Ngày: 28/12/2015
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
1.Cơ sở lý luận:
Mục đích giáo dục của nhà nước ta là đào tạo thế hệ trẻ có những phẩm chất và năng lực, để trở thành những con người phát triển toàn diện. Quá trình giáo dục giữ vai trò quyết định: Truyền thụ cho học sinh những kiến thức vững chắc có khả năng vận dụng vào cuộc sống, tạo niềm tin, tính cách, thói quen, hứng thú, tình cảm … của học sinh, giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách. Xuất phát từ mục đích giáo dục của nhà trường và vai trò của Hoá học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta, có thể khẳng định rằng môn hoá học cần được nghiên cứu trong nhà trường phổ thông là một việc hết sức cần thiết và quan trọng. Việc nghiên cứu hoá học giúp học sinh hiểu được một trong những phương hướng cơ bản của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra trên thế giới, là khía cạnh quan trọng của đường lối phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cùng với các môn khoa học khác, hoá học giúp việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng và quan điểm khoa học vô thần của học sinh rất có kết quả. Nghiên cứu hoá học còn giúp học sinh phát triển những nhận thức năng lực tri giác, biểu tượng và tư duy.
2. Cơ sở thực tiễn:
Môn hoá học trung học cơ sở bước đầu cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông sơ đẳng về tính chất và ứng dụng của các loại chất quan trọng đối với hoạt động thực tiễn, những quan điểm cơ bản của thuyết nguyên tử, phân tử về cấu tạo chất và những hiểu biết sở đẳng về ngôn ngữ hoá học cơ bản nhất. Cung cấp cho học sinh những kến thức đơn giản có tính chất tổng hợp về một số sản phẩm hoá học và ứng dụng hoá học trong sản suất, giúp các em hiểu được ý nghĩa của hoá học trong một số lĩnh vực đời sống xã hội, hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng, rèn luyện cho học sinh trong quá trình học tập những nhận thức, trí thông minh, sáng tạo và những năng khiếu đặc biệt.
Để đáp ứng được việc giảng dạy môn hoá học đạt hiệu quả tốt thì việc hướng dẫn học sinh nắm kiến thức lý thuyết về hoá học là khâu quan trọng, làm nền tảng và là cơ sở vững chắc để học sinh vận dụng vào quá trình giải bài tập hoá học. Thế nhưng thực tế ở các trường trung học cở sở hiện nay, đa số học sinh nắm kiến thức lý thuyết về hoá học chưa vững, lý do cở bản là không biết cách hệ thống hoá kiến thức, nên các em khó có thể viết được các phương trình phản ứng và khó có thể giải được các bài tập định tính, định lượng.
Trước tình hình trên, tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp: “Hướng dẫn học sinh hoàn thành chuỗi phản ứng hoá học lớp 9” nhằm giúp các em nắm được kiến thức một cách rõ ràng, chính xác và chặt chẽ có hệ thống, logic, khoa học giữa các bài học thông qua chuỗi các phản ứng hóa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn hoá học.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
- Ứng dụng phương pháp hướng dẫn học sinh hoàn thành chuỗi phản ứng hoá học vào các bài giảng môn hoá học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hoá học ở trường trung học cơ sở.
- Tìm hiểu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của đề tài
- Một số phương pháp dạy học tích cực môn hóa học ở trường trung học cơ sở.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Các bài tập về chuỗi phản ứng hoá học lớp 9
- Học sinh khối 9 trường THCS Châu Minh
IV. Giới hạn của đề tài:
- Chương trình hóa học THCS
- Học sinh trường THCS Châu Minh
V. Kế hoạch thực hiện:
1. Đọc tài liệu:
Tài liệu luôn được xem là nguồn tri thức phong phú giúp chúng ta định hướng đúng đắn và hiệu qủa trong quá trình nghiên cứu, vận dụng các thành quả khoa học vào thực tiễn. Đọc các tài liệu để có cơ sở chính xác cho lý luận trong quá trình nghiên cứu. Đọc tài liệu để đối chiếu, so sánh, đánh giá kết quả thực nghiệm.
2. Điều tra, đàm thoại, dự giờ là để nắm bắt các thông tin từ thực tiễn và để làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu đề tài.
3. Trao đổi trong tổ, nhóm hóa: để rút kinh nghiệm
4. Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học những nội dung trong đề tài
5. Thời gian nghiên cứu từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Điều 5 Luật Giáo dục 2005 quy định: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân. Chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định 16 /2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học. Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dựng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Những kiến thức mà học sinh tiếp thu được không phải là kiến thức rời rạc, một số khái niệm lôn xộn, mà là những kiến thức về nguyên tố hoá học, về những hợp chất của chúng, được tổng hợp thành một hệ thống nhất tuần hoàn.
Các kiến thức đó được soi sáng bởi các quan điểm hiện đại của lý thuyết cấu tạo chất.
II. Thực trạng:
1. Thuận lợi
Chương trình lớp 9 kế tiếp những kiến thức và khái niệm của chương trình lớp 8, sau đó đi sâu nghiên cứu toàn diện về các chất vô cơ, chất hữu cơ.
Ở lớp 9, học sinh lần lượt nghiên cứu các chất vô cơ cơ bản và các chất hữu cơ cơ bản. Sau các chất vô cơ, hữu cơ cơ bản thì có bài tổng kết sự phân loại các chất vô cơ, hữu cơ và một số quan hệ cơ bản giữa chúng nhằm hệ thống hoá lại kiến thức cho học sinh bằng một loạt các chuỗi phản ứng. Một hệ thống các phản ứng hoá học được hình thành từng bước để dễ dàng cho học sinh tiếp thu các loại phản ứng hoá học. Ngoài những phản ứng hoá học cơ bản, học sinh còn được học thêm một số loại phản ứng khác: Phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt, đó cũng là đặc thù của phản ứng hoá học. Đồng thời cũng chuẩn bị cho sau này học sinh học các bài nhiệt phản ứng hoá học ở lớp 10.
2. Khó khăn:
Qua một số năm giảng dạy môn hoá học lớp 9 tôi nhận thấy rằng hiện nay với môn học này, nhiều học sinh chưa biết vận dụng tính chất hoá học của các chất vào việc viết phương trình hoá học trong chuỗi phản ứng hóa học. Vì vậy, chất lượng học sinh không cao trong các bài kiểm tra thường xuyên: kiểm tra miệng, 15 phút, kiểm tra định kì một tiết. Từ thực tiễn trên, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh hoàn thành chuỗi phản ứng hoá học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn hóa học.
3. Giả thiết khoa học:
Mục đích của dạy học là trang bị kiến thức khoa học và hình thành nhân cách con người cho học sinh. Để đạt được mục đích đó là phải đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn. Tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Giúp học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử lý thông tin… Học sinh tự phát hiện ra vấn đề, tự giải quyết vấn đề và tự chiếm lĩnh kiến thức. Giáo viên tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra kiến thức, kết quả. Chú trọng hình thành các năng lực: tự học, sáng tạo, hợp tác… Học để đáp ứng những yêu cầu của hiện tại và tương lai. Xác định những điều đã học là cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho xã hội. Vì vậy “Giải pháp hướng dẫn học sinh hoàn thành chuỗi phản ứng hoá học” là khâu quan trọng giúp cho học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học.
III. Biện pháp nghiên cứu, giải quyết nội dung chuyên đề:
1. Cấu trúc chương trình hóa học lớp 9:
Trong chương trình hoá học lớp 9 gồm:
Chương I: Các hợp chất vô cơ.
Chương II: Kim loại
Chương III: Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Chương IV: Hiđrocacbon - Polime
Chương V: Dẫn xuất của hiđrocacbon - Nhiên liệu
Ta thấy rằng học chương I, II, III, học sinh mới nắm sơ lược về các mối quan hệ của các chất vô cơ. Vì vậy để tạo điệu kiện cho học sinh nắm kiến thức phần hợp chất hữu cơ ở chương IV và chươngV một cách dễ dàng thì ngay từ chương I, giáo viên nên hướng dẫn các em hình thành dần mối quan hệ giữa các hợp chất bằng cách:
Sau mỗi tiết học ở bước củng cố, ngoài việc giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại thì cần cho học sinh viết các phương trình phản ứng, hoàn thành các chuỗi phản ứng hóa học, các sơ đồ mối quan hệ cuả các tiết trước với tiết vừa học. Cứ thế, giáo viên dẫn dắt học sinh nắm từ tiết đầu của chương cho đến tiết cuối chương có liên quan đến những mảng kiến thức đã học bằng chuỗi phản ứng hoá học. Thông qua việc học sinh viết phương trình hóa học bằng chuỗi các phản ứng hóa học các em còn được tiếp xúc với một số phản ứng được mở rộng dành cho đối tượng học sinh giỏi. Từ đó, học sinh tự hình thành mối quan hệ giữa các kiến thức có trong chương và dần dần hoàn chỉnh, các em sẽ vận dụng một cách thành thạo trong việc viết các phương trình phản ứng thực hiện các biến hoá theo sơ đồ, không chỉ được sử dụng ở chương trình trung học cơ sở mà còn hình thành thêm kiến thức liên quan đến các lớp ở bậc trung học phổ thông.
2. Áp dụng vào các bài học:
Quá trình thực hiện chủ yếu ở các bước củng cố từ:
Bước 1: Học sinh được củng cố:
+ Tính chất hóa học bằng phương trình hóa học
+ Điều chế các chất (nếu có)
Bước 2: Giáo viên hình thành chuỗi phản ứng hóa học cho từng nội dung bài học
- Giáo viên gợi ý:
+ Xác định loại chất trước phản ứng và sau phản ứng
+ Dựa vào tính chất hóa học của chất trước phản ứng hoặc cách điều chế chất sau phản ứng để chọn hóa chất thích hợp rồi thực hiện viết PTHH.
- Học sinh thực hiện chuỗi phản ứng cụ thể:
2.1. Bài tính chất hoá học của muối
Dựa vào chuỗi phản ứng hóa học sau, học sinh sẽ được củng cố về tính chất hóa học và điều chế oxit, axit, bazơ, muối.
2.1.1. Ví dụ 1:
Zn ZnSO4 ZnCl2 Zn(NO3)2 Zn(OH)2
Giáo viên gợi ý:
+ Chuỗi gồm có mấy PTHH? (4) , trong 4 phản ứng trên:
Phản ứng nào thuộc tính chất hóa học (2, 3, 4) ,
Phản ứng nào thuộc loại điều chế (1)
+ Xác định loại chất trước phản ứng
+ Xác định loại chất sau phản ứng
Học sinh tiến hành chọn chất dựa vào tính chất hóa học để viết phương trình hoá học
(1) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑
(2) ZnSO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + ZnCl2
(3) ZnCl2 + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2AgCl ↓
(4) Zn(NO3)2 + 2NaOH → Zn(OH)2 ↓ + NaNO3
2.1.2. Ví dụ 2: Hãy viết các phương trình phản ứng minh hoạ cho sơ đồ sau:
|
|
|
|
MgSO4 |
|
|
|
|
|
(2) |
(5) |
|
|
SO2 |
(1) |
H2SO4 |
|
MgCl2 |
||
|
|
|
(3) |
HCl |
(4) |
|
Giải
Tương tự học sinh có thể xác định
+ Chuỗi gồm có mấy PTHH ?
+ Xác định loại chất trước phản ứng
+ Xác định loại chất sau phản ứng
Học sinh tiến hành chọn chất dựa vào tính chất hóa học để viết phương trình hoá học
(1) 2H2SO4(đặc) + Cu CuSO4 + 2H2O + SO2
(2) H2SO4 + MgO → MgSO4 + H2O
(3) H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
(4) 2HCl + Mg → MgCl2 + H2
(5) MgSO4 + BaCl2 → BaSO4 + MgCl2
2.1.3. Ví dụ 3: Viết các phương trình hoá học để thực hiện sơ đồ sau.
Biết A, B, C, D, E là những chất khác nhau. |
|
Giải
CO2 + Ca(OH)2 (dư) → CaCO3 + H2O
(A)
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
(B)
CO2 + Na2O → Na2CO3
(C)
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O
(D)
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl
(E)
2.2. Bài mêtan:
Dựa vào chuỗi phản ứng hóa học sau, học sinh sẽ được củng cố về tính chất hóa học và điều chế mê tan.
CH4 H2O H2
(2) (4)
CH3Cl CH4
Giáo viên gợi ý:
+ Chuỗi gồm có mấy PTHH? (4) , trong 4 phản ứng trên:
Phản ứng nào thuộc tính chất hóa học (1, 2) ,
Phản ứng nào thuộc loại điều chế (3, 4)
+ Xác định loại chất trước phản ứng (1) , (2) :
(1) , (2) thuộc loại nào? (Mêtan) .
Loại chất này có những tính chất nào trong chuỗi phản ứng này?
+ Xác định loại chất trước phản ứng (3)
(3) thuộc loại nào? (nước) .
Loại chất này có những tính chất nào trong chuỗi phản ứng này ( phân hủy hoặc tác dụng với cacbon ở nhiệt độ cao tạokhí hiđro)
(4) thuộc loại nào? (Đơn chất khí hiđro)
Điều chế Mêtan (4) từ những chất nào có thể có? (H2)
Học sinh tiến hành chọn chất dựa vào tính chất hóa học để viết phương trình hoá học
(1)
(2)
(3)
Hoặc
(4)
2.3. Bài êtilen và bài Axêtilen:
Đến hai bài học này Giáo viên có thể đưa ra chuỗi phản ứng vừa củng cố bài học vừa ôn lại kiến phần các loại hợp chất vô cơ.
(1) (2) (3) (4) (5)
(6)
C2H4Br2
Giáo viên gợi ý:
Chuỗi gồm có mấy PTHH? (6) , trong 6 phản ứng trên :
Phản ứng nào thuộc loại hợp chất vô cơ (1, 2) ,
Hợp chất nào thuộc loại hợp chất hữu cơ? (3, 4, 5, 6) ,
Phản ứng nào thuộc tính chất hóa học (1, 2, 6) ,
Phản ứng nào thuộc loại điều chế (3, 4, 5)
Tương tự như bài mêtan học sinh phải xác định loại chất trước các phản ứng
(1) (2) (3) (4) (5) (6) thuộc loại nào?
(1) (Muối cacbonat không tan) .
(2) Oxit bazơ
(3) Muối
(4) Hiđrocacbon (Axêtylen )
(5) (6) Hiđrocacbon (Etylen)
Loại chất này có những tính chất nào trong chuỗi phản ứng trên?
(1) Muối cacbonat không tan bị phân hủy
(2) Oxit bazơ bị khử bởi cacbon
(3) Muối tác dụng với nước
(4) Axêtylen tác dụng với hiđro
(5) , (6) êtylen tác dụng với nước, với dd Brom
Điều chế từ những chất nào có thể có?
Học sinh tiến hành chọn chất dựa vào tính chất hóa học hoặc ứng dụng, điều chế chất để viết phương trình hoá học.
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Từ bài Benzen trở đi giáo viên gợi ý tương tự như các bài trên từ đó học sinh chọn chất đem phản ứng rồi viết PTHH minh họa cho mỗi phản ứng
2.4. Bài Benzen:
Đến bài học này Giáo viên vẫn sử dụng chuỗi phản ứng của bài trước nhưng xen thêm phần tính chất hóa học của Benzen vào nhằm mục đích củng cố bài học mới và ôn lại kiến thức cũ. Tạo điêu kiện thuận lợi cho những hoc sinh yếu được củng cố nội dung các bài học trước một cách thường xuyên hơn. Đồng thời mở rộng kiến thức nâng cao.
|
|
|
( -CH2-CH2-) n C2H4 C6H5Br
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
*Lưu ý: khi viết mỗi phản ứng hóa học giáo viên lưu ý học sinh đối với hợp chất hữu cơ phần lớn phải có điều kiện thì phản ứng hóa học mới xảy ra
* Ví dụ :
Tiết 17
BÀI: 12
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết được mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ, viết được các phương trình phản ứng hoá học thể hiện sự chuyển đổi giữa các loại hợp chất vô cơ.
2. Kỹ năng:
- Tiết tục rèn luyện cách viết phương trình phản ứng hoá học và kĩ năng làm bài tập.
3. Giáo dục: lòng yêu môn học
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
1. Giáo viên. - Máy chiếu
- Bảng phụ và phiếu học tập.
2. Học sinh: xem trước bài mới
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Vấn đáp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Tổ chức: 9A: 9B: 9C: 9D.
2. Kiểm tra bài cũ:
Viết các phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến đổi hoá học sau:
Câu 1 : Cu → CuO → CuCl2 → Cu(OH)2 → CuO
Câu 2 : SO3 → H2SO4 → ZnSO4 → Zn(OH)2 → ZnO
3. Bài mới:
Hoạt động 1 GV : Phát phiếu học tập . GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm. ? Dùng mũi tên vẽ sơ đồ mối liên hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. GV: treo bảng phụ
HS : Thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ HS: lên điền mũi tên GV:Gọi HS nhận xét để hoàn thành sơ đồ HS: nhận xét GV: chốt lại kiến thức. |
I. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
(1) (2) (3) (4) (5)
(6) (7) (8) (9)
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 2
GV: yêu cầu HS viết ptpư minh hoạ cho sơ đồ 1. HS: thảo luận nhóm, viết PT minh hoạ GV: Gọi HS lên bảng trình bày HS: lên bảng viết PT minh hoạ HS: khác nhận xét. GV: nhận xét, đánh giá.
|
II. Những phản ứng hoá học minh hoạ. 1) MgO + H2SO4 MgSO4 + H2O 2)SO3 + NaOH Na2SO4 + H2O 3) Na2O + H2O 2 NaOH 4) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3 H2O 5) P2O5 + 3 H2O 2H3PO4 6)KOH + HNO3 KNO3 + H2O 7)CuCl2 + 2KOH Cu(OH)2 + 2KCl 8)AgNO3 + HCl AgCl + HNO3 9) 6HCl + Al2O3 2AlCl3 + 3 H2O |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 3 Bài tập 1: Viết phương trình phản ứng cho những biến đổi hoá học sau. a) Na2O NaOH Na2SO4 NaCl NaNO3
b) Fe(OH)3 Fe2O3 FeCl3 Fe(NO3)3 Fe(OH)3 Fe2(SO4)3.
Bài tập 2: Cho các chất sau; CuSO4, CuO, Cu(OH)2, Cu, CuCl2 Hãy xắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển hoá và viết các phương trình phản ứng. GV: Gọi HS lên bảng sắp xếp. GV: Cùng HS phân tích tìm ra điểm chưa hợp lí. HS: Viết phương trình phản ứng. |
III. Luyện tập Bài tập 1 a) 1) Na2O + H2O → 2 NaOH 2)2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O 3) Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl 4) NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl b) 1) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O 2) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O 3) FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(OH)3 + 3AgCl 4) Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3+ 3NaNO3 5) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O Bài tập 2 * CuCl2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu → CuSO4 * Cu → CuO → CuSO4 → CuCl2 → Cu(OH)2 * Cu → CuSO4 → CuCl2 → Cu(OH)2 → CuO * CuSO4 → CuCl2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu |
4. Củng cố: xen kẽ trong bài
5. HDVN
- Bài tập về nhà 1, 2, 3, 4 ( SGK trang 41 )
- Làm trước các bài tập của bài luyện tập 1
4. Một số bài tập áp dụng và nâng cao
Bài 1. Hoàn thành dãy chuyển hoá sau đây (ghi rõ điều kiện nếu có ):
Bài 2. Hoàn thành sơ đồ biến hoá sau đây (ghi rõ điều kiện nếu có ):
a) Na ® NaCl ® NaOH ® NaNO3 ® NO2 ® NaNO3.
b) Na ® Na2O ® NaOH ® Na2CO3 ® NaHCO3 ® Na2CO3 ® NaCl ® NaNO3.
c) FeS2 ® SO2 ® SO3 ® H2SO4 ® SO2 ® H2SO4 ® BaSO4.
d) Al ® Al2O3 ® Al ® NaAlO2 ® Al(OH)3 ®Al2O3 ®Al2(SO4)3®AlCl3® Al
e) Na2ZnO2 Zn ZnO ® Na2ZnO2 ZnCl2 ® Zn(OH)2 ® ZnO.
g) N2 ® NO ® NO2 ® HNO3 ® Cu(NO3)2 ® CuCl2 ® Cu(OH)2 ® CuO ® Cu ® CuCl2.
h) X2On X Ca(XO2)2n – 4 X(OH)n XCln X(NO3)n X.
Bài 3. Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau đây:
Hướng dẫn :
Các chất A, B bị khử bởi CO nên phải là các oxit ( mức hoá trị Fe < III) và D phải là Fe.
F và G là các sản phẩm của sự oxi hoá nên phải là các oxit.
Chọn các chất lần lượt là : Fe3O4, FeO, Fe, FeS, SO2, SO3, H2SO4.
Bài 4. Xác định các chữ cái trong sơ đồ phản ứng và viết PTHH xảy ra:
a) X1 + X2 ® Br2 + MnBr2 + H2O
b) X3 + X4 + X5 ® HCl + H2SO4
c) A1 + A2 ® SO2 + H2O
d) B1 + B2 ® NH3 + Ca(NO3)2 + H2O
e) D1 + D2 + D3 ® Cl2 + MnSO4 + K2SO4 + Na2SO4 + H2O
Hướng dẫn :
Dễ thấy chất X1, X2 : MnO2 và HBr.
Chất X3 ® X5 : SO2, H2O , Cl2.
Chất A1,A2 : H2S và O2 ( hoặc S và H2SO4 đặc )
Chất B1, B2 : NH4NO3 và Ca(OH)2.
Chất D1, D2, D3 : KMnO4 , NaCl, H2SO4 đặc.
Bài 5. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau đây :
SO2 muối A1
A A3
Kết tủa A2
Biết A là hợp chất vô cơ , khi đốt cháy 2,4gam A thì thu được 1,6 gam Fe2O3 và 0,896 lít khí sunfurơ ( đktc).
Hướng dẫn :
Trong 2,4 gam A có : 1,12 gam Fe ; 1,28 gam S Þ không có oxi
Xác định A : FeS2 ( được hiểu tương đối là FeS. S )
Các phương trình phản ứng :
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
SO2 + 2NaOH ® Na2SO3 + H2O
FeS2 + 2HCl ® FeCl2 + H2S + S ¯ ( xem FeS2 Û FeS.S )
Na2SO3 + S ® Na2S2O3 ( làm giảm hóa trị của lưu huỳnh )
Bài 6. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau đây:
SO3 H2SO4
a) FeS2 SO2 SO2 S ¯
NaHSO3 Na2SO3
NaH2PO4
b) P ® P2O5 ® H3PO4 Na2HPO4
Na3PO4
c) BaCl2 + ? ® KCl + ? ( 5 phản ứng khác nhau )
Bài 7. Xác định các chất ứng với các chữ cái A, B, C, D, E ... và viết phương trình phản ứng.
a) A B + CO2 ; B + H2O ® C
C + CO2 ® A + H2O ; A + H2O + CO2 ® D
D A + H2O + CO2
b) FeS2 + O2 ® A + B ; G + KOH ® H + D
A + O2 ® C ; H + Cu(NO3)2 ® I + K
C + D ® axit E ; I + E ® F + A + D
E + Cu ® F + A + D ; G + Cl2 + D ® E + L
A + D ® axit G
c) N2 + O2 A ; C + CaCO3 ® Ca(NO3)2 + H2O + D
A + O2 ® B ; D + Na2CO3 + H2O E
B + H2O ® C + A ; E Na2CO3 + H2O + D
d)
( Biết ở sơ đồ d : A,B,C,D,E là các hợp chất khác nhau của lưu huỳnh ).
Hướng dẫn :
(1) : H2S + 2NaOH ® Na2S + 2H2O
(2): Na2S + FeCl2 ® FeS ¯ + 2NaCl
(3): FeS + H2SO4 ® FeSO4 + H2S
(4): 3FeSO4 + 3/2Cl2 ® Fe2(SO4)3 + FeCl3
(5): Fe2(SO4)3 + 3H2O 2Fe + 3H2SO4 + 3/2 O2
(6): H2SO4 + K2S ® K2SO4 + H2S
(7): FeS + 2HCl ® FeCl2 + H2S
(8): H2SO4 + FeO ® FeSO4 + H2O
Có thể giải bằng các phương trình phản ứng khác.
Bài 8. Hoàn thành dãy chuyển hoá sau :
a) CaCl2 ® Ca ® Ca(OH)2 ® CaCO3 Ca(HCO3)2
Clorua vôi Ca(NO3)2
b) KMnO4 Cl2 ® NaClO ® NaCl ® NaOH ® Javel ® Cl2
O2 KClO3
Bài 9. Xác định các chất A, B, C, D, E , G, X, và hoàn thành các phương trình phản ứng:
Fe + A ® FeCl2 + B ; D + NaOH ® E ¯ + G
B + C ® A ; G + H2O ® X + B + C
FeCl2 + C ® D
Bài10. Thay các chữ cái bằng các CTHH thích hợp và hoàn thành phản ứng sau:
A + H2SO4 ® B + SO2 + H2O ; D + H2 A + H2O
B + NaOH ® C + Na2SO4 ; A + E ® Cu(NO3)2 + Ag ¯
C D + H2O
Hướng dẫn : A: Cu ; B: CuSO4 ; C: Cu(OH)2 ; D: CuO ; E: AgNO3
Bài 11. Hãy chọn 2 chất vô cơ X khác nhau và xác định A,B,C,D,E,F thỏa mãn sơ đồ sau :
AC E
X X X X
BD F
( Hướng dẫn : X là chất bị nhiệt phân hoặc điện phân)
Bài 12.
a) Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau ( mỗi chữ cái là một chất khác nhau, với S là lưu huỳnh )
S + A X ; S + B Y
Y + A X + E ; X + Y S + E
X + D + E U + V ; Y + D + E U + V
b) Cho từng khí X,Y trên tác dụng với dung dịch Br2 thì đều làm mất màu dung dịch brom. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Hướng dẫn :
X và Y là những chất tạo ra từ S nên chỉ có thể : SO2, H2S , muối sunfua kim loại, sunfua cacbon. Nhưng vì X tác dụng được với Y nên phù hợp nhất là : X ( SO2) và Y ( H2S).
Các phương trình phản ứng:
S + O2 SO2 ( X)
H2S + O2 SO2 + H2O ( E)
SO2 + Cl2 + 2H2O H2SO4 + 2HCl ( U: H2SO4 và V : HCl )
S + H2 H2S ( Y)
SO2 + 2H2S 3S ¯ + 2H2O
H2S + 4Cl2 + 4H2O H2SO4 + 8HCl
Bài 13. Xác định các chất A,B, ... M,X trong sơ đồ và viết PTHH để minh họa:
X + A F
X + B HF
X + C K H + BaSO4 ¯
X + D XH
Hướng dẫn : A,B,C,D phải là các chất khử khác nhau, X là oxit của sắt.
Bài 14.
Viết PTHH để thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau ( mỗi chữ cái là một chất khác nhau)
A B C D A D E A
Biết trong hợp chất oxit, nguyên tố A có chiếm 52,94% về khối lượng.
Bài 15. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
FeCl2 Fe(NO3)2 Fe(OH)2
Fe Fe2O3Fe.
FeCl3 Fe(NO3)2 Fe(OH)3
Bài 16. Cho sơ đồ phản ứng sau đây :
NH3 A1 A2
Biết A1 gồm các nguyên tố C,H,O,N với tỷ lệ khối lượng tương ứng 3:1:4:7 và trong phân tử A1 có 2 nguyên tử nitơ.
a) Hãy xác định CTHH của A1, A2, A3 và hoàn thành phương trình phản ứng trên.
b) Chọn chất thích hợp để làm khô mỗi khí A3 và A4.
Hướng dẫn : từ tỷ số khối lượng C,H,O,N tìm được A1 là urê : CO(NH2)2
Bài 17. Viết các PTHH biểu diễn các chuyển đổi hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
a/ S SO2 SO3 H2SO4
b/ C CO2 CaCO3 CO2 CO
c/C2H4 C2H5OH CH3COOH CH3COOC2H5 CH3COONa
Natri axetat.
d/ Glucozơ Rượu Êtylic Axit axetic
Etyl axetat.
e/ C2H5OH C2H4 C2H5Cl C2H5OH
f/ C2H4 C2H5OHCH3COOH (CH3COO)2 Zn
CH3COOC2H5
g/ Tinh bột Glucozơ Rượu etylic Etyl axetat
Natri axetat Mê tan
h/ FeCl3Cl2NaClO
NaCl
i/ Đá vôivôi sốngđất đènaxetylenetilen P.E
PVCCH2=CHCl Rượu etylic
4. Từ CaC2, nước, các chất vô cơ khác cần cho phản ứng coi như có đủ . Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế etyl axetat
IV. Hiệu quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
- Những kinh nghiệm nêu trong đề tài này đã phát huy rất tốt năng lực tư duy, độc lập, sáng tạo của học sinh. Các em rất tích cực trong việc viết các phương trình hoá học trong chuỗi phản ứng hoá học.
- Khi chưa hướng dẫn viết các phương trình hoá học trong các chuỗi phản ứng hoá học, thì rất ít các chuỗi phản ứng hoá học các em có thể viết được và các em thường hay quên tính chất hoá học, phương pháp điều chế các chất.
- Khi đã hướng dẫn viết các phương trình hoá học trong các chuỗi phản ứng hoá học, thì hầu hết các chuỗi phản ứng hoá học các em đều có thể viết được và các em nhớ rất tốt tính chất hoá học cũng như phương pháp điều chế các chất. Vì vậy các em tỏ ra rất hứng thú và càng yêu thích môn học. Chất lượng bộ môn ngày càng được nâng lên. Kết quả cụ thể như sau:
1. Trước khi thực hiện đề tài đối với học sinh khối 9 THCS Châu Minh.
TSHS khối 9 |
Xếp loại |
Giỏi |
Khá |
Trung bình |
Yếu, kém |
133 |
Số lượng |
10 |
35 |
63 |
25 |
Tỉ lệ % |
7,52 |
26,32 |
47,3 |
18,86 |
2. Sau khi thực hiện đề tài đối với học sinh khối 9 THCS Châu Minh.
TSHS khối 9 |
Xếp loại |
Giỏi |
Khá |
Trung bình |
Yếu, kém |
133 |
Số lượng |
24 |
51 |
49 |
9 |
Tỉ lệ % |
18.05 |
38.34 |
36.84 |
6.32 |
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
1.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy:
- Dùng chuỗi phản ứng hoá học để kiểm tra bài cũ: kiểm tra các tính chất hoá học và điều chế các chất
- Dùng chuỗi phản ứng hoá học để củng cố các tính chất hoá học và điều chế các chất sau mỗi bài học hoặc bài luyện tập
- Ngoài ra còn có các dạng bài tập điền các chất còn thiếu hay thay thế các chất cụ thể cho các chữ cái A, B, C.. và viết phương trình hóa học từ đó sẽ phát triển tư duy, hình thành các kĩ năng viết phương trình hóa học và giúp học sinh nắm vũng kiến thức sau mỗi bài học.
1.2. Khả năng ứng dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
Hướng dẫn học sinh hoàn thành chuỗi phản ứng hoá học lớp 9 được tiến hành theo tình thần đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn hoá học trong nhà trường phổ thông, giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng nhanh chóng. Không chỉ giới hạn một cách đơn điệu ở việc giáo viên đưa ra bài tập cho học sinh thực hiện mà học sinh còn có thể tự ra bài tập để giải, dựa vào sơ đồ đã học, giúp các em vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo những kiến thức đã học, trang bị cho các em vốn kiến thức làm nền tảng sau này có đủ khả năng lĩnh hội nền khoa học hiện đại.
Việc áp dụng giải pháp “hướng dẫn học sinh hoàn thành chuỗi phản ứng hoá học” bước đầu giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới, đem lại cho học sinh sự hứng thú và lòng say mê học tập bộ môn hoá học. Các em sẽ áp dụng nhạy bén trong việc viết phương trình hoá học không những ở phần hoá vô cơ, hóa hữu cơ lớp 9 mà còn làm cơ sở nền tảng cho việc học tập của các em khi lên học ở trung học phổ thông. Đồng thời các em phân biệt được các loại phản ứng hoá học khi đã hoàn thành chuỗi phản ứng và giải được các bài tập định tính, định lượng.
1.3. Bài học kinh nghiệm.
- Qua chuyên đề này bản thân tôi cũng được học rất nhiều qua việc đọc và nghiên cứu tài liệu.
- Đối với học sinh đại trà, nếu cho học sinh viết các phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học mà học sinh chưa viết được, thì đó là tình huống có vấn đề để cho học sinh tự xem lại các kiến thức đã học.
- Đối với học sinh khá, giỏi chuỗi phản ứng hóa học sẽ giúp học sinh củng cố và nắm vững chắc các kiến thức đã học. Đồng thời hình thành cho học sinh các kĩ năng khi thi học sinh giỏi các cấp.
2. Ý kiến đề xuất:
2.1. Đối với nhà trường
- Quản lý, thúc đẩy nâng cao hiệu quả của các buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: sân chơi trí tuệ hóa học, hội vui học tập hóa học, đố vui hoá học….
- Phân luồng các đối tượng học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Cung cấp thường xuyên, kịp thời các loại sách tham khảo về nghiệp vụ chuyên môn cho thư viện nhà trưòng
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đặc biệt là các loại hóa chất cần thiết để phục vụ bài dạy thực hành.
2.2. Đối với Phòng giáo dục:
Tăng cường giám sát và chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn cụm có hiệu quả, chất lượng và thường xuyên đổi mới.
Vì thời gian hạn hẹp, năng lực bản thân còn nhiều hạn chế, nên trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho chuyên đề của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
19 - 09 - 2014
Lịch công tác tuần 3 tháng 9 năm 201419 - 09 - 2014
Training quản trị Cổng thông tin mới23 - 09 - 2014
Lễ trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ K2323 - 09 - 2014
Lịch công tác tuần 4 tháng 9 năm 2014