tin tức-sự kiện
NHỮNG ƯU – KHUYẾT ĐIỂM KHI DẠY PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT KHỐI 2.
NHỮNG ƯU – KHUYẾT ĐIỂM KHI DẠY PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT KHỐI 2.
Phương pháp "Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học. Tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề.
Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học các môn TN&XH, giáo viên khối 2 nhận thấy :
1. Ưu điểm:
• Kích thích tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh.
• Rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng phán đoán, lập luận , bảo vệ ý kiến cá nhân.
• . Không phải tốn thời gian cho việc thuyết trình giảng giải.
• . Kiến thức được HS tiếp nhận một cách tự nhiên, thoải mái, không gò ép.
• . HS mạnh dạn tự tin trước đám đông
• Tự chiếm lĩnh kiến thức qua thực nghiệm sẽ nhớ lâu.
2. Khó khăn:
• Giáo viên:
.. Trang thiết bị chưa đầy đủ phục vụ cho việc thí nghiệm hoặc TBDH chưa đảm bảo tính khoa học, chính xác.
.. Rất khó tổ chức cho HS đi thăm điểm hoặc điều tra.
.. Giáo viên cần xác định kiến thức khoa học phù hợp để áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột.
• Học sinh:
- HS lớp 2 gặp nhiếu khó khăn trong việc ghi vở thực nghiệm, tốn thời gian.
-Tốn nhiều thời gian cho việc trình bày ý tưởng cá nhân.
- Làm thí nghiệm có thể thất bại nhiều lần.
3.Những điều lưu ý khi sử dụng PP BTNB:
-Thực hiện phương pháp này không thể nóng vội, cần thực hiện từng bước để tạo thói quen cho học sinh lúc đó việc dạy học với PP BTNB sẽ dễ dàng và đem lại hiệu quả cao.
- Tất cả các câu hỏi của học sinh đưa ra ta không bỏ vào sọt rác mà sẽ trả lời qua bài học ( câu hỏi nào chưa có trong nội dung bài ta cần khéo léo dẫn dắt, khi nào có kiến thức ở các bài khác liên quan ta sẽ trả lời cho các em).
- Trước giờ ta vẫn làm củng cố bài là phải nhắc lại nội dung kiến thức để các em nhớ được thì nay với PPBTNB sẽ là những thử thách mới để các em tìm tòi khám phá ở nhà và đây cũng là bước chuẩn bị cho bài sau.
Tác giả: NGỤY HUẾ
- THÁNG 5 NHỚ BÁC
- Kiểm tra cuối năm học đối với học sinh lớp 5
- Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của học sinh
- Mô tả từ vựng tiếng anh qua ngôn ngữ cơ thể
- Ngày hội tiếng anh trường Tiểu học Hoàng Lương
- HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG LƯƠNG
- HỌC SINH THAM GIA CÂU LẠC BỘ SỞ THÍCH
- Học sinh cộng tác nhóm trong giờ học
- HỌC SINH PHẤN KHÍCH TRONG HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI TIẾNG ANH
- TRỒNG RAU
- HỌC SINH LỚP 3 CHUẨN BỊ CHO NGÀY HỘI TIẾNG ANH
- HỌC SINH LỚP 1 CHUẨN BỊ CHO NGÀY HỘI TIẾNG ANH
- "Đôi bạn cùng tiến" trong các lớp
- Tiết học với chủ đề: Sáng tạo với những nếp giấy gấp(Lớp 4)
- TRANH TRÍ THEO CHỦ ĐỀ
- LÒNG HAM MÊ ĐỌC SÁCH
- Học sinh hứng thú khi học tiết đọc thư viện
- Tháng 3 – tháng của đong đầy yêu thương!
- MÙA XUÂN QUÊ EM
- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM “CHÚC MỪNG SINH NHẬT”