Ngày: 04/04/2016
VAI TRÒ CỦA TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI TRONG TRƯỜNG THCS
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đội thiếu nên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập. Đội là đội quân tiên phong và là hậu bị của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Sự lớn mạnh và trưởng thành của tổ chức Đội và phong trào thiếu nhi luôn gắn liền với sự hướng dẫn của anh, chị Tổng phụ trách Đội.
Có thể nói phong trào công tác Đội trong trường học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tổng phụ trách Đội là người được cấp bộ Đoàn, Ban giám hiệu (BGH) nhà trường giao nhiệm vụ điều hành, chịu trách nhiệm mọi mặt về hoạt động Đội.
Người Tổng phụ trách đội (TPTĐ) là người có phẩm chất đạo đức chính trị cách mạng, TPTĐ là cán bộ Đoàn, là nhà giáo dục, là cán bộ quản lý, đồng thời là người anh, người chị, người bạn thân thiết của các em, gần gũi với học sinh, nhạy bén với các hoạt động đội và trên hết phải là người có lòng nhiệt huyết đam mê với công việc của mình. Trong khi xã hội đang từng ngày phát triển, theo đó mà nền giáo dục cũng cần yêu cầu có những thích ứng sao cho phù hợp với xã hội, vấn đề về văn hóa, ý thức đạo đức thì ngày càng xuống cấp, những văn hóa xấu từng ngày len lỏi vào thế hệ trẻ đặc biệt thế hệ học sinh Trung học sơ sở (THCS). Đây không chỉ là khó khăn mà còn là thách thức đối với người làm công tác TPTĐ trong trường học.
Hoạt động Đội có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn và thách thức. Việc giáo dục toàn diện học sinh, xây dựng đội ngũ cán bộ đội và tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thực hiện sự phối hợp giữa các tổ chức và đoàn thể từ đó Đoàn đội góp một phần lớn vào việc tích cực xây dựng trường học thân thiện học sinh tich cực. Nhận thấy điều này bản thân tôi luôn không ngừng cố gắng phấn đấu học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ thực tế, từ đồng nghiệp, luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao, đồng thời cũng khẳng định vai trò to lớn của người Tổng phụ trách đội trong trường học.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a. Mục tiêu
Dựa trên cơ sở lý luận và nhiệm vụ thực tiễn nhằm phát huy vai trò, nhiệm vụ của người Tổng phụ trách đội trong công tác trường học, tạo ra một cơ sở giáo dục toàn cho diện học sinh ở trường THCS.
b. Nhiệm vụ
Nghiên cứu về các nhiệm vụ mà người tổng phụ trách thực hiện trong trường THCS, làm sao đạt hiệu quả cao nhất về công việc, phát huy tinh thần trách nhiệm đối với các hoạt động Đội, giáo dục học sinh qua việc làm cụ thể. Xây dựng tốt các kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đưa ra các gải pháp và ý tưởng sáng tạo trong công tác Đội.
3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động đội ở Trường THCS Châu Minh - Hiệp Hòa, năm học 2012 – 2013. Học kì I năm học 2013-2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nêu gương.
Lấy những tấm gương “Người tốt việc tốt”, “Học sinh tiêu biểu”, “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương để học sinh noi theo’’ trong trường, Xã, ngoài xã hội để giáo dục học sinh.
- Phương pháp phối hợp.
Phối hợp giáo dục 3 môi trường Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Đây là nguyên lý căn bản và xuyên suốt trong công tác giáo dục đào tạo.
- Phương pháp quan sát.
TPTĐ thường xuyên nắm bắt, bao quát tất cả các hoạt động đầu giờ và cuối giờ trong buổi học.
- Phương pháp thu thập thông tin.
+ Tham khảo những bản báo cáo, chỉ tiêu đầu năm, tổng kết cuối năm của nhà trường.
+ Tham khảo những kinh nghiệm, mô hình, cách làm hay của các trường trong Huyện.
- Phương pháp phối hợp giáo dục khác.
+ Phối hợp với hội cựu giáo chức
+ Phối hợp với Đoàn thanh niên trong trường
+ Phối hợp với Đoàn xã
+ Phối hợp với Công đoàn trường
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Tổng Phụ trách Đội là người được Đoàn Thanh niên cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh phân công phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh. Phụ trách Đội bao gồm: Tổng phụ trách Đội, phụ trách Chi đội, phụ trách Đội địa bàn dân cư. Đội ngũ phụ trách Đội trong trường học được xây dựng theo các yêu cầu:
- Có phẩm chất của một nhà giáo dục thực thụ vì thực chất công tác thiếu nhi là công tác giáo dục. TPTĐ thực hiện việc giáo dục các em thông qua các hoạt động đa dạng của tổ chức Đội. Tuy nhiên, không được nhầm lẫn giữa hai chức năng giáo dục và giảng dạy.
- Có năng lực tổ chức quản lý thể hiện ở việc chỉ đạo, tổ chức, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tạo nên môi trường giáo dục đồng bộ nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục các em.
- Có tấm lòng yêu trẻ, thích làm việc, hoạt động với trẻ và sự say mê với công việc phụ trách của mình. Thường xuyên học tập đồng nghiệp không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác.
Với người TPTĐ trong nhà trường, sự vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy và sự am hiểu sâu sắc về lý luận lẫn phương pháp công tác Đội là hai điều kiện cơ bản, có quan hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau giúp người giáo viên, phụ trách Đội hoàn thành nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ trong nhà trường.
Thực tế hiện nay đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác Đội ở các cấp không những thiếu mà còn yếu về nghiệp vụ, không ổn định và không chuyên trách thật sự, chưa thể hiện cao lòng yêu nghề gắn bó với công việc như một nghề thật sự. Vai trò vị trí của người phụ trách chưa được xã hội nhìn nhận và coi trọng; chế độ chính sách đối với lực lượng làm công tác Đội chưa được quan tâm đúng mức. Tổng phụ trách Đội có thể là:
-Những giáo sinh sư phạm mới ra trường được giao nhiệm vụ Tổng phụ trách, chưa được đào tạo về nghiệp vụ TPTĐ, chưa có kinh nghiệm công tác ở trường học.
-Những giáo viên được phân công làm TPTĐ luôn nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm nhưng chưa được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ công tác Đội. Nên khi nhận nhiệm đã gắng tự học, tự tìm hiểu để hoàn thành trách nhiệm nhưng có tâm lý chưa yên tâm với công việc, mong có người khác làm TPTĐ thay cho bản thân mình.
-Những TPTĐ đã qua sư phạm và đào tạo chính quy về công tác Đội, nhiệt tình, yêu nghề hiểu biết rõ nghiệp vụ công tác Đội nhưng chưa có những thực tế hoặc chưa vận dụng linh hoạt những điều đã học vào công việc nên hiệu quả chưa cao.
2. Thực trạng
Trường THCS Châu Minh là ngôi trường nằm ở khu vực hạ huyện của Hiệp Hòa, trường được thành lập năm 1967 trải qua nhiều năm tháng với những thăng trầm suốt chiều dài lịch sử của quê hương, đất nước. Trường đã nhiều lần được tu sửa để đáp ứng cho việc học tập của con em trong xã. Cho đến ngày nay, được quan tâm của chính quyền địa phương, sự ủng hộ đóng góp của những nhà hảo tâm, những người con quê hương Châu Minh và những yêu cầu cần thiết của xã hội, nhà trường đã được xây dựng ngày một khang trang và đẹp hơn, tạo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học được tốt hơn. Cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường luôn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của xã nhà, trong những năm trở lại đây chất lượng giáo dục luôn được khẳng định, góp một phần không nhỏ vào việc phát triển chung cho nền giáo dục huyện Hiệp Hòa.
|
Ảnh 1: Cổng và một phần khuôn viên trường THCS Châu Minh – Hiệp Hòa - Bắc Giang |
a. Thuận lợi
Trong nhiều năm qua hoạt động Đội luôn được nhà trường và các cấp ủy Đảng, lãnh đạo địa phương, được Phòng giáo dục, Hội đồng đội Huyện Hiệp Hòa quan tâm và đặc biệt là sự chỉ đạo thường xuyên và liên tục của cấp Ủy, BGH, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho TPTĐ phát huy tối đa được công việc của mình góp phần nâng cao giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường.
Bản thân tôi là người địa phương, có cơ sở vững trắc, có thời gian và điều kiện thường xuyên bám trường, bám lớp. Luôn nắm rõ địa bàn, khu vực dân cư, phối hợp với Ban quản lý 5 thôn trong xã, hiểu được hoàn cảnh của nhiều gia đình học sinh cũng như tập quán người địa phương để từ đó biết được đặc điểm tâm lý của học sinh, cũng như gia đình của các em.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường luôn ủng hộ các hoạt động Đội trong nhà trường, cùng chung sức phấn đấu xây dựng nhà trường vững mạnh và phát triển toàn diện.
Phong trào công tác Đội luôn được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh cùng kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Học sinh trường THCS Châu Minh có truyền thống hiếu học, có ý thức kỷ luật, luôn ngoan ngoãn, chấp hành tốt các kỷ cương nề nếp, nội quy và quy định do nhà trường đề ra.
Về cơ sở vật chất trường học luôn được các cấp Ủy, Ban giám hiệu và phụ huynh học sinh quan tâm, sự tham mưu của Đảng ủy - Ủy ban nhân dân xã về công tác xã hội hóa đã từng bước thay đổi diện mạo bộ mặt nhà trường góp phần tiến tới hoàn thiện xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn (2011-2020) vào năm 2014.
b. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì hoạt động Đội gắn vai trò trách nhiệm của người Tổng phụ trách Đội còn có những khó khăn nhất định. Tôi cũng như hầu hết các TPTĐ trong Huyện đều là những giáo viên Tổng phụ trách đội kiêm nghiệm, chưa được đào tạo một cách chính quy, cơ bản về kỹ năng, nghiệp vụ công tác thiếu nhi, có chăng chỉ là những đợt tập huấn ít ngày nên chưa được trang bị đầy đủ cho mình kiến thức về công tác Đội.
Vai trò của người Tổng phụ trách Đội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặc biệt là phát triển kinh tế thị trường có định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế ngày càng phức tạp, khó khăn hơn vì các yếu tố:
- Trong thời kỳ bùng nổ mạnh mẽ về công nghệ thông tin đặc biệt là mạng Internet đã tràn lan khắp mọi ngõ ngách của xã hội, ở đó phần tiện ích và giá trị sử dụng là vô cùng lớn nhưng lại có những mặt trái, sự tiêu cực khi sử dụng không đúng mục đích. Học sinh những đứa trẻ vô cùng hiếu động và tiếp cập rất nhanh với những tiêu cực qua Internet chúng học theo, bị tác động vào suy nghĩ đó là: game, là những nhân vật game ảo, một thế giới không có thực, đó là các mặt trái, là những văn hóa phẩm đồ trụy, bạo lực...
- Diễn biến tâm lý học sinh ngày càng phức tạp, tình yêu tuổi học trò ngày càng nhiều hơn, các em chưa ý thức được những hệ lụy, tính chất nghiêm trọng của tình cảm học trò đó. Không chỉ có vậy với những ảnh hưởng của xã hội đã xuất hiện những nhóm học sinh nữ kết nhóm “Thề” bảo vệ lẫn nhau. Mặt trái của xã hội ngày càng nhiều những tệ nạn xã hội, những quán xá khu vực phía cổng trường có nhiều đã ảnh hưởng tới một phần lối sống của học sinh, học sinh bỏ giờ, ra quán ăn quà vặt...
- Có một số bộ phận gia đình học sinh đi làm ăn xa việc quan tâm đến con cái còn hời hợt, chưa hiểu hết những suy nghĩ tâm tư tình cảm của con cái mình, dẫn đến học sinh luôn cảm thấy thiếu đi sự quan tâm của gia đình các em sẽ trở nên trầm lắng, khó bảo và đặc biệt những học sinh đã sinh hư dễ sa ngã, bỏ bê học tập.
- Khu địa bàn dân cư tuy chỉ có 5 thôn: Ngọ Xá, Ngọ Phúc, Ngọc Liễn, Xuân Thành nhưng vị trí lại xa nhau, giao thông không thuận lợi nên việc đi lại của học sinh còn có những khó khăn (đặc biệt là những ngày mưa), học sinh đi học muộn nhiều điều đó cũng ảnh hưởng đến các hoạt động nề nếp học tập của học sinh và hoạt động chung của liên đội.
Để gải quết những khó khăn đó ngoài những điều thuận lợi thì người Tổng phụ trách đội luôn phải đặt trách nhiệm người thầy lên trên tất cả, yêu thương, bao dung, gần gũi động viên học sinh ... hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với những tâm niệm đó, qua nhiều năm hoạt động Đội tôi xin được đúc rút một số kinh nghiệm và thể hiện vai trò của Tổng phụ trách trong trường THCS Châu Minh ở những năm qua và học kỳ I của năm học 2013 - 2014.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Ngay từ đầu năm học Tổng phụ trách Đội cần phải xây dựng các kế hoạch cụ thể cho một năm học. Để xây dựng những kế hoạch đó chúng ta căn cứ vào công văn chỉ đạo của Phòng giáo dục và Đào tạo, căn cứ vào công văn của Hội đồng đội Huyện, đồng thời căn cứ vào nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế của nhà trường . Là người Tổng phụ trách luôn chăn trở và suy nghĩ Tôi đã xây dựng các kế hoạch như sau:
- Kế hoạch giáo dục An toàn giao thông (ATGT) trong nhà trường.
- Kế hoạch giáo dục Đạo đức học sinh.
- Kế hoạch xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
- Kế hoạch rèn luyện các chuyên hiệu.
- Kế hoạch phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội.
- Kế hoạch chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ xã Châu Minh.
- Chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong năm học.
- Kế hoạch hoạt động ngoại khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
...
Từ những kế hoạch đó TPTĐ lên kế hoạch thực hiện làm sao cho phù hợp và gắn liền với các hoạt động lớn của nhà trường. Ví dụ: Ngày đầu năm thì mời lực lượng công an xã phối hợp với phòng Tư pháp xã nói chuyện, phát động tháng ATGT, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội vào giờ chào cờ đầu tuần (Tháng 9), Cũng như những kế hoạch khác TPTĐ cần linh động, sáng tạo lồng ghép cùng các hoạt động ngoại khóa và phong trào chung của nhà trường nhằm hoàn thành tốt các kế hoạch đã xây dựng sẵn.
Trong thời kỳ đổi mới, xã hội vận động không ngừng và vai trò trách nhiệm của người TPTĐ ngày một nhiều hơn từ đó đòi hỏi TPTĐ cần có những kinh nghiệm, lòng nhiệt tình để thực hiện các kế hoạch trong chương trình công tác đội ở trường học.
1. CƠ CẤU TỔ CHỨC BAN LIÊN ĐỘI VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐỘI
1.1. Đối với các tổ chức Đội được thống nhất lành lập
Tổng phụ trách Đội có vai trò quan trọng trong nhà trường, nhưng người TPTĐ có giỏi đến đâu, có nhiệt tình đến đâu mà không có Ban liên đội (BLĐ) giúp sức thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ của mình. Để cho các em tham gia hoạt động đội là quyền và nghĩa vụ của mỗi đội viên, người TPTĐ là người anh, chị dìu dắt các em để các em làm tốt công việc của mình, xứng đáng là người đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Từ những yêu cầu đó bắt đầu vào đầu năm, Đoàn đội xin ý kiến của BGH, Hội đồng đội xã cho tổ chức đại hội chi đội và tiến tới đại hội Liên Đội nhằm kiện toàn bộ máy Đội. Sau khi đại hội Liên đội thành công, Đại hội đã bầu ra được BLĐ như sau:
STT |
Họ và Tên |
Chi đội |
Nhiệm vụ phân công |
1 |
Nguyễn Thị Dung |
8A |
Liên đội trưởng |
2 |
Nguyễn Thị Thủy |
9B |
Liên đội phó 1 |
3 |
Nguyễn Thị Huyền |
7A |
Liên đội phó 2 |
4 |
Ngọ Thị Thanh Vân |
7A |
Ủy viên 1 |
5 |
Nguyễn Thị Thủy |
7B |
Ủy viên 2 |
6 |
Ngô Ngọc Ánh |
9B |
Ủy viên 3 |
7 |
Nguyễn Đình Tuấn |
7C |
Ủy viên 4 |
* Nhiệm vụ được phân công cụ thể:
- Liên đội trưởng: Là người chịu trách nhiệm chung trong BLĐ,có trách nhiệm quán xuyến, bao quát toàn Liên đội trong những ngày học, tổ chức chuẩn bị cho giờ chào cờ, chuẩn bị các cuộc họp của BLĐ, cờ đỏ, đội Tự quản, đội Xung kích
- Liên đội phó: có 2 liên đội phó.
+ Liên đội phó 1: Chịu trách nhiệm Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại của cờ đỏ vào cuối tuần, tổng hợp sổ ghi đầu bài vào thứ 7 ngày cuối tuần.
+ Liên đội phó 2: Chịu trách nhiệm về các mảng như: nhắc nhở lớp trực ban làm nhiệm vụ trực ban, quan sát việc làm của cờ đỏ, đội xung kích và đội tự quản.
- Ủy viên:
+ Ủy viên 1: Chịu trách nhiệm về mảng lao động vệ sinh, trong đó có vệ sinh sân trường, vệ sinh các nhà vệ sinh của lớp trực ban.
+ Ủy viên2 : Chịu trách nhiệm về mảng thể dục giữa giờ (Tổ chức sau tiết 2 các ngày Thứ 3,5,7) , trò chơi dân gian (Thứ 2,4,6). Với nhiệm vụ này người chịu trách nhiệm cần theo dõi việc xếp hàng của các lớp, tác phong trong thể dục, việc các lớp chơi các chò chơi dân gian từ đó kết hợp với Cờ đỏ có những nhận xét đánh giá cho điểm một cách chính xác các chi đội.
+ Ủy viên 3,4 : Được giao nhiệm vụ Đội trưởng đội Tự quản, đội Xung kích.
* Tập huấn nghiệp vụ công tác đội cho BLĐ
Bằng kinh nghiệm của mình TPTĐ lên kế hoạch bồi dưỡng tập huấn cho đội ngũ BLĐ, cách tính điểm học tập trong sổ ghi đầu bài, cách tổng điểm trong một tuần, cách thức họp và ghi nghị quyết họp giao ban hằng tuần (tiết 5 thứ 6) mỗi tuần, tổng hợp đánh giá xếp loại nề nếp toàn trường (tiết 5 thứ 7 mỗi tuần), báo cáo thu thập các thông tin trong Liên đội... TPTĐ cần phải nhận định đây là một bộ phận quan trọng trong tổ chức Đội của nhà trường. Do vậy tất cả các thành viên trong ban liên đội cần phải nắm vững kỹ năng hoạt động đội thì mới có thể làm việc tốt công việc của BLĐ. Tập huấn nghiệp vụ cho BLĐ là việc làm quan trọng, là đào tạo những đội viên làm nhiệm vụ Đội ở những công việc khác nhau.
TPTĐ cần dành nhiều thời gian, công sức đầu tư cho công tác này. Việc bồi dưỡng năng lực tự quản cho Ban chỉ huy Đội là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, thường xuyên của TPTĐ. Ban chỉ huy Đội là đầu tàu, là lực lượng nòng cốt và là chỗ tin cậy của người phụ trách với tất cả các hoạt động Đội. Mọi công tác đối với đội viên muốn đạt hiệu quả phải tiến hành thông qua Ban chỉ huy Đội.
* Xây dựng đội Tự quản và đội Xung kích
Được sự nhất trí của BGH, đầu năm học tôi đã phối hợp với Đoàn thanh niên nhà trường tiến hành xây dựng đội Tự quản, đội Xung kích và chọn ra được 5 học sinh ở 4 khối học thông qua việc họp Đội với tinh thần biểu quyết chọn lựa, lấy phương châm hoạt động là : “ Đoàn kết - Năng động - Sáng tạo”. Danh sách đội Tự quản và xung kích:
STT |
Họ và Tên |
Chi đội |
Nhiệm vụ phân công |
1 |
Ngô Ngọc Ánh |
9B |
Ủy viên 3 |
2 |
Nguyễn Đình Mạnh |
7C |
Ủy viên 4 |
3 |
Nguyễn Gia Linh |
6A |
Ủy viên 3 |
4 |
Nguyễn Văn Tuấn |
8A |
Ủy viên 4 |
5 |
Nguyễn Thị Uyên |
8E |
Ủy viên 3 |
* Tập huấn nghiệp vụ cho đội Tự quản và xung kích:
Cũng như việc tập huấn cho BLĐ, người TPTĐ cần xây dựng hoàn thiện kế hoạch tập huấn làm sao cho các em dễ hiểu, làm việc đạt hiệu quả cao, và đặc biệt là phải thực hiện tốt ý đồ của TPTĐ đối với công việc được giao.
Với mục đích hoạt động của đội là thường xuyên liên tục dưới sự chỉ đạo của TPTĐ, nhiệm vụ của từng thành viên là luôn kiểm tra nề nếp các lớp, kết hợp cùng với BLĐ về các mặt như: Vệ sinh lao động của các lớp đầu buổi học cũng như cuối buổi, đi học, xếp xe, việc vệ sinh các nhà vệ sinh, thể dục giữa giờ, theo dõi học sinh cá biệt có bỏ giờ, chốn học hay không... cuối cùng những thông tin sẽ được ghi vào sổ ghi chép và báo cáo về cho TPTĐ vào cuối buổi học. Đoàn đội luôn chú trọng quan tâm đến vai trò của đội xung kích và đội tự quản, giống như TPTĐ đội tự quản và đội xung kích có nhiệm vụ bao quát, đôi khi việc tiếp cận của những học sinh trong đội xung kích và tự quản dễ dàng hơn với học sinh tất cả các lớp do đó việc nắm bắt thông tin, điều tra, tìm hiểu một việc gì đó mà học sinh vi phạp thì đội Tự quản và xung kích sẽ có những thuận lợi hơn, ví dụ : Giờ thể dục giữa giờ TPTĐ không thể bao quát được hết học sinh và cũng không thể theo dõi cũng như kiểm tra những học sinh cá biệt hay bỏ thể dục thì Đội tự quản và xung kích có thể kiểm tra, có thể đi vào nhiều vị trí như quán xá, nhà dân để kiểm tra và thu thập thông tin một chính xác và không bị các học sinh bỏ giờ chốn tránh.... Đội tự quản và đội xung kích phối hợp với BLĐ được coi là đội quân tiên phong của Đoàn đội nhà trường, trong trường hợp TPTĐ bận đi họp, tập huấn.... không có ở trường thì đội tự quản xung kích có nhiệm vụ bao quát, chỉ đạo một số việc thay TPTĐ như: Thể dục giữa giờ, Trò chơi dân gian, Một phút sạch trường... Qua những việc là cụ thể trên học sinh được thể hiện quyền tự chủ, sáng tạo, được rèn luyện, học tập cách quan sát và chỉ huy. Kết quả là trong năm học vừa qua những hiện tương học sinh bỏ học, ra ngoài ăn quà vặt hay đi chơi game đã hoàn toàn chấm dứt, phong trào hoạt động bề nổi của nhà trường đã phát triển mạnh mẽ, học sinh đã ý thức và thực hiện tốt các nội quy của lớp, của Đội, của trường.
* Thành lập đội Cờ đỏ
Để tạo tính chất ganh đua giữa các chi đội với nhau, sự phấn đấu tập thể các lớp, cũng từ đầu năm học Đoàn đội nhà trường xin ý kiến chỉ đạo của BGH họp thống nhất đoàn Thanh niên với giáo viên chủ nhiệm chọn và thành lập đội Cờ đỏ, xây dựng malem điểm đánh giá xếp loại thi đua trong năm học, malem điểm và các tiêu chí thi đua sẽ được thông báo trước Cờ và in dán trên bảng tin Đội của trường.Với giáo viên chủ nhiệm (GVCN), mỗi giáo viên sẽ được nhận bản in phôtô, Đoàn đội cũng sẽ yêu cầu các lớp phôtô dán trong lớp học, kèm theo những nội quy của trường và của Đội. Với cờ đỏ: mỗi lớp chọn một học sinh gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, có tổng số 18 cờ đỏ ở 18 chi đội khác nhau. Đoàn đội nhà trường sẽ tập huấn hướng dẫn các em học sinh cách chấm và cho điểm, thời gian theo dõi là cả ngày từ thứ 2 đến thứ 7, hình thức chấm sẽ là xoay tua vòng tròn không cờ đỏ nào chấm 2 tuần liền kề ở cùng một lớp, ngày cuối tuần cờ đỏ có trách nhiệm tổng hợp kết quả và nộp về cho BLĐ, liên đội phó 1 chịu trách nhiệm tổng hợp chung toàn trường.
- Các mục cờ đỏ chấm điểm: Đi và để xe, vệ sinh, truy bài, trang phục, bảo vệ của công, trang trí lớp học và chăm sóc bồn cây cảnh, thể dục giữa giờ, trò chơi dân gian, đạo đức, học tập...
- Các mục giáo viên TPTĐ theo dõi và đánh giá sẽ được chấm điểm theo từng đợt hoạt động gồm có : Vẽ tranh, Viết thư, Kế hoạch nhỏ, Tinh thần trách nhiệm của GVCN tham gia các hoạt động lớn trong năm học...,tất cả đều có malem điểm trừ và điểm thưởng.
Người giáo viên TPTĐ luôn là người công bằng không thiên vị, đánh giá xếp loại một cách khách quan và trung thực là tấm gương cho học sinh noi theo, luôn có quan điểm rõ ràng đánh giá sự việc theo căn cứ cụ thể không chung chung.
Có thể nói việc xây dựng cơ cấu các tổ chức Đội trong trường học là hết sức quan trọng, ngoài sự chỉ đạo của cấp trên, BGH nhà trường thì việc xây dựng BLĐ và các đội khác là mục tiêu và nhiệm vụ của TPTĐ. Các tổ chức này dưới sự điều hành và chỉ đạo của TPTĐ do đó kết quả hay quá trình hoạt động của Đội phản ánh kết tinh thần việc của TPTĐ. Muốn hoạt động tốt TPTĐ cần thường xuyên quan tâm đến các nhóm, chia sẻ, tìm hiểu tính cách của mỗi thành viên từ đó nắm được tâm tư nguyện vọng của các em, tạo cho học sinh có niềm tin, hướng dẫn các em tập làm những nhà chỉ huy nhỏ tuổi, biết tư duy sáng tạo trong công việc được giao.
Ảnh 2: Thầy Nguyễn Đình Chính - TPTĐ. Tập huấn nghiệp vụ Đội cho: BLĐ; đội Xung kích- Tự quản và Cờ đỏ |
1.2. Đối với Đội viên toàn liên đội
Một trong những yêu cầu đối với các Đội viên trong liên đội đó là việc rèn luyện Đội viên lấy 5 điều Bác Hồ dạy là mục tiêu phấn đấu. Do đó TPTĐ là người phải nắm vững kiến thức và nghiệp vụ công tác đội trong trường học để giáo dục học sinh. Vào đầu năm học TPTĐ lên kế hoạch xây dựng chương trình hoạt động từ đó căn cứ vào nhiệm vụ hoạt động chung của nhà trường sắp xếp thời gian hợp lý để thực hiện:
a. Tập nghi thức Đội, thực hiện các yêu cầu của người đội viên, học tập nội quy nhà trường, nội quy đội :
Với mục đích rèn luyện ý thức kỷ luật cho học sinh, học sinh nắm vững được các kỹ năng của đội viên người TPTĐ cần phối hợp với BGH và GVCN tổ chức tập huấn các kỹ năng đội và yêu cầu đội ngay từ đầu năm học (cuối tháng 8) với lịch cụ thể sau:
STT |
Ngày |
Nội dung thực hiện |
Thành phần |
Yêu cầu |
1 |
23 đến 24/8/2012 |
Học 7 yêu cầu của Đội viên |
BGH,GVCN, học sinh. |
Học sinh thuộc và thực hiện được 7 yêu cầu. |
2 |
26/8/2012 |
Học tập nội quy nhà trường |
BGH, GVCN, học sinh |
Học sinh hiểu và ghi nhớ nội quy. |
3 |
28/8/2012 |
Học tập nội quy, điều lệ Đội |
BGH, GVCN, Học sinh |
100% học sinh tham gia, nắm được các nội quy và điều lệ đội |
TPTĐ là người trực tiếp hướng dẫn học sinh thực hiện các nội dung trên, trong các buổi học cần có sự lồng ghép các nội dung nhỏ trong nội dung lớn làm sao cho phù hợp để học sinh luôn cảm thấy thoải mái, không đơn điệu từ đó luôi cuốn học sinh tích cực tham gia hoạt động và đạt kết quả cao nhất.
b. Kế hoạch đạt được
Năm học 2012 - 2013 các hoạt động Đội, yêu cầu cầu đội viên trong liên đội và đặc biệt là việc thực hiện các nội quy, quy định của nhà trường được các em học sinh tích cực hưởng ứng tham gia, cụ thể như những năm trước các em học sinh thường hay chào thày, cô là ngồi chào, đứng chưa nghiêm, nhưng qua một học kỳ của năm học, dưới sự nhắc nhở chỉ đạo của BGH và sự quán triệt của Đoàn đội đã không còn hiện tượng các em ngồi chào thày cô, các em đã hiểu và ý thức được cách thể hiện tình cảm của mình là đứng nghiêm khi chào thày cô. Hay việc đánh nhau giữa học sinh nữ với học sinh nữ ở những năm học trước hiện tượng này thường xảy ra, sau khi được sự vào cuộc của Đoàn đội, BGH, GVCN và phụ huynh học sinh, với sự giáo dục bảo ban giúp các em hiểu được những tác hại, sự ảnh hưởng điến học tập, đặc biệt là việc giáo dục các em nhận ra vấn đề sai trái để các em tự sửa chữa. Cho đến cuối năm học và sang năm học này hiện tượng học sinh nữ đánh nhau gây bè phái đã không còn. Ngoài những kết quả đạt được nêu trên hoạt động đội và thực hiện nề nếp chung trong liên đội trong những năm trở lại đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất, hoạt động dạy và học đã ngày một chứng tỏ vị trí rõ nét trong sự phát triển giáo dục chung toàn Huyện.
2. THỰC HIỆN CÁC KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM TRONG NĂM HỌC
2.1. Xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường
Thực hiện chương trình hoạt động của Hội đồng Đội , tôi đã lên kế hoạch chung cho cả năm học và trình Ban giám hiệu nhà trường để đưa vào chỉ tiêu và nhiệm vụ chung của năm học. Do có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng giáo dục nên năm học qua Liên đội đã tổ chức thành công nhiều hoạt động lớn như : Xây dựng quỹ vì bạn nghèo, Tổ chức tết trung thu, phong trào nói lời hay làm việc tốt , phong trào học đọc và làm theo báo Đội…. Tổ chức thành công các cuộc thi lớn, tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động của Huyện đoàn , cũng như các cuộc thi, giao lưu đoàn, đội do Phòng giáo dục và Đào tạo huyện đề ra.
|
Đội TNTP Hồ Chí Minh đã và đang tự khẳng định vị trí của mình , Đội thực sự là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, trước thực tế đó rất cần người TPTĐ phải thực sự có năng lực trong mọi hoạt động, biết thu hút các em và hướng dẫn các em tham gia các phong trào một cách tích cực và có hiệu quả .Vì vậy giáo viên TPTĐ phải hình thành được sự hợp tác gắn bó tinh thần cộng đồng trách nhiệm ,vì công việc chung đồng thời phải hiểu rõ năng lực phẩm chất sở trường, năng khiếu, thế mạnh và hạn chế của từng đội viên trong Ban chỉ huy Liên, Chi đội, tạo mọi điều kiện cần thiết để các em tự thể hiện , tự khẳng định mình trong học tập và trong công tác Đội. Đó chính là cơ sở để phát huy vai trò tự quản, tính độc lập sáng tạo của các em, nhằm cung cấp nguồn lực cho chi đoàn và cho Đảng sau này. Muốn thực hiện được điều đó TPTĐ phải xây dựng được các mối quan hệ giáo dục trong và ngoài nhà trường.
2.2. Kế hoạch tổ chức các hoạt động Ngoài giờ lên lớp phối hợp giáo dục đạo đức học sinh
Căn cứ vào nhiệp vụ năm học của nhà trường, Đoàn đội xin ý kiến chỉ đạo và thống nhất với ban hoạt động ngoài giờ lên lớp đề ra kế hoạch hoạt động cụ thể, mỗi tháng đều có một chủ điểm hoạt động và chủ điểm giáo dục đạo đức. Ngoài những chủ điểm còn có những hoạt động khác mang ý nghĩa xã hội như: hưởng ứng tháng ATGT tháng phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội, tháng phòng chống HIV/AIDS, tháng thực hiện uống nước nhớ nguồn, tiến bước lên Đoàn…. Muốn học sinh thực hiện tốt và có nhận thức đúng đắn để ứng xử, phòng tránh thì có sự chuẩn bị thật chu đáo, bài bản, trang nghiêm cả về hình thức cả nội dung. Cần tránh sự qua loa, đơn điệu kế hoạch phải mang tính khoa học, chặt chẽ.
a. Biện pháp nêu gương
Sự hình thành thái độ, nhân cách, tư tưởng của các em học sinh đều tuỳ thuộc vào hình ảnh thực tế trong xã hội, những con người và tấm gương đạo đức, những sự vật, hiện tượng trong thời kì thơ ấu cùng với một chuỗi phát triển và trưởng thành có cả sự ảnh hưởng cái tích cực, tiêu cực và được nuôi dưỡng bằng những nhận thức, ý nghĩa cảm thụ thế giới như thế nào và tuỳ thuộc cả vào sự gương mẫu của mọi người . Vì vậy phải thực hiện biện pháp nêu gương trong giáo dục. Cùng với điều đó, tăng cường nêu gương hình tượng nhân cách đạo đức và tri thức thông qua những con người cụ thể là rất cần thiết như: Trong năm học vừa qua nhà trường phối hợp với Đoàn đội tổ chức giờ chào cờ đặc biệt, mời những cựu học sinh thành đạt khóa học (1994-1998) về dự và nói chuyện, trong đó có gương học sinh Nguyễn Đình Hân sinh năm 1983 là Tiến sĩ - Giảng viên đại học Thủy sản - Nha Trang đã có 30 phút nói chuyện với học sinh về cách học ước mơ, hoài bão và nghị lực phấn đấu vươn lên từ khi khi là học sinh phổ thông. Qua buổi nói chuyện các em đã thấy được con người thật, việc thật đó chính là tấm gương thiết thực có tác động mạnh mẽ vào suy nghĩ và ước mơ của học sinh, để các em phấn đấu là những người thành đạt, mang lại vinh dự và dạng danh cho quê hương Châu Minh. Ngoài ra biện pháp nêu gương cần được chú trọng đối với cán bộ, đảng viên, những người được rèn luyện nhiều về đạo đức, những người được giao trọng trách của xã hội. Cần yêu cầu và khuyến khích sự nêu gương, sự ràng buộc ở họ lý tưởng và các nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa được cụ thể hoá trong điều kiện hiện nay để học sinh học tập và tiếp nhận, làm cho lý tưởng đạo đức chuyển hoá thành thực tiễn đạo đức. Bên cạnh đó, cũng cần thiết khích lệ việc nêu gương để giáo dục lẫn nhau trong tất cả các em học sinh, đặc biệt là trong những năm gần đây việc nêu gương, người tốt, việc tốt, những học sinh gỏi và những người có nghị lực siêu phàm vươn lên trong cuộc sống qua các giờ chào cờ như : nick vujicic nhân vật nổi tiếng (không chân, tay) và có ảnh hưởng hiều đến giới trẻ trong năm vừa qua; tấm gương học giỏi của trường Ngô Hoài Xuân - huy chương Vàng giải Toán qua mạng; Nhân vật lịch sử Đại trướng Võ Nguyên Giáp - người Đại tướng bình dị, vĩ đại trong lòng dân; Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, một con người kiệt xuất, một tấm gương đạo đức trong sáng; ...
Về vai trò của hình thức này, trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh, hơn thế, Người còn tạo ra một phong trào quần chúng rộng rãi học tập gương người tốt, việc tốt, coi đó như một biện pháp thiết thực để giáo dục đạo đức trong phạm vi toàn xã hội.
* Đối với giáo viên.
Muốn giáo dục học sinh được tốt thì thầy cô là tấm gương mẫu mực. Lúc sinh thời Bác Hồ đã có lời dạy chúng ta về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân: “ … Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức…Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”. (trích các lời dạy của Bác về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân). Có thể nói trong giáo dục học sinh là trung tâm của giáo dục, người giáo viên như mái chèo dìu dắt và hướng dẫn học sinh. Giáo dục nhân cách, đạo đức và tri thức là tiền đề để phát triển một con người toàn diện, chính vì thế giáo viên phải là người mẫu mực về tư cách và tri thức cho học sinh noi theo. Nhận thức thấy sự ảnh hưởng của giáo viên với học sinh như vậy đầu năm học hay mỗi cuộc họp Đoàn đội chúng tôi luôn có những ý kiến về việc giáo dục ý thức đạo đức nề nếp học sinh trong trường là “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương để học sinh noi theo” thể hiện ở : Tác phong lên lớp luôn đúng giờ, không nghe điện thoại khi giảng bài, không nói chuyện trong giờ chào cờ,... Cùng nhau lao động vệ sinh trong các đợt tổng vệ sinh toàn trường.... Từ đó tạo ra một môi trường thân thiện, thày thân thiện với thày, thày thân thiện với trò, thầy trò thân thiện với môi trường. Với những việc làm cụ thể như vậy kết thúc năm học 2012 - 1013 và học kỳ I năm học 2013 - 2014 giáo dục đạo đức, nề nếp trong nhà trường đã có nhiều thay đổi tích cực .
Tầm quan trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm đối với công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường:
Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chính trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là người quản lý mọi hoạt động của lớp học, là người triển khai mọi hoạt động của nhà trường đến từng lớp, từng học sinh. Do đó trong đầu năm học 2012 - 2013 và những năm học tiếp theo. Ban giám hiệu trường đã định hướng phân công những giáo viên làm công tác chủ nhiệm theo những tiêu chí sau:
Giáo viên chủ nhiệm xây dựng, tổ chức tập thể lớp mình thành đơn vị vững mạnh, tổ chức điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục của tập thể lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Giáo viên chủ nhiệm luôn thiết lập và phát triển các mối quan hệ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với TPTĐ để giáo dục toàn diện học sinh. TPTĐ cũng đặt ra những yêu cầu tiêu chí cho giáo viên chủ nhiệm về các hoạt động của lớp chủ nhiệm, gắn chặt vai trò trách nhiệm của mỗi giáo viên chủ nhiệm với các hoạt động đội, các hoạt động ngoại khóa...đó cũng chính là căn cứ để đánh giá xếp loại giáo viên vào cuối học kỳ, năm học.
* Đối với học sinh.
Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng, học sinh chính là trung tâm của giáo dục. Vì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng”.
Năm học 2012 - 2013 trường THCS Châu Minh tiếp tục thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” và thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Mỗi học sinh là một tấm gương để cho các học sinh khác trong trường noi theo. Năm học vừa qua đã có nhiều tấm gương học sinh tiêu biểu như : Trần Thị Thảo - lớp 9A; Trần Văn Mạnh - lớp 9A; Nguyễn Thị Phương - lớp 9A... và đặc biệt là Em Ngô Hoài Xuân - lớp 9A, học sinh đã đạt Huy chương vàng giải toán qua mạng cấp Quốc gia, nhiều năm liền là học sinh giỏi cấp Huyện và Tỉnh. Là một học sinh, đội viên ngoan và lễ phép em Xuân luôn chăm học, nhiệt tình tham gia các hoạt động của Đội là một tấm gương tốt để cho học sinh toàn trường noi theo. Em sẽ mãi là tấm gương sáng cho học sinh ngày nay và lớp lớp thế hệ mai sau noi theo và là niềm tự hào không riêng gì của gia đình mà còn là niềm tự hào của các thế hệ học sinh trường THCS Châu Minh.
Liên đội đã phát động thực hiện chương trình “Ngàn hoa việc tốt” có sổ ghi chép những “người tốt - việc tốt”, “Đội viên tốt” những hành động đẹp đó sẽ được tuyên dương dưới cờ, qua chương trình phát thanh mang non, nhằm động viên và giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh, đó là những những tâm gương người thực việc thực mà Liên đội trường THCS Châu Minh luôn được phát huy với tinh thần cao nhất. Hưởng ứng phong trào này đã có nhiều học sinh có nghĩa cử cao đẹp như: Nhóm em học sinh (Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Văn Thành) nhặt được 120.000đ của bạn đánh rơi trên sân trường đã mang nộp về phòng Đoàn đội để trả lại cho học sinh bị mất; nhóm học sinh lớp 8B nhặt được một chiếc máy tính casio do học sinh bỏ trên ghế đá đã mang về phòng Đội và báo cho học sinh mất nhận lại... những học sinh này đều được Đoàn đội nhà trường tuyên dương trên bảng tin Đội, qua giờ chào cờ, chương trình Phát thanh măng non và cuối năm được đề nghị khen thưởng những Đội viên tiêu biểu về tấm gương sáng. Đó dường như là những hành động thiết thực nhất để giáo dục đạo đức học sinh, hình ảnh tấm gương về tinh thần học tập vươn lên tất cả, những hình ảnh gương người tốt việc tốt, đã tác động tích cực vào suy nghĩ của học sinh là động lực để cho những học sinh khác noi theo và phấn đấu rèn luyện.
b. Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động lớn trong trường
Những hoạt động trọng tâm trong năm học 2012 - 2013
+ Tổ chức lễ Khai giảng năm học mới (5/ 9)
+ Phát động tháng An toàn giáo thông và các tệ nạn xã hội: có sự phối hợp với Ban công an và phòng Tư pháp xã Châu Minh, (đầu tháng 9).
+ Tổ chức vui tết Trung thu cho học sinh (Rằm tháng 8).
+ Tổ chức phát động thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
+ Tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu về ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
+ Tổ chức phát động chương trình “Tết vì bạn nghèo” trước tết Nguyên Đán.
+Tổ chức hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3.
+ Tổ chức sinh hoạt hè Thắp nến chi ân ngày 27/7.
Bên cạnh những nhiệm vụ trọng tâm đó, TPTĐ trong nhà trường cần phải thực hiện nhiều những nhiệm vụ khác, là những công văn chỉ đạo, là đợt thi đua gắn liền với nhiệm vụ của một năm học do đó việc thực hiện này cần có sự năng động lồng ghép và phân loại từng công việc để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất trong công tác cũng như nhiệm vụ được giao.
Ảnh3: Học sinh trong Trường THCS Châu Minh trong buổi Lễ khai giảng năm học 2012 - 2013 |
Là người TPTĐ luôn cần phải đưa ra và xây dựng cho mình một kế hoạh hoạt động chi tiết, những hoạt động mang tính trọng tâm là hết sức quan trọng. qua các hoạt động trên nhằm mục đích giáo dục đạo đức học sinh, phát huy tính tích cực sáng tạo và năng động của TPTĐ, TPTĐ là người biết lôi kéo và thổi bùng ngọn lửa nhiệt huyết trong mỗi học sinh, đặc biệt là các hoạt động phong trào, tinh thần phải sôi sục, phải hiểu nắm được ý nguyện của tập thể các lớp, luôn luôn lắng nghe đồng thời có sự phối hợp linh hoạt với các tập thể trong và ngoài nhà trường. Đối với mỗi cuộc thi hay đợt phát động TPTĐ cần phải phối hợp với Đoàn thanh niên, với giáo viên chủ nhiệm. Các hoạt động này đều có sự cho phép của lãnh đạo nhà trường, sự thống nhất hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể và thầy cô giáo. Đây được coi là các hoạt động chính trị xã hội, văn hoá là sân chơi bổ ích cho học sinh “chơi mà học, học mà chơi” nó có ý nghĩa rất lớn trong giáo dục đạo đức học sinh. Từ nhận thức trong sách vở và cuộc sống đã dễ dàng tự nhiên chuyển thành hành vi, kĩ năng thực hành các chuẩn mực giá trị đạo đức của con người trong xã hội ngày nay cho các em. Qua các hoạt động đã cung cấp cho các em tình cảm đẹp, tư tưởng đúng, giáo dục các em tránh xa điều sai, điều xấu. Mỗi cuộc thi đều tổ chức chu đáo, thầy cô tham dự nghiêm túc, học sinh phải tham gia đầy đủ ngoài ra còn có sự đánh giá nhận xét, tuyên dương khen thưởng để động viên khuyến khích và giáo dục đạo đức học sinh.
Ngoài những hoạt động trên nhà trường luôn nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên đặc biệt là các công văn chỉ đạo về hoạt động Đội như: Vẽ tranh (An toàn giao thông, Phòng chống ma túy, Nước với cuộc sống con người...), viết thư Quốc tế UPU lần 42, thự hiện tốt nề nếp đội, giáo dục đạo đức hoạt sinh thông qua các cuộc phát động... nhằm giáo dục đạo đức tạo sân chơi lành mạnh bổ ích phát triền toàn diện học sinh là: Đức - Trí - Thể - Mỹ.
Ảnh 4: Học sinh trường THCS Châu Minh trong buổi Lễ kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đoàn (26/3/1931 - 26/3/2012) |
c. Giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động đền ơn đáp nghĩa
Thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhằm giáo dục học sinh về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, Công tác đền ơn đáp nghĩa luôn là một hoạt động không thể thiếu ở Liên đội THCS Châu Minh trong nhiều năm gần đây. Theo lời kêu gọi của Đảng, của Chính phủ và Bác Hồ, kế thừa truyền thống “nhân ái, thủy chung” của dân tộc, nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu, sự tri ân của mình cho các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu ngã xuống vì độc lập, tự do cho Tổ quốc. Nhận thức được đây là một việc làm vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Do vậy Ban hoạt động ngoài giờ, Đoàn đội xây dựng kế hoạch nhận chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ xã Châu Minh từ khi phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”được phát động tư năm 2008 đến nay, đã tổ chức rất tốt và có hiệu quả phong trào này, với những việc làm thiết thực của học sinh như: Thắp nến tri ân ngày 27/7 hằng năm; Vệ sinh, trồng hoa tổ chức thành nhiều đợt trong năm hay viết bài thi tìm hiểu về anh hùng lực lượng vũ trang Ngô Quang Sen và tìm hiểu về nghĩa trang liệt sĩ xã Châu Minh. Qua những việc làm trên nhằm giáo dục cho học sinh truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, luôn ghi nhớ công ơn của những anh hùng đã hy sinh cho thế hệ trẻ ngày hôm nay, đó là động lực tác động mạnh mẽ để các em học tập, xứng đáng với quê hương, xứng đáng là con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ.
Ảnh 5: Học sinh tham gia lao động tại nghĩa trang liệt sỹ xã Châu Minh |
d. Giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động nhân đạo
Tình yêu thương con người, sự chia sẻ cảm thông, lòng nhân ái, sự bao dung, đoàn kết... đó là lẽ sống là phương châm sống mà gười giáo viên nào cũng sẽ chuyền đạt và gieo vào tâm hồn của mỗi học sinh. Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng để học sinh noi theo, chính vì vậy cứ mỗi khi gáp tết Nguyên Đán BGH trường chỉ đạo Đoàn đội thực hiện cuộc vân động quyên góp ủng hộ “Tết vì bạn nghèo” tất cả các chi đội thày cô giáo trong trường than gia, kết quả số tiền thu được là: 2.450.000đ chia thành 18 xuất quà, mỗi xuất quả trị giá gần 140.000đ, món quả tuy không nhiều nhưng là niềm động viên chia sẻ những tình cảm của các ban học sinh và thay cô giáo với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Ảnh 6: Đồng chí Ngọ Văn Vì - Bí thư chi bộ Hiệu trưởng nhà trường phát quà “Tết vì bạn nghèo” nhân dịp Tết nguyên đán Quý Tỵ 2013 |
Qua những việc làm này không chỉ giúp các em biết và thừa nhận sự cần thiết, tính tất yếu của các sản phẩm đạo đức, mà còn phải thực hiện hành vi đạo đức đó, làm việc theo sự hiểu biết của mình cùng với động cơ và tình cảm tích cực.
Ảnh 7: Học sinh tham gia chương trình “nối vòng tay lớn” ủng hộ trẻ em khuyết tật |
|
e. Giáo dục học sinh thông qua các hoạt động TDTT và trò chơi dân gian
Từ những năm qua, Ban giám hiệu trường THCS Châu Minh đã xác định rõ mục tiêu phấn đấu thi đua dạy và học tốt, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Hằng năm nhà trường đều lên kế hoạch tổ chức các hoạt động Thể dục thể thao trong các hoạt động lớn của trường như : ngày 20/ 11, 22/12, 26/3... nhằm tạo ra sân chơi bổ ích cho học sinh để rèn luyện thân thể, ngoài ra trong dịp này nhà trường sẽ chọn ra đội tuyển Thể dục thể thao (TDTT) để tham gia các môn thi do Huyện và Tỉnh tổ chức.
Nói về thành tích của trường trong hoạt động thể dục thể thao thì đây là niềm tự hào của nhà trường. Hằng năm đội tuyển TDTT của trường đều mang cờ về tô thắm thêm phòng truyền thống. Đặc biệt, đầu năm học 2012 - 2013 đội tuyển điền kinh của nhà trường tham dự giả Tỉnh tổ chức đã đạt được nhiều giải cao: 2 giải nhất, 2 nhì, 4 giải ba.
Có thể nói, trường THCS Châu Minh trong những năm qua ít nhiều đã có những thành công khi quan tâm đến chương trình giáo dục thể chất nhằm mục đích phát triển toàn diện cho học sinh. Nhờ thực hiện tôt phong trào này nên đã lôi kéo được đông đảo học sinh tham gia tập luyện TDTT. Việc tổ chức các hoạt động TDTT trong trường không chỉ tạo ra sân chơi cho các em học sinh mà còn tách học sinh ra xa các tệ nạn xã hội như: game, điện tử, bi a ....
Ảnh 8: Học sinh chơi Đá cầu, một trò chơi dân gian được Đoàn đội phát động được thực hiện ở giờ ra chơi |
Ảnh 9: Học sinh chơi trường trò chơi kéo co |
g. Phong trào giáo dục đạo đức
Trong thời buổi hiện nay, sự bùng nổ về mặt công nghệ thông tin, sự phát triển của xã hội, vấn nạn đạo đức của học sinh có nhiều biểu hiện xấu, tiêu cực trong xã hội như: học sinh đánh nhau tung clip lên mạng; chỉ vì mâu thuẫn nhỏ mà học sinh trở thành tội phạm giết người; học sinh oán giận bố mẹ thể hiện qua Facebook...những điều đó đang là vấn đề nóng mà xã hội quan tâm và yêu cầu các nhà giáo dục cần phải đưa ra các biện pháp tối ưu để gải quyết.
Giáo dục đạo đức trong trường học giờ đây không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường của giáo viên mà còn là trách nhiệm của xã hội và gia đình, nhưng không vì vậy mà các nhà giáo dục, giáo viên phủ nhận vai trò chính của mình là “ Dạy người - Dạy chữ ”, đạo đức của con người không phải có sẵn mà phải được giáo dục “ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên ” (Hồ Chí Minh).
Trong những năm học vừa qua nhà trường luôn chú trọng đến việc giáo dục đạo đức học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau, luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể tổ chức để giáo dục học sinh, đặc biệt là vai trò trách nhiệm của TPTĐ và giáo viên chủ nhiệm. Việc giáo dục đạo đức học sinh ở đây phải có một lộ trình, giáo viên TPTĐ phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh:
- Với GVCN : Giáo viên chủ nhiệm chính là một anh chị Tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với học sinh lớp mình, nắm vững và hiểu được cá tính của từng em học sinh, GVCN chính là cầu nối giữa TPTĐ với phụ huynh học sinh, giữa Phụ huynh học sinh với BGH. Sự phối hợp giữ GVCN với TPTĐ nhằm giáo dục những học sinh cá biệt, học sinh đánh nhau, bỏ học từ đó tìm ra cách thống nhất chung nhằm giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả cao nhất. Có thể nói vai trò của GVCN trong giáo dục đạo đức học sinh là hết sức quan trọng trong giáo dục chung của nhà trường đưa những học sinh vi phạm mắc lỗi, trở lại việc học tập, tránh xa các tệ nạn xã hội cảm biến những học sinh hư, lầm lỗi trở thành những học sinh ngoan, những con người có ích cho xã hội. GVCN là người gần gũi với học sinh, người giáo viên cần thường xuyên lên lớp trước giờ truy bài theo yêu cầu của nhà trường 3 buổi trên tuần đó là bắt buộc, thể hiện sự quan tâm trách nhiệm, GVCN luôn đến sớm kết hợp với TPTĐ quản lý học sinh, nhắc nhở các em đầu giờ học về tất cả các mặt vệ sinh, ăn mặc trang phục...đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là sự quan tâm yêu thương con trẻ nhằm hòa nhập môi trường giáo dục thân thiện giống như môi trường giáo dục gia đình.
- Với chính quyền địa phương:
+ Nhà trường tham gia vào ban bảo vệ an ninh phòng chống tệ nạn xã hội của xã, luôn có sự phối hợp cùng với ban công an điều tra xác minh đến những việc liên quan học sinh như: đánh nhau, vi phạm an toàn giao thông, đốt pháo nổ...
+ Xác định đúng sự việc và có biện pháp giáo dục phù hợp với từng nhóm hay đối tượng học sinh.
+ Phối hợp với đoàn xã tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh trong trường tại các dịp hè như: cắm trại ngày 26/3; tổ chức tết Trung thu...để học sinh tham gia nhằm giảm thiểu những trường hợp học sinh chơi những trò chơi nguy hiểm, bảo vệ và ngăn chặn những thanh niên hư vào trường gây rối.
- Với phụ huynh học sinh: Gia đình là nơi hình thành đạo đức cơ bản của học sinh. Nhà trường là nơi hình thành đạo đức cơ bản của người công dân có trí thức. Như vậy gia đình chính là cái gốc là điểm tựa, là cái nôi giáo dục học sinh một cách cụ thể nhất, bố mẹ gần gũi chia sẻ cho con em mình là điều nên làm và thường xuyên làm. Để giáo dục đạo đức học sinh thì nhà trường, TPTĐ thường xuyên có những có những mối liên lạc qua điện thoại, gặp trực tiếp và trao đổi cùng giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt, hay bỏ học.
Với những tác động của xã hội, những phim ảnh tâm lý và đặc biệt là sự thay đổi tâm sinh lý của học sinh lớp 8, 9 trong năm học vừa qua trường nổi lên một hiện tượng như học sinh có những tình cảm yêu đương giữ một học sinh nam lớp 9D với một học sinh nữ lớp 8B, hai em đã bỏ giờ học hẹn hò ra ngoài sân vân động ngồi nói chuyện, nắm bắt được thông tin của Đội xung kích và một số học sinh trong trường, Đoàn đội nhà trường ngay lập tức vào cuộc và xác định đây là một hiện tượng bất thường cần phải giải quyết ngay tránh những dư luận và tiếng xấu, TPTĐ đã báo cáo với BGH và giáo viên chủ nhiệm lớp, ngay sau đó có cuộc họp kín để đánh giá vấn đề và cũng không gây ồn ào để có cách sử lý tế nhị không ảnh hưởng đến tâm lý của hai em học sinh đó. Bản thân tôi sau đó gặp riêng hai em học sinh cùng GVCN mời về phòng Đoàn đội nói chuyện với hình thức phân tích khuyên bảo, giải thích cho các em hiểu thế nào là tình yêu tình bạn, giới tính, qua gần một giờ đồng hồ ngồi giáo dục đưa ra những dẫn chứng những ví dụ cụ thể trên báo, mạng, tivi để các em thấy được tác hại cũng như mặt trái của tình yêu tuổi học trò. Đồng thời ngay sau đó tôi đề nghị GVCN cũng liên lạc với phụ huynh của hai em học sinh đó, mời các phụ huynh đến trường để cùng nhà trường, cùng giáo viên chủ nhiệm giáo dục các em, các bậc phụ huynh học sinh cũng sẽ gần gũi chia sẻ với con mình, các em có thể nói hoặc hỏi những điều về giới tính, sức khỏe...điều mà rất ít bố mẹ chia sẻ với con cái mình trong thời buổi kinh tế thị trường và những bận bịu lo toan kinh tế cho cuộc sống gia đình. Để đảm bảo không còn hiện tượng như trên đồng thời giáo dục học sinh về tình yêu, giới tính, tình bạn, ngay sau tuần có học sinh yêu đương trên tôi đã đề xuất tham mưu với BGH nhà trường phối hợp với tổ tư vấn kỹ năng sống lập kế hoạch với chuyên đề “Giáo dục tình yêu, tình bạn, giới tính tuổi học trò” vào giờ chào cờ ngay tuần kế tiếp. Với suy nghĩ việc can thiệp và giáo dục các em trong trường hợp này cần phải rất khéo léo và tế nhị và sự phối hợp giữa các tổ chức cần sinh động không áp đặt, nóng nảy mà chỉ là sự khuyên bảo chia sẻ giúp các em hiểu ra vấn đề. Kết quả đạt được là sau khi được giáo dục hai em học sinh ở hai lớp 9D và 8B đã không còn gặp gỡ và thể hiện tình cảm trên mức bạn bè, các em đã biết mình sai, cuối năm học các em đã được GVCN và một số thày cô khen là ngoan, tiến bộ, đều đạt học lực khá và hạnh kiểm tốt, trong trường không có hiện tượng yêu đương, viết thư tình cảm cho nhau.
Như vậy TPTĐ không phải là giáo viên chủ nhiệm, không quản lý một lớp học cụ thể, nhưng có trách nhiệm giáo dục chung học sinh toàn trường, việc phối hợp thường xuyên với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, gặp gỡ trao đổi với Phụ huynh học sinh là một việc làm hết sức quan trọng, tìm hiểu gia đình học sinh cách thức bảo ban con cái trong gia đình của phụ huynh từ đó hình thành con người có nhân cách tốt, đạo đức tốt cho xã hội.
2.3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Theo UNESCO dựa trên cơ sở là 4 mục tiêu cơ bản của việc học: “Học để biết - Học để làm - Học để là chính mình - Học để cùng chung sống”, đã đưa ra định nghĩa “KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”.
Với học sinh THCS giáo dục kỹ năng sống là hoạt động giáo dục mang tính thường xuyên và liên tục. Ta có thể dễ nhận thấy giáo dục kỹ năng sống trên mỗi hoạt động trong nhà trường, bao gồm các hoạt động như: TDTT, văn hóa văn nghệ, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp hay giáo dục qua các môn học khác như Giáo dục công dân, Công nghệ, sinh học...
Giáo dục kỹ năng sống là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp học sinh có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội như quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình, giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn đồng thời thích ứng tốt nhất với môi trường sống.
Ý thức được Giáo dục kỹ năng sống là một việc là cần thiết và mang tính quy mô rộng khắp theo chương trình “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích” cực mà Bộ giáo dục và Đào tạo đã phát động. Đầu năm học 2012 - 2013 Đoàn đội nhà trường đã cùng BGH xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết, thành lập tổ tư vấn Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Để phong trào hoạt động rộng khắp và có tính hiệu quả cao Đoàn đội nhà trường thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các tổ chức xã hội nhằm đưa ra cách thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh với nhiều hình thức như:
- Mời ban Dân số kế hoạch hóa gia đình đến tổ chức tiết học ngoại khóa về Giáo dục giới tính cho học sinh toàn trường và giáo dục về sức khỏe sinh sản cho học sinh nữ trong trường.
- Phối hợp với ban công an xã tổ chức phát động tháng ATGT, giáo dục học sinh kỹ năng quan sát biển báo giáo thông, kỹ năng đội mũ bảo hiểm, kỹ năng sử lý tình huống khi tai nạn xảy ra có thương tích nhẹ....
- Phối hợp với phụ huynh học sinh, giáo dục các em kỹ năng học, vệ sinh các nhân, giao tiếp ứng sử...
- Với BGH nhà trường thường xuyên quan tâm có sự chỉ đạo kịp thời các bộ phân chịu trách nhiệm giáo dục. Với giáo dục kỹ năng sống ngoài những hành động như nhắc nhở, bảo ban, chia sẻ và sự phối hợp với các đoàn thể thì nhà trường cùng đưa những băng rôn khẩu hiệu trong khôn viên trường, cổng trường: Tiên học lễ, hậu học văn; Mỗi ngày đến trường là một ngày vui; Một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy... đó là những hình ảnh có tác động tích cực đến giáo dục học sinh. Ngoài ra còn giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động khác như: Cắm trại hè 26/3; làm báo tường; cắm hoa và các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp ....
- Giáo dục kỹ năng sống qua các giờ chào cờ, TPTĐ nhà trường có trách nhiệm quan sát thu thập các thông tin, đưa ra các nhận xét và giáo dục các em trong các hoạt động đơn giản như: cách chào thày cô, cách vệ sinh trực nhật, cách ăn mặc là sao cho hợp với thời tiết, cách vệ sinh cá nhân...
Việc hình thành kỹ năng sống của học sinh phải được trải qua một quá trình rèn luyện, phấn đấu cùng với những kiến thức cơ bản từng năm học và sự hỗ trợ chặt chẽ từ ba môi trường giáo dục Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Các nhà giáo dục và phụ huynh cần bình tĩnh không quá lo lắng hay quan trọng hoá vấn đề mà hãy có một cái nhìn tổng quát và có những việc làm cụ thể dù nhỏ nhất để việc Giáo dục kỹ năng sống hiện nay đạt nhiều hiệu quả.
Như vậy: Giáo dục học sinh qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp là nhiệm vụ, trách nhiệm của người thầy, gia đình và các tổ chức xã hội. Ở đây vai trò của TPTĐ là không thể phủ nhận, là người chịu trách nhiệm với công việc, với kê hoạch hoạt động của mình đề ra. Thông qua các hoạt động trên nhằm mục đích giáo dục đạo đức học sinh, nhân cách và xây dựng nề nếp đội trong nhà trường ngày một vững mạnh phát triển đi lên.
IV. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Người TPTĐ có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng, lập trình tổ chức các kế hoạt trọng tâm trong năm học thiết lập các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường nhằm thúc đẩy phong trào hoạt động Đoàn Đội ngày một đi lên là một việc làm quan trọng và phải được duy trì thường xuyên và liên tục.
Luôn phát huy tinh thần tự giác, tính sáng tạo trong công việc, bám sát kế hoạch hoạt động của nhà trường của cấp trên. Không ngừng tiếp thu học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp và sự đống góp ý kiến của giáo viên trong và ngoài nhà trường.
Năm học 2012 - 2013 là năm học đánh dấu bước ngoặt trong việc giáo dục đạo đức hoạt sinh cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường, kết quả phong trào công tác đội có những chuyển biến tích cực hơn rất nhiều so với năm học trước, việc giáo dục đạo đức học sinh, xây dựng đội ngũ cán bộ đội đã ngày từng bước lớn mạnh và khẳng định được vai trò của mình trong hoạt động đội của nhà trường. Bằng nhiều biện pháp giáo dục và sự phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường năm học qua Đoàn đội nhà trường đã kịp thời ngăn chặn và chấm dứt hiện tượng học sinh nữ đánh nhau, giáo dục nhiều học sinh cá biệt và học sinh hư, không còn hiện tượng học sinh bỏ học chơi game,...
Một số kết quả cụ thể:
- 100% tham gia đầy đủ các cuộc thi vẽ tranh, viết thư, tham gia làm kế hoạch nhỏ,...
- 100% học sinh không vi phạn pháp luật, luật An toàn giao thông đường bộ, không còn hiện tượng học sinh nữ đánh nhau (Đánh hội đồng), không còn nhóm học sinh kết nhóm “Thề...”.
- 100% Các đội viên chi đội được rèn luyện, thực hiện các yêu cầu của người đội viên.
- 100% Các đội viên thực hiện đầy đủ các phong trào hoạt động lớn mà Đoàn đội và nhà trường phát động.
- Liên đội đạt Liên đội tiên tiến xuất sắc năm học 2012-2013 do Hội đồng đội đánh giá.
- Liên đội đã đạt được nhiều giải cao trong các cuộc thi thể dục thể thao cấp Huyện và cấp Tỉnh, cùng với nhiều giải thưởng do Hội đồng đội và Phòng giáo dục phát động.
Ảnh 10: EmNguyễn Bá Thanh –Học sinh lớp 9A đạt giải khuyến khích trong Hội thi vẽ tranh thiếu nhi với chủ đề “Thắp sáng ước mơ” năm học 2012 - 2013 Của Hội đồng đội Hiệp Hòa năm 2013.
|
Ảnh 11: Giấy khen của em Ngô Thị Hạnh đạt giải khuyến khích trong Hội thi vẽ tranh thiếu nhi với chủ đề “Em yêu biển đảo quê hương” năm học 2013 - 2014 Của Hội đồng đội Hiệp Hòa năm 2013.
|
V. KẾT LUÂN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Chương trình công tác đội và Phong trào thiếu nhi trong trường học nói chung và trong trường THCS nói riêng có vị trí và vai trò khá quan trọng, người giáo viên TPTĐ luôn cần có lòng nhiệt huyết, không ngừng phấn đấu, học hỏi kinh nghiệm, yêu thương gần gũi học sinh với mục đích duy nhất là xây dựng hoạt động đội ngày một vững mạnh.
2. Kiến nghị
a. Với Cấp ủy - BGH
Thường xuyên có những động viên, chỉ đạo kịp thời với các hoạt động đội, tạo mội điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất cho phòng đội, tăng cường động viên khen thưởng các Đội viên tiên tiến đã tích cực tham gia hoạt động đội trong năm học.
Nâng cao vai trò trách nhiệm của GVCN đối với lớp với công tác giáo dục đạo đức học sinh, xây dựng nề nếp của lớp cũng như các hoạt động Ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động trọng tâm của nhà trường.
Có sự phối hợp thường xuyên liên tục với các tổ chức xã hội nhằm giáo dục toàn diện học sinh.
b. Với GVCN
Tích cực đến sớm, lên lớp trong 15 phút truy bài của học sinh. Kiểm tra việc lao động vệ sinh của lớp, nắm rõ tình hình diễn biến lớp trong các buổi học.
Thường xuyên phối hợp với Đoàn đội trong các hoạt động trọng tâm như: 20/11; 26/3;...Chỉ đạo lớp thực hiện tốt các cuộc phát động do Đoàn đội nhà trường phát động
Phối hợp với Phụ huynh học sinh, thăm gia đình học sinh, từ đó GVCN hiểu hơn hoàn cảnh gia đình và có biện pháp quan tâm bảo ban và giáo dục học sinh, đặc biệt là những học sinh hư, học sinh cá biệt.
c. Với các hoạt động tổ chức ngoài xã hội
BGH nhà trường tăng cường sự phối hợp với các tổ chức như: An ninh xã, Ban dân số, Y tết xã và các tổ chức khác đưa ra các hoạt động giáo dục ngoại khóa theo chủ điểm nhằm tuyên truyền hiểu biết về các lĩnh vực ngoài xã hội.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm về Vai trò của tổng phụ trách Đội trong trường THCS. Với những thiết thực qua nhiều năm làm công tác Đội trong trường THCS bản thân Tôi xin được chia sẻ những một vài kinh nghiệm song có lẽ sẽ còn nhiều những thiếu sót và hạn chế, qua đây cũng mong được sự góp ý kiến của các anh chị TPTĐ và quý thày cô để tôi hoàn thiện mình hơn nữa với vai trò là Tổng phụ trách đội trong trường học.
|
Châu Minh, ngày 24 tháng 12 năm 2013 Người viết TPTĐ
Nguyễn Đình Chính |
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học - NXB Giáo dục Việt Nam năm 2010.
2. Sổ tay đội viên - NXB Kim Đồng năm 2011.
3. 70 câu hỏi đáp về Đội TNTP Hồ Chí Minh - NXB Kim Đồng Năm 2011.
4.Tài liệu Tập huấn công tác Đội của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh năm 2011.
5. Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2012 - 2013, 2013 - 2014 của Trường THCS Châu Minh.
6. Các kế hoạch hoạt động Đội của Hội đòng Đội Hiệp Hòa năm học 2012 - 2013, 2013 - 2014.
............
MỤC LỤC
|
|
Trang |
|
I |
PHẦN MỞ ĐẦU |
|
|
1 |
Lý do chọn đề tài |
1 |
|
2 |
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài |
1 |
|
3 |
Đối tượng nghiên cứu |
1 |
|
4 |
Phương pháp nghiên cứu |
2 |
|
II |
NỘI DUNG |
|
|
1 |
Cơ sở lý luận |
3 |
|
2 |
Thực trạng |
3 |
|
III |
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN |
|
|
1 |
CƠ CẤU TỔ CHỨC BAN LIÊN ĐỘI VÀ CÁC TỔ CHỨC ĐỘI. |
|
|
|
1.1 |
Đối với các tổ chức Đội được thống nhất lành lập |
6 |
|
1.2 |
Đối với Đội viên toàn liên đội |
10 |
2 |
THỰC HIỆN CÁC KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM TRONG NĂM HỌC |
|
|
|
2.1 |
Xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường |
11 |
|
2.2 |
Kế hoạch tổ chức các hoạt động NGLL phối hợp giáo dục đạo đức học sinh |
11 |
|
2.3 |
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. |
22 |
IV |
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC |
23 |
|
V |
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ |
25 |
|
1 |
Kết luận |
25 |
|
2 |
Kiến nghị |
25 |
|
|
Tài liệu tham khảo |
26 |
|
|
Mục lục |
27 |
|
|
Một số từ viết tắt |
28 |
|
|
Đánh giá, xếp loại của Hội đồng khoa học cấp trường |
29 |
|
|
Đánh giá, xếp loại của Hội đồng khoa học cấp Huyện |
30 |
|
|
Đánh giá, xếp loại của Hội đồng khoa học cấp Tỉnh |
31 |
Một số từ viết tắt
|
||
1 |
Tổng phụ trách đội |
TPTĐ |
2 |
Giáo viên chủ nhiệm |
GVCN |
3 |
Trung học cơ sở |
THCS |
4 |
Ban giám hiệu |
BGH |
5 |
Thiếu niên tiền phong |
TNTP |
6 |
Phụ huynh học sinh |
PHHS |
7 |
Thể dục thể thao |
TDTT |
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....................................................................................................................................................................................................................
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TỈNH
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
19 - 09 - 2014
Lịch công tác tuần 3 tháng 9 năm 201419 - 09 - 2014
Training quản trị Cổng thông tin mới23 - 09 - 2014
Lễ trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ K2323 - 09 - 2014
Lịch công tác tuần 4 tháng 9 năm 2014