Chủ nhật, 12/01/2025 18:04:45
Phương pháp giảng từ,bình giảng

Ngày: 04/01/2016

A. PHẦN MỞ ĐẦU (ĐẶT VẤN ĐỀ)

 

I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

1.Cơ sở lí luận

-Văn học có một vị trí ,ảnh hưởng vô cùng to lớn với mỗi con người,có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống con người.Bởi văn học phản ánh đời sống con người, phản ánh tâm hồn phong phú của con người.

-Trong trường thcs môn văn có môt vị trí vai trò quan trọng là cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về tác phẩm ,tri thức bài học thì môn văn còn ảnh hưởng,tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học sinh.việc dạy văn là giúp các em nhận ra cái hay,cái đẹp,cái tốt,cái xấu để ca ngợi ,biểu dương,học theo hay phê phán,lên án,tránh xa…Hướng các em tới chân ,thiện,mĩ,giáo dục đạo đức,nhân cách của con người.

-Dạy học văn theo phương pháp giảng từ,bình giảng giúp cho học sinh hiểu được văn bản,thẩm thấu cái hay cái đẹp trong cuộc sống.Từ đó giúp các em  vận dụng vào trong cuộc sống để các em thấy được tác dung,cái hay,cái đep của ngôn từ trong tác phẩm văn chương

2.Cơ sở thực tiễn.

-Dạy học nói chung và dạy văn nói riêng là một nghệ thuât,một nghệ thuật với yêu cầu rất cao mà không phải bất kì ai cũng làm được ,đặc biệt là dạy văn,trong giờ văn người giáo viên phải thổi vào những tâm hồn thơ ngây ấy nội dung bài học,thổi vào cái hồn của tác phẩm với những thông điệp cuộc sống mà nhà văn muốn  gửi tới qua tác phẩm,từ đó giúp các em cách rung  cảm trong tâm hồn.Muốn làm dược điều đó đòi hỏi người giáo viên năng lưc giảng bình tốt,sâu sắc,tinh tế mới mẻ thì sức gợi ,sức cảm,sức thẩm thấu tác phẩm càng lớn với học sinh

-Nhưng thực tế thi rất ít giáo viên làm được điều này mà chủ yếu dẫn dắt học sinh bằng hỏi đáp,không bình giảng từ ngữ mang tính điểm nhãn trong tác phẩm,không lột tả hết cái  thần của tác phẩm khiến cho giờ học khô khan học sinh không thích ,không hứng thú..

-Xã hội ngày càng  phát triển con người hiện đại bị cuốn theo chiều xoáy của cuộc sống  hiện đai.Học sinh cũng bị xoáy vào thế giới  hấp dẫn của công nghệ thông tin các em có xu hướng không thích học môn văn

          Để phát huy được hơn nữa vai trò ,chức năng của văn học là hướng con người tới những giá trị tốt đep hơn nữa,để vận dụng vào cuộc sống  qua việc dạy tác phẩm văn chương qua đó góp phần bồi đắp tâm hồn cho học sinh,góp phần giáo dục nhân cách cho các em.Để giờ văn đạt hiệu quả cao nhất giáo viên kết hợp hài hòa các phương pháp giúp học sinh có năng lực thưởng thức văn chương cảm nhận cái hay cái đẹp từ tác phẩm văn chương.

Từ những lí do trên khiến tôi chọn đề tài này.

II.Mục đích và phương pháp nghiên cứu.

1.Mục đích.

-Dạy học văn có nhiều mục đích.Trước hết hoạt động này giúp học sinh tiếp xúc với một loại sản phẩm đặc biệt của con người,kết quả của một thứ lao động đặc thù-lao động nghệ thuật.Đồng thời dạy văn là hình thức giúp các em hiểu biết cảm nhận cho đúng, cho hay bồi dưỡng tư tưởng tình cảm thẩm mĩ hướng học sinh đến chân thiện mĩ các em hiểu sâu sắc hơn những thông điệp mà nhà văn gửi tới để các em có cách rung, cách cảm yêu thích say mê môn học này.

2. Phương pháp nghiên cứu:

* Khảo sát : qua bài soạn của giáo viên, bản thân sau nhiều lần tham khảo thấy rằng bài soạn của giáo viên chuẩn bị cho một tiết văn phần dành cho bình giảng là vô cùng ít ỏi hầu hết giáo án chỉ chú trọng đến đảm bảo đủ nội dung bài học mà ít chú ý đến phần bình các từ mang tính chất “ điểm nhãn” của tác phần văn học hầu hết trong hệ thống câu hỏi, giáo viên chỉ dẫn dắt giúp học sinh rút ra nội dung bài học mà ít hướng dẫn học sinh các bình hoặc nếu có thì chỉ đại khái, qua loa.

* Bản thân   thì trong các giờ học giáo viên chỉ chú trọng đi hết nội dung bài học mà bình rất hạn chế,các em chỉ nắm nội dung bài theo đơn vị kiến thức mà ít có cơ hội được bình ,được bộc lộ năng lực cảm thụ của mình trong giờ học.Nếu có chỉ là những học sinh khá giỏi.

III.Đối tượng nghiên cứu:

-Học sinh lớp 6a

IV. Giới hạn của đề tài:

Trong đề tài này tôi chỉ muốn đặt ra vấn đề giải quyết và là sử dụng phương pháp giảng bình trong giờ dạy học văn như thế nào cho có hiệu quả, kế hợp với các phương pháp khác để gây hứng thú cho học sinh làm cho các em yêu thíc môn học này. Để môn học  này phát huy được giá trị giáo dục vốn có của nó là hướng con người tới các đẹp, cái thiện tránh xa cái xấu xa độc ác để góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.

V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

-Trong các giờ dạy tác phẩm văn chương

B, PHẦN NỘI DUNG( GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ)

 

1, Cơ sở lý luận của đề tài:

- Giảng bình trong dạy học tác phầm văn chương là một việc làm quen thuộc đối với mỗi giáo viên văn. Ai biết chọn từ, giảng bình từ điểm nhã, bình từ hay, bình giỏi thì giờ giảng văn thực sự gây hứng thú với học sinh mang màu sắc cảm xúc văn học rõ rệt để lại một ấn tượng sâu sắc về nội dung bài học, về thông điệp nhà văn gửi tới trong tâm hồn học sinh đồng thời còn làm nảy nở trong những tâm hồn ngây thơ ấy, những cung bậc cảm xúc khác nhau.

- Thực tế nhiều giáo viên văn đã rất thành công khi sử dụng phương pháp này kết hợp nhịp nhàng khéo léo với các phương pháp dạy học văn khác làm cho giờ dạy học văn thực sự nhịp nhàng linh hoạt và có hiệu quả tác động sâu sắc đến học sinh, để lại những dư vị cảm xúc yêu thích trong lòng các em. Nhưng không phải tất cả các giáo viên dạy văn đều làm được điều đó mà còn có những giáo viên khi sử dụng phương pháp này lại tỏ ra khô khan cứng nhắc thậm chí còn tỏ ra lúng túng hoặc vụng về trước những từ, những hình ảnh, những dấu hiệu nghệ thuật cần bình giảng hoặc cần bình qua loa, không có hiệu quả.

- Có thể nói giảng bình là một phương pháp có tính đặc thù trong dạy học một tác phẩm văn chương nó có vị trí vô cùng quan trọng mà mỗi giáo viên văn cần phải nắm chắc và vận dụng linh hoạt với các phương pháp khác để giờ dạy văn đem lại hiệu quả to lớn.

 a,Đặc điểm chủ yếu của phương pháp giảng bình :

- Phương pháp giảng bình có dấu ấn riêng mang tính chủ quan của người giáo viên bình văn.

- Nói tới giảng bình là một dạng đặc thù của phân tích là nói tới việc chỉ ra  mối quan hệ biện chứng gắn bó hai chiều của nội dung và hình thức của tác phầm văn học. Người bình phải làm sáng tỏ, phải thuyết phục người nghe thấy được ý nghĩa tác dụng của yếu tố nghệ thuật trong việc truyền tải nội dung cũng từ đó làm cho người đọc, người nghe thấy được vì sao tác phảm lại đem khoái cảm cho người thưởng thức văn học làm cho người ta yêu, ghét hay say mê… Thông thường người giáo viên trước một tác phẩm văn học cần phải biết phân biệt hai yếu tố bình và giảng. Muốn làm được người giáo viên phải xác định được từ điểm nhãn cần bình, người giáo viên cần có vốn tri thức, có kinh nghiệm sống thì mời bình nổi cái hay, cái đẹp, mới mang lại những trải nghiệm, những cảm  thụ sâu sắc trong lòng người đọc, người nghe tránh hời hợt nhàm chán.

- Phương pháp giảng bình tác phẩm văn chương trong nhà trường mang tính sư phạm mô phạm cao:

- Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo nên bất kỳ lời nói nào của giáo viên dạy văn đều phải mang tính mẫu mực cao. Bởi dạy văn không đơn thuần là dạy nội dung kiến thức mà phải ý thức được đang dạy các em hình thành nhân cách, đang dạy người, đang nuôi dưỡng tâm hồn các em. Hình thành cho các em một nhân cách văn hóa, ứng xử đẹp để các em lấy đó là vốn sống, là gốc đạo đức để bước vào đời trải nghiệm trong cuộc sống xã hội để các em trở thành công dân tốt sau này. Do đó mỗi lời giảng, mỗi lời bình đều phải mang tính giáo dục, mẫu mực cao là mực thước để các em noi theo.

- Trong giờ dạy văn không phải lúc nào thầy cũng bình mà thầy nhiều lúc phải hướng dẫn học sinh bình, lắng nghe học sinh bình để khai thác những ý tưởng sự sáng tạo hay, sự cảm thụ sâu sắc của học sinh gợi cho các em có tính tự tin khi tiếp thu một tác phẩm văn chương.

- Phương pháp giảng bình bộc lộ rõ quan điểm, nhận thức của người bình một cách rõ ràng nhất:

- Giáo viên dù bình bằng ngôn ngữ của mình hay bằng lời dẫn phân thích đánh giá của người khác thì phương pháp giảng bình cũng đòi hỏi sự thể hiện rõ ràng quan điểm của người bình trong khi dẫn dắt học sinh phân tích phát hiện thì giáo viên cần bộc lộ rõ quan điểm của mình điều đó tốt hay xấu, hay hay dở nghệ thuật có gì đắc sắc, cái chân thiện mỹ được thể hiện như thế nào tất cả những điều đó người giáo viên bình văn phải thể hiện dứt khoát đồng thời phải thể hiện cái nhìn nhiều chiều sâu sắc ở nhiều khía cạnh.

- Ví dụ bình giảng những câu thơ trong bài “Viếng lăng Bác” của “Viễn Phương”

“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Người giảng bình phải bộc lộ trực tiếp nhận thức quan điểm trưc quan của mình:

Phải có 1 tấm lòng,1 tình cảm tình yêu bác đến mức nào tác giả mới viết được  những câu thơ đầy tâm huyết như thế. Bác đi vào cõi vĩnh hằng. Cháu con cũng muốn háo thành thiên nhiên trường tồn vĩnh cửu bên Bác .Muốn làm chim mang dâng Bác tiếng nhạc, muốn tỏa hương thơm, muốn tỏa bóng mát nơi bác nghỉ. Mặt trời trong lăng chim hoa cây cối trong lăng. Bác nằm đó cây cối vẫn tỏa sáng sinh sôi nảy nở ý thơ mới sâu làm sao, tình thơ đẹp, nghệ thuật mới tinh làm sao

d. Phương pháp bình giảng thiên về cảm xúc tình cảm

Việc bình giảng văn phải giúp cho học sinh thấy được cái hay cái đẹp phải nuôi dưỡng được tâm hồn học sinh phải làm cho học sinh bộc lộ yêu mến say mê môn học

b/ Nội dung phương pháp giảng bình gồm 2 nội dung:

Giảng bình về nghệ thuật

 Văn chương là 1 bộ môn nghệ thuật.Đã nói là nghệ thuật thì tất cả các giá trị của tác phẩm chứa đựng trong nó hình thức nghệ thuật như ngôn ngữ hình ảnh, cấu trúc của tác phẩm cách sử dụng thể loại âm thanh đều chứa đựng ý đồ nghệ thuật.

Giảng bình về giá trị nghệ thuật chính là tìm tòi đánh giá , phát hiện, khẳng định cái hay cái đẹp của ngôn ngữ, chữ nghĩa hình ảnh,văn phong cấu tá tác phẩm, cách xây dựng nhân vật tài hoa… của tác phẩm và tác giả M.Gooc Ki – cha đẻ của nền văn học hiện đại xã hội chủ nghĩa Liên Xô đã nói:” Ở trên đời không có dự dằn vặt lớn bằng sự dằn vặt về ngôn ngữ”

Nói như thế có nghĩa là : Mỗi từ, mỗi ngữ,mỗi hình ảnh được dùng nhà văn đã chắt lọc, gọt giũa, chau chuốt, tính toán một cách ghê gớm. Có thể nói văn chương là một thứ nghệ thuật mà khi giải mã từng từ, từng ngữ, từng hình ảnh, từng âm thanh trong tác phẩm. Ta có thể hoàn thiện lại chân thực một con người rõ nét cả về tâm tư tình cảm, tình yêu khát vong, nghị lưc trí tuệ nhân cách của họ.

Người thầy khi hướng cho học sinh bình giảng nghệ thuật là hướng học sinh cảm nhận về rung động, một mặt hướng cho học sinh khẳng định lý tính qua phân tích, suy ngẫm đúc kết. Một mặt hướng cho học sinh thể hiện ý kiến riêng khám phá năng khiếu, năng lực.

Điều quan trọng là giáo viên phải biết định hướng tập hợp chọn lọc các tín hiệu nghệ thuật chính – sức hàm chứa lớn để hướng học sinh bình.

Giảng bình về nội dung

Phương pháp giảng bình phải phân tích tìm tòi, khai thác ý nghĩa sự hàm chứa trong từng ngôn từ, từng hình ảnh, sự rung động của tác giả để tìm ra ý nghĩa chân thật cũng như cá gửi gấm tiềm ẩn trong tác phẩm. Khi khai thác giá trị nội dung ta thường định hướng cho học sinh phải giải quyết các câu hỏi. Vấn đề này có nghĩa là gì nhỉ? Tại sao tác giả lại sử dụng chi tiết này? Hình ảnh này chứa đựng điều gì? Đâu là điều tác giả muôn nói, đích cuối cùng đạt tới là gì? Tại sao tác giả sử dụng từ này? Tính logic của tình cảm

Để khai thác tác phẩm trong giờ dạy giáo viên không được lạm dụng phương pháp pháp vấn, phải chon câu hỏi bản chất tránh hỏi vụn vặt

Ví dụ: Tại sao Minh Huệ lại chon hình ảnh Bác Hồ ngồi yên lặng, vẻ đẹp trầm ngâm, tư thế bất đọng bên bếp lửa bập bùng nửa thực, nửa ảo trong mái lều sơ xác và ngoài trời mưa rét như vậy? Sự khắc họa chân dung ấy của Bác là sự thành công nhất của tác giả, là giây phút qui tụ, kết lặng, rõ ràng nhất về hình hài và toàn bộ tư tưởng lớn lao của một vị lãnh tụ. Một mình Bác suy tư, một mình Bác trăn trở với bao nỗi niềm dâng nước. Đó là giây phút người nghĩ đến dân công, anh bộ đội đang vất vả vượt rừng dưới trời mưa rét khiến Người không yên lòng. Phải chăng đó là sự hy sinh cao cả mà bình dị đến tuyệt vời mà Minh Huệ đã khắc họa được ở một vị lãn tụ vĩ đại nhất.

c. Các phương pháp giảng bình

Phương pháp giảng bình trực tiếp:

Đây là phương pháp thông dụng nhất thể hiện thế mạnh nhất có hiệu quả nhanh nhất đối với học sinh. Với vốn song, sự từng trải, trải nghiệm. Đặc biệt là tâm trạng trong khi giảng được các từ ngữ hình ảnh thể hiện qua hình ảnh nhạc điệu của tác phẩm kích thích hứng thú gây hưng phấn giáo viên thể hiện ngay chủ quan nhận định, đánh giá của mình không chần chừ.

Ví dụ khi bình giảng đoạn thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải

 “Ta làm con chim hót

     Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

           Một nốt trầm xao xuyến”

Với bốn câu thơ ngắn gọn với hai mươi tiếng ngân lên trong nốt nhạc trầm xao xuyến điệp từ ta làm bỗng chốc thành ta nhập đã góp phần cuộn dâng những mong ước của nhà thơ thành niềm khát khao cháy bỏng. Một con chim cất tiếng ca vang, một cánh hoa ngọt ngào hương sắc dâng trên cuộc đời. Thật giản dị và tuyệt vời biết bao với ước muốn khiêm nhường nhưng làm xao xuyến lòng ta nhưng là những ước muốn chân thành, những khát khao cháy bỏng của con người yêu cuộc sống.

Bình bằng lời của người khác:

- Đây là phương pháp ít được giáo viên sử dụng do đặc chưng sử dụng không cho phép giáo viên dùng lời nói của người khác vào bài. Nhiều khi bình mượn lời của người khác nhằm gây sự chú ý của học sinh đối với bài học. Nhưng nếu giáo viên áp dụng có hiệu quả thì phương pháp này vẫn thuyết phục tốt với học sinh.

Bình bằng nghệ thuật đọc diễn cảm nếu giáo viên có giọng đọc tốt thì chỉ qua lời đọc đã như thấm vào tâm hồn của học sinh.

Bình bằng phương pháp so sánh:

Đây là phương pháp ít được gái viên sử dụng khi dạy học vì phương pháp này đòi hỏi người bình phải có kiến thức sâu rộng am hiểu ở nhiều lĩnh vực.

Vận dụng phương pháp giảng bình vào dạy học văn đối với phương pháp này được vận dụng rất rộng dãi trong toàn cấp bởi bất kỳ một lớp nào cũng có tác phẩm văn chương cần phải giảng bình.

II,Thực trạng và những mâu thuẫn

1,Thuận lợi và khó khăn

a.Thuận lợi

Bản thân mỗi giáo viên Văn đều được trang bị nhưng phương pháp dạy học văn phù hợp với đặc trưng của bộ môn, họ đều có lòng yêu nghề, họ đều mẫu mực trong lời ăn tiếng nói trước học sinh để giáo dục các em

Các tác phẩm văn học đều có nội dung gần gũi gắn bó với đời sống xã hội nên học sinh dễ dàng tiếp thu

b. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên thì còn có những khó khăn nhất định về mặt chủ quan và khách quan. Có những giáo viên do năng lực hạn chế nên không thoát li được giáo án, khả năng giảng bình rất hạn chế hoặc bình một cách vụng về hời hợt nhiều khi diễn xuôi không có tác dụng gây hứng thú bồi đắp tâm hồn những tư tưởng tình cảm tốt đẹp những cảm xúc trong tâm hồn của học sinh làm cho giờ học trở nên khô khan học sinh cảm thấy nhàm chán

Một số tác phẩm văn học cổ việc tìm hiểu từ cổ, rất khó khăn trong việc tiếp cận của giáo viên cũng như học sinh

Từ những thuận lợi và khó khăn trên mỗi giáo viên dạy văn phải biết sử dụng thật khéo léo phương pháp giảng bình nói riêng và các phương pháp khác một cách linh hoạt để đạt hiệu quả cao

2.Thành công và hạn chế

a. Thành công

Với một người giáo viên văn thể hiện một cách khéo léo phương pháp giảng bình thì sẽ phát huy tối đa hiệu quả tính giáo dục của văn học làm cho các em biết học theo cái tốt, cái hay, cái đẹp giúp các em thấy được sức hấp dẫn của văn học làm cho những giá trị tốt đẹp của văn học tỏa sáng trong tâm hồn các em chắp cánh cho các em bước vào đời vững vàng hơn

b. Hạn chế

Khả năng tiếp nhận cảm thụ của học sinh gặp nhiều khó khăn đối với tất cả các văn bản đặc biệt là với tác phẩm thơ cổ, các tác phẩm văn học mang nội dung triết lý sâu sắc.

3. Mặt mạnh và mặt yếu:

* Mặt mạnh:

- Có nhiều giáo viên hăng say với môn văn yêu nghề đầu từ chuyên môn cao, đặc biệt sử dụng thuần thục, nhuần nhuyễn phương pháp giảng bình đã thổi lửa làm cho giờ văn có hồn qua dạy học bằng phương pháp giảng bình.

- Có nhiều học sinh yêu thích môn và có khả năng thẩm thấu bình giảng rất tốt làm cho giờ văn học sinh thật sự hứng thú và học say sưa.

4. Các nguyên nhân, yếu tố tác động:

- Bản thân giáo viên năng lực bình giảng còn hạn chế khiến cho giờ vãn khô khan cứng nhắc không thổi được hồn từ tác phầm mà nhà vãn muốn gửi tới người đọc.

- Khả năng bình giảng của học sinh rất hạn chế.

5. Đánh gia các vấn đề về thực trạng mà đề tài đưa ra.

Đây là một phương pháp quan trọng không thể thiếu của mỗi người giáo viên dạy Văn. Nó như là vũ khí sắc bén của người giáo viên dạy văn. Nhưng sử dụng thứ vũ khí ấy như thế nào thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là năng lực của giáo viên, kinh nghiệm của giáo viên, đặc điểm nhận thức của học sinh. Tóm lại, dù thế nào thì bất kì người giáo viên dạy văn nào cũng phải coi đây la một phương pháp quan trọng để đi đến thành công của mỗi giờ dạy học văn.

III. Các biện pháp giải quyết vấn đề:

1, Mục tiêu của giải pháp biện pháp:

- Giảng bình giúp cho học sinh hiểu bài sâu hơn có những cảm nhận rung cảm sâu sắc giúp cho học sinh không những hiểu được tác phẩm văn chương mà còn yêu thích, say mê môn học hơn.

- Muốn giảng bình được tốt, dù bằng phương pháp nào thì giáo viên cũng phải tuân thủ các bước sau:

+ Bước 1: Chọn từ để giảng:

Giáo viên không phải từ nào, câu nào hay hình ảnh chi tiết nào cũng giảng bình mà phải biết chọn lọc từ, đó là những từ có tính chất điểm nhãn mang nội dung tư tưởng của tác phẩm để bình.

Bên cạnh đó thì phải bình giảng những từ cổ, từ địa phương, biệt ngữ xã hội hay từ Hán Việt để học sinh hiểu.

Chọn từ để bình giảng giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ được tác giả dùng theo một cách hiểu riêng hay mang nội dung ý nghĩa của chủ đề cùng với những hình thức nghệ thuật.

Từ việc từ chọn để giảng có thể là những từ mang dụng ý nghệ thuật của nhà văn Vd: Trong bài “Thu Vịnh” của Nguyễn Khuyến các từ “ le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh, xanh ngắt, đỏ hoe” để cho người đọc thấy được tính tượng hình rất cao.

Tóm lại làm chủ kiến thức và phương pháp bình giảng là một trong những yếu tố rất quan trọng để giờ văn thành công đối với người giáo viên văn.

+ Bước 2: Giảng nghĩa từ cho học sinh:

Trong văn bản những từ mới, từ cổ học sinh không hiểu nghĩa, giáo viên phải giảng giải để học sinh hiểu rồi mời bình.

+Bước 3: hướng dẫn học sinh phân tích bình giá từ qua các quy trình sau:

*Giải nghĩa từ

* Giáo viên yêu cầu và ngợi ý học sinh so sánh từ được phân tích với những từ đồng nghĩa để đối chiếu nó nhắm tìm ra giá trị riêng đã được lựa chọn. Vd: Trong câu thơ “ Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo” đã lột tả được không gian ao thu nhỏ hẹp yên tĩnh phù hợp với bức tranh thu và tâm trạng của nhà thơ lúc bấy giờ. Thu trong sáng đẹp đẽ nhưng thấm thía nỗi buồn kín lặng sâu vào trong tâm hồn nhà thơ

* Giáo viên gợi ý cho học sinh những ý nghĩa của từ trong từng văn cảnh để phân tích giảng bình tuy nhiên khi phân tích giảng bình thì phải kết hợp với cả nghệ thuật.

 2, Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:

- Vận dụng phương pháp giảng bình vào dạy học văn đối với phương pháp này được vận dụng rất rộng dãi trong toàn cấp bởi bất kỳ một lớp nào cũng có tác phẩm văn chương cần phải giảng bình.

- Đối với chương trình lớp 9 bài nào cũng cần phải giảng bình

Vd: Ví dụ khi bình giảng đoạn thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

“Ta làm con chim hót

     Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

          Một nốt trầm xao xuyến”

Với bốn câu thơ ngắn gọn với hai mươi tiếng ngân lên trong nốt nhạc trầm xao xuyến điệp từ “ta làm” bỗng chốc thành” ta nhập” đã góp phần cuộn dâng những mong ước của nhà thơ thành niềm khát khao cháy bỏng. Một con chim cất tiếng ca vang, một cánh hoa ngọt ngào hương sắc dâng trên cuộc đời. Thật giản dị và tuyệt vời biết bao với ước muốn khiêm nhường nhưng làm xao xuyến lòng ta nhưng là những ước muốn chân thành, những khát khao cháy bỏng của con người yêu cuộc sống.

Đối với chương trình lớp 6: Khi dạy bài đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ Tại sao Minh Huệ lại chon hình nảh Bác Hồ ngồi yên lặng, vẻ đẹp trầm ngâm, tư thế bất đọng bên bếp lửa bập bùng nửa thực, nửa ảo trong mái lều sơ xác và ngoài trời mưa rét như vậy? Sự khắc họa chân dung ấy của Bác là sự thành công nhất của tác giả, là giây phút qui tụ, kết lặng, rõ ràng nhất về hình hài và toàn bộ tư tưởng lớn lao của một vị lãnh tụ. Một mình Bác suy tư, một mình Bác trăn trở với bao nỗi niềm dâng nước. Đó là giây phút người nghĩ đến dân công, anh bộ đội đang vất vả vượt rừng dưới trời mưa rét khiến Người không yên lòng. Phải chăng đó là sự hy sinh cao cả mà bình dị đến tuyệt vời mà Minh Huệ đã khắc họa được ở một vị lãn tụ vĩ đại nhất.

3.Điều kiện thực hiện giải pháp.

Giáo viên phải nắm chắc phương pháp vận dụng kết hợp khéo léo,tài tình với các phương pháp khác để phát huy hiệu quả cao trong giờ học văn.

- Giáo viên có vốn tri thức,am hiểu vấn đề,bình phải kĩ, phảỉ sâu phải có hồn mới thuyết phục học sinh.

- Học sinh phải thức sự hưng thú với mô

4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.

Sử dụng phương pháp giảng bình kết hợp với các phương pháp dạy học văn khác sao cho linh hoạt và nhuần nhuyễn để giờ dạy văn nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và trò để đạt được hiệu quả giáo dục cao.

5. Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.

 IV.Hiệu quả áp dụng

-Phương pháp giảng bình có thể áp dụng rộng rãi ở hầu  hết các tác phẩm văn chương ở các khối lớp .bản thân tôi trong quá trình vận  dụng phương pháp này trong giờ dạy của học sinh khối 6 các em đều rất chú ý chăm học ánh mắt các em như có hồn nói lên sư thích thú khi nghe tôi bình

          C-PHẦN KẾT LUẬN

          Tóm lại dạy học nói chung và dạy  học văn nói riêng phải có nghệ thuật để ngườ giáo viên trong giờ dạy của mình phải thổi lửa trong tâm hồn học sinh những cung bậc cảm xúc khác nhau thông qua phương pháp giảng bình.Có nhiều phương pháp để dạy học văn nhưng phương pháp này vô cùng quan trong và đây là phương pháp không thể thiếu được với mỗi giáo viên daỵ văn.Vì vạy mỗi giáo viên văn chúng ta hãy vận dung thanh công ,hiệu quả hơn phương pháp này để dạy văn có hồn hơn ,sâu sắc hơn ,hiệu quả hơn

          Trên đây chỉ là nhưng hiểu biêt rất it ỏi ,những kinh nghiệm non nớt của bản thân tôi nhưng tôi hi vọng nó có ích cho việc dạy học văn.Bản thân tôi rất mong được  các  quýthầy cô, các anh ,chị  và các bạn  có nhiều kinh nghiệm chỉ bảo nhũng thiếu xót để tôi rút kinh nghiêm và học hỏi những phương pháp và kinh nghiêm hay  giúp tôi vận dung thành công hơn trong các giờ dạy của mình.

Chuyen
Tin liên quan