Ngày: 23/10/2016
PHÒNG GD&ĐT HIỆP HÒA
MÔN: SINH HỌC 6
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm):
Câu 1: Bộ phận nào của thân non có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng lên lá ?
A. Lớp tế bào thịt vỏ B. Lớp tế bào biểu bì
C. Mạch rây D. Mạch gỗ
Câu 2: Loại rễ nào giúp cây hô hấp trong điều kiện thiếu không khí ?
A. Rễ thở B. Rễ cọc C. Rễ móc D. Giác mút
Câu 3: Thành phần có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là:
A. Vách tế bào B. Chất tế bào
C. Nhân D. Không bào
Câu 4: Những cây có rễ củ như là:
A. Cải củ trắng, lạc, sắn; B. Cà rốt, cải củ trắng, khoai lang;
C. Nghệ, đinh lăng, chuối. D. Khoai lang, sắn, lạc.
Câu 5: Khi bóc vỏ cây, phần nào của bó mạch bị mất đi ?
A. Mạch rây B. Mạch gỗ
C. Cả mạch gỗ và mạch rây D. Không phần nào của bó mạch bị mất
Câu 6: Rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan chủ yếu qua:
A. Lông hút
B. Khe hở giữa hai tế bào biểu bì
C. Màng mỏng của các tế bào mới hình thành
D. Phần thịt vỏ.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm):
Câu 1. (3,0 điểm): Theo vị trí của thân trên mặt đất người ta chia thân thành những loại nào? Nêu đặc điểm các loại thân đó.
Câu 2. (4,0 điểm): Kể tên những loại rễ biến dạng và nêu chức năng của chúng. Vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa ?
............................................. Hết ............................................
PHÒNG GD&ĐT HIỆP HÒA
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: SINH HỌC 6
PHẦN I . TRẮC NGHIỆM: (3 điểm). Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
D |
A |
C |
B |
A |
A |
PHẦN II . TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 (3 đ) |
* Có 3 loại thân - Thân đứng có 3 dạng : |
0.5 |
+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành |
0.5 |
|
+ Thân cột: cứng, cao, không có cành |
0.5 |
|
+ Thân cỏ: mềm, yếu, thấp |
0.5 |
|
- Thân leo: Leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn, tua cuốn. |
0.5 |
|
- Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất. |
0.5 |
|
2 (4đ) |
- Kể tên 4 loại rễ biến dạng: rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút |
1.0 |
- Nêu đúng chức năng của mỗi loại |
2.0 |
|
* Giải thích được vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa: - Rễ củ có chức năng: chứa chất dự trữ trong củ dùng để cung cấp dinh dưỡng cho cây khi cây ra hoa, kết quả. |
0.5 |
|
- Nếu để cây ra hoa rồi mới thu hoạch thì chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn nữa, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ đều giảm. |
0.5 |
------------------------------ Hết ------------------------------
PHÒNG GD&ĐT HIỆP HÒA
MÔN: SINH HỌC 7
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm):
Câu 1: Tái sinh là hình thức sinh sản ở loài ruột khoang nào
A.San hô B. Hải quỳ C. Thuỷ tức D. Sứa
Câu 2: Động vật không có đặc điểm nào sau đây:
Câu 3: Những động vật nguyên sinh nào gây bệnh cho người ?
A. Trùng kiết lị. B. Trùng sốt rét.
C. Trùng biến hình. D. Cả a và b.
Câu 4: Loài nào của ngành ruột khoang gây ngứa và độc cho người ?
A. Thủy tức. B. San hô. C. Sứa. D. Hải quỳ.
Câu 5: Khi mổ giun đất cần xác định mặt lưng và mặt bụng của giun vì:
A. Mổ động vật không xương sống phải mổ từ mặt lưng.
B. Nhờ xác định mặt lưng, mặt bụng mà quan sát được cấu tạo từ bên ngoài của giun.
C. Xác định được đai sinh dục, lỗ sinh dục cái và lỗ sinh dục đực.
D. Câu A và B đúng..
Câu 6. Giun đũa sống kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể người ?
A. Ruột non B. Ruột già C. Gan D. Tá tràng
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm):
Câu 1. (3,0 điểm): Nêu vai trò của ngành Ruột khoang.
Câu 2. (4,0 điểm): Giun đũa sống kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể người ? Trình bày vòng đời của giun đũa. Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người.
............................................ Hết ............................................
PHÒNG GD&ĐT HIỆP HÒA
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: SINH HỌC 7
PHẦN I . TRẮC NGHIỆM: (3 điểm).
- Chọn đúng đáp án mỗi câu 1, 2, 3, 4 cho 0,5 điểm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
C |
C |
D |
C |
D |
A |
- Câu 5: đáp án đúng: B được 1,0 điểm.
PHẦN II . TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 (3 đ) |
Ngành Ruột khoang có những vai trò sau:
+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên |
0.5 |
+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển. |
0.5 |
|
+ Làm đồ trang trí, trang sức: San hô. |
0.5 |
|
+ Là nguồn cung cấp nguyên liêu vôi cho xây dựng: San hô đá. |
0.5 |
|
+ Làm thực phẩm có giá trị: Sứa. |
0.5 |
|
|
0.5 |
|
2 (4đ) |
- Giun đũa thường kí sinh ở ruột non người |
0.75 |
- Vòng đời của giun đũa: + Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp nước ẩm thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong. |
0.75 |
|
+ Người ăn phải trứng giun (qua rau sống, quả tươi …), đến ruột non. |
0.75 |
|
+ Ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi rồi về lại ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đây. |
0.75 |
|
- Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người: + Ăn, uống vệ sinh: Không ăn rau sống, uống nước lã, rửa tay trước khi ăn, dùng lồng bàn đậy thức ăn, diệt ruồi nhặng, vệ sinh nơi ở sạch sẽ. |
0.5 |
|
+ Tẩy giun định kì một năm từ 1- 2 lần hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. |
0.5 |
------------------------------ Hết -----------------------------
PHÒNG GD&ĐT HIỆP HÒA
MÔN: SINH HỌC 8
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm):
Câu 1: Máu (gồm huyết tương và các tế bào máu) thuộc loại mô:
A. Cơ B. Mô biểu bì C. Mô liên kết D. Mô thần kinh.
Câu 2: Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần:
A. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng.
B. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng.
C. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ.
D. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan phản xạ.
Câu 3: Do đâu mà khớp động linh hoạt hơn khớp bán động.
A. Khớp động có diện khớp ở 2 đầu xương tròn và lớn có sụn trơn bóng
B. Giữa khớp có bao chứa dịch
C. Diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 4: Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì:
A. Cấu trúc có sư kết hợp giữa chất hữu cơ và chất khoáng.
B. Xương có tủy xương và muối khoáng.
C. Xương có chất hữu cơ và màng xương.
D. Xương có mô xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ.
Câu 5: Nguyên nhân gây mỏi cơ là:
A. Lượng nhiệt sinh ra nhiều.
B. Do dinh dưỡng thiếu hụt.
C. Do lượng khí cacbonnic quá cao.
D. Lượng oxi trong máu thiếu nên tích tụ lượng axit trong cơ.
Câu 6: Thành phần bạch huyết khác thành phần máu ở chỗ nào?
A. Có ít hồng cầu, nhiều tiểu cầu B. Nhiều hồng cầu không có tiểu cầu
C. Không có hồng cầu, tiểu cầu ít D. cả a và d.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm):
Câu 1. (3,0 điểm): Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ?
Câu 2. (4,0 điểm): Trình bày các thành phần của máu và cơ chế gây đông máu? Sự đông máu có ý nghĩa gì đối với sự sống của cơ thể ?
............................................ Hết ............................................
PHÒNG GD&ĐT HIỆP HÒA
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: SINH HỌC 8
PHẦN I . TRẮC NGHIỆM: (3 điểm).
- Chọn đúng đáp án mỗi câu 1, 2, 3, 4 cho 0,5 điểm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
C |
B |
D |
A |
D |
C |
PHẦN II . TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 (3 đ) |
Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể: - Sự thực bào |
1.0 |
- Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hoá các kháng nguyên |
1.0 |
|
- Sự phá huỷ các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh |
1.0 |
|
2 (4đ) |
* Thành phần của máu gồm: + Các tế bào máu ( hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) |
0.5 |
+ Huyết tương |
0.5 |
|
* Cơ chế gây đông máu: Trong huyết tương có 1 loại prôtêin hoà tan gọi là chất sinh tơ máu. |
0.5 |
|
Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ ra và giải phóng enzim. |
0.5 |
|
Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. |
0.5 |
|
Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. |
0.5 |
|
* Sự đông máu có ý nghĩa đối với sự sống của cơ thể: Bảo vệ cơ thể để chống mất nhiều máu. |
1.0 |
------------------------------ Hết -----------------------------
PHÒNG GD&ĐT HIỆP HÒA
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm):
Câu 1: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là:
A. Bộ NST của tế bào mẹ được sao chép nguyên vẹn cho 2 tế bào con.
B. Sự phân li đồng đều của các NST từ tế bào mẹ đến tế bào con.
C. Sự nhân đôi của các NST trong quá trình phân bào.
D. Sự phân li đồng đều chất nhân từ tế bào mẹ đến tế bào con.
Câu 2: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 có sự phân ly tính trạng theo tỷ lệ trung bình:
A. 1 trội : 1 lặn B. 3 trội : 1 lặn C. 1 lặn : 3 trội D. 3 lặn : 1 trội
Câu 3: Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở:
A. Kỳ đầu B. Kỳ giữa C. Kỳ sau D. Kỳ cuối
Câu 4: Bộ NST ở lúa nước 2n = 24. Một tế bào của lúa nước đang ở kỳ sau của nguyên phân thì số NST trong tế bào con bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau:
A. 12 B. 24 C. 28 D. 72
Câu 5: Cặp gen quy định giới tính nữ ở người là:
A. XX B. XO C. XY D. AA.
Câu 6: Có 10 tế bào sinh tinh của thỏ qua giảm phân sẽ tạo ra:
A. 10 tinh trùng B. 20 tinh trùng
C. 30 tinh trùng D. 40 tinh trùng.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm):
Câu 1. (2 điểm): Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN.
Câu 2. (1 điểm): Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN sắp xếp như sau:
- T – A – A – G – X – G – T – A –
Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.
Câu 3. (4 điểm): Ở cà chua, người ta cho lai hai giống cà chua quả đỏ với cà chua quả đỏ. Kết quả, ở F1 người ta thu được 75% cà chua quả đỏ và 25% cà chua quả vàng.
a. Hãy biện luận và lập sơ đồ cho phép lai trên.
b. Để xác định cà chua quả đỏ thuần chủng F1 ta làm thế nào? Hãy biện luận và lập sơ đồ cho phép lai này.
............................................ Hết ............................................
PHÒNG GD&ĐT HIỆP HÒA
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: SINH HỌC 9
PHẦN I . TRẮC NGHIỆM: (3 điểm). Chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
A |
B |
B |
C |
A |
D |
PHẦN II . TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 (2.0 đ) |
- ADN là một loại axit nucleic, được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học: C, H, O, N và P. |
0.5 |
- ADN là đại phân tử có kích thước lớn, khối lượng lớn. |
0.5 |
|
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân, mỗi đơn phân gồm nuclêotít có 4 loại A,T,G, X. |
0.5 |
|
- Từ 4 loại nu này đã sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo ra vô số các loại phân tử ADN khác nhau với số lượng khác nhau. |
0.5 |
|
2 (1.0 đ) |
Đoạn mạch đơn bổ sung.
|
1.0 |
3 (4.0 đ) |
Cho lai cà chua quả đỏ x quả đỏ, thu được vừa quả đỏ, vừa quả vàng với tỉ lệ chứng tỏ màu đỏ trội so với màu vàng. |
0.5
|
Quả đỏ x quả đỏ Þ 3 đỏ : 1 vàng => chứng tỏ bố mẹ đem lai phải có cặp gen dị hợp. |
0.5
|
|
Quy ước A là gen quy định tính trạng quả đỏ; a là gen quy định tính trạng quả vàng. Ta có sơ đồ lai P: Quả đỏ x Quả đỏ Aa Aa GP A, a A, a F1: 1 AA : 2 Aa : 1 aa (3 quả đỏ : 1 quả vàng) |
1.0 |
|
Để xác định cà chua quả đỏ thuần chủng F1t a dùng phép lai phân tích |
0.5 |
|
Nghĩa là dùng cà chua quả đỏ F1 cho lai với cà chua quả vàng (aa) |
0.5 |
|
Nếu kết quả phép lai thu được 100% cà chua quả đỏ thì cà chua F1 đem lai là thuần chủng AA x aa Þ 100% Aa (quả đỏ) |
0.5 |
|
Nếu kết quả phép lai thu được 50% cà chua quả đỏ và 50% cà chua quả vàng (1 : 1) thì cà chua F1 đem lai không thuần chủng. Aa x aa Þ 1 Aa : 1 aa (1 quả đỏ : 1 quả vàng) |
0.5 |
------------------------------ Hết -----------------------------