc lại thường xuyên khi học các mẫu 2,3,4,5.
Mô hình ở mẫu 1:
tr |
|
x |
a |
x |
Mẫu 2:
Trọng tâm của giai đoạn này bắt đầu dạy các tiếng có âm đệm, nguyên âm đôi; dạy cách phát âm dựa vào các nguyên âm:a,e,ê,i,o,ô,u,…và xét đến âm tròn môi, âm không tròn môi; dạy cho học sinh cách đọc, viết các tiếng có âm đầu, âm đệm và âm chính.
Điều quan trọng là giáo viên phải dạy phát âm đúng quy trình thì sau này học sinh sẽ đọc tốt.
Mô hình ở mẫu 2:
th |
|
o |
a |
x |
Mẫu 3:
Trọng tâm giai đoạn này là dạy vần, tiếng chứa vần: an/at; am/ap; anh/ach; eng/ec; ai/ay…(phát âm không tròn môi, có âm cuối khác nhau, đọc và viết khác nhau gắn với luật chính tả, với từng từ ngữ có nghĩa khác nhau). Đến giai đoạn này, học sinh được học các tiếng có đầy đủ âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối.
Khi dạy đến giai đoạn này, việc đánh vần được thực hiện theo cách “cuốn chiếu”: tháng: thang-sắc- tháng (trước đó với tiếngthang thì đánh vần: th-ang-thang). Nếu học sinh đối với những học quyên cách đánh vần tiếng tháng: thang-sắc- tháng thì giáo viên hướng dẫn quy trình quay về đánh vần theo cơ chế ba bước (bỏ dấu thanh để đánh vần tiếng thang thì phân tích tếng và đánh vần vần ang: a-ng-ang). Sau đó làm ngược lại.
Mô hình ở mẫu 3:
th |
|
x |
a |
ng |
Khi dạy các bài ở mẫu 3, giáo viên phải chú ý dạy phát âm đúng các vần (chủ yếu là cặp vần cùng một bài), các tiếng chứa vần (những bài có số vần cần học nhiều- chủ yếu là để học sinh dễ so sánh, nhận biết, giáo viên có thể giãn ra thành nhiều tiết nhưng phải dạy liền nhau).
Mẫu 4:
Trọng tâm là dạy cho học sinh kỹ thuật làm tròn môi từ các vần không tròn môi ở mẫu 3 để có các vần mới và có tiếng, từ mới (các tiếng từ có vân được ghi bằng nhiều chữ cái gắn với luật chính tả với từng từ ngữ có nghĩa khác nhau).
Mô hình ở mẫu 4:
th |
|
o |
a |
ng |
Mẫu 5:
*Dạy các nguyên âm đôi: uô (2 N.âm: u,ô; 1 N.âm: uô). Xẩy ra các trường hợp- Luật chính tả:
- Có âm cuối: uô- đuổi, buổi, suốt, xuống…
- Không có âm cuối: uô biến thành: ua- mua, chua, khua,tua…
- Đứng trước nó là âm cờ được ghi bằng chữ cu (q), âm u ghi âm đệm.
Ví dụ:
+ qua: trọng âm rơi về âm a khác với cua: c-ua (ua là nguyên âm đôi- khi phát âm nghe rõ u và ô).
+ quốc (u là âm đệm, khi phát âm, ô lấn sang â) khác với cuốc: c-uô-c (khi phát âm nghe khá rõ âm u và ô).
*Tương tự, khi dạy các nguyên âm đôi khác, như:
iê:
- Có âm cuối: iê- biếng, tiến, liếm, nghiêng…
- Không có âm cuối: iê biến thành: ia- kia, thia, via…
- Có âm đầu: iê- biếng, tiến, liếm
- Không có âm đầu: iê biến thành: yê- yên, yểng.
- Có âm đệm và âm cuối: iê được ghi bằng yê- khuyên, chuyển.
- Có âm đệm nhưng không có âm cuối: iê được ghi bằng ya - khuya.
ươ:
- Có âm cuối: ươ- lương, thưởng, mướn…
- Không có âm cuối: ươ biến thành: ưa- mưa, thưa, đưa…
Về luật chính tả không thể dựa vào cấu trúc ngữ âm hoặc một quy luật cụ thể, rõ ràng mà phải dựa trên ngữ nghĩa như tr/ch; v/d/gi; r/d; s/x và các dấu thanh, đọc từ phiên âm tiếng nước ngoài,…thìchủ yếu dạy học sinh qua việc giáo viên phát âm chuẩn và các từ ngữ có nghĩa, có hình ảnh được lặp lại nhiều lần ở trong bài học (mặc dù đối với dạy tiếng Việt lớp 1-CNGD, chưa quan tâm nhiều đến việc dạy nghĩa, không sa đà vào giải nghĩa).
Mô hình ở mẫu 5:
kh |
|
u |
ya |
x |
tr |
|
x |
ươ |
ng |
Như vậy, sau khi học 5 mẫu, học sinh đã được cung cấp bộ công cụ Tiếng Việt (về kiến thức về cấu trúc ngữ âm, luật chính tả) và hình thành kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Và một điều thực tế, đến năm học 2016-2017 mặc dù mới chỉ nhận lớp làm quen tuần đầu của năm học mới, nhưng với sự ghi nhận thực tế của PHHS và của các thầy cô giáo lớp 2 cho biết, học sinh lớp 2 năm nay”đọc tốt lắm” nền nếp cũng đâu vào đấy. Chất lượng hơn hẳn những năm học trước, đó là những thành quả ban đầu của nhà trường và công sức của toàn bộ đội ngũ GV lớp 1.
(Chọn lọc và sưu tầm – Tổ CM )