Ngày: 23/10/2016
PHÒNG GD & ĐT HIỆP HÒA
|
ĐỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài 90 phút |
Câu I ( 2,0điểm): Đọc đoạn thơ sau:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo."
3.Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn thơ.
Câu II ( 3,0điểm):
Đọc câu văn sau: Ô nhiễm môi trường có tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Em hãy viết đoạn văn nghị luận trình bày theo cách diễn dịch từ câu chủ đề trên.
Câu III ( 5,0 điểm):
Nhận xét về nhân vât vật Vũ Nương, trích truyện " Chuyện người con gái Nam Xương" ( Nguyễn Dữ), có ý kiến cho rằng:
" Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng phải chịu nỗi oan khuất, với cái chết bi thảm".
Bằng hiểu biết của em về đoạn trích, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
….Hết......
PHÒNG GD & ĐT HIỆP HÒA
|
ĐỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài 90 phút |
Câu I (2điểm):
1. (0.5điểm)
Xác định từ ngữ địa phương được sử dụng trong câu ca dao dưới đây:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, thấy mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
2. (1.5điểm)
Cho câu văn sau:
- Thà ngồi tù chứ để cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được.
a. Câu văn trên được trích trong tác phẩm nào ? Của ai ?
b. Câu văn đó gợi cho em nhớ đến nhân vật nào trong tác phẩm? Nêu ý nghĩa của câu văn trên ?
Câu II (3điểm):
Viết đoạn văn trình bày ảnh hưởng của bạo lực học đường.
Câu III (5điểm):
Nhập vai chị Dậu kể lại đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
|
Câu I ( 3,0 điểm):
Đọc các từ sau: Tráng sỹ, tập quán, sính lễ
Câu II ( 2,0 điểm):
Nêu ý nghĩa của truyện truyền thuyết "Thánh Gióng".
Câu III ( 5,0 điểm):
Em hãy kể lại truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em.
....Hết....
|
Câu 1 (2 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...
(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai ?
b. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.
Câu 2 (3,0 điểm):
Sau đây là câu kết trong văn bản Cổng trường mở ra (Ngữ Văn 7, Tập I):
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”.
Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về “thế giới kỳ diệu” được mở ra khi “bước qua cánh cổng trường”.
Câu 3 (5 điểm):
Cảm nghĩ về bố hoặc mẹ của em.
-----Hết----
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM ĐỊNH GIỮA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN 8
Câu I. (2điểm)
1.(0.5điểm)
Từ ngữ địa phương được sử dụng trong câu ca dao trên là từ “ni” và từ “tê”.
2.(1.5điểm)
a.(0.5điểm). Câu văn trên trích trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
b.(1điểm).Câu văn đó là lời của nhân vật chị Dậu. Câu văn nói lên lòng tự trọng sâu sắc của chị.
Câu II. (3điểm)
Về hình thức: Đảm bảo đúng hình thức của một đoạn văn, đảm bảo tính liên kết trong đoạn, có dẫn chứng thuyết phục, lập luận chặt chẽ,…(0,5điểm)
Về nội dung: (2,5điểm)
Học sinh cần nêu được một số tác hại sau:
- Gây tổn thương về thân thể : xây sát, đổ máu, nguy hiểm tính mạng,…
- Làm tổn thương về tinh thần học sinh: lo sợ, bất an, hoảng loạn,…
- Ảnh hưởng đến kết quả học tập,…
- Tác động tới nhân cách và hành vi đạo đức của học sinh,…
- Anh hưởng xấu tới môi trường giáo dục, tạo dư luận xã hội không tốt,…
Câu III. (5 điểm)
Yêu cầu chung: Đảm bảo bố cục của bài văn tự sự, sử dụng từ ngữ xưng hô phù hợp với ngôi kể, biết cách tạo tình huống kể chuyện, đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm một cách hợp lí,…
Mở bài: (0.5 đ iểm)
-Giới thiệu sự việc, tạo tình huống cho câu chuyện,…
Thân bài:(4 điểm)
Học sinh cần đảm bảo được các sự việc chính sau:
- Kể về gia cảnh của chị Dậu.
- Kể về cử chỉ chăm sóc chồng lúc ốm đau.
- Hành động và cử chỉ của chị Dậu trước thái độ hống hách của cai lệ và người nhà lí trưởng.
- Hành động vùng lên đánh bại bọn cường hào.
(Trong quá trình kể cần biết đưa các yếu tố miêu tả và biểu cảm cho phù hợp)
Kết bài (0.5 điểm)
-Kết quả sự việc, cảm xúc, ấn tượng ,…
*Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản, khi chấm giáo viên cần linh hoạt, tránh việc đếm ý cho điểm. Khuyến khích học sinh có sự sáng tạo trong quá trình kể, biết tạo dựng tình huống kể ở phần mở bài, và kết bài. Trong quá trình làm có sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả và biểu cảm, sử dụng từ ngữ xưng hô khi nhập vai nhân vật phù hợp,…
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM ĐỊNH GIỮA HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn 9
Câu I.
1. Cho tất cả HS điểm tối đa (0,25 điểm)
2. Từ đầu trong đoạn thơ được dùng theo nghĩa chuyển. (1,5 điểm)
3. Cho tất cả học sinh tối đa ( 0,25 điểm)
Câu II
+ Hình thức: Viết đúng hình thức đoạn văn nghị luận theo cách diễn dịch, đảm bảo liên kết, viết câu, phân tích dãn chứng ,dùng từ chuẩn xác ,..: (1,0 điểm )
+ Nội dung: Trình bày được tác hại của ô nhiễm môi trường với sức khỏe con người từ câu chủ đề trên. (2,0 điểm)
Câu III.
- Dẫn dắt, giới thiệu ....
- Nêu nội dung, trích nhận định
b. Thân bài ( 4,0 điểm). ( lấy dẫn chứng để chứng minh)
+ Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương ( 2,5 điểm)
+ Nỗi oan khuất của Vũ Nương ( 1,5 điểm)
c.Kết bài ( 0,5 điểm)
Khẳng định, đánh giá chung...
.....Hết.....
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM ĐỊNH GIỮA HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn 6
Câu I.
1. Hai cách giải thích nghĩa của từ:
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. (0,5 điểm)
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thich.(0,5iểm)
2. Giải thích:
Tập quán: thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo. ( (0,5 điểm)
Sính lễ: lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.(0,5điểm)
Tráng sỹ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ hay làm việc lớn.(0,5điểm)
3. Các từ nêu trên là từ mượn. ( 0,5 điểm)
Câu II
Nêu được ý nghĩa của truyền thuyết ( 2,0 điểm)
Câu III.
a.MB( 0,5).
Dẫn dắt giới thiệu câu chuyện sẽ kể: Sơn tinh, Thủy Tinh
b.TB( 4,0)
- Vua hùng kén rể
- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn
- Vua Hùng ra điều kiện kén rể
- Sơn Tinh đến trước, được vợ
- Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.
c. KB( 0,5)
Hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
......Hết........
* Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng cơ bản, giáo viên khi chấm bài cần vận dụng linh hoạt, căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Tùy theo mức độ sai phạm về hình thức và nội dung mà trừ điểm từng phần cho phù hợp. Cần khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu cảm xúc, văn phong trong sáng, trình bày sạch đẹp, chuẩn chính tả.
HD CHẤM- BIỂU ĐIỂM
BÀI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
Năm học : 2016 - 2017
MÔN:NGỮ VĂN LỚP 7
1. Câu 1 (2 đ )
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Mẹ tôi” : 0,25 điểm (Học sinh THM cho tất cả điểm tối đa)
- Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi 0,25 điểm (Học sinh THM cho tất cả điểm tối đa)
b. Tìm được 2 từ láy: hổn hển, quằn quại, nức nở, sẵn sàng, đau đớn 0,75 đ
Tìm được 2 từ ghép đẳng lập: lo sợ, tức giận 0,75 đ
Câu 2. Bài làm cần bảo đảm những yêu cầu sau:
- Về kiến thức:
Học sinh dựa vào câu kết để trình bày suy nghĩ về “thế giới kỳ diệu” được mở ra khi “bước qua cánh cổng trường”. Sau đây là một số gợi ý:
+ Được khám phá một thế giới mới lạ;
+ Được đến với cả một chân trời tri thức;
+ Ước mơ, khát vọng được chắp cánh để bay cao, bay xa;
+ Được sống trong vòng tay yêu thương của thầy cô, bè bạn.
- Về kỹ năng:
+ Phải biết cách xây dựng đoạn văn theo trình tự: Mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
+ Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; lập luận vững chắc; dùng từ, đặt câu, chính tả đúng.
Câu 3:
* Yêu cầu chung:
- Biết viết bài văn biểu cảm về con người, biết kết hợp giữa biểu cảm trực tiếp và gián tiếp.
- Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc; chữ viết chuẩn chính tả, câu đúng ngữ pháp; lời văn giàu cảm xúc…
* Yêu cầu cụ thể.
Mở bài (0,5 đ)
– Giới thiệu bố hoặc mẹ của em
– Nêu cảm nghĩ khái quát về bố hoặc mẹ của em
Thân bài (4 đ)
- Những nét nổi bật về ngoại hình của bố (mẹ) mà em yêu, em nhớ mãi…
Tả vài nét tiêu biểu về ngoại hình của bố (mẹ) và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy.
- Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của bố (mẹ) làm em yêu mến, xúc
động…
Kể sơ qua về tính cách, phẩm chất của bố (mẹ) và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy.
- Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với bố (mẹ)
Kể sơ qua một kỉ niệm với bố (mẹ) để bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, xúc động, biết ơn…
Hoặc từ kỉ niệm mà liên tưởng tới hiện tại và tương lai để bộc lộ cảm xúc
Kết bài (0,5 đ)
– Khẳng định lại tình cảm với bố (mẹ)
– Những mong ước với bố (mẹ) và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với bố (mẹ)
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:
– Điểm 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, có sáng tạo riêng; diễn đạt lưu loát, cảm xúc trong sáng, chân thành, tự nhiên, hợp lí.
– Điểm 4: Đáp ứng được các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả.
– Điểm 3: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 2/3 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục.
– Điểm 2: Viết đúng kiểu bài, nội dung còn sơ sài, đạt 1/2 số ý, còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài.
* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc…Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.