TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG LƯƠNG

Tin từ đơn vị khác

Dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới của đan mạch

Môn học Mĩ thuật trong nhà trường tiểu học không nhằm đào tạo các em trở thành họa sĩ mà thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ của riêng mình trong cuộc sống hàng ngày. Điểm nổi bật của phương pháp dạy học mới môn Mĩ thuật là giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kĩ thuật trong một bài dạy như: Vẽ biểu cảm, Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Xây dựng cốt truyện, điêu  khắc và nghệ thuật biểu diễn...

          Với phương pháp mới, học sinh vừa học, vừa chơi, học sinh tự do sáng tạo, tự khám phá ra những điều mới mẻ.

 Phương pháp dạy học mỹ thuật mới nhằm phát triển khả năng sáng tạo, khả năng giao tiếp, kĩ năng trình bày sản phẩm của mình trước đám đông. Học sinh say mê học tập hơn không bị áp lực nhiều về mặt thời gian hoặc sợ mình không làm được.HS hứng thú hơn, ham thích hoạt động thể hiện rõ ở việc làm cá nhân, hoạt động theo nhóm. Không những thế nó còn mang lại niềm vui, sự sáng tạo, lòng đam mê trong từng sản phẩm do chính tay các em làm ra, qua vận dụng phương pháp mới giáo viên, học sinh sẽ có những tiết học Mĩ thuật nhẹ nhàng thoải mái và đầy tính sáng tạo.

Hoạt động nhóm lớn:  Thảo luận chọn nội dung trước một chủ đề học, nhằm phát triển năng lực quan sát, lắng nghe, giao tiếp

                 Phát triển năng lực kỹ năng và kỹ thuật thông qua các hoạt động

Tùy theo mỗi nội dung bài học mà các em có sự kết hợp nhóm theo mức độ khác nhau phù hợp với công việc.

                                    Sản phẩm: Sáng tạo từ những chiếc lá

Sản phẩm kết hợp nhiều chất liệu ( Vẽ, cắt, xé dán)

Trang trí : Vận dụng nhiều chất liệu có sẵn và kỹ thuật tạo hình

TRÌNH BÀY CHIA SẺ SẢN PHẨM TRƯỚC LỚP

+ Phát triển năng lực biểu đạt: học sinh ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật để diễn đạt sự trải nghiệm và thái độ của bản thân.

+ Phát triển năng lực phân tích và trình bày: Thông qua các hoạt động trình bày về tác phẩm của mình, tham gia giải thích, phân tích, nhận xét về nghệ thuật, kỹ thuật thể hiện tác phẩm.

+ Năng lực giao tiếp và đánh giá: Học sinh tham gia giao tiếp, thảo luận và đánh giá tất cả các hoạt động trong tiết Mĩ thuật, đánh giá những gì đã làm được và cần chia sẻ rút kinh nghiệm

Tác giả: Trường tiểu học Ngọc Sơn

Xem thêm

HS TRƯỜNG TH HOÀNG LƯƠNG MÚA THEO PHONG CÁCH ẤN ĐỘ
BÀN TAY NĂN BỘT KHỐI 4
HS TRƯỜNG TH HOÀNG LƯƠNG VUI VĂN NGHỆ
TIẾT DẠY BÀN TAY NĂN BỘT
SINH HOẠT KHỐI 4 CHUYEN ĐỀ TIẾNG VIỆT