tin tức-sự kiện

Tập huấn tiết đọc thư viện thứ nhất

CHƯƠNG TRÌNH

NỘI DUNG

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

THỜI GIAN

Hợp phần Thư viện Chương trình Hỗ trợ Phát triển Ngôn ngữ cho Học sinh Tiểu học

Tiết đọc thư viện thứ nhất – Tìm sách theo trình độ đọc

Báo cáo viên

90 Phút

Nội dung – 80 phút

Nhận xét – 10 phút

Vật liệu hỗ trợ

· Hai cuốn sách: 01 ở trình độ xanh lá, 01 ở trình độ vàng – Hoạt động 1;

· Mỗi nhóm ba cuốn sách: 01 cuốn ở trình độ màu xanh lá, 01 cuốn ở trình độ cam, 01 trình độ vàng - Hoạt động 1;

· Tài liệu “Các bước cơ bản” Tiết đọc thư viện thứ nhất (từ phần 3) – Hoạt động 2 (mỗi học viên một bản);

· Tài liệu phát tay: Bảng hướng dẫn tìm sách theo trình độ đọc – Hoạt động 2 (mỗi nhóm một bản);

· Bảng hướng dẫn tìm sách theo trình độ đọc - Hoạt động 2.

Mục tiêu

Sau khi kết thúc phần này, học viên có thể:

· Giải thích được mục đích của việc phân loại sách theo trình độ đọc;

· Giải thích được cách tìm sách của những trình độ đọc khác nhau;

· Dạy được những “Công việc thường ngày” trong thư viện: Hướng dẫn tìm sách theo trình độ đọc, biết cách sử dụng tài liệu “Các bước cơ bản”.

Lưu ý: Dán 06 tờ giấy màu- tương ứng với 6 mã màu ở hai bên tường (03 màu/bên tường) thể hiện 06 kệ sách. Khoảng cách giữa những tờ giấy màu khoảng 1 m.

Giới thiệu

3 phút

2-3 phút

Cả lớp

Ở phần trước, trong Tiết đọc thư viện thứ nhất, chúng ta đã học về nội dung nào? Nội quy thư viện.

Một trong những Nội quy thư viện là gì? Lấy 2-3 ý kiến.

Nội dung tiếp theo giáo viên cần dạy cho học sinh trong tiết đọc thư viện thứ nhất là gì? Cách tìm sách theo trình độ đọc.

Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách dạy học sinh tìm sách theo trình độ đọc. Sách được phân loại theo trình độ đọc là một nội dung mới đối với các anh chị, vì vậy đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao chúng ta cần phân loại sách theo trình độ đọc.

Nếu nội dung phần này liên quan đến mong đợi của học viên. Một trong những mong đợi của các anh chị là….. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nội dung này ở ….

Hoạt động 1: Phân loại sách theo trình độ đọc. Tại sao phải phân loại sách theo trình độ đọc

25 phút

3-4 phút

Cả lớp

Sách mẫu

2-3 phút

Sách cho các nhóm

4-5 phút

Nhóm

3-4 phút

Cả lớp

3-4 phút

2-3 phút

Bước 1: Thảo luận về hai cuốn sách cùng thể loại để hiểu tại sao phải phân loại sách.

  1. Chúng ta sẽ bắt đầu phần này bằng cách xem xét cách thức phân loại sách giúp học sinh dễ tìm được cuốn sách mà các em có thể đọc được.

Giới thiệu bìa hai cuốn sách có cùng thể loại (sách chưa dán mã màu) một cuốn ở trình độ màu xanh lá, một cuốn ở trình độ màu vàng.

Nếu học sinh muốn chọn một trong hai cuốn sách này để đọc, theo các anh chị, khó khăn mà học sinh có thể gặp phải là gì? Lấy 3-4 ý kiến. Bổ sung thêm ý kiến nếu học viên chưa đề cập.

Học sinh cần xem qua nhiều cuốn sách khác nhau trước khi tìm được cuốn sách có thể đọc. Học sinh mất nhiều thời gian để chọn được cuốn sách phù hợp với khả năng đọc của mình. Nếu cuốn sách đang đọc quá khó, các em không biết phải tìm cuốn sách khác dễ hơn ở đâu.

Nếu sách được phân loại theo thể loại, học sinh sẽ khó tìm ra cuốn sách phù hợp với khả năng đọc của mình. Nhưng nếu chúng ta phân loại sách theo độ khó của từ và câu, học sinh dễ tìm được cuốn sách phù hợp hơn.

Room to Read phân loại sách dựa trên độ khó của cuốn sách. Cách phân loại này được gọi là “Phân loại sách theo trình độ đọc.”

Giới thiệu phần chữ trong hai cuốn sách được sử dụng từ khi bắt đầu hoạt động. Chúng ta thấy một cuốn có nhiều câu, nhiều từ trong khi cuốn khác có ít câu, ít từ hơn. Điều đó có nghĩa là hai cuốn sách này có trình độ đọc khác nhau.

Bước 2: Học viên phân loại sách theo các mức độ từ dễ đến khó, xác định các tiêu chí để phân loại

  1. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu phân loại sách theo trình độ đọc là gì

Phát mỗi nhóm 03 cuốn sách thuộc ba trình độ đọc khác nhau.

Các anh chị hãy sắp xếp 03 quyển sách này theo thứ tự từ dễ đến khó. Khi sắp xếp, hãy nghĩ về lý do tại sao mình sắp xếp như vậy.

  1. Nhóm thực hành: Báo cáo viên đi quanh lớp, quan sát cách lựa chọn tiêu chí được các nhóm đưa ra.

  1. Đặt câu hỏi: Bằng cách nào anh chị xác định được cuốn sách nào dễ đọc, cuốn sách nào khó đọc, cuốn sách nào có độ khó vừa phải? Lấy 3-4 ý kiến.

Viết lên giấy khổ lớn.

Nếu học viên chưa trả lời được, dùng các câu hỏi gợi ý: Các anh chị có để ý đến số lượng câu trong một trang, số lượng từ trong một câu không?

Tiêu chí có thể: Độ khó của các từ và câu, số từ/câu, số câu/trang, cỡ chữ, tỷ lệ kênh hình, kênh chữ.

Anh chị vừa phân loại sách dựa trên một số tiêu chí các anh chị tự nghĩ ra. Việc phân loại sách theo trình độ không phải do Room to Read tự phát triển mà do các nhà nghiên cứu chuyên nghiên cứu việc đọc và cách tìm sách của trẻ đưa ra. Tiêu chí phân loại sách theo trình độ đọc được sử dụng để phân loại sách ở nhiều nước và cho thấy khả năng giúp trẻ tìm được quyển sách phù hợp với trình độ đọc của mình.

Bước 3: Giới thiệu Bảng phân loại sách theo trình độ đọc- Giải thích rõ, mỗi trình độ đọc không tương ứng với một khối lớp.

Room to Read sử dụng môt số tiêu chí cụ thể để phân loại sách theo trình độ đọc. Toàn bộ sách do Room to Read cung cấp cho thư viện trường đã được Room to Read phân loại theo trình độ đọc. Các tiêu chí bao gồm: Độ phức tạp của từ và câu; số từ/câu, số câu/trang, tỷ lệ kênh chữ và kênh hình, mức độ phức tạp của nội dung.

  1. Trưng bày Bảng hướng dẫn tìm sách theo trình độ đọc. Bảng này được trưng bày ở thư viện giúp học sinh hiểu về các trình độ đọc khác nhau và dễ tìm sách phù hợp với trình độ đọc của mình.

Có tất cả bao nhiêu trình độ đọc: 06 trình độ.

Sách ở trình độ nào là dễ đọc nhất: Màu xanh lá.

Sách ở trình độ nào khó đọc nhất: Màu vàng.

Tuy nhiên, các anh chị lưu ý là chúng ta không nên nói với học sinh là sách ở trình độ đọc này dễ hơn sách ở trình độ kia, để tránh việc các em cảm thấy xấu hổ khi đọc sách ở trình độ thấp.

Chỉ vào Lớp 4 và 3 mũi tên hướng dẫn cách chọn sách cho học sinh lớp 4. Theo các anh ch, điều này có nghĩa là gì? Lấy 3-4 ý kiến. Trả lời: Học sinh lớp 4 có thể đọc sách ở 3 trình độ này.

Mỗi một trình độ đọc KHÔNG tương ứng với một khối lớp duy nhất. Trình độ đọc tương ứng với khả năng đọc của học sinh. Đây cũng là lý do chúng ta chọn mã màu thay cho các số thứ tự.

Sách cấp cho thư viện trường các anh chị đã được phân loại. Các anh chị không cần phải phân loại sách theo trình độ đọc, nhưng việc các anh chị hiểu được mục đích của việc phân loại và hệ thống phân loại được thể hiện qua mã màu như thế nào là rất cần thiết, để các anh chị có thể giúp học sinh của mình chọn được quyển sách phù hợp với trình độ đọc của các em. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về nội dung này ở phần sau.

Phân loại sách theo trình độ đọc là gì? Lấy 2-3 ý kiến. Là cách phân loại sách theo độ phức tạp của từ và câu; số từ/câu, số câu/trang, tỷ lệ kênh chữ và kênh hình, mức độ phức tạp của nội dung.

Tóm tắt:

Tại sao chúng ta phải phân loại sách theo trình độ đọc? Lấy 2-3 ý kiến. Giúp học sinh dễ tìm được cuốn sách phù hợp với trình độ đọc của mình; giúp các em hiểu được những quyển sách các em có thể đọc được giữ tại cùng một nơi trong thư viện. Khi học sinh đọc một cuốn sách ở trình độ thấp hơn so với trình độ đọc của mình, các em có thể lựa chọn cuốn sách khác ở trình độ đọc cao hơn.

Bổ sung thêm nếu học viên chưa nêu ra.

Tại sao trình độ đọc không tương ứng với khối lớp? Lấy 2-3 ý kiến. Trình độ đọc không tương ứng với khối lớp, bởi vì học sinh trong cùng một lớp có thể đọc sách ở nhiều trình độ đọc khác nhau.

Hoạt động 2:– Dạy học sinh tìm sách theo trình độ đọc

40 phút

2-3 phút

Cả lớp

Tài liệu “Các bước cơ bản”

5 phút

2-3 phút

Bảng Hướng dẫn tìm sách theo trình độ đọc, tài liệu phát tay

15 phút

Nhóm

10-12 phút

3-4 phút

  1. Ở tiết đọc thư viện thứ nhất, chúng ta đã dạy cho học sinh nội dung gì? Nội quy thư viện

  1. Phần tiếp theo, chúng ta sẽ dạy cho học sinh về tìm sách theo trình độ đọc

Bước 1: Giới thiệu “Các bước cơ bản” - Dạy học sinh cách tìm sách theo trình độ đọc

Cách tìm sách theo trình độ đọc là nội dung thứ hai giáo viên sẽ dạy học sinh trong Tiết đọc thư viện thứ nhất. Các anh chị sẽ tìm thấy thông tin trong tài liệu “Các bước cơ bản”.

Mời học viên mở tài liệu “Các bước cơ bản” phần dạy tìm sách theo trình độ đọc.

Các nhóm dành 5 phút đọc “Các bước cơ bản” phần dạy tìm sách theo trình độ đọc và thảo luận cách sử dụng tài liệu này để dạy học sinh.

Sau 5 phút, chúng ta sẽ thực hành dạy học sinh về cách tìm sách theo trình độ đọc. Sau đó tôi sẽ mời một vài nhóm lên thực hành dạy trước lớp.

Bây giờ các nhóm bắt đầu đọc và thảo luận về “Các bước cơ bản” trong 5 phút.

  1. Các nhóm đọc, thảo luận. Báo cáo viên đi và kiểm tra các nhóm làm việc, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về ‘Các bước cơ bản”.

Bước 2: Các nhóm sử dụng “Các bước cơ bản” để thực hành dạy, các thành viên trong nhóm góp ý

  1. Bây giờ chúng ta sử dụng “Các bước cơ bản” và thực hành dạy học sinh cách tìm sách theo trình độ đọc. Trong nhóm, chọn 1 người làm giáo viên, 1 người làm quan sát viên, những người còn lại làm học viên. Giáo viên sẽ sử dụng các bước cơ bản để dạy học sinh. Người quan sát sẽ quan sát và đưa ý kiến phản hồi về cách dạy học sinh tìm sách theo trình độ đọc.

Liên hệ đến Bảng hướng dẫn tìm sách theo trình độ đọc. Bảng hướng dẫn tìm sách theo trình độ đọc có ở thư viện trường, các anh chị sẽ sử dụng bảng này để dạy học sinh cách tìm sách theo trình độ đọc.

Giới thiệu tài liệu phát tay về Bảng hướng dẫn tìm sách theo trình độ đọc. Khi thực hành, các anh chị sẽ sử dụng tài liệu này như là Bảng hướng dẫn tìm sách theo tình độ đọc ở thư viện. Phát tài liệu - mỗi nhóm một bản.

Các anh chị thấy trong Các bước cơ bản, học sinh cần xác định được các kệ sách với các trình độ đọc khác nhau.

Bởi chúng ta không có sẵn kệ sách trong lớp tập huấn, chúng ta có thể dụng giấy màu gắn lên tường. Chỉ vào giấy màu gắn trên tường. Ví dụ, đây là kệ sách ở trình độ màu xanh lá – chỉ vào kệ sách màu xanh lá.

Hướng dẫn cho các nhóm. Kiểm tra người thực hành làm giáo viên, người quan sát của các nhóm.

  1. Nhóm thảo luận, thực hành. Đi quanh và kiểm tra các nhóm thực hành, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi liên quan đến Các bước cơ bản. Nếu nhóm nào thực hành xong trước, đề nghị thêm một học viên khác tiếp tục thực hành, xác định nhóm thực hành tốt.

Bước 3: Mời hai nhóm thực hành dạy về tìm sách theo trình độ đọc, thảo luận và góp ý về cách dạy

  1. Cả lớp: Tôi xin mời nhóm ….thực hành dạy phân loại sách theo trình độ đọc cho học sinh. Sử dụng Bảng hướng dẫn tìm sách theo trình độ đọc để dạy phần này. Nếu có thể mời “học sinh” đến gần, ngồi phía trước trong phòng, “giáo viên” ngồi đối diện học sinh. Nếu không, để mọi người trong nhóm ngồi tại bàn.

Đề nghị nhóm thực hành.

  1. Sau phần thực hành, đặt câu hỏi cho các nhóm: Những điểm giáo viên đã làm tốt ở phần thực hành? Lấy 4-5 ý kiến từ các nhóm khác nhau. Những điểm cần đề cập: Các bước rõ ràng không? Các tương tác với học sinh? Có ấy ý kiến trả lời của nhiều học sinh khác nhau không?

Tóm tắt và bổ sung thêm những điểm khác, nếu có. Đưa ra gợi ý cho những điểm cần thay đổi. Các anh chị có thể thử…..(từ nội dung cụ thể…).

Tổng kết

2-3 phút

2-3 phút

Cả lớp

Chúng ta đã tìm hiểu nội dung gì ở phần này? Lấy 3-4 ý kiến. Lý do phân loại sách theo trình độ đọc, các trình độ đọc, cách dạy học sinh về tìm sách theo trình độ đọc.

Lý do cần phân loại sách theo trình độ đọc? Lấy 2-3 ý kiến. Học sinh dễ tìm được quyển sách phù hợp với trình độ đọc, khi tìm một cuốn sách ở trình độ đọc khó, học sinh có thể thay đổi và tìm cuốn sách ở trình độ dễ hơn để đọc.

Những tiêu chí nào được sử dụng để phân loại sách theo trình độ đọc? Lấy 3-4 ý kiến. Độ phức tạp của từ và câu; số từ/câu, số câu/trang, tỷ lệ kênh chữ và kênh hình, mức độ phức tạp của nội dung.

Vật liệu hỗ trợ:

Tài liệu phát tay-Các bước cơ bản từ phần 3

Tài liệu phát tay- Bảng hướng dẫn tìm sách theo trình độ đọc

Hình ảnh Bảng hướng dẫn tìm sách theo trình độ đọc (xem hình)

06 tờ A4 giấy màu- màu tương ứng với mã màu của sách

Dán 6 tờ giấy lên tường thể hiện 6 kệ sách.

Vật liệu hỗ trợ: Bảng hướng dẫn tìm sách theo mã màu/trình độ đọc

Tác giả: NTH

Xem thêm

Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường
Ngày hội khai trường