Chủ nhật, 22/12/2024 20:42:38
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT LẦN 1 Năm học 2017-2018 Môn: Ngữ văn 9

Ngày: 27/03/2018

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT LẦN 1

Năm học 2017-2018

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

_________________________________________

 

 

Câu I. (2,0 điểm)       Đọc đoạn thơ sau:

                     Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

                                                                           (Bếp lửa - Bằng Việt)

  1. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ.
  2. Từ nắng mưa là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Hãy chỉ rõ.
  3. Tác dụng của  biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên.
  4. Những từ chờn vờn sương sớm, ấp iu nồng đượm, nắng mưa gợi cho em suy nghĩ gì về hình ảnh người bà trong bài thơ.                                                              

Câu II. (3,0 điểm)

Trình bày suy nghĩ của em về việc thực hiện nếp sống văn minh của học sinh hiện nay.      

Câu III. (5,0 điểm)

            “Qua hình ảnh độc đáo: Những chiếc xe không kính, bài thơ khắc họa nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kỳ chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam” ( Sách giáo khoa, Ngữ văn 9)

Bằng hiểu biết của em về bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

...Hết…

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ VÀO THPT

Câu I.

  1. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Biểu  cảm (0,25)
  2. Từ nắng mưa: Nghĩa chuyển (0,25), Phương thức: Ẩn dụ (0,25)
  3. Biện pháp điệpngữ: một  bếp lửa (0,25). Nhấn mạnh  hình ảnh bếp lửa  khơi  nguồn  cảm xúc, gợi về ký ức tuổi thơ của nhà thơ. (05)
  4. Những từ chờn vờn sương sớm, ấp iu nồng đượm, nắng mưa gợi về hình ảnh người bà tần tảo, chịu thương, chịu khó….(0,5)

Câu II.Nghị luận xã hội

* Hình thức: Học sinh viết bài văn ngắn nghị luận về sự việc, hiện tượng.

* Nội dung: Đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:

A. Mở bài ( 0,5 điểm):

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận

- Nêu vấn đề nghị luận: Việc thực hiện nếp sống văn minh của học sinh hiện nay

B. Thân bài( 2 điểm).

1. Giải thích ngắn gọn nếp sống  văn minh (0,25 điểm): Đó là lời ăn tiếng nói, cử chỉ,hành động  đẹp văn minh, lịch sự của học sinh thể hiện (trong cách trang phục, lời nói cử chỉ và hành động, việc làm)

2.  Hiện trạng(0,5 điểm) ( lấy đẫn chứng để chứng minh).

- Trang phục quần áo, đầu tóc: Nhiều học sinh trang phục chưa đẹp,chưa phù hợp với lứa tuổi

- Cử chỉ,lời nói: Cử chỉ, lời nói chưa lịch sự, chưa chuẩn mực….còn nói thô tục…

- Hành động, việc làm: Gây gổ đánh nhau, chưa có việc  làm  tốt giúp đỡ bạn bè, những người xung quanh….

3. Nguyên nhân:(0,5 điểm)

a. Nguyên nhân khách quan: (0,25)

- Học sinh đễ tiếp cận những thói hư, tật xấu từ môi trường xã hội xung quanh (cách ăn mặc,lời nói,hành động….)

b. Nguyên nhân chủ quan: (0,25)

- Ý thức, nhận thức  của chính học sinh về hành vi xấu ,đua đồi,a dua…

- Do sự thiếu giáo dục cặn kẽ của gia đình

4. Tác dụng và hậu quả: (0,5 điểm

a. Tác dụng: Nếu học sinh nhận thức tốt về mọi hành vi, việc làm thì bản thân, xã hội luôn luôn tốt đẹp. (0,25)

b. Hậu quả: (0,25)

- Ảnh hưởng  nhân cách học sinh: Nhiều học sinh hư …

-Ảnh hưởng gia đình, xã hội: Nhiều tệ nạn xã hội, hệ lụy  khác….

5. Biện pháp (0,25 điểm):

- Nhận thức đượccác hành vi, việc làm  tốt để bản thân thực hiện
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức trong học sinh….

- Xã hội có các biện pháp mạnh xử lý các tệ nạn xã hội, thói hư, tật xấu trong học sinh….

C. Kết bài (0,5 điểm).

- Khẳng định vai trò thực hiện nếp sống  văn minh trong trường học hiện nay.

- Liên hệ bản thân.

Câu III. Nghị luận văn học (5 điểm)

* Hình thức: Học sinh viết bài văn nghị luận chứng minh

* Nội dung: Đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:

A. Mở bài (0,5 điểm):

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận

- Nêu vấn đề nghị luận:

B. Thân bài (4điểm): Học sinh lấy dẫn chứng phân tích làm sáng tỏ các luận điếm sau:

1. Hình ảnh những chiếc xe không kính (1,0 điểm)

2. Vẻ đẹp của những người lính lái xe (3,0)

+ Tư thế hiên ngang, dũng cảm,coi thường khó khăn, nguy hiểm (1,0)

+ Tinh thần lạc quan (1,0)

+ Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam (1,0)

(lưu ý: Nếu các em học sinh làm theo kiểu bài phân tích tác phẩm, giáo viên vẫn linh hoạt cho điểm nhưng không cho điểm tối đa ở mỗi luận điểm.

C. Kết bài (0,5 điểm):

- Đánh giá chung:

- Liên hệ bản thân.

* Lưu ý khi chấm bàì:

- Trên đây là những gợi ý chung cho giáo viên khi chấm. Tùy bài viết cụ thể của học sinh, tùy lỗi nặng nhẹ, giáo viên vận dụng cho điểm phù hợp.

- Khi chấm cần chú ý tính tổng thể của bài viết; bố cuc rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, chữ viết đẹp, chuẩn chính tả; viết đoạn,  câu, dùng từ chính xác .

 - Trong quá trình chấm bài, giáo viên chú ý khuyến khích  những bài viết có cảm xúc chân thực, có sự mở rộng, sáng tạo của học sinh

- Đặc biệt lưu ý cách trình bày luận điểm; cách lựa chọn dẫn chứng để chứng minh.

 

 

 

 

c2hoangthanh
Tin liên quan