Ngày: 26/05/2017
LỜI MỞ ĐẦU
Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình. Vì thế đại hội lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam trong nghị quyết ghi rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, tương lai của một dân tộc, một quốc gia phải nhìn vào nền giáo dục của quốc gia đó .
Nhiệm vụ của ngành giáo dục là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, có đủ đức và tài để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ thì giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu. Trong việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đó thì môn học Lịch sử có một vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng.Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha, xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng với quy luật của tương lai.
Tuy nhiên hiện tại có những nhận thức sai lệch về vị trí, chức năng của bộ môn lịch sử trong đời sống xã hội dẫn đến sự giảm sút chất lượng bộ môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản phổ thông, nhớ sai, nhớ nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường hiện nay.
Đứng trước tình hình đó, là một giáo viên giảng dạy lịch sử, tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân trong việc sử dụng Bản đồ tư duy để nâng cao nhận thức lịch sử cho học sinh, khắc họa sâu sắc biểu tượng lịch sử, đảm bảo cho các em đủ hành trang kiến thức bước vào cuộc sống sau này.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp!
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1/ Cơ sở lí luận
Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của nghành giáo dục vô cùng to lớn . Giáo dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng cao hơn là giáo dưỡng hướng đến cội nguồn của tổ tiên và trân trọng nó.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu giảng dạy, tôi nhận thấy môn lịch sử có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với những thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định và làm tốt công việc, nhiệm vụ được giao. Với tầm quan trọng đó thì việc nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử nói riêng - chất lượng giáo dục nói chung, luôn là mối quan tâm lớn nhất của Đảng, của Chính Phủ, ngành giáo dục và cũng là nỗi trăn trở của chính những người trực tiếp tham gia nhiệm vụ giảng dạy.
Một trong những nội dung quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học lịch sử nói riêng là một quá trình được thực hiện thường xuyên và kiên trì, trong đó có nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau. Dạy như thế nào? Học như thế nào? để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả các thầy cô giáo.
Phân môn Lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội rất quan trọng trong nhà trường. Nó giúp cho thế hệ trẻ hiểu được cội nguồn dân tộc, biết được quá khứ của tổ tiên. Từ những hiện vật cụ thể, những sự kiện lịch sử, học sinh tự hào về truyền thống dân tộc, tiếp theo, biết kế thừa và phát huy những tinh hoa của tổ tiên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay. Muốn tái hiện lại quá khứ của lịch sử, mỗi bài dạy ở trên lớp ngoài việc cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản cần phải sử dụng một cách hợp lý, khéo léo c¸c ph¬ng tiÖn vµ đồ dùng dạy học mới tái hiện được sự việc đã qua.
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của bản thân mình về việc “Sử dụng bản đồ tư duy để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong dạy học Lịch sử ”.
Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi đã kiểm chứng được việc sử dụng bản đồ tư duy đã phát huy một cách tối đa tính sáng tạo, khả năng phát triển tư duy của học sinh để nắm vững và khắc sâu kiến thức một cách logic qua hình thức ghi chép bằng mạng liên tưởng với các màu sắc, hình ảnh, từ ngữ, đường nét trong việc đào sâu kiến thức mới cũng như hệ thống hóa kiến thức cũ. Từ đó có thể giúp các em tự tin hơn trong học tập.
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên tiến hành giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn, học sinh tích cực và hứng thú hơn trong việc tiếp thu, chiếm lĩnh kiến thức của bài học.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1/ §èi víi gi¸o viªn
2.1.1 X©y dùng ®îc c¬ së lý thuyÕt, các ph¬ng ph¸p giảng dạy nh»m n©ng cao kh¶ n¨ng nhËn thøc vµ kÕt qu¶ häc tËp trong m«n lÞch sö cña häc sinh
2.1.2 Mét sè vÝ dô cô thÓ qua mét sè sù kiÖn
2.2/ §èi víi häc sinh
Gióp c¸c em häc sinh cã thªm c¸c ph¬ng ph¸p häc tËp bé m«n tõ ®ã c¸c em cã høng thó, niÒm say mª ®èi víi m«n lÞch sö trong trêng THCS
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1/ Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh Trung học cơ sở
- Giáo viên dạy bộ môn Lịch sử
3.2/ Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung chương trình SGK, sách bài tập lịch sử THCS .
- Sách hướng dẫn giáo viên, phân phối chương trình lịch sử THCS, thuật ngữ lịch sử và các tài liệu có liên quan.
- Các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn học.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1/ Nghiªn cøu lý luËn:
- §äc tµi liÖu, s¸ch tham kh¶o cã liªn quan ®Õn ®Ò tµi.
-T×m hiÓu c¸c ph¬ng ph¸p dạy học nh»m n©ng cao chÊt lîng gi¶ng d¹y m«n lÞch sö vµ ph¸t huy niÒm say mª høng thó häc tËp lÞch sö cña c¸c em häc sinh
4.2/ Nghiªn cøu thùc tÕ:
- Kh¶o s¸t chÊt lîng ë c¸c líp gi¶ng d¹y vµ ë c¸c C©u l¹c bé häc sinh giái.
- Dù giê trao ®æi ý kiÕn víi gi¸o viªn, ®Æc biÖt lµ c¸c gi¸o viªn tham gia båi dìng häc sinh giái.
- Thùc hµnh tæ chøc, kÕt hîp thùc hiÖn theo c¸c c¸ch d¹y kh¸c nhau ®Ó so s¸nh ®a ra c¸ch gi¶i quyÕt vÊn ®Ò tèi u nhÊt.
- Ph©n tÝch tæng hîp, rót kinh nghiÖm vÒ ®æi míi ph¬ng ph¸p nh»m n©ng cao chÊt lîng gi¶ng d¹y lÞch sö.
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong phương pháp dạy học trước đây thì việc dạy học bằng bản đồ tư duy đã được áp dụng, như vẽ sơ đồ hay biểu bảng nhưng ở mức độ đơn giản áp dụng không thường xuyên. Còn đối với phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy hiện nay là một phương pháp được thực hiện với mức độ cao và ưu điểm vượt trội nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong việc tìm tòi, đào sâu hay mở rộng một ý tưởng,… bằng việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét và chữ viết với sự tư duy tích cực. Cùng một chủ đề nhưng có thể trình bày dưới dạng bản đồ tư duy theo một cách riêng, với cách dùng màu sắc, hình ảnh và cụm từ diễn đạt khác nhau. Chính từ đó mà việc lập bản đồ tư duy luôn phát huy được khả năng sáng tạo của mỗi giáo viên và học sinh.
Trong dạy học lịch sử, do không trực tiếp quan sát các sự kiện nên phương pháp trực quan góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Nhiều bài dạy lịch sử có rất nhiều thông tin và sự kiện học sinh không thể nhớ hết, nhưng GV hệ thống bằng bản đồ tư duy thì bài học sẽ trở nên ngắn gọn và dễ hiểu.
2. CƠ SỞ THỰC TIỂN
Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD - một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương.
Vì thế, vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh có phương pháp học hợp lý, nhằm phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh một cách triệt để
Việc thể hiện bản đồ tư duy có thể được vẽ trên giấy bìa, bảng, sử dụng bút chì, màu, phấn,… hoặc có thể thiết kế trên Powerpoint hay các phần mềm tin học chuyên dùng để hỗ trợ việc thiết kế bản đồ tư duy”. Với phương pháp này không chỉ phát triển được trí tuệ của học sinh qua khả năng vẽ và viết ngắn gọn, cô đọng nội dung bài học trên bản đồ tư duy, mà các em học sinh còn hệ thống được kiến thức khi tổng hợp và chọn lọc ý để trình bày trên bản đồ.
Với hình thức trình bày kết hợp hình vẽ, chữ viết và sự vận dụng kiến thức trong sách vở và trong cuộc sống đã khiến cho bài học thêm sinh động và hấp dẫn hơn. Đây là phương pháp hỗ trợ tích cực cho tiết dạy, ôn tập kiến thức cho học sinh một cách khoa học. Qua đó học sinh ghi nhớ sâu sắc kiến thức, tránh được kiểu học vẹt, học thuộc lòng một cách máy móc.
3. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
3.1/ Chuẩn bị
- Nghiên cứu kĩ tài liệu tập huấn về sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học.
- Tải và luyện tập sử dụng phần mền thiết kế bản đồ tư duy.
- Luyện tập vẽ bản đồ tư duy bằng phương pháp thủ công: trên máy, trên bảng.
- Lập kế hoạch hướng dẫn học sinh các bước vẽ bản đồ tư duy
- Lựa chọn nội dung, bài giảng phù hợp sử dụng bản đồ tư duy.
3.2/ Những yêu cầu trong sử dụng bản đồ tư duy
3.2.1 Đối với giáo viên
+ Trước hết phải nắm kĩ mục tiêu bài học, khối lượng kiến thức của bài học, lôgic của nội dung, xem xét những bài có đơn vị kiến thức nhỏ liên quan đến nhau; hoặc những cụm bài có chung kiến thức hay những bài có tính chất tổng kết, ôn tập…thì rất thuận lợi cho việc áp dụng dùng sơ đồ tư duy. Ngoài ra cũng phải tính đến đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất…
+ Giáo viên có thể vẽ trên bảng đen, bằng phấn màu, hay giấy khổ lớn, với bút màu hoặc sử dụng công nghệ thông tin như vẽ trên máy tính cá nhân bằng phần mềm MinMap…
3.2.2 Đối với học sinh:
Cần xem bản đồ tư duy như là một trong những cách thức giúp tiếp nhận kiến thức môn học một cách tích cực. Học sinh cần chủ động khai thác thông tin trong SGK và các tài liệu khác, chuẩn bị các đồ dùng cần thiết như bút màu, giấy khổ rộng… học sinh phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic. Vì vậy, sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh dần dần hình thành cách ghi chép, học tập có hiệu quả.
3.3/ Các bước tiến hành một giờ giảng với sơ đồ tư duy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm
+ Bước 1: Trước hết giáo viên phải cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy. Bởi vì thực tế cho thấy rằng rất nhiều học sinh cũng chưa biết bản đồ tư duy là cái gì, cấu trúc ra sao và vẽ như thế nào, vì thế giáo viên trước hết cần phải cho học sinh làm quen và giới thiệu về bản đồ tư duy cho học sinh. Giáo viên nên giới thiệu cho học sinh về nguồn gốc, ý nghĩa hay tác dụng của việc sử dụng bản đồ tư duy trong học tập môn Lịch sử.
Giáo viên có thể đưa ra một số bản đồ tư duy sau đó yêu cầu học sinh diễn giải thuyết trình về nội dung của bản đồ tư duy theo cách hiểu riêng của mình. Với việc thực hiện bước này sẽ giúp học sinh bước đầu làm quen và hiểu về bản đồ tư duy.
Ví dụ : bài Ôn tập Lịch sử thế giới hiện đại trong SGK lịch sử 8, giáo viên muốn sử dụng bản đồ tư duy để dạy học bài này thì giáo viên có thể cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy khi kết thúc bài: Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945). Sử dụng bản đồ tư duy cho bài này sẽ vừa giúp học sinh ôn tập lại kiến thức đã học về chiến tranh thế giới thứ hai vừa bước đầu cho học sinh làm quen và hướng dẫn học sinh cách vẽ bản đồ tư duy.
Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh một bản đồ tư duy “ Chiến tranh thế giới thứ hai” vẽ trên máy tính hoặc là một bản đồ tư duy vẽ trên giấy.
Sau khi giáo viên giới thiệu về bản đồ tư duy Chiến tranh thế giới thứ hai, giáo viên có thể gọi học sinh lên trình bày lại về chiến tranh thế giới thứ hai qua bản đồ tư duy. Và để chuẩn bị việc dạy bài ôn tập bằng sơ đồ tư duy, giáo viên nên giao trước cho học sinh về chuẩn bị bản đồ tư duy “ Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917- 1945”
+ Bước 2: Sau khi đã làm quen với bản đồ tư duy giáo viên có thể giao cho học sinh vẽ bản đồ tư duy ngay tại lớp với các bài ôn tập, hệ thống hóa kiến thức Lịch sử.
Với bài 18: Ôn tập Lịch sử thế giới hiện đại 1917-1945, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh ôn tập ngay tai lớp bằng bản đồ tư duy “ Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917- 1945”Với bản đồ tư duy này để hướng dẫn học sinh vẽ giáo viên có thể đưa ra cho học sinh một từ khóa, một hình ảnh hay một hình vẽ ở trung tâm. Giáo viên cũng có thể bước đầu tạo cho học sinh một vài nhánh phân cấp từ một từ khóa ở trung tâm.
Với bản đồ tư duy này thì từ khóa ở trung tâm ( A) là : “ Lịch sử thế giới hiện đại 1917- 1945”. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tạo các nhánh tiếp theo nối với từ khóa trung tâm ( A1, A2, A3, A4…)
Từ các nhánh chính này học sinh suy nghĩ, dùng bút dạ, bút chì, bút màu để vẽ thêm các nhánh nhỏ tiếp theo, vẽ thêm liên kết vào các nhánh.
+ Bước 3:
Học sinh lên bảng trình bày bản đồ tư duy.
Sau khi học sinh vẽ xong bản đồ tư duy, giáo viên có thể để học sinh tự trình bày ý tưởng về bản đồ tư duy mà mình vừa thực hiện được.
Giáo viên nhận xét và bổ sung bản đồ tư duy mà học sinh đã thực hiện. Sau đó giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh bản đồ tư duy về “Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917- 1945”
* Lưu ý hướng dẫn học sinh phân biệt cấp độ của các nhánh bằng màu sắc, kí tự hình học hoặc bằng cách của riêng các em. Điều này sẽ dẫn đến sự sáng tạo riêng từng học sinh giúp các em nhớ được nội dung bài, tác phẩm của mình.
MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ TRONG SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
Ví dụ 1 : Khi dạy bài BÀI 5: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ bản đồ tư duy về quá trình hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN.
Để thực hiện mục tiêu rèn luyện kĩ năng tôi đã tổ chức hoạt động dạy học như sau:
+ Giáo viên yêu cầu HS ngiên cứu kênh chữ ở sách giáo khoa
+ Giáo viên cho học sinh hoạt động theo 6 nhóm, dựa trên thông tin của kênh chữ để vẽ bản đồ tư duy về quá trình hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN.
+ Các nhóm vẽ bản đồ tư duy trên bảng phụ và trình bày bản đồ bằng lời nói sau khi giáo viên yêu cầu.
+ Học sinh nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh phần bản đồ, giáo viên kết luận, đánh giá hoạt động của học sinh.
+ Học sinh quan sát và tự vẽ bản đồ vào vở.
Với hình thức tổ chức hoạt động dạy đã nêu trên, giáo viên đã cho học sinh hoạt động dưới hình thức nhóm, học sinh đã tự hoạt động dựa trên phần kiến thức tiếp thu từ kênh chữ, các em trong nhóm có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Trên cơ sở kênh chữ trong sách giáo khoa các em có thể vẽ sơ đồ như sau:
Qua bản đồ tư duy này giúp học sinh nắm một cách khái quát về tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945. Sự ra đời của tổ chưc ASEAN, vai trò của nó với sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Ví dụ 2:
BÀI 14: VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
Để hệ thống hóa kiến thức giúp HS khắc sâu kiến thức trong bài học, sau khi dạy xong phần kiến thức của bài, giáo viên yêu cầu HS vẽ bản đồ tư duy cho bài. Các em HS có thể vẽ bằng những cách riêng của mình nhưng phải đảm bảo hệ thống được những kiến thức cơ bản của bài.
Giáo viên có thể hướng dẫn HS vẽ như sau:
Việc dạy học qua bản đồ tư duy giúp học nắm được nguyên nhân, mục đích, đặc điểm và nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân pháp.
Những thủ đoạn thâm độc về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác.
Tình hình phân hóa xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp.
4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
* Khi học sinh chỉ được học theo c¸c ph¬ng ph¸p truyÒn thèng, ít được thực hiện với bản đồ tư duy thì c¸c em nhí sù kiÖn một cách m¸y mãc, häc vÑt. Các em rất sợ nhớ các sự kiện đặc biệt là các sự kiện mang tính chất tổng hợp đòi hỏi phải lôgic kiến thức của nhiều bài
- Kết quả cụ thể qua khảo sát:
Khối lớp |
Số lượng HS |
Kết quả |
|||||||
Giỏi |
Khá |
TB |
Yếu |
||||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
||
9A |
35 |
10 |
28,6 |
13 |
37,1 |
10 |
28,6 |
2 |
5,7 |
9B |
35 |
0 |
0 |
10 |
28,6 |
14 |
40,0 |
11 |
31,4 |
9C |
31 |
0 |
0 |
8 |
25,8 |
13 |
41,9 |
10 |
32,3 |
* Khi giáo viên tích cực sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết dạy đặc biệt là trong những giờ ôn tập, tổng kết thì bài làm của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Các em có niềm say mê và hứng thú hơn với việc học tập Lịch sử, khả năng tái hiện sự kiện lịch sử tốt hơn rất nhiều. Đặc biệt là các em rất thích vẽ bản đồ tư duy trong các bài học theo sự sáng tạo riêng của mình. Từ đó cũng phát huy tính tích cực và sáng tạo của các em trong học tập.
Kết quả cụ thể được thể hiện rất rõ trong kì thi học kì II vừa qua:
Kết quả kiểm tra học kì II môn lịch sử lớp 9 năm học 2013-2014
Khối lớp |
Số lượng HS |
Kết quả |
|||||||
Giỏi |
Khá |
TB |
Yếu |
||||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
||
9A |
35 |
25 |
71,4 |
10 |
28,6 |
0 |
0 |
0 |
0 |
9B |
35 |
10 |
28,6 |
14 |
40,0 |
8 |
22,9 |
3 |
8,5 |
9C |
31 |
4 |
12,9 |
19 |
61,3 |
6 |
19,3 |
2 |
6,5 |
Như vậy qua kết quả thi học kì II môn lịch sử lớp 9 đã cho phép tôi có thể khẳng định rằng: việc cải tiến sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử kết hợp với các phương pháp dạy học khác đã có hiệu quả rõ rệt. Chất lượng môn lịch sử của học sinh lớp 9 đã nâng cao hơn so với kết quả khảo sát đầu năm. Đồng thời kết quả trên cũng chứng minh được tính đúng đắn, phù hợp, hiệu quả của việc sử dụng 3 yếu tố: đặc điểm phương pháp, đặc trưng môn học và đối tượng học sinh.
.
5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trên thực tế dạy học lịch sử ở trường THCS đã cho thấy rằng:
Không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Phương pháp dạy học được xây dựng và được đúc rút qua quá trình giảng dạy và thực tiễn giảng dạy cũng chính là môi trường để chúng ta kiểm nghiệm, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho những phương pháp dạy học mà chúng ta đã vận dụng trong quá trình giảng dạy.
Qua qu¸ tr×nh thùc hiÖn ph¬ng ph¸p sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình giảng dạy, c¨n cø vµo kh¶ n¨ng häc tËp vµ kÕt qu¶ ®¹t ®îc trong viÖc thùc hiÖn ph¬ng ph¸p t«i ®· rót ra ®îc nh÷ng kinh nghiÖm sau:
1. Tùy vào nội dung của từng bài, từng tiết học và đặc biệt là đặc điểm của lớp học mà giáo viên thiết kế bài giảng bằng bản đồ tư duy cho phù hợp.
2. Khi sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học cần phải chuẩn bị câu hỏi với nhiều cấp độ khác nhau.
3. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đọc và trình bày trên bản đồ tư duy.
4. Tổ chức vẽ theo nhóm trong đó có học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Hoặc mỗi học sinh có thể tự vẽ theo sự sáng tạo riêng của mình.
5. Khi gọi học sinh trình bày bản đồ tư duy, giáo viên cần chú ý câu hỏi căn cứ theo nội dung tư duy của các em
6. Cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong tiết học giúp học sinh ít bị nhàm chán và có thể tự tin hơn trong việc phát triển tư duy của mình.
8. Giáo viên cần luôn luôn động viên, khuyến khích các bản đồ có chất lượng tốt, gợi ý điều chỉnh các bản đồ chưa đạt yêu cầu.
9. Giáo viên cần tích cực trong việc sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy cũng như thường xuyên rèn kĩ năng vẽ bản đồ tư duy trong các bài học.
10. Luôn tìm tòi, sáng tạo và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Tìm kiếm và thiết kế các tiết dạy cùng với tranh ảnh, tư liệu minh họa chính xác phù hợp với nội dung bài. Giáo viên cần phải có tâm huyết, phải thật sự quan tâm, động viên, yêu thương giúp đỡ các em, giúp các em có niềm tin về bản thân trong học tập.
Có thể nói đổi mới phương pháp dạy học trong đó có đổi mới phương pháp dạy học lịch sử có ý nghĩa quan trong để nâng cao chất lượng môn học. Việc vận dụng các phương pháp , phương tiện đồ dùng dạy học vào trong bài học là cần thiết để giúp học sinh có cái nhìn trực quan về lịch sử, hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu về lịch sử. Có như vậy các em mới nắm vững kiến thức lịch sử. Tuy nhiên việc vận dụng các thiết bị dạy học đó cũng cần khéo léo, linh hoạt nếu không sẽ làm cho bài học khuôn mẫu, cứng nhắc. Việc vận dụng các phương tiện dạy học cần phải đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN
Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ hiểu sâu những kiến thức lịch sử. Chính vì thế để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử, người giáo viên phải luôn sử dụng tốt các phương tiện và phương pháp dạy học lịch sử một cách nhuần nhuyễn, trong những phương pháp đó việc sử dụng bản đồ tư duy cũng có tác dụng rất lớn. Bản đồ tư duy chính là một đồ dùng trực quan rất sinh động thể hiện sự sáng tạo cao của người giáo viên.
Việc kết hợp dùng bản đồ giáo khoa, bản đồ tư duy lịch sử, bảng thống kê sự kiện lịch sử minh họa tranh ảnh..... trình bày rõ nội dung bài học, thu hút sự chú ý của HS. Việc hấp dẫn các em ở đây không chỉ là màu sắc, đường nét trên bản đồ, của sự kiện lịch sử.... mà còn chính là nội dung của bản đồ, sơ đồ .... phù hợp với yêu cầu giáo dưỡng của bài học. Việc sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết học làm cho không khí lớp học thêm sôi nổi, HS học tập một cách hào hứng. Giáo viên không chỉ một mình thuyết minh bài giảng mà HS cùng giáo viên giải quyết các nội dung của bài.
Việc sử dụng bản đồ tư duy sẽ tác động đến HS bằng nhiều hướng : HS vừa nghe, vừa nhìn, vừa suy nghĩ, vừa hoạt động tư duy, vừa hoạt động bằng ngôn ngữ. Sự hấp dẫn đối với HS trong giờ học này được nảy sinh từ yêu cầu mới tìm tòi, hiểu biết. Qua một loạt các hình ảnh trực quan từ bản đồ giáo khoa, bản đồ tư duy, bảng thống kê.... đã tác động rất lớn đến suy nghĩ của các em. Qua đó giáo dục cho các em về truyền thống, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, sức mạnh đoàn kết toàn dân.
Với suy nghĩ như vậy tôi hi vọng rằng việc sử dụng tốt bản đồ tư duy trong dạy học lịch sử kết hợp với các phương pháp dạy học khác sẽ góp phần từng bước nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử ở trường THCS. Qua đó giáo dục cho HS có thái độ đúng đắn với tầm quan trọng của môn lịch sử, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Tuy nhiên, những vấn đề được trình bày ở trên cũng chỉ là một vài ý kiến của cá nhân tôi nhằm góp phần vào việc cải tiến phương pháp dạy học lịch sử, chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để chúng ta cùng nhau hoàn thiện việc cải tiến phương pháp dạy học này và sử dụng một cách hiệu quả nhất trong dạy học môn lịch sử ở THCS.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Châu Minh, ngày 13 tháng 4 năm 2017 Giáo viên thực hiện
Ngọ Thị Ngọc
Nhận xét của hội đòng khoa học cấp trường
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nhận xét của hội đòng khoa học cấp huyện
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
tµi liÖu tham kh¶o
1. Sách giáo khoa lịch sử lớp các lớp 6, 7, 8, 9 của Nhà xuất bản GD
2. Sách giáo viên lịch sử 6, 7, 8, 9 của Nhà xuất bản GD
3. Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử Trung học cơ sở của Nhà xuất bản GD
4. Kiến thức cơ bản lịch sử 6, 7, 8, 9 của Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội
5. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử các lớp 6, 7, 8, 9 của Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội
6. Tài liệu tập huấn chuyên môn “Ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp dạy học và công tác quản lí nhà trường”
7. Tài liệu tập huấn chuyên môn “ Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ờ cấp THCS”
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………1
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………...2
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài…………………………………………………….3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………….3
4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………..4
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận………………………………………………………………………...5
2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………………...5
3. Biện pháp thực hiện………………………………………………………………...6
4. Kết quả thực hiện………………………………………………………………….10
5. Bài học kinh nghiệm………………………………………………………………11
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN………………………………………………………13
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………...15
19 - 09 - 2014
Lịch công tác tuần 3 tháng 9 năm 201419 - 09 - 2014
Training quản trị Cổng thông tin mới23 - 09 - 2014
Lễ trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ K2323 - 09 - 2014
Lịch công tác tuần 4 tháng 9 năm 2014