Ngày: 04/01/2016
CÂU HỎI CUỘC THI
“EM YÊU LỊCH SỬ HIỆP HÒA” NĂM 2016
Được sự nhất trí của Thường trực Huyện uỷ, UBND huyện, Huyện đoàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban Tuyên Giáo, Hội khuyến học huyện Hiệp Hoà thống nhất triển khai Kế hoạch tổ chức Hội thi “Em yêu lịch sử quê hương Hiệp Hoà” năm học 2015 - 2016, cụ thể như sau:
1. Nhằm giáo dục cho thiếu nhi những giá trị truyền thống, lịch sử của quê hương, đất nước; từ đó khơi dậy niềm tin, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, giúp các em phấn đấu, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
2. Tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Thiếu nhi Hiệp Hoà thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”.
3. Hội thi được tổ chức ở 100% các trường THCS trên địa bàn huyện; đảm bảo vui tươi, sáng tạo, lành mạnh, mang tính giáo dục cao.
I. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
1. Đối tượng.
- Là các em học sinh, đội viên đang học tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Hiệp Hoà.
2. Thời gian.
- Tổ chức phát động cuộc thi từ tháng 2, kết thúc 20/4/ 2016.
- Tổ chức chấm thi và trao giải tháng 5/2016 trong dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh.
3. Nội dung.
Ban tổ chức sẽ tổ chức cho học sinh các Liên đội viết bài tìm hiểu về lịch sử quê hương Hiệp Hoà. Gồm câu hỏi tự luận và trắc nghiệm, mỗi Liên đội sẽ chọn ra 10 bài viết xuất sắc nhất. Gửi toàn bộ bài viết và 10 bài thi xuất sắc nhất về Ban tổ chức cuộc thi.
4. Yêu cầu về bài dự thi
- Người dự thi trả lời các câu hỏi và gửi bài thi bằng hình thức viết tay hoặc đánh máy bằng tiếng Việt (không được photocopy và sao chép giống nhau). Ban tổ chức Cuộc thi khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin và ưu tiên các bài dự thi có tư liệu, hình ảnh minh họa, hình thức trang trí đẹp.
- Bài dự thi cần ghi rõ họ tên, tuổi, đơn vị học tập, nơi thường trú, số điện thoại (nếu có) của người dự thi.
- Số lượng từ của phần viết tự luận không quá 3000 từ.
II. DỰ KIẾN CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG CẤP HUYỆN
- 01 giải đặc biệt: Giấy chứng nhận và tiền thưởng
- 01 giải nhất: Giấy chứng nhận và tiền thưởng
- 02 giải nhì: Giấy chứng nhận và tiền thưởng
- 05 giải ba: Giấy chứng nhận và tiền thưởng
- 10 Giải khuyến khích: Giấy chứng nhận và tiền thưởng
Lưu ý: Căn cứ vào tình hình thực tế BTC có thể sẽ trao thêm giải tập thể đơn vị có nhiều bài viết chất lượng nhất.
* Sau đây là phần câu hỏi cụ thể:
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hiệp Hòa nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Giang và giáp với các địa phương nào dưới đây.
A. Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội.
B. Phía Tây giáp với huyện Phổ Yên, Phú Bình; phía Đông giáp huyện Tân Yên, Việt Yên; phía Nam giáp với Yên Phong, Sóc Sơn.
C. Phía Tây Bắc giáp với huyện Phổ Yên, Phú Bình (Thái Nguyên); phía Đông Bắc giáp huyện Tân Yên; phía Đông giáp huyện Việt Yên; phía Nam nhìn về vùng châu thổ Yên Phong (Bắc Ninh); phía Tây Nam giáp huyện Sóc Sơn (Hà Nội).
D. Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương.
Câu 2. Bức chạm khắc người chơi đàn Đáy khẳng định ca trù có trên vùng đất Hiệp Hòa Bắc Giang. Bức chạm khắc đó hiện ở ngôi đình nào?
A. Đình Lỗ Hạnh (Đông Lỗ)
B. Đình Hương Câu (Hương Lâm)
C. Đình Quế Sơn (Thái Sơn)
D. Đình làng Nguyễn (Mai Đình)
Câu 3. Trong thời đại đồng thau thuộc giai đoạn văn hoá Đông Sơn, di chỉ tiêu biểu nhất thuộc thời đại này được phát hiện ở đâu của Hiệp Hòa?
A. Đông Lâm (Hương Lâm)
B. Ninh Tào (Hợp Thịnh)
C. Trung Hòa (Mai Trung)
D. Châu Lỗ (Mai Đình)
Câu 4. Tấm bia có hai chữ Việt Nam ở Hiệp Hòa khắc bằng chữ Hán vào thế kỷ XVIII có ở đâu?
A. Lăng Dinh Hương (Đức Thắng)
B. Lăng họ Trần (Lương Phong)
C. Lăng Cẩm Bào (Xuân Cẩm)
D. Lăng Thái Thọ (Thái Sơn)
Câu 5. Nghè Ngũ Giáp, nơi thờ đức thánh Trương Kiều con thứ 4 của Trương Hống (Đức Thánh Tam Giang) thuộc thôn, xã nào?
A. thôn Mai Thượng (Mai Đình)
B. thôn Vụ Bản (Bắc Lý)
C. thôn Ngọ Xá (Châu Minh)
D. thôn Trung Tâm (Hợp Thịnh)
Câu 6. Ở Hiệp Hòa có một lò vật nổi tiếng cả nước. Đó là lò vật nào, ở đâu ?
A. Lò vật Hương Câu (Hương Lâm)
B. Lò vật Cẩm Bào (Xuân Cẩm)
C. Lò vật Ngọc Thành (Ngọc Sơn)
D. Lò vật (Hợp Thịnh)
Câu 7. Hiệp Hòa là địa phương có nhiều lăng đá nhất của tỉnh Bắc Giang với:
A. 6 lăng
B. 16 lăng
C. 26 lăng
D. 36 lăng
Câu 8. Di tích lịch sử nào lưu giữ thi hài phương Quận công Ngọ Công Quế, một võ quan nổi tiếng dưới triều vua Lê Huy Tông, đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1964?
A. Lăng Dinh Hương (Đức Thắng)
B. Đình Lỗ Hạnh (Đông Lỗ)
C. Lăng họ Ngọ (Thái Sơn)
D. Đình Châu Lỗ (Mai Đình)
Câu 9. Khu di chỉ khảo cổ ở Đông Lâm (Hương Lâm) có niên đại cách đây bao nhiêu năm?
A. 1070 năm
B. 2070 năm
C. 3070 năm
D. 4070 năm
Câu 10. Ở huyện Hiệp Hòa có hai di chỉ khảo cổ trống đồng được phát hiện cuối thế kỷ XX. Hai di chỉ đó được phát hiện ở đâu?
A. Hợp Thịnh và Bắc Lý
B. Hoàng An và Xuân Cẩm
C. Quang Minh và Hòa Sơn
D. Xuân Giang (Mai Trung) và Bắc Lý
Câu 11. Qua các triều Đại phong kiến Việt Nam, Hiệp Hòa có bao nhiêu người đỗ tiến sĩ?
A. 15
B. 16
C. 17
D. 18
Câu 12. Thời kỳ nhà Nguyễn, Hiệp Hòa được chia thành những Tổng nào ?
A. Đức Thắng, Hà Nhuyễn, Cẩm Bào, Mai Đình, Hoàng Vân, Gia Định, Quế Trạo, Tiên Thù, Sơn Giao.
B. Đức Thắng, Châu Minh, Hà Nhuyễn, Cẩm Bào, Mai Đình, Hoàng Vân, Gia Định, Quế Trạo, Tiên Thù, Sơn Giao.
C. Đức Thắng, Hà Nhuyễn, Cẩm Bào, Mai Đình, Hoàng Vân, Bắc Lý, Gia Định, Quế Trạo, Tiên Thù, Sơn Giao.
D. Đức Thắng, Hà Nhuyễn, Cẩm Bào, Hoàng An, Mai Đình, Hoàng Vân, Gia Định, Quế Trạo, Tiên Thù, Sơn Giao.
Câu 13. Người đỗ tiến sĩ đầu tiên trong các triều đại phong kiến Việt Nam của huyện Hiệp Hòa là ai ?
A. Tiễn sĩ Ngọ Doãn Thọ (người Châu Minh)
B. Tiễn sĩ Nguyễn Hữu Đức (người Vân Cẩm)
C. Tiến sĩ Đoàn Xuân Lôi (người Châu Lỗ, Mai Đình)
D. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Chính (người Cẩm Bào)
Câu 14. Ai là người cuối cùng của tỉnh Bắc Giang đỗ đại khoa (đỗ đầu kỳ thi Đình - nhà Nguyễn không lấy Trạng nguyên) dưới chế độ khoa cử phong kiến.
A. Tiến sĩ Nguyễn Hoảng (người Đức Thắng)
B. Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuân (người Châu Lỗ, Mai Đình)
C. Tiến sĩ Ngô Dụng (người Hoàng Vân)
D. Tiến sĩ Nguyễn Phượng Sổ (người Ngọc Liễn, Châu Minh)
Câu 15. Lễ hội bơi chải trên dòng sông Cầu ở làng Mai Thượng (Mai Đình) hàng năm được tổ chức vào thời gian nào?
A. mùa Xuân
B. mùa Hạ
C. mùa Thu
D. mùa Đông
Câu 16. Địa phương nào khởi nghĩa giành chính quyền sớm nhất ở Hiệp Hòa, Bắc Giang?
A. Xuân Biều (Xuân Cẩm), ngày 12/3/1945.
B. Đông Lâm (Hương Lâm) , ngày 12/3/1945.
C. Vân Xuyên (Hoàng Vân), ngày 12/3/1945.
D. Hòa Bình (Đông Lỗ), ngày 12/3/1945.
Câu 17. Chi bộ Đảng đầu tiên ở Hiệp Hòa thành lập ở đâu ?
A. Chi bộ Đảng ở Hoàng Lương được thành lập vào ngày 16/2/1940.
B. Chi bộ Đảng ở Hoàng Vân được thành lập vào ngày 16/2/1940.
C. Chi bộ Đảng ở Hoàng An được thành lập vào ngày 16/2/1940.
D. Chi bộ Đảng ở Hoàng Thanh được thành lập vào ngày 16/2/1940.
Câu 18. Hội nghị quân sự Bắc Kỳ lần thứ nhất họp ở Hiệp Hòa vào thời gian nào?
A. từ ngày 13/4 đến ngày 20/4/1945
B. từ ngày 14/4 đến ngày 20/4/1945
C. từ ngày 15/4 đến ngày 20/4/1945
D. từ ngày 16/4 đến ngày 20/4/1945
Câu 19. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, địa phương nào của huyện Hiệp Hòa được mệnh danh là “Xóm Đỏ”?
A. làng Châu Lỗ (Mai Đình)
B. làng Cẩm Bào (Xuân Cẩm)
C. làng Trung Hưng (Mai Trung)
D. làng Vân Xuyên (Hoàng Vân)
Câu 20. Hiệp Hòa có những xã nào được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang ?
A. Xuân Cẩm, Quang Minh, Hòa Sơn, Hoàng Lương
B. Hoàng An, Hoàng Vân, Hoàng Lương, Hoàng An
C. Hoàng Vân, Xuân Cẩm, Hòa Sơn, Hoàng An
D. Đồng Tân, Đại Thành, Mai Đình, Xuân Cẩm
Câu 21. Hiệp Hòa có những ai được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động ?
A. ông Nguyễn Văn Dậu và bà Nguyễn Thị Song
B. ông Ngô Quang Sen và ông Ngô Văn Nhỡ
C. bà Nguyễn Thị Song và Ngô Quang Sen
D. ông Ngô Văn Nhỡ, ông Nguyễn Văn Dậu và ông Ngô Quang Sen
Câu 22. Hiệp Hòa có những ai được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang ?
A. ông Nguyễn Văn Dậu, bà Nguyễn Thị Song và ông Ngô Văn Nhỡ
B. ông Ngô Quang Sen và ông Ngô Văn Nhỡ
C. bà Nguyễn Thị Song, ông Ngô Quang Sen và ông Nguyễn Văn Dậu
D. ông Nguyễn Văn Dậu và ông Ngô Quang Sen
Câu 23. Hiệp Hòa có bao nhiêu xã được Thủ tướng chính phủ kí Quyết định công nhận là xã An toàn khu ?
A. 15 xã
B. 16 xã
C. 17 xã
D. 18 xã
Câu 24. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Quyết định công nhận các xã ATK II huyện Hiệp Hòa vào thời gian nào ?
A. Ngày 8/8/2012
B. Ngày 8/9/2012
C. Ngày 8/8/2013
D. Ngày 8/9/2013
Câu 25. Tính đến năm 2015 Huyện Hiệp Hòa có bao nhiêu người được phong tặng và truy tặng danh hiệu bà Mẹ Việt Nam anh hùng ?
A. 167 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng
B. 177 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng
C. 187 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng
D. 197 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng
Câu 26. Ai là tác giả của “Tượng đài truyền thống huyện Hiệp Hòa” xây dựng năm 1970 tại thị trấn Thắng, Hiệp Hòa?
A. PGS - Nhà giáo nhân dân Nguyễn Phước Sanh - nguyên là Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ Thuật TP Hồ Chí Minh.
B. PGS.TS Nguyễn Xuân Nghị - Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.
C. Thạc sĩ Nguyễn Hoàng - nguyên là Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ Thuật TP Hồ Chí Minh.
D. Họa sĩ Nguyễn Huy Long - Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ Thuật TP Hồ Chí Minh.
Câu 27. Trong cuộc vận động cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1946 - 1975), có bao nhiêu gia đình ở Hiệp Hòa đã được vinh dự nhà nước phong tặng danh hiệu gia đình “có công với nước”.
A. 115 gia đình
B. 116 gia đình
C. 117 gia đình
D. 118 gia đình
Câu 28. Đảng bộ và nhân dân huyện Hiệp Hòa được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào thời gian nào?
A. Ngày 11/6/1998
B. Ngày 11/6/1999
C. Ngày 11/6/2000
D. Ngày 11/6/2001
Câu 29. Trám đen là đặc sản của địa phương nào ở Hiệp Hòa?
A. Xã Hoàng Thanh
B. Xã Thanh Vân
C. Xã Hoàng Vân
D. Xã Hoàng An
Câu 30. Rau Cần là sản phẩm nổi tiếng của địa phương nào trong huyện Hiệp Hoà?
A. Hoàng An
B. Hoàng Vân
C. Hoàng Thanh
D. Hoàng Lương
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày sự ra đời của an toàn khu II (ATKII) huyện Hiệp Hòa trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc.
Câu 2. Khái quát những di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng tiêu biểu của Hiệp Hòa. Nêu trách nhiệm của em đối với các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng của quê hương Hiệp Hoà.
Câu 3. Kể tên các tiến sĩ người Hiệp Hòa trong các triều đại phong kiến. Cho biết những nét tiêu biểu về tiến sĩ Nguyễn Đình Tuân (người làng Châu Lỗ, xã Mai Đình; đỗ khoa thi năm Tân Sửu 1901 thời vua Thành Thái triều Nguyễn).
Bản thân em phải làm gì để xứng đáng là người con quê hương Hiệp Hòa giàu truyền thống lịch sử, văn hoá, yêu nước và cách mạng.
19 - 09 - 2014
Lịch công tác tuần 3 tháng 9 năm 201419 - 09 - 2014
Training quản trị Cổng thông tin mới23 - 09 - 2014
Lễ trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ K2323 - 09 - 2014
Lịch công tác tuần 4 tháng 9 năm 2014