Chủ nhật, 05/01/2025 17:21:21
GIÁO ÁN Tiết 45: RẰM THÁNG GIÊNG

Ngày: 29/11/2017

NS:  19/11/2017

 ND:  21/11/2017

 

                                 Tiết 45:  RẰM THÁNG GIÊNG

                                                                                           ( Hồ Chí Minh )

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

  - Hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của 2 bài thơ: Cảnh Khuya, Rằm Tháng Riêng (NguyênTiêu) của chủ tịch Hồ Chí Minh.

1. Kiến thức:

  - Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.

  - Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  - Tâm hồn chiến sĩ, nghệ sĩ vừa tài hoa tinh té vừa ung dung lạc quan yêu đời.

  - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.

2. Kĩ năng:

  - Đọc hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật .

  - Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và những vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.   

So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ Rằm Tháng Giêng.

3. Thái độ:  - Yêu thiên nhiên, quê hương

    *Trọng tâm: P2

 B.  tæ chøc  c¸c ho¹t ®éng:

I. Chuẩn bị :

    *GV : Soạn giáo án, bảng phụ

II. Bài cũ:   Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảnh Khuya”. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

III. Bài mới :

 1.GV giới thiệu bài

-Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta vốn là 1 người yêu thiên nhiên, mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhưng không phải vì thế mà Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Giờ học hôm nay cô trò chúng ta sẽ khám phá một vài bức tranh nhiên nhiên được miêu tả dưới ngòi bút tài hoa và sự cảm nhận tinh tế của Người.

2. Tổ chức các hoạt động

 

Phương pháp

Nội dung

HĐ1:HDHS đọc và tìm hiểu chung

PP: Nêu vấn đề, gợi tìm...

GV hướng dẫn giọng đọc, diễn cảm

Đọc mẫu, gọi HS đọc văn bản nhận xét.

 Nêu những hiểu biết của em về Hồ Chủ Tịch?

GV:  Cho học sinh xem ảnh Bác Hồ

? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

=> Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến khó khăn, gian khổ GV: Trong kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc sau những chiến thắng lớn của bộ đội ta 1947 - 1948.

Hướng dẫn tìm hiểu từ khó.

? Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Xác định vần và luật của bài thơ?

? Bố cục của bài thơ?

HĐ2. HDHS đọc- hiểu văn bản

PP: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, bình giảng,thảo luận nhóm... HS:

 Đọc bản phiên âm.

GV: Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của 1 năm mới.

? Vậy thời điểm này được ghi nhận bằng hình ảnh nào trong lời thơ thứ nhất?

=> Nguyệt chính viên ( trăng tròn nhất)

? Với cách miêu tả đó đã gợi ra một không gian ntn?

=> Gợi không gian bát ngát, cao rộng tràn ngập ánh trăng.

? Câu thơ thứ hai MT cảnh gì?

=> TG tập trung MT: sông, nước, trời .

? TG đã sử dụng BPNT gì trong hai câu đầu ?

 => Từ láy " lồng lộng",  điệp  từ “xuân. Có tác dụng MT sắc xuân tràn ngập khắp ko gian, hoà quyện trong từng sự vật, gợi nét trẻ trung đầy sức sống, nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân     

? Như vậy hai câu thơ đầu gợi cho em hình dung ra cảnh đẹp gì?

=> Vẽ ra một khung cảnh không gian cao rộng, mênh mông, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống mùa xuân trong rằm tháng giêng. Đặc biệt là câu thơ đầu đã mở  ra khung cảnh bầu trời cao rộng trong trẻo nổi bật là vầng trăng tròn đầy toả sáng.

? Em có nhận xét gì giữa phiên âm và dịch thơ trong BT đặc biệt là câu thơ 2:

=> Thơ lục bát

- Một số từ không được dịch sát nghĩa

- Câu thơ thứ 2 thiếu một từ xuân

- Thêm vào một số từ: lồng lộng, bát ngát, ngân..

=> Sông mùa xuân, nước mùa xuân, trời mùa xuân tràn ngập cả đất trời.

? Trong nguyên tác, câu thứ 3 cho người đọc biết thêm điều gì?

=> Đây là trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: "Yêu ba" là một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm cho bài thơ mang âm hưởng thơ cổ.

"Đàm quân sự" Hiện đại không khí lịch sử, của thời đại.

? Câu cuối vừa tả vừa biểu cảm như thế nào?

=> Tả trăng rọi trên thuyền lúc về.

-  Biểu cảm: Sự thanh thản, "Nguyệt mãn thuyền’’ như làm sáng lên niềm vui, lạc quan của Bác.

? Câu thơ thứ tư gợi cho em nhớ đến câu thơ nào?

=> " Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền ” (Phong kiều dạ bạc, Trương Kế)

GV: Bài thơ có sử dụng các chất liệu cổ thi: Trăng, sông, nước...nhiều hình ảnh, từ ngữ tương đồng với một số câu thơ cổ của TQ. Tuy nhiên thơ của trương kế- trăng làm chủ -> con người. Trong thơ của HCM, con người làm chủ- chở đầy thuyền trăng. Vì thế, bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa hiện đại, mang nét trẻ trung, khoẻ khoắn. Đó là nét đặc sắc trong bút pháp của CT HCM.

? Cảm nhận của em về hình ảnh "Nguyệt mãn thuyền"

=> Hình ảnh đẹp và trữ tình. Hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ lướt đi phơi phới chở đầy ánh trăng giữa không gian trời nước bao la.

GV: Hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng trong trời mùa xuân bao la mang đậm màu sắc cổ thi.

? So sánh với phần phiên âm?

=> Thêm vào một số từ:  bát ngát, ngân..

GV: Bản dịch đã không thể hiện được hết ý tứ của nguyên tác. ĐB là hai từ yên ba- khói sóng đã không được đưa vào bản dịch nên làm mất đi vẻ hư thực, mờ ảo, mịt mù của cảnh khuya. Tuy nhiên lại thêm vào một số từ khá hay làm cho bài thơ bay bổng, lãng mạn.

?Cảm nhận của em về hình ảnh thơ trong hai câu cuối ?

=> Hai câu thơ hiện lên hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ cùng với các đồng chí sau khi bàn việc quân trở về, lướt đi phới phới trên dòng sông xuân mịt mù hư ảo, trở đầy trăng xuân, giữa không gian bao la tràn ngập sắc xuân. Trong vẻ đẹp lung linh, huyền ảo ấy, con người như quên đi mọi nỗi cam go ác liệt của cuộc k/c. Tâm hồn mở rộng với thiên nhiên với phong thái ung dung, lạc quan

? Bài thơ đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào?

=> Phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời trong kháng chiến gian khổ

Cảnh trăng đẹp ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu đậm của bác. Tấm lòng yêu nước của vị lãnh tụ, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người.

? Tìm hiểu vẻ đẹp của hình ảnh không gian trong bài thơ “Nguyên Tiêu”?

Nếu ở bài “Cảnh khuya” cảnh được tả bằng âm thanh thì ở bài “ Nguyên Tiêu” cảnh Khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo, nổi bật trên nền trời là vầng trăng tròn đầy, toả sáng xuống khắp trời đất.

? Dựa vào đâu mà em xác định được khung cảnh ấy? “Nguyệt chính viên”.

? Trong 2 câu thơ sau,cảnh trăng tiếp tục được tả như thế nào?

Hs: Dựa  vào sgk trả lời.

?  Như vậy toàn bộ 2 bài thơ cho em biết thêm điều gì về Bác Hồ?

GV: Cảnh trăng đẹp ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu đậm của bác. Tấm lòng yêu nước của vị lãnh tụ, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người.

*HĐ 3: HDHS tổng kết.

PP: Thảo luận, thể hiện sự tự tin, ra quyết định..

? Tổng kết về mặt nội dung và nghệ thuật của bài?

 

*HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập.

PP: Thảo luận, thể hiện sự tự tin, ra quyết định..

 

Đai diện nhóm trình bày.

 

 

 

 

 

I- Đọc và tìm hiểu chung

1. Đọc

2. Chú thích

a.Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969)

-Ông là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Danh nhân văn hoá Thế giới, nhà thơ lớn.

b. Tác phẩm:

- Bài thơ làm trong thời kỳ đầu kháng chiến chống TD Pháp

c. Từ khó

3. Thể thơ

- Thất ngôn tứ tuyệt.

4. Bố cục:  2 phần, mỗi phần 2 câu.

II. Đọc- hiểu văn bản

 

1. Hai câu đầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Không gian bát ngát tràn ngập trăng xuân, gợi nét trẻ trung đầy sức sống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hai câu cuối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tâm hồn rộng mở với thiên nhiên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trong kháng chiến gian khổ, Bác vẫn lạc quan, yêu đời. Phong thái ung dung, lạc quan.

 

 

 

III. Tổng kết

1. Nghệ Thuật: - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt vừa cổ điển vừa hiện đại.

- Miêu tả, biểu cảm, điệp từ...

- Hình ảnh thiên nhiên đẹp so sánh độc đáo, cổ điển + hiện đại 2. Nội dung: Bài thơ toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ.

*Ghi nhớ: Sgk.

IV. LUYỆN TẬP:

Tìm và đọc những bài thơ vết về thiên nhiên của Bác.

   IV. Ứng dụng:.

   V. Bổ sung

     * Củng cố: GV nhắc lại nội dung bài

    *Dặn dò: Học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ                 

                 - Chuẩn bị: Kiểm tra tiếng việt.

c2hoangthanh
Tin liên quan