Ngày: 14/01/2016
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 7
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục của nước ta cũng được đề cao và không ngừng phát triển, điều đó được thể hiện ở sự luôn đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học. Nghị quyết II Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục và đào tạo của nước ta là “Đổi mới mạnh mẽ các phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nền nếp tư duy sáng tạo của người học . . .”
Môn lịch sử vốn có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc. Tự hào với những thành tựu dựng nước của tổ tiên, xác định vị trí trong hiện tại, có thái độ đúng đắn đối với sự phát triển hợp quy luật của tương lai. Trong nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ hai khóa VIII (tháng 2/1997) cũng đã khẳng định vai trò của môn lịch sử trong công tác giáo dục.
Thực hiện chủ trương nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, trong những năm qua, đổi mới phương pháp dạy học đã được thực hiện một cách khá hiệu quả. Việc vận dụng các phương pháp mới kết hợp với phương pháp truyền thống đã giúp người học phát huy được khả năng tư duy sáng tạo, tiếp cận tri thức một cách chủ động, thoải mái, khiến cho học sinh có những khám phá mới, những hiểu biết mới và năng lực mới trong việc tiếp nhận tri thức của mình.
Tuy nhiên việc sử dụng bất kể một phương pháp dạy học nào cũng đều đòi hỏi sự linh hoạt, phù hợp, kĩ năng và đặc biệt là hiệu quả của việc sử dụng phương pháp đó đối với việc tiếp nhận tri thức của học sinh.
Xuất phát từ thực trạng hiện nay của học sinh ở các nhà trường, không coi trọng việc học tập môn lịch sử với nhiều lí do: do tâm lí muốn tập trung vào các môn học tự nhiên để sau này có thể thi vào các trường chuyên, các ngành nghề có giá, dễ xin việc, dễ kiếm sống; môn lịch sử được coi là một môn “khó nhằn” với nhiều sự kiện, diễn biến đòi hỏi phải nhớ một cách chính xác, không thể lấy mốc thời gian này gắn vào sự kiện khác được ...
Một vấn đề đặt ra là làm sao để học sinh học tốt môn lịch sử trong tình hình hiện nay.
Sau một năm trực tiếp giảng dạy, tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm dạy học như sau
Để làm tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng môn lịch sử nói riêng, góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu các tài liệu tâm lý sư phạm, quan điểm đổi mới PPDH và đường lối giáo dục của Đảng … để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Khai thác nội dung cơ bản, chương trình SGK Lịch sử 7, lựa chọn những tài liệu dạy học làm cơ sở cho việc giảng dạy.
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Học sinh trường THCS Châu Minh.
- Môn Lịch sử lớp 7
- Trên cở sở phương pháp luận sử học Mácxit, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về vấn đề dạy học Lịch sử
- Phương pháp điều tra hứng thú học tập bộ môn lịch sử.
- Phương pháp thực nghiệm, đối chiếu, so sánh.
- Đối với học sinh: Điều tra tình hình học tập (hứng thú học tập, khả năng nhận thức lịch sử...)
- Đối với giáo viên:
+/Qua trực tiếp giảng dạy môn lịch sử lớp 7.
+/ Trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học.
- Về mặt lý luận: Khẳng định vai trò quan trọng của việc giảng dạy môn lịch sử 7 đối với đổi mới PPDH bộ môn Lịch sử nói chung.
- Về mặt thực tiễn: Khẳng định việc nâng cao chất lượng môn lịch sử trong dạy học Lịch sử là rất cần thiết.
- Đề tài là tài liệu tham khảo cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu môn Lịch sử ở Trường THCS.
Với những lí do và mục đích trên tôi chọn viết đề tài: “Nâng cao chất lượng môn lịch sử lớp 7 ”. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp và học sinh đã đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành đề tài này.
7. Kết cấu của đề tài :
- Phần 1 : Mở đầu.
- Phần 2 : Nội dung nghiên cứu và kết quả.
- Phần 3 : Kết luận.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN LỊCH SỬ 7
I. Cơ sở lí luận của việc nâng cao chất lượng môn lịch sử 7.
1. Cơ sở pháp lí:
- Sách giáo khoa Lịch sử 7 THCS.
- Chuẩn kiến thức kĩ năng
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình SGK
- Một số tài liệu khác có liên quan.
2. Cơ sở lí luận:
Môn lịch sử trong trường THCS có vị trí hết sức quan trọng, giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống.
Việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh qua các tiết học lịch sử cũng rất quan trọng vì xuyên suốt tiến trình lịch sử dân tộc là sự phấn đấu không mệt mỏi của nhân dân ta để xây dựng đất nước, là sự hi sinh anh dũng của nhân dân ta để bảo vệ tổ quốc, là những tấm gương anh hùng kiệt xuất, tài đức vẹn toàn của dân tộc.
II. Cơ sở thực tiễn của việc nâng cao chất lượng môn lịch sử 7.
Nâng cao chất lượng dạy, học môn lịch sử nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử thế giới để từ đó nâng cao nhận thức cho học sinh, góp phần giáo dục học sinh trở thành những con người toàn diện, đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho đất nước.
Luật giáo dục đã xác định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực của học sinh, bồi dưỡng năng lực học tập, có lòng say mê học tập, có ý thức vươn lên”.
Trong những năm gần đây, chương trình SGK mới của Bộ GD-ĐT đã có rất nhiều những thay đổi về nội dung của bài học, về số lượng câu hỏi, bài tập, bài thực hành, sơ đồ, biểu đồ, lược đồ… Sự thay đổi đó nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục ở đối tượng học sinh, mà chất lượng của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp dạy học và áp dụng một số kĩ thuật dạy học mới của giáo viên.
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Khái quát phạm vi.
Trường THCS Châu Minh là một địa bàn thuận lợi trong việc giảng dạy bởi trình độ nhận thức học sinh tương đối cao, nhiều gia đình quan tâm đến việc học tập của con em mình ... tuy nhiên cũng có không ít khó khăn đó là nhiều tệ nạn xã hội tác động đến học sinh làm cho đạo đức học sinh bị xuống cấp, nhiều gia đình đầu tư cho con học lệch môn để thuận lợi cho việc chọn ngành nghề sau này nên môn lịch sử thường không được chú trọng, vai trò của môn học bị xem nhẹ. Vì vậy việc nâng cao chất lượng môn học lịch sử và góp phần vào việc giáo dục tư tưởng đạo đức, truyền thống dân tộc được coi là một nhiệm vụ quan trọng của môn lịch sử.
2. Thực trạng
Học sinh chưa hứng thú với môn học lịch sử, học chỉ để đối phó.
Chất lượng môn lịch sử còn thấp.
3. Nguyên nhân của thực trạng trên
Giáo viên tham gia giảng dạy thường mới dừng lại ở mức truyền thụ đầy đủ kiến thức cho học sinh, cao hơn có thể là chú trọng rèn luyện các kĩ năng theo yêu cầu, chưa chú trọng đến việc làm thế nào để học sinh yêu thích môn lịch sử, hứng thú với môn học lịch sử và nâng cao chất lượng học môn lịch sử.
Học sinh thì mới chú ý đến việc học tập làm sao để đạt được điểm số nhất định có lợi cho việc đánh giá kết quả học tập chứ chưa chịu khó tìm tòi, khám phá để thấy được sự thú vị hay ý nghĩa của môn học. Còn ngại khi thấy môn lịch sử dài, nhiều sự kiện, thường là học để đối phó với việc kiểm tra.
4. Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện.
4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp.
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT đã nêu:“Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Nâng cao chất lượng dạy - học môn lịch sử nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về lịch sử Việt Nam và thế giới.
Truyền cho các em những cái hay, cái thú vị trong quá trình tìm hiểu lịch sử
Trong dạy học nói chung và dạy học môn lịch sử nói riêng, việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Giáo viên phải xây dựng mục đích yêu cầu, thiết bị dạy học, phương pháp dạy học cho từng bài, từng phần, nội dung tích hợp cụ thể để đảm bảo yêu cầu giáo dục.
4.2 Các giải pháp chủ yếu
Giáo viên nghiên cứu kĩ từng bài, từng nội dung lịch sử để xác định mục tiêu cần đạt trong mỗi bài là gì? Sử dụng phương pháp nào cho hiệu quả? Và đối với từng học sinh cần đảm bảo những mức độ kiến thức như thế nào?
- Giáo viên phải biết chọn lọc, vận dụng một cách linh hoạt phương pháp, kĩ thuật dạy học để đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh.
4.3 Tổ chức triển khai thực hiện
Về phía giáo viên:
Trước hết, muốn học trò học tốt, giáo viên phải là người có tâm huyết và phương pháp giảng dạy. Kiến thức trong sách giáo khoa rất khô cứng, giáo viên phải tìm ra con đường gần nhất để kiến thức có thể đến được với học sinh.
Bằng những câu chuyện kể sinh động, những kiến thức, sự kiện lịch sử không còn khô khan nữa mà trở nên hấp dẫn, lôi cuốn và dễ nhớ
Ví dụ: Tiết 20 bài 12 Đời sống kinh tế, văn hóa (Lịch sử lớp 7) phần 2(II) khi giới thiệu về chùa Một Cột (Hà Nội) giáo viên có thể thông qua câu chuyện kể như sau:
- Chùa Một cột có tên là chùa “Diên hựu” (Phúc lành dài lâu) được xây dựng 1049 thời Vua Lý Thái Tông, chuyện kể rằng khi vua về già mà chưa có con trai nên vua thường đến chùa cầu tự, một đêm vua mơ thấy đức phật Quan Âm hiện lên trên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía tây Thăng Long, trên tay bế một đứa con trai đưa cho vua. Ít lâu sau hoàng hậu sinh con trai, vua cho dựng chùa một cột có dáng dấp như trong mơ để thờ Phật bà Quan Âm.
- Tuy nhiên lại có tài liệu viết rằng: vua Lý Thái Tông (1028 -1054) nằm mộng được Phật Bà dắt lên tòa sen ngự tọa, quần thần cho là điềm gở, xin vua cho xây dựng ngôi chùa như bông sen nở trên mặt nước để cầu phúc. Năm 1049, vua cho xây dựng chùa Một Cột.
Với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử, học sinh được chủ động học tập, chiếm lĩnh và làm chủ kiến thức. Các kĩ thuật dạy học tích cực nhằm gíúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào tình huống khác nhau trong học tập làm cho học là quá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập. Tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất năng động, sáng tạo trong cuộc sống. Bằng cách này, các em được lôi cuốn vào các hoạt động học tập, được say mê tìm tòi và ngày càng trở nên yêu thích môn học hơn.
Ví dụ: Tiết 15- Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075- 1077)
I. Giai đoạn thứ nhất.
1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.
2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ.
Sau khi cho học sinh tìm hiểu phần này, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận theo nhóm với kĩ thuật khăn trải bàn bằng hai câu hỏi sau:
- Câu 1 (nhóm 1, 2): Cuộc tấn công vào đất Tống của nhà Lý có phải là hành động xâm lược không? Vì sao?
- Câu 2 (nhóm 3, 4): Việc nhà Lý chủ động tấn công vào đất Tống có ý nghĩa như thế nào?
Học sinh thảo luận trong thời gian 5 phút, sau đó đại diện các nhóm sẽ báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đóng góp ý kiến. Sau thời gian báo cáo và nhận xét của các nhóm giáo viên đưa ra đáp án (có thể ghi bảng phụ hoặc dùng máy chiếu), khái quát nội dung và nhận xét kết quả thảo luận của từng nhóm.
Trả lời
Câu 1: Cuộc tấn công vào đất Tống của nhà Lý không phải là hành động xâm lược, vì nhà Lý chỉ tấn công các căn cứ quân sự, kho lương thảo, đó là những nơi quân Tống tập trung lực lượng, vũ khí để chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Hơn nữa, khi hoàn thành được mục đích thì nhà Lý đã cho rút quân ngay.
Câu 2: Việc chủ động tấn công quân Tống có ý nghĩa:
- Tiêu diệt lực lượng mà quân Tống chuẩn bị để xâm lược nước ta.
- Làm quân Tống hoang mang, bị động, thêm khó khăn cho việc xâm lược nước ta.
- Buộc quân Tống phải có thời gian để củng cố lực lượng và quân ta cũng có thời gian để chuẩn bị tốt cho cuộc kháng chiến chống Tống mà biết trước không thể tránh khỏi.
Các nhóm theo dõi, so sánh với kết quả thảo luận của nhóm mình và tự rút kinh nghiệm.
Tổ chức những cuộc thi tìm hiểu lịch sử thông qua những hình thức đố vui hay trò chơi ô chữ trong lớp học. Giáo viên nên cho học sinh tìm hiểu bài trước ở nhà rồi kiểm tra tại lớp bằng hình thức trắc nghiệm giữa các đội với nhau.
Ví dụ: Để củng cố kiến thức về triều đại Tây Sơn trong tiết Ôn tập (Tiết 58 - Lịch sử 7) giáo viên có thể sử dụng trò chơi ô chữ sau:
Câu 1: Nơi nghĩa quân Tây Sơn lập căn cứ dựng cờ khởi nghĩa?
Câu 2. Nơi nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt chính quyền chúa Nguyễn?
Câu 3: Chiến thắng nào đánh tan quân xâm lược Xiêm?
Câu 4: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là gì?
Câu 5: Chiến thắng nào đánh tan quân xâm lược Thanh?
Câu 6: Để phục hồi nông nghiệp, Quang Trung ban hành chính sách gì?
Câu 7: Thời Quang Trung nơi để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm gọi là gì?
Giáo viên nêu từng câu hỏi, học sinh trả lời và hoàn thiện lần lượt các ô chữ như sau:
T |
 |
Y |
S |
Ơ |
N |
T |
H |
Ư |
Ợ |
N |
G |
Đ |
Ạ |
O |
|
|
|
G |
I |
A |
Đ |
Ị |
N |
H |
|
|
|
|
|
|
R |
Ạ |
C |
H |
G |
Ầ |
M |
X |
O |
À |
I |
M |
Ú |
T |
|
|
Q |
U |
A |
N |
G |
|
|
|
|
|
|
|
|
19 - 09 - 2014
Lịch công tác tuần 3 tháng 9 năm 201419 - 09 - 2014
Training quản trị Cổng thông tin mới23 - 09 - 2014
Lễ trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ K2323 - 09 - 2014
Lịch công tác tuần 4 tháng 9 năm 2014