Thứ năm, 09/01/2025 22:53:11
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2016– 2017 Môn: Địa lí - THCS

Ngày: 27/02/2017

ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2016– 2017

Môn: Địa lí - THCS

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

 

 

Câu I. (3,0 điểm)

Trình bày sự phân hóa đất theo độ cao ở nước ta. Tại sao ở phần lãnh thổ phía Nam không có đai ôn đới gió mùa trên núi ?

Câu II. (5,0 điểm)

1. Đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tác động gì tới đặc điểm sông ngòi ?

2. Giải thích tại sao ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, mùa đông lại ngắn hơn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ?

Câu III. (6,0 điểm)

1. Chứng minh rằng tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta rất phong phú và đa dạng. Vì sao trong những năm gần đây lượng khách du lịch nội địa ngày càng tăng nhanh ?

2. Nêu các huyện đảo của nước ta. Tại sao cần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội ở các huyện đảo ?

Câu IV. (4,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH VÀ NĂNG SUẤT LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA

 

Năm

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Tổng số

Lúa đông xuân

2000

7 666

3 013

42,4

2003

7 452

3 023

46,4

2005

7 329

2 942

48,9

2010

7 489

3 086

53,4

 

1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2010.

2. Nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn trên.

Câu V. (2,0 điểm)

Đồng chí hãy trình bày quy trình thực hiện đối với phương pháp hoạt động theo nhóm ?

---------HẾT----------

Họ tên………………………………………………Số báo danh……………

Được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài

Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm.

HƯỚNG DẪN CHẤM

 

 

 

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

 

I

(3,0đ)

 

* Đặc điểm sự phân hóa đất theo độ cao.

2,5

 

 

- Đai nhiệt đới gió mùa (ở miền Bắc có độ cao trung bình dưới 600 - 700m, ở miền Nam dưới 900 - 1000m).

+ Nhóm đất phù sa: chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên cả nước, bao gồm: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát,…

+ Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi.

- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (giới hạn: ở miền Bắc từ 600 - 700m đến 2600m, ở miền Nam từ 900 - 1000m đến 2600m): Ở độ cao từ  600 - 700m đến 1600 - 1700m: đất feralit có mùn với đặc tính chua. Ở độ cao trên 1600 - 1700m: quá trình feralit ngừng trệ, hình thành đất mùn.

- Đai ôn đới gió mùa trên núi (có độ cao từ 2600m trở lên - chỉ có ở Hoàng Liên Sơn): chủ yếu là đất mùn thô.

1,0

 

 

0,5

 

0,5

 

 

1,0

 

 

 

 

0,5

 

 

* Ở phần lãnh thổ phía Nam không có đai ôn đới gió mùa trên núi vì:

- Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên.

- Ở miền Nam không có núi ở độ cao này.

 

0,5

 

 

 

 

II

(5,0)

1

Đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tác động gì tới đặc điểm sông ngòi

4,0

 

 

Địa hình là nhân tố quan trọng của tự nhiên. Điều đó được thể hiện là địa hình tác động mạnh tới các yếu tố tự nhiên như: khí hậu, đất, sinh vật… trong đó có sông ngòi.

- Hướng nghiêng của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ theo hướng tây bắc – đông nam và hướng đông – tây đã có tác động lớn trong việc  quy định hướng sông, làm cho sông ngòi của miền chảy theo hai hướng chính.

+ Hướng tây bắc – đông nam: sông Đà, sông Mã, sông Cả

+ Hướng tây – đông: sông Đại, sông Bến Hải, sông Bồ

- Đia hình có độ dốc lớn và không có bộ phận chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên độ dốc sông ngòi lớn, đặc biệt là khu vực Bắc Trung  Bộ.

- Địa hình núi tập trung ở phía tây,  tây bắc kết hợp với hình dáng lãnh thổ làm chiều dài sông ngòi có sự phân hóa:

+ Tây Bắc: sông dài hơn, diện tích lưu vực lớn.

+ Bắc Trung Bộ: sông nhỏ, ngắn và dốc.

- Địa hình là nhân tố quan trọng làm chế độ nước sông có sự phân hóa theo không gian.

+ Tây Bắc: sông có mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, trùng với mùa mưa trên lãnh thổ nước ta.

+ Bắc Trung Bộ: sông có mùa lũ từ tháng 8 đến tháng 12 do ảnh hưởng của dãy Trường Sơn gây hiện tượng hiệu ứng phơn vào đầu mùa hạ và đón gió mùa Đông Bắc vào cuối mùa Đông gây ra mưa.

- Địa hình có độ dốc lớn, nền đá cứng nên khả năng bồi tụ phù sa của sông ngòi hạn chế (diễn giải)

 

 

 

0,5

 

 

 

0,25

0,25

0,5

 

 

0,5

 

0,25

0,25

0,5

 

0,25

 

0,25

 

 

 

0,5

 

2

Giải thích tại sao ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, mùa đông lại ngắn hơn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

a. Tây Bắc

- Tây Bắc có mùa đông ấm hơn do gió mùa đông bắc khi thổi vào lãnh thổ nước ta đến dãy Hoàng Liên Sơn và con Voi bị chặn lại.

Þ Do có 2 dãy núi này cho nên các đợt gió mùa đông bắc có cường độ mạnh mới có thể vượt sang Tây Bắc và bị biến tính (số đợt gió mùa đông bắc ở TB = 1/2 số đợt gió ở miền bắc & ĐBBBộ).

- Một phần gió mùa đông bắc di chuyển dọc theo thung lũng sông Đà vòng lên Tây Bắc hoặc phải đi qua các đèo. Sau 1 quãng đường dài, gió bị biến tính làm cho nhiệt độ tăng và lượng ẩm giảm -> TB không có mưa phùn.

 (Thưởng điểm nếu thí sinh nêu được Ngoài ra vào thời kì mùa đông, Tây Bắc còn chịu ảnh hưởng của hạ áp Mianma. Khi hạ áp này hoạt động làm cho thời tiết ấm áp hơn và đôi khi có giông. Điều đó làm cho mùa đông ở Tây Bắc có phần nóng hơn và ngắn hơn ở miền Đông Bắc)

b. Bắc Trung Bộ

- Mùa đông ngắn hơn do nằm ở vĩ độ thấp hơn, gió mùa Đông Bắc càng vào Bắc Trung Bộ càng biến tính bởi quãng đường đi dài và các dãy núi ăn ngang ra biển làm cho nhiệt độ càng tăng.

- Đôi khi còn chịu ảnh hưởng của gió phơn

1,0

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

III

(6,0đ)

1

 Chứng minh rằng tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta rất phong phú và đa dạng. Vì sao trong những năm gần đây lượng khách du lịch nội địa ngày càng tăng nhanh

3,0

 

 

* Chứng minh tài nguyên du lịch  tự nhiên nước ta phong phú:

- Địa hình : Đa dạng, nhiều dạng địa hình có giá trị du lịch cao, hấp dẫn du khách (Dẫn chứng)

-  Khí hậu đa dạng, có sự phân hóa theo mùa, theo không gian, theo độ cao. Trở ngại lớn nhất là các thiên tai và sự phân mùa của khí hậu

- Tài nguyên nước cũng có hàng loạt các thế mạnh để phát triển du lịch. Nhiều vùng sông nước như hệ thống sông Cửu Long, các hồ tự nhiên, nhân tạo đã trở thành các điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Nước ta còn có nguồn nước khoáng rất đa dạng có thể khai thác phục vụ du lịch.

- Tài nguyên sinh vật cũng có nhiều giá trị trong việc phát triển du lịch, đặc biệt là hệ thố ng các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên thiên.

* Giải thích sự gia tăng của khách du lịch nội địa :

- Do tài nguyên du lịch của nước ta ngày càng được khai thác tốt hơn (diễn giải)

- Chất lượng cuộc sống, nhất là mức sống của người dân ngày càng được nâng cao.

2,00

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,00

 

2

Nêu các huyện đảo của nước ta. Tại sao cần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội ở các huyện đảo?

3,0

 

 

* Các huyện đảo của nước ta :

- Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô của tỉnh Quảng Ninh

- Huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ của TP Hải Phòng

- Huyện đảo Cồn Cỏ của Quảng Trị

- Huyện đảo Hoàng Sa của TP Đà Nẵng

- Huyện đảo Lý Sơn của Quảng Ngãi

- Huyện đảo Trường Sa của Khánh Hòa

- Huyện đảo Phú Quý của Bình Thuận

- Huyện đảo Côn Đảo của Bà Rịa-Vũng Tàu

- Huyện đảo Kiên Hải và Phú Quốc của Kiên Giang

* Cần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội ở các huyên đảo của nước ta vì :

+ Phát triển kinh tế đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta.

+ Các huyện đảo nước ta giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh tế biển (dc).

+ Việc phát triển kinh tế các huyện đảo sẽ xóa dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa hai đảo và đất liền.

+ Việc phát triển kinh tế -xã hội ở các huyện đảo còn để khẳng định chủ quyền ở các đảo, các vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

1,00

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,00

 

IV

(4,0 đ)

1

Vẽ biểu đồ

2

 

 

- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp cột chồng và đường

- Yêu cầu: Vẽ chính xác, đảm bảo đúng khoảng cách năm, có đủ chú giải và tên biểu đồ.

(Các dạng biểu đồ khác không cho điểm; Nếu thiếu mỗi ý trừ 0,25 điểm)

 

 

2

Nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn trên.

2

 

 

*Nhận xét:

- Diện tích lúa cả năm và diện tích lúa đông xuân có sự biến động theo các giai đoạn khác nhau (Dẫn chứng)

- Năng suất lúa cả năm liên tục tăng lên (Dẫn chứng)

* Giải thích:

- Diện tích lúa biến động, hầu như không tăng mà còn giảm do diện tích đất trồng lúa bị chuyển sang mục đích sử dụng khác

- Năng suất lúa tăng mạnh do đẩy mạnh thâm canh, sử dụng các giống cao sản,...

1,0

 

 

 

 

1,0

 

V

(2,0)

 

Quy trình thực hiện đối với phương pháp dạy học theo nhóm?

2,0

 

 

* Quy trình thực hiện

Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:

 a. Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ

- Giới thiệu chủ đề

- Xác định nhiệm vụ các nhóm 

- Thành lập nhóm        

b. Làm việc nhóm

- Chuẩn bị chỗ làm việc

- Lập kế hoạch làm việc

- Thoả thuận quy tắc làm việc

- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ

- Chuẩn bị báo cáo kết quả.

c. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá

- Các nhóm trình bày kết quả

- Đánh giá kết quả.

 

 

 

0,75

 

0,75

 

 

 

 

0,5

 

ĐIỂM TOÀN BÀI THI: = 20,0 điểm

 

             

Nếu diễn giải theo cách khác của hướng dẫn chấm song vẫn đúng thì cho điểm tương đương.

-----------------Hết -----------------

 

c2hoangthanh
Tin liên quan