tin tức-sự kiện
hững ngày qua, câu chuyện hy hữu một bà mẹ "nuôi nhầm" con 42 năm do bị trao nhầm khi sinh con tại Nhà hộ sinh Ba Đình (Hà Nội) được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Với sự hỗ trợ âm thầm nhưng tích cực, khẩn trương và đầy tính nhân văn của lực lượng công an, hành trình đi tìm thân nhân cho người con và tìm con đẻ "thất lạc" cho người mẹ đã và đang hướng đến một kết thúc có hậu, một kết thúc tốt đẹp như mong muốn của nhiều người.
Chiều 14/3, sau khi nhận được thông tin khả năng 90% chị Tạ Thị Thu Trang - nhân vật chính trong câu chuyện nhầm con 42 năm - đã tìm được thân nhân, phóng viên đã đến gặp gỡ và chia sẻ niềm vui với chị Trang cùng gia đình.
Chị Tạ Thị Thu Trang cùng bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, người mẹ nuôi nhầm con 42 năm. |
Nuôi nhầm con 42 năm
Ngày 10/10/1974, bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (ở 75 Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội) sinh con gái thứ ba tại nhà hộ sinh Ba Đình (nay là nhà hộ sinh số 12 Lê Trực). Khoảng nửa ngày sau khi sinh, bà Hạnh được bế con. Kiểm tra thấy thẻ đeo ở chân đứa trẻ là số 32, không trùng với số 33 ở tay mình, bà Hạnh hỏi nhân viên y tế thì được giải thích do cháu bé đi tắm nên số bị mờ.
Trước khi bế con về, bà Hạnh mang nghi ngờ này hỏi một lần nữa thì bác sĩ vẫn khẳng định đó là con bà Hạnh vì các gia đình khác đã đưa con về hết, không còn cháu bé nào khác. Người con không trùng số thẻ được bà Hạnh đưa về nuôi, đặt tên là Tạ Thị Thu Trang. Những năm tháng nuôi con, bà Hạnh linh cảm Trang không phải là con ruột, nhất là khi Trang càng lớn càng khác anh chị em trong nhà.
Năm Trang 20 tuổi, bà Hạnh bí mật làm xét nghiệm ADN lần đầu và biết Trang không cùng huyết thống với mình. Đến năm 2015, bà Hạnh lại làm xét nghiệm một lần nữa và kết quả lần này vẫn trùng khớp với kết quả trước. Sau nhiều ngày day dứt, đắn đo suy nghĩ, bà hạnh quyết định công bố sự thật cho chị Trang biết vào sinh nhật lần thứ 41 của Trang, ngày 10-10-2015.
Sau đó, gia đình chị Trang đã nhiều lần đến các cơ quan chức năng xin cung cấp thông tin để tìm lại người con đẻ đang thất lạc cho bà Hạnh, đồng thời tìm bố mẹ đẻ và thân nhân cho chị Trang nhưng bị từ chối. Gần đây, sau khi con trai chị Trang đang làm việc tại nước ngoài quyết định chia sẻ câu chuyện của gia đình lên mạng xã hội, báo chí đã vào cuộc.
Câu chuyện nuôi nhầm con 42 năm của bà Nguyễn Thị Mai Hạnh đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc. Tất cả đều mong chờ một kết thúc có hậu đến với bà Hạnh, với chị Trang và những người liên quan trong câu chuyện hy hữu nhưng hết sức xúc động này.
Cơ quan Công an vào cuộc
Sau khi báo chí đăng tải câu chuyện nhầm con 42 năm, mặc dù gia đình bà Nguyễn Thị Mai Hạnh chưa chính thức đề nghị cơ quan công an hỗ trợ nhưng xác định đây là việc làm có tính chất nhân đạo, ngay trong sáng 11-3, Đại tá Nguyễn Trọng Thái, Trưởng Công an quận Ba Đình đã cử một tổ công tác tới gia đình bà Hạnh trao đổi, nắm bắt thông tin và nguyện vọng của gia đình, giúp họ tìm người thân.
Cũng trong sáng 11/3, thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trưởng Công an quận, Đội Quản lý hành chính về TTXH đã khẩn trương rà soát, tìm được 14 nhân khẩu nữ sinh ngày 10-10-1974 hiện đang cư trú trên địa bàn quận Ba Đình. Chủ lực là Đội Cảnh sát hình sự được giao nhiệm vụ tới từng gia đình xác minh. Mỗi CBCS được cử đi xác minh đều có trong tay ảnh gia đình bà Hạnh, ảnh chị Trần Thị Thu Trang, ảnh chị Tạ Thị Thu Vân - con gái cả bà Hạnh để đối chiếu với những người cần gặp.
Đi cùng các trinh sát Đội CSHS đến gặp những người có trùng ngày sinh với chị Tạ Thị Thu Trang, chúng tôi vừa háo hức, vừa hồi hộp. Ai cũng mong tìm được đúng địa chỉ gia đình người con đẻ của bà Hạnh. Rất thuận lợi là các gia đình đều biết thông tin về vụ việc nhầm con 42 năm nên khi các trinh sát đặt vấn đề, họ đều vui vẻ hợp tác, có người còn mang cả giấy khai sinh cho trinh sát xem.
Thế nhưng, cho đến cuối ngày, 13/14 trường hợp đều không đúng người mà gia đình bà Hạnh đang mòn mỏi mong chờ. Đa phần đều là người ở tỉnh ngoài, lấy chồng hoặc mua nhà tại quận Ba Đình, sau đó nhập hộ khẩu và làm chứng minh nhân dân. Đến chiều tối, mọi người đặt hi vọng vào trường hợp còn lại là chị Vũ Thị Thu H., hiện đang ở phố Hoàng Văn Thái, quận Thanh Xuân. Sở dĩ chưa xác minh được vì chị H. đi làm, hẹn đến tối mới gặp.
20h, trinh sát nhận nhiệm vụ xác minh trường hợp chị H. buồn bã thông báo, chị H. trước đây ở phường Giảng Võ, nhưng chị cho biết được sinh ra tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đối chiếu ảnh cũng không có nét giống bà Hạnh và những người trong gia đình. Hi vọng mong manh cuối cùng đã vụt tắt. Tâm trạng ai cũng buồn khi chưa tìm được người thân cho gia đình bà Hạnh.
Cùng với việc xác minh 14 phụ nữ trùng ngày sinh với chị Trang, một tổ công tác khác nhận nhiệm vụ làm việc với Nhà hộ sinh Ba Đình để xác minh thông tin liên quan. Đại diện Nhà hộ sinh cho biết không còn lưu trữ hồ sơ của những năm 1974. Trụ trách nhà hộ sinh chỉ cung cấp địa chỉ 1 bác sĩ và 1 y sĩ công tác tại nhà hộ sinh trong khoảng thời gian bà Hạnh sinh con. Cả hai người đều đã trên dưới 80 tuổi.
Tuy nhiên, khi đến xác minh, bác sĩ Trương Thị L. ở phố Hòe Nhai cho biết tới năm 1976 mới nhận công tác tại nhà hộ sinh. Còn nữ y sĩ Nguyễn Thị Minh N. ở phường Trần Hưng Đạo đã từ chối cung cấp thông tin với lý do tuổi cao, không còn nhớ chính xác.
Trong 2 ngày nghỉ cuối tuần, các trinh sát Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Ba Đình vẫn âm thầm, kiên trì tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, xác minh, lần theo các thông tin về những gia đình sinh con tại Nhà hộ sinh Ba Đình trong khoảng thời gian từ ngày 9 đến 11-10-1974. Diện rà soát, truy tìm được mở rộng ra một số quận, huyện lân cận.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ và hỗ trợ của ban ngành liên quan, diện rà soát đã được Công an quận Ba Đình thu hẹp dần và cuối cùng đã tìm được chính xác 3 gia đình sinh con gái tại Nhà hộ sinh Ba Đình đúng vào ngày 10-10-1974. Mặc dù cả 3 gia đình này đều đã chuyển đi các quận, huyện khác sinh sống nhưng trong 2 ngày 12 và 13-3, Đội Cảnh sát hình sự đã tiếp cận được cả 3 gia đình. Trong đó, một gia đình đã chủ động liên hệ với chị Tạ Thị Thu Trang khi nhận thấy chị Trang có rất nhiều điểm trùng hợp về hình thức với các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, theo cơ quan Công an, để có kết quả chính xác nhất thì phải chờ kết quả thử ADN do hai bên gia đình sẽ tự hợp tác thực hiện.
Mong chờ những điều tốt đẹp
Chiều 14-3, chúng tôi đã đến nhà bà Nguyễn Thị Mai Hạnh để chia sẻ niềm vui với gia đình. Đúng vào lúc gia đình đang dâng cơm làm giỗ. Ngồi hóa vàng cùng chị cả Tạ Thị Thu Vân, cô em Tạ Thị Thu Trang - nhân vật chính trong câu chuyện nhầm con 42 năm - nũng nịu chị: "Có gì ăn chưa, em đói quá!". Chị cả Tạ Thị Thu Vân cười dịu dàng: "Thì đợi hóa vàng xong mới ăn chứ". Cử chỉ thân mật, đáng yêu như con trẻ của hai chị em, một người 45 tuổi với một người 42 tuổi khiến chúng tôi bật cười. Chỉ có thể là chị em ruột thịt, yêu chiều nhau từ nhỏ thì khi lớn lên, tình cảm ấy vẫn vẹn nguyên như thế.
Chẳng ai bảo Vân và Trang là hai chị em ruột bởi họ mang hai gương mặt khác nhau hoàn toàn. Tuy vậy, 42 năm qua, cho dù hình thức khác biệt, cho dù không ít người xì xào dị nghị, nhưng Thu Trang vẫn luôn là cô con gái được bà Hạnh thương yêu hết lòng, là em gái được chị cả Thu Vân chiều chuộng.
"Tính Trang từ trước đến nay vẫn thế đấy. Lúc nào cũng muốn làm nũng mọi người. Cứ nũng nịu như con trẻ thế này nên được mẹ yêu nhất, chuyện gì cũng tâm sự. Hôm nào mẹ ốm mệt, chỉ thích có Trang nên ngủ cùng chứ Vân lên thì không ưng đâu" - Nhìn em gái với ánh mắt trìu mến, chị Vân chia sẻ với chúng tôi.
Chị Tạ Thị Thu Trang cho biết, hiện chị đang hồi hộp chờ phía gia đình đã chủ động liên hệ tìm chị chọn thời điểm để thử ADN. Ban đầu, gia đình bên kia có ý định đưa một người em gái có hình thức giống hệt chị Trang đi thử ADN, nhưng theo lời khuyên của Trung tâm giám định thì để có kết quả tốt nhất, nhanh nhất và chính xác nhất thì chị Trang nên thử kết quả ADN cùng người cha. Vì vậy, mọi người đang chờ quyết định của người có thể là bố đẻ của chị Trang.
"Hạnh phúc nhất là mẹ Hạnh tìm được con gái ruột của mình, còn tôi tìm được cha mẹ đẻ. Tôi đoán là duyên trời. Duyên mình được gặp thì sẽ được gặp. Dù kết quả thế nào đi chăng nữa thì tôi và mọi người trong gia đình đều mong muốn một kết thúc tốt đẹp, một kết thúc có hậu" - Không kiềm chế được cảm xúc của mình, chị Trang vừa cười, lại vừa khóc. Chị bảo mấy hôm nay không ngủ được, cảm giác buồn, vui lẫn lộn, lúc nào cũng tưởng tượng thấy cảnh sẽ được ôm chầm lấy bố mẹ, anh chị em ruột của mình.
"Tôi muốn tìm được đúng gia đình của mình, để thế hệ con cháu của tôi sau này không vướng vào những tình huống ngang trái liên quan đến luân thường đạo lý, đến quan hệ huyết thống' - Chị Trang bày tỏ.
Điềm tĩnh hơn cô em gái, chị Tạ Thị Thu Vân tâm sự: "Mình cũng đã gặp, nói chuyện với người con gái cùng ngày sinh 10-10-1974 của gia đình có khả năng là thân nhân của Trang, nhưng bằng linh cảm của bản thân, mình nghĩ người con gái này chưa phải là em ruột. Như vậy, khả năng em ruột của mình đang ở một gia đình khác. Phía gia đình nhà mình vẫn chờ đợi ý kiến của họ. Nhưng tất cả mới chỉ là phỏng đoán" - chị Vân cho biết.
"Kể cả bây giờ, nếu gia đình bên kia không cho gặp, không hợp tác thì mình cũng chịu thôi. Mình đã đi tìm hết sức rồi. Nhưng mình nghĩ nếu gia đình bên kia phản ứng chưa hợp tác thì cũng là lẽ đương nhiên bởi họ mới tiếp nhận thông tin, bản thân họ sẽ bị xáo trộn, tâm lý họ chưa ổn định thôi chứ sau này khi tĩnh tâm lại rồi, chắc chắn họ sẽ đi tìm mình thôi vì máu mủ mà, làm sao người ta có thể chối bỏ được?" - Chị Vân đặt hi vọng.
Chung niềm xúc động đang đến với gia đình, bà Tạ Thu Thìn, cô ruột của chị Vân cho chúng tôi biết: "Trước khi đi sang Anh thăm con gái út, bác Hạnh có nói với tôi rằng, nếu tìm được con gái đẻ, cho dù nó không nhận tôi thì tôi cũng chỉ muốn được nhìn mặt đứa con mà tôi đã sinh ra, muốn biết hoàn cảnh nó thế nào? Nếu nó có cuộc sống tốt đẹp thì tôi yên tâm. Còn nếu con không may vất vả thì tôi muốn chia sẻ với con, hỗ trợ cho con và cho các cháu".
Chúng tôi cũng như rất nhiều bạn đọc, đều mong chờ một kết thúc tốt đẹp sẽ đến với gia đình bà Nguyễn Thị Mai Hạnh.
Vẫn là con của bố mẹ
Gia đình cha tôi vốn có 5 anh chị em, hai trai ba gái. Cha tôi là anh cả. Từ nhỏ ông và các bác ít nhiều có phần "ghen tị" với cô út, vì cô được ông bà chiều chuộng hơn. Ngày ông nội biết tin lâm bệnh hiểm nghèo (bà nội đã mất trước đó hai năm), ông đã gọi tất cả năm người con lại rồi khóc.
Ông xin lỗi cô út vì bây giờ mới cho cô biết, cô không phải là con đẻ của ba mẹ. Trước đó gần 30 năm, bà nội đi làm qua cửa chùa thấy ai đó vứt một đứa bé chừng một tuần tuổi, bà thương quá liền đem về nuôi. Hai ông bà coi như con đẻ. Nay biết mình không còn sống được bao lâu nữa, ông nói cho cô út biết để thanh thản, và cung cấp một số kỷ vật để cô có thể tìm lại cha mẹ đẻ. Ông cũng làm di chúc cho cô một phần nhỉnh hơn các anh chị.
Ròng rã mấy năm ông ốm, cô út chăm ông còn hơn một người con đối với bố mẹ đẻ. Khi ông tạ thế, cô cũng không nhận phần di chúc. Cô chỉ xin anh em trong nhà vẫn coi cô là một thành viên. Cô bảo, dù thế nào đi chăng nữa, cô vẫn là con của bố mẹ, là em của các anh chị trong gia đình.
Trở lại câu chuyện của bà Hạnh, có lẽ trong thời gian này sẽ có một phụ nữ sinh ngày 10-10-1974 và có ông bố bà mẹ cảm thấy bối rối, thậm chí hoảng loạn. Họ làm sao có thể "ngay lập tức" gật đầu công nhận rằng họ không có cùng cốt nhục với nhau? Và cũng không loại trừ việc họ cần chờ thêm kết quả xét nghiệm ADN.
Ngay chính bản thân bà Hạnh đã phải đi thử ADN 2 lần cách nhau gần chục năm. Dù linh cảm và khoa học đều khẳng định rõ đó là sự nhầm lẫn thì cũng phải chờ đến khi con gái ngoài 40 tuổi bà mới dám nói sự thật. Chị Trang cũng phải mất 5 tháng từ khi biết sự việc động trời mới quyết định công khai câu chuyện để tìm gia đình và người thân của mình.
Vậy nên, hãy cho những người đang trong "bóng tối" thêm thời gian. Bản chất của con người là thích sự ổn định, không muốn cuộc sống đang yên bình của mình bị xáo trộn. Chưa kể đến việc "trả lại con cho bố mẹ" có thể dẫn đến những thay đổi về mặt tinh thần và cả vật chất.
Chỉ xin nhắn gửi đến họ nếu như đọc được những dòng này, thì xin hãy suy nghĩ và có thể mở lòng. Hãy nghĩ rằng mình "tự nhiên" lại có thêm hai bố mẹ (hoặc một đứa con) nữa. Và dù thế nào đi chăng nữa, dù con đẻ hay con nuôi thì chúng ta vẫn là một gia đình./.
- Khánh Hòa dạy bơi đại trà cho học sinh
- Lâm Đồng: Rộ trò lừa bán “thần dược”
- Cấm xe máy được không?
- Mẹo bảo quản thực phẩm tươi không phải ai cũng biết
- Thực phẩm lành mạnh cho tuổi trẻ
- Tài liệu tập huấn phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
- Thiếu tá CSGT bị tài xế xe tải tông trực diện, tử vong
- 'Cấp trên không cần các đồng chí đem tiền bạc tới, làm việc này khác'
- Những thần đồng tí hon Việt khiến ai cũng phải phục sát đất
- Top 10 "siêu trí tuệ" có IQ cao nhất thế giới
- Cứu bạn đuối nước, 5 học sinh gặp nạn khi đi tắm sông
- SINH HOẠT CHUYÊN MÔN NCBH ĐỊNH HƯỚNG PTNLHS
- Hà Nội ô nhiễm không khí gấp 5 lần ngưỡng WHO
- Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ sắp chìm trong mưa rét
- Bộ trưởng Giáo dục: Đề án ngoại ngữ hơn 9.000 tỷ không đạt mục tiêu
- Chủ tịch TP HCM: 'Điều chỉnh đãi ngộ để thầy cô an tâm với nghề
- Năm 2017, Bộ GD&ĐT sẽ giảm chỉ tiêu ngành sư phạm
- Nhiều tuyến đường Hà Nội bị ngập sau trận mưa dài
- Nhiều tuyến đường Hà Nội bị ngập sau trận mưa dài Vụ tai nạn ở Bình Thuận: Thêm 1 nạn nhân chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy Dự báo thời tiết hôm nay 25/5: Hà Nội mưa dông mạnh Tổng thống Obama rời Hà Nội vào TP HCM LHQ và Mỹ lên án loạt vụ đánh bom khiến gần
- Lĩnh án tù vì buôn 10 tấn thực phẩm chức năng giả