Ngày: 07/12/2015
A/ PHẦN MỞ ĐẦU (ĐẶT VẤN ĐỀ)
I/ Lý do chọn đề tài:
1/ Cơ sở lí luận:
Năm học 2013 - 2014 là năm học tiếp tục thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm thực hiện triệt để cuộc vận động: “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với việc ngồi nhầm lớp”. Muốn làm tốt những vấn đề đó đòi hỏi người giáo viên cần có phương pháp dạy học phù hợp đạt được những kết quả thiết thực giúp cho học sinh hiểu bài và nắm vững các sự kiện lịch sử, di tích lịch sử, hình ảnh lịch sử. Qua đó bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương đất nước, những truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời của cha ông để lại. Kế thừa và phát huy tinh thần đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Việc học tập lịch sử phải tuân thủ qui luật của con đường biện chứng trong nhận thức - từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ đấy trở về thực tiễn. Do đặc trưng của hiện thực và nhận thức lịch sử của con người nói chung, học sinh các trường THCS nói riêng không thể trực tiếp quan sát lịch sử, vì vậy việc tái tạo hình ảnh lịch sử, khôi phục bức tranh về sự kiện, nhân vật lịch sử ®· qua lµ yªu cÇu cÇn thiÕt ®Çu tiªn cña häc tËp lÞch sö.
2/ Cơ sở thực tiễn:
Dựa trên việc giảng dạy môn lịch sử của bản thân tôi trong các năm học vừa qua, và việc học tập bộ môn lịch sử của các em học sinh THCS đặc biệt là học sinh lớp 7.
II/ Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
Để đảm bảo tính chính xác, khoa học, tăng cường khả năng gây xúc cảm của các thông tin về các sự kiện, nhân vật lịch sử. Trước hết cần chú ý đến sự trình bày sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử,...kết hợp với các phương pháp khác. Đặc biệt cần coi trọng việc sử dụng phương tiện trực quan: tranh ảnh, bản đồ, sa bàn, mô hình, phim đèn chiếu, phim video,... và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp trong dạy học lịch sử, giúp các em có thể lĩnh hội được kiến thức nhanh nhất, chính xác, hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó cũng cần phải tận dụng mọi cơ hội, khả năng học tập gắn với thực tế để học sinh có được phương thức lĩnh hội kiến thức lịch sử một cách cụ thể, giàu cảm xúc , trao đổi với các nhân chứng lịch sử, nhân vật lịch sử. Cần phải tổ chức cho học sinh làm việc nhiều hơn với sử liệu trong sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo do GV cung cấp và HS sưu tầm, trong các phiếu học tập cá nhân,... qua đó từng bước rèn luyện cho HS về phương pháp học tập, nghiên cứu lịch sử. Cần tổ chức thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau (làm việc theo nhóm hoặc đàm thoại chung cả lớp), tạo điều kiện để học sinh nêu lên các vấn đề cần tìm hiểu, độc lập giải quyết các vấn đề, tự đặt ra hoặc do giáo viên cung cấp. Ở đây, cần khuyến khích học sinh bày tỏ những ý kiến riêng của mình, tránh việc làm cho học sinh e ngại khi nêu ý kiến khác cho giáo viên, cần rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày( nói, viết). Từ đó, học sinh lĩnh hội được nội dung học tâp theo tinh thần đồi mới phương pháp dạy học : dạy học tự khám phá, tự phát triển. Cần đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học lịch sử như:
- Học ở lớp, ở phong bộ môn, ở bảo tàng, tại các di tích lịch sử; nghe báo cáo, trao đổi trực tiếp với các nhân chứng lịch sử.
- Học chung cả lớp, học cá nhân , học theo nhóm...
Nói tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS là quá trình chuyển từ phương pháp dạy học “thầy nói - trò nghe”, “thầy đọc - trò chép” sang phương pháp dạy học mới, trong đó, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập của học sinh , còn học sinh phải chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học tập, tự tìm kiếm kiến thức, hình thành năng lực sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học, điều đó không có nghĩa là để cho hs hoạt động bằng mọi giá. Đối với bộ môn lịch sử việc tiếp nhận, xử lý các thông tin từ sử liệu là khâu đầu tiên, tất yếu của quá trình nhận thức quá khứ, không được bỏ qua, không được coi nhẹ.
Để thực hiện việc đổi mới chương trình SGK Lịch sử 7 giảm tải 25% số lượng kênh chữ, tăng đáng kể lượng kênh hình. Để sử dụng hiệu quả đòi hỏi người GV phải linh hoạt và sáng tạo trong việc hướng dẫn học sinh làm việc với hệ thống kênh hình trong mỗi bài học.
III/ Đối tượng nghiên cứu:
Từ thực tiễn dạy học môn lịch sử ở trường THCS là giúp học sinh có những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng; bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động và thái độ đúng đắn trong cuộc sống xã hội.Vì vậy, phương pháp và hình thức dạy học môn lịch sử rất phong phú đa dạng bao gồm:
Từ những vấn đề cụ thể trên, tôi mạnh dạn vận dụng một số phương pháp truyền thống và hiện đại vào dạy học lịch sử ở trường tôi. Tôi đã vận dụng cụ thể vào giảng dạy bộ môn lịch sử ở lớp 7 trường THCS trong năm học 2013 - 2014 và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Cho nên, tôi trình bày một số vấn đề về vận dụng một số phương pháp dạy học môn lịch sử ở trường THCS để bạn bè đồng nghiệp cùng nghiên cứu và tham khảo.
IV/ Giới hạn của đề tài:
Chương trình SGK lịch sử 7.
V/ Kế hoạch thực hiện:
Đề tài đã được tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 7 năm học 2013 - 2014 tại đơn vị.
B/ PHẦN NỘI DUNG (GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ)
1. Cơ sở lý luận của đề tài:
Như chúng ta đã biết đổi mới phương pháp dạy học là quá trình chuyển từ phương pháp dạy học “thầy nói - trò nghe”, “thầy đọc - trò chép” sang phương pháp dạy học mới, trong đó, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập của học sinh , còn học sinh phải chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học tập, tự tìm kiếm kiến thức, hình thành năng lực sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học, điều đó không có nghĩa là để cho học sinh hoạt động bằng mọi giá. Đối với bộ môn lịch sử việc tiếp nhận, xử lý các thông tin từ sử liệu là khâu đầu tiên, tất yếu của quá trình nhận thức quá khứ, không được bỏ qua, không được coi nhẹ. Nhưng trên thực tế việc vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào dạy môn lịch sử ở trường THCS còn gặp rất nhiều khó khăn bởi mỗi bài, mỗi khối, mỗi lớp có những lượng kiến thức khác nhau phù hợp với từng đối tượng học sinh ở mỗi khối lớp và việc vận dụng các phương pháp sao cho hợp lý và có hiệu quả cao là một vấn đề vô cùng khó khăn đối với mỗi người giáo viên. Vì vậy tôi đã mạnh dạn vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học cụ thể là: “sử dụng hiệu quả kênh hình lịch sử 7 trong sgk” vào dạy một số bài học cụ thể, khai thác vốn kiến thức đã có của hs.
II. Thực trạng và những mâu thuẫn.
1/ Thuận lợi - khó khăn:
` a/ Thuận lợi:
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, có kĩ năng làm bài tập môn lịch sử.
- Học sinh ham thích tìm hiểu kiến thức lịch sử trong giờ học các em học tập tích cực, thực sự là trung tâm của quá trình dạy học.
- Khả năng nắm bắt sử liệu tốt, biết so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử khá đồng đều ở các khối lớp, tham gia đầy đủ các chuyên đề đổi mới phương pháp do Sở, Phòng GD & ĐT tổ chức.
- Phương tiện trực quan trong giảng dạy đã được quan tâm mua sắm khá đầy đủ.
- Phòng GD & ĐT, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến quá trình đổi mới phương pháp, luôn tạo điều kiện để người dạy phát huy tốt khả năng của bản thân, có nhiều phương pháp, luôn tạo điều kiện để người dạy phát huy tốt khả năng của bản thân, có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
b/ Khó khăn:
- Châu Minh là trường thuộc vùng hạ huyện của Hiệp Hòa, đặc điểm dân cư còn khá nhiều khó khăn, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình.
- Việc tiếp cận kiến thức môn học còn hạn chế, phần lớn học sinh còn coi lịch sử là môn học phụ nên chưa nhiệt tình với môn học.
- Phương tiện dạy học còn thô sơ, thiếu các loại sa bàn, băng hình, video,....Một số giáo viên trong đội ngũ còn phải dạy chéo môn, nhận thức vấn đề lịch sử chưa thực sự sâu sắc.
2/ Thành công - hạn chế:
- Thành công: Khi áp dụng đề tài vào giảng dạy, bản thân tôi đã thu được nhiều thành công nhât định: Chất lượng môn sử tăng lên so với các năm học trước, học sinh hứng thú học tập hơn với bộ môn lịch sử.
- Hạn chế: Một số học sinh còn tập chung quá nhiều vào các môn học văn, toán mà chưa thực sự quan tâm, chú ý đến môn lịch sử.
3/ Mặt mạnh, mặt yếu:
- Có khả năng áp dụng đề tài rộng rãi ở các khối học khác, không chỉ ở học sinh khối 7.
- Cần thu hút học sinh mạnh dạn hơn nữa trong học tập.
4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
- Gia đình, nhà trường, các thầy cô giáo, xã hội, bạn bè.
5/ Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
a/ Sử dụng kênh hình trong sgk để dạy và học bài“ Trung Quốc thời phong kiến”.
Như chúng ta đã biết “Trung Quốc” là một trong những quốc gia lân cận có nền văn hóa ảnh hưởng lớn tới nước ta người giáo viên cần phải dạy để giúp học sinh nắm được những thành tựu văn hoá của Trung Quốc. Khi dạy bài này chúng ta nên tiếp cận với một "phương pháp mới với việc khai thác kênh hình"( tranh ảnh và lược đồ) trong việc tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn hoá Trung Quốc thời phong kiến.
Để việc sử dụng tranh ảnh thống nhất và có hiệu quả nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của hs trong học tập bộ môn, theo "quan điểm đổi mới phương pháp dạy học", thiết bị đồ dùng dạy học là nguồn nhận thức lịch sử chứ không chỉ là minh họa cho bài học.
Những kỹ năng cần lưu ý khi khai thác tranh ảnh lịch sử.
Khi hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung tranh ảnh của lịch sử THCS, giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh những kỹ năng:
Các bước làm việc với tranh ảnh lịch sử:
Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy được tính tích cực của học sinh nhằm mục tiêu cho học sinh tự tìm hiểu nội dung của tranh ảnh dưới sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên, xin được nêu một số gợi ý việc khai thác tranh ảnh lịch sử trong các SGK lịch sử THCS:
Bước 1 : Cho HS quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác.
Bước 2 : GV nêu câu hỏi, nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung tranh ảnh.
Bước 3 : Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi đã quan sát, kết hợp ý kiến của GV và tìm hiểu nội dung trong bài học.
Bước 4 : Giáo viên nhận xét, bổ sung nội dung trả lời của học sinh, hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh.
Kết luận: HS nắm được cách khai thác tranh ảnh và nội dung tranh ảnh trong bài học.
Ví dụ cụ thể: Sử dụng khai thác kênh hình để dạy học phần “ Trung Quốc thời phong kiến"
Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu những kênh hình đó GV có thể đặt câu hỏi:
? Vạn Lí Trường Thành được xây dựng ở thời nào?
? Địa điểm xây dựng?
? Vạn Lí Trường Thành được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào thời gian nào?
b/ Kĩ năng hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức về kênh hình.
Kênh hình bao gồm bản đồ, lược đồ, tranh ảnh lịch sử, là những phương tiện dạy học rất đặc trưng của bộ môn lịch sử, nó giúp cho học sinh tái hiện lại những sự kiện, nhân vật trong quá khứ. Theo xu hướng hiện nay là giảm bớt thuyết trình của giáo viên, tạo điều kiện để học sinh học tập tích cực nên chúng được sử dụng như là một nguồn cung cấp kiến thức giúp cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện những kiến thức và rèn luyện những kĩ năng bộ môn chứ không chỉ để minh hoạ cho lời giảng của GV. Như vậy kênh hình là đối tượng để học sinh chủ động, tự lực khai thác kiến thức dưới sự hướng dấn của giáo viên.
Muốn khai thác kênh hình có hiệu quả cần thực hiện một số yêu cầu:
*/ Về phía giáo viên:
*/ Về phía học sinh:
*/Các bước khai thác kênh hình:
III/ Các biện pháp giải quyết vấn đề:
1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Mục tiêu là làm cho chất lượng bộ môn Lịch sử được nâng cao, học sinh yêu thích, hứng thú với môn học.
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
Thực hiện trong quá trình lên lớp, giảng dạy, học tập bộ môn.
3. Điều kiện, thực hiện giải pháp, biện pháp:
Dựa trên điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường trong các năm học.
4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
- Có mối quan hệ mật thiết, gần gũi với nhau, bổ sung cho nhau.
5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
*/ Kết quả cụ thể qua khảo sát:
Khối lớp |
Số lượng HS |
Kết quả |
|||||||
Giỏi |
Khá |
TB |
Yếu |
||||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
||
7A |
34 |
10 |
28,6 |
12 |
37,1 |
10 |
28,6 |
2 |
5,7 |
7B |
33 |
0 |
0 |
10 |
28,6 |
12 |
40,0 |
11 |
31,4 |
7C |
31 |
0 |
0 |
8 |
25,8 |
13 |
41,9 |
10 |
32,3 |
IV. Hiệu quả áp dụng:
Trong năm học 2013 – 2014 tôi được phân công giảng dạy bộ môn lịch sử ở các lớp trên. Trong học kì II tôi đã áp dụng những kinh nghiệm học hỏi được phương pháp trên thì kết quả học tập của các em qua khảo sát của nhà trường tăng lên rõ rệt.
C. KẾT LUẬN:
I/ Bài học kinh nghiệm rút ra.
Tóm lại, để giảng dạy tốt bộ môn lịch sử ở trường THCS, người GV trước hết phải hiểu và nắm vững các tri thức khoa học của bộ môn mình giảng dạy. Phải luôn có sự tìm tòi, học hỏi, sáng tạo qua các kênh thông tin khác nhau. Bên cạnh đó muốn gây được hứng thú cho học sinh người GV khi lên lớp phải chuẩn bị bài chu đáo, chuẩn bị tốt các phương tiện và đồ dùng dạy học có liên quan đến tiết học. Trong giờ học cần phải có thái độ cởi mở, thân thiện, gần gũi tạo tâm lý tốt cho HS khi học tập, tìm hiểu học sinh xem học sinh có năm được bài và hiểu bài không; Học sinh có hứng thú học tập không phụ thuộc vào cách nêu vấn đề, đặt câu hỏi và đặc biệt là việc áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp.
II. Những đề xuất kiến nghị
Tôi kính mong các cấp lãnh đạo đầu tư thêm nhiều thiết bị dạy học hiện đại, phù hợp với đặc thù từng vùng miền. Đặc biệt là đối với các xã còn nhiều khó khăn. Học sinh còn rất ít kiến thức thực tế, đòi hỏi phải được quan sát qua các phương tiện dạy học trong mỗi tiết học. Có như vậy mới tạo được hứng thú học tập với học sinh, và sẽ giáo dục tinh thần yêu Tổ quốc cho mỗi học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
19 - 09 - 2014
Lịch công tác tuần 3 tháng 9 năm 201419 - 09 - 2014
Training quản trị Cổng thông tin mới23 - 09 - 2014
Lễ trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ K2323 - 09 - 2014
Lịch công tác tuần 4 tháng 9 năm 2014