Tin tức Tin tức/(Trường tiểu học Mai Đình 1)/Khuyến học - Gương sáng/
Bà Lan môi trường
Một nông dân nghèo, nhưng đã tự nguyện làm công tác dọn vệ sinh hằng ngày trên khắp đường làng ngõ xóm ở địa phương, việc làm đó không chỉ góp phần làm sạch môi trường, mà còn thức tỉnh nhiều người trong công tác bảo vệ môi trường.
Vào một buổi chiều nắng về Liên Chung, phải khó khăn lắm chúng tôi mới tìm gặp được bà Lan. Lúc này bà đang thu gom rác ở xóm bên cạnh.
Ấn tượng đầu tiên của tôi khi gặp bà Nguyễn Thị Lan không phải là nước da đen sạm hay những nếp nhăn nheo trên khuôn mặt, mà đó là sự chân thật chất phác của một người nông dân một nắng hai sương. Trò chuyện với bà dưới bóng cây ven đường, bà tâm sự: “Tôi quét và thu gom rác được 2 năm nay, bẩn thỉu vất vả tôi không ngại, chỉ là muốn góp ít sức nhỏ cho môi trường bớt ô nhiễm”. Và cứ vậy, hàng ngày bà Lan căm cụi làm việc, không gang tay, không bảo hộ lao động, không một đồng lương, chỉ có một chiếc chổi tre, một chiếc nón và một chiếc xe đẩy.
Sinh năm 1956, 22 tuổi bà Lan xây dựng gia đình rồi sinh được 3 người con. Sấu Bến – nơi bà Lan ở vốn là làng quê nghèo, với 4 sào ruộng và 1 sào hành, cuộc sống rất khó khăn. Vậy mà khi việc đồng áng song xuôi, bà lại đi gánh gạch thuê. Bà nói: “Ai thuê việc gì tôi làm việc ấy, riêng việc gánh gạch đã gắn bó với tôi mấy chục năm trờii". Khi tuổi đã cao, sức khỏe cũng không được như trước, bà Lan chuyển sang thu gom sắt vụn. Liên Chung vốn cách trung tâm huyện khá xa, kinh tế chưa mấy phát triển nên cứ gom đủ xe hàng bà lại đẩy lên bán tại thị Trấn Cao Thượng. Công việc vất vả là thế, nhưng bà cũng chỉ kiếm thêm được số tiền đủ để trang trải sinh hoạt gia đình. Cuộc sống nghèo khó khiến người ta thường nghĩ đến cách làm giàu, nhưng với bà Lan lại khác, dù kinh tế không được dư giả nhưng hàng ngày bà vẫn dành thời gian quét dọn đường ngõ. Nông thôn giờ thay đổi, đời sống của người dân đã khá hơn trước và "rác" cũng nhiều hơn. Sáng tinh mơ, thay vì tập thể dục như nhiều gười, bà Lan cầm cây chổi, tranh thủ thời tiết mát mẻ bà đi quét dọn đường làng ngõ xóm. Xóm gần, rồi đến xom xa, cứ vậy và trong khi quét dọn, bà phân loại rác thải, những thứ gì bán được thì bà đem bán cho cửa hàng thu mua phế thải, những thứ không dùng được bà gom vào bao rồi cho lên xe đẩy ra bãi rác. Một công đôi việc, vừa là có thêm thu nhập, vừa làm sạch sẽ môi trường. Bà Lan cho biết thêm: Quét rác và thu gom rác, một công việc tưởng như rất đơn giản nhưng nó bắt buộc phải có sự kiên trì nhẫn nại, phải có một ý thức cao với môi trường mới có thể làm tốt được nó. Thời gian đầu, khi tôi làm công việc này người khen cũng có, người chê cũng nhiều. Nhưng tôi mặc kệ, việc mình thì mình làm, tôi nghĩ rồi có lúc mọi người sẽ hiểu. Hơn 2 năm tự nguyện thu gom rác, góp phần làm sạch đường quê, tinh thần và ý thức bảo vệ môi trường của bà Lan rồi cũng nhận được sự ghi nhận của mọi người. Tại các thôn làng của Liên Chung giờ không hiếm các tổ VSNT, hàng tháng hội viên Nông dân, CCB, Phụ nữ cùng tổ chức ra quân thu gom rác thải. Riêng với bà Nguyễn Thị Lan, 2 năm qua bà đã được UBND xã Liên Chung khen thưởng.
Với người dân Liên Chung, bà Lan là tấm gương sáng trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Tin cùng chuyên mục
- Cô giáo Trần Thị Huyền - tấm gương Nhà giáo trẻ
- Thầy giáo của nhiều trò giỏi
- Thầy Vũ Đức Anh: Tấm gương “Người tốt việc tốt’’ là thầy giáo tài năng và tâm huyết với nghề.
- “NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT” TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA “DẠY TỐT-HỌC TỐT” NGÀNH GIÁO DỤC NĂM 2018
- Chiều 23/7, đoàn học sinh Việt Nam dự thi Olympic quốc tế lần thứ 27 đã về đến Hà Nội trong sự chào đón nhiệt tình của thầy cô, bạn bè.
- Hai gương mặt đoạt giải Nhì học sinh giỏi quốc gia
- NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT”
- Đúng như Bác Hồ đã dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
- GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT
- Một cô gái mắc căn bệnh ung thư mà vẫn rất yêu việc học !