TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG LƯƠNG

Tin từ đơn vị khác

HỒ CHÍ MINH - CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

1,Quê hương, gia đình, thời niên thiếu và những hoạt động yêu nước đầu tiên(1890 - 1911)

*Thời thơ ấu ở quê hương

Nguyễn Sinh Cung, tên thời thơ ấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh ngày 19-5-1890(1), Tại làng Hoàng Trù( còn gọi là làng Trùa), thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Phụ thân của Nguyễn Sinh Cung là ông Nguyễn Sinh Sắc, sinh năm 1862.

Do cha mẹ mất sớm, từ nhỏ Nguyễn Sinh Sắc đã phải chăn trâu cắt cỏ giúp anh. Mặc dù cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng Nguyễn Sinh Sắc rất ham mê học tập trong làng ai cũng khen. Tiếng đồn lan khắp xã. Cụ Hoàng Xuân Đường thương một thiếu niên mồ côi, quí đức tính cần cù, ham học, lại hiểu rõ gia cảnh của Nguyễn Sinh Sắc, bèn bàn với anh là Nguyễn Sinh Thuyết xin đem về nuôi, cho ăn học.

Thấy Nguyễn Sinh Sắc say mê học hành, chăm chỉ lao động, năm 1883, cụ Hoàng đã không câu nệ tập tục phong kiến, cho Nguyễn Sinh Sắc thành hôn với người con gái đầu Hoàng Thị Loan, dựng cho hai vợ chồng một căn nhà nhỏ ba gian ở góc vườn. Ông Sắc vừa giúp vợ làm ruộng, vừa học tập, bà Loan có thêm nghề dệt vải để lo cuộc sống gia đình. Bà là phụ nữ cần mẫn đảm đang, giàu lòng thương người. Trong căn nhà ấm cúng đó, năm 1884, bà Hoàng Thị Loan sinh con gái đầu lòng Nguyễn Thị Thanh; năm 1888 sinh con thứ hai là Nguyễn Sinh Khiêm. Nguyễn Sinh Cung là con thứ ba trong gia đình(2). Những người con của ông Nguyễn Sinh Sắc lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha mẹ, chăm công việc và rất thương người.

Năm 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc đậu cử nhân kỳ thi hương tại trường thi Nghệ An. Hồi đó những người đỗ cử nhân, tú tài được cả làng, cả xã kính nể, nên có người thường coi mình cao hơn người khác, nhưng ông cử nhân Nguyễn Sinh Sắc thì vẫn giữ nếp sống và thái độ  cư xử thân mật, gần gũi với bà con trong xóm, ngoài làng.

 *ở Kinh Đô Huế

Sau khi đỗ cử nhân năm 1895 ông Nguyễn Sinh Sắc vào Huế thi hội, nhưng năm đó ông không đỗ. Quyết chí học hành cho đến nơi đến chốn, ông xin vào học trường Quốc Tử Giám lúc bấy giờ đặt làng An Ninh Thượng cách thành phố Huế 7 km về phía Tây. Hồi đó những người ở tỉnh xa vào học Quốc Tử Giám phải khá giả mới có tiên trọ học. Còn những người nghèo thường phải đưa cả gia đình đi theo để vừa học vừa kiếm sống nuôi nhau. Cuối năm 1895, ông Sắc trở về làng đưa vợ và hai con trai vào Huế.

Năm 1898, khoa Mậu Tuất, ông Sắc dự thi hội lần thứ hai nhưng vẫn không đỗ. Cuộc sống gia đình càng thêm chật vật, khó khăn. Được một người quen giới thiệu, ông Nguyễn Sinh Sắc về dạy học ở làng Dương Nỗ, cách thành phố Huế 6 km về phía Đông (Nay thuộc xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế).

Chính tại làng Dương Nỗ, Nguyễn Sinh Cung bắt đầu học chữ Hán, tập viết chữ trong cuốn sách Tập đồ hàng tư (3).

Với trí nhớ tốt, các bài học Nguyễn Sinh Cung chỉ đọc ba bốn lần là thuộc(4)..

Năm 1900, Nguyễn Sinh Sắc được cử đi coi thi ở trường thi hương Thanh Hóa. Ông đưa Nguyễn Sinh Khiêm cùng đi để đỡ đần ông, còn Nguyễn Sinh Cung thì về sống với mẹ trong nội thành Huế.

Cuối năm 1900, bà Hoàng Thị Loan sinh người con thứ tư. Cha và anh đi vắng, Nguyễn Sinh Cung vừa tự học, vừa giúp mẹ chăm sóc em mà bà con thường gọi là bé Xin(1), nhưng bé Xin quá yếu cũng qua đời sớm.

Ngày 22 tháng chạp năm Canh Tí (tức ngày 10-2 năm 1901) bà Hoàng Thị Loan lâm bệnh và đột ngột qua đời ở Huế(5).

Được tin vợ qua đời, ông Nguyễn Sinh Sắc vội vã trở lại Huế, đưa con về quê.

Hơn 5 năm sống ở chốn kinh thành, Nguyễn Sinh Cung thấy được nhiều điều mới lạ.

*Từng bứơc trưởng thành trên quê hương:

 Trở lại quê hương, ông Nguyễn Sinh Sắc thu xếp tạm ổn cuộc sống cho các con, nghe lời khích lệ của bà con trong họ, ngoài làng, ông lại tạm biệt quê hương, vào Huế dự kì thi hội năm Tân Sửu đời Thành Thái thứ 13 (tức năm 1901). Lần đi thi này ông mang tên mới là Nguyễn Sinh Huy.

 ở lại quê hương Nguyễn Sinh Cung được bà ngoại gửi đi học chữ Hán.

 Tại khoa thi năm đó ông Nguyễn Sinh Huy đỗ phó bảng(6).

Mấy tháng sau(7) theo tục lệ thời ấy, ông Nguyễn Sinh Huy đưa ba người con về sống ở Kim Liên, quê nội. Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung, thế hệ thứ mười hai kể từ khi dòng họ Nguyễn Sinh sống ở làng, được làm lễ vào làng với tên gọi mới là Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành.

Ông Nguyễn Sinh Huy quyết định gửi Nguyễn Tất Thành sang học với thầy Vương Thúc Quý đang mở lớp chữ Hán cho một số thiếu niên trong làng. Thấy Quý tuy đỗ cử nhân nhưng không ra làm quan. Ông muốn Nguyễn Tất Thành được học chữ của thầy, nhưng điều quan trọng hơn, đó là  học lòng yêu nước thương dân của thầy Quý.

Nhà thầy Quý còn là nơi lui tới của các sĩ phu yêu nước trong vùng. Nhiều khi Nguyễn Tất Thành được thầy sai tiếp nước cho những vị khách đặc biệt ấy, nhờ đó cậu thiếu niên Tất Thành dần dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnh nước mất nhà tan(8).

Lớn dần lên, càng đi  vào cuộc sống của nhân dân, Nguyễn Tất Thành càng thấm thía thân phận cùng khổ của người dân mất nước. Thuế khóa vốn đã nặng nề lại còn thêm thủ đoạn ăn cuớp trắng trợn và dã man của bọn hào lý. Cùng với thuế khóa là nạn bắt phu đi xây dựng thị xã Vinh, phu đi mở mang hệ thống đường giao thông trong tỉnh để thực dân Pháp có điều kiện thuận lợi vơ vét tài nguyên và ở đâu có nổi dậy đấu tranh thì  nhanh chóng điều quân đi đàn áp.

Tháng 9-1905, thực hiện Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, loại trường Pháp – bản xứ (école franco-indigène) đuợc mở tại Vinh, tỉnh lỵ của Nghệ An, với lớp đầu tiên của bậc tiểu học, thường gọi là lớp (curs préparatoire). Chương trình học nặng về tiếng Pháp, chỉ còn một số ít học chữ Hán. Nguyễn Tất Thành được phụ thân cho đi học ở Vinh

Tại trường tiểu học Vinh, Nguyễn Tất Thành chú ý đến ba từ được sơn vào gỗ, gắn ở phía trên bảng đen “LIBERTé, éGALITé, FRATERNITé” (Tự do- Bình đẳng- Bác ái). Anh tìm hiểu và biết đó là khẩu hiệu nổi tiếng của đại cách mạng Pháp năm 1789(9). Đối với anh, đó là những điều hoàn toàn mới lạ, khác với những điều mà anh đã học trong sách vở thánh hiền…, vì vậy rất tự nhiên, anh nảy ra ý muốn “tìm hiểu những gì ẩn dấu trong những  từ ấy”. Nhưng chưa hết năm học khoảng cuối tháng 4-1906, anh Thành phải nghỉ học để chuẩn bị cùng cha lên đường vào Huế.

*Tham gia biểu tình chống thuế tháng 4-1908

Vào Huế, cùng với anh, Nguyễn Tất Thành phải học lại lớp dự bị ở trường tiểu học Pháp- Việt Đông Ba, niên khóa 1906-1907 và tiếp theo đó học lớp sơ đẳng vào năm 1907-1908 với tên mới là Nguyễn Sinh Côn(10).

Tháng 4-1908, vào gần cuối năm lớp sơ đẳng của anh Thành, kinh đô Huế lại xôn xao, náo động về một sự kiện mới: bị mất mùa liên tiếp 3 năm, nông dân 6 huyện của tỉnh Thừa Thiên kéo nhau rầm rập về kinh thành. Bà con vây quanh tòa Khâm sứ ở cầu Tràng Tiền để đòi giảm sưu, giảm thuế. Nguyễn Tất Thành đã tham gia những cuộc biểu tình này. Thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp những người nông dân hiền lành.

 Năm học 1908-1909, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt chuyển sang học trường Quốc Học Huế(11).

 Tuy vốn tiếng Pháp còn ít ỏi, Nguyễn Tất Thành bắt đầu tiếp xúc với sách báo Pháp, bao gồm cả sách báo mượn của những người lính lê dương trong quân đội Pháp. “Những người lính lê dương này đọc đủ thứ. Họ là những kẻ chống đối về bản chất” (12).

Sau khi tham gia cuộc biểu tình chống thuế, Nguyễn Tất Thành bắt đầu bị bọn cảnh sát theo dõi và nhà trường để ý đến anh. Bọn quan cai trị thực dân khiển trách Nguyễn Sinh Huy về việc con trai ông phát ngôn bài  Pháp(13).

Khoảng hạ tuần tháng 5-1909, Nguyễn  sinh Huy có mặt ở Bình Định để  chấm thi, sau đó, được bổ nhiệm chức đồng phủ lãnh chức tri huyện Bình Khê(14).

Cuối năm đó, Nguyễn Tất Thành rời trường Quốc học, theo phụ thân vào Bình Định(15)

 Đến Bình khê, Nguyễn  Tất Thành được gửi học tiếp chương trình lớp nhất (cours supéricur) với thầy giáo Phạm Ngọc Thọ lúc ấy đang dạy ở truờng tiểu học Pháp- Việt Quy Nhơn. Ông hiểu khả năng và chí hướng người con trai thứ của mình, nên đã tạo điều kiện cho anh tiếp tục học lên.

Tháng 1-1910, Nguyễn Tất Thành được một tin không vui, ông Nguyễn Sinh Huy bị “triệu hồi” chức tri huyện Bình Khê, bị triều đình gọi “lại kinh hậu cứu” (trở về kinh đô để xem xét sau).

 Với sự giúp đỡ của thầy giáo Phạm Ngọc Thọ, Nguyễn Tất Thành hòan thành chương trình tiểu học vào khoảng tháng 6-1910. Trước biến cố mới của gia đình, anh không theo cha trở về Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam.

*Tìm đường ra nước ngoài

Anh Thành đến Phan Thiết vào cuối tháng 8-1910(16). Nhờ gặp được một người có mối quan hệ từ trước với phụ thân, anh được giới thiệu vào làm trợ giáo môn thể dục(17) tại Trường Dục Thanh, đúng vào dịp nhà trường mới khai giảng.

Đầu tháng 2-1911, thầy giáo Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Anh ở tạm trú tại các chi nhánh của Liên Thành công ty đặt tại Sài Gòn, như nhà số 3, đường Tổng đốc Phương (nay là số 5, đường Châu Văn Liêm); nhà số 128, Khánh Hội, v.v. (18).

Anh đi vào xóm thợ, làm quen với những thanh niên cùng lứa tuổi đang làm thợ hay học nghề ở Trường kỹ nghệ thực hành (école pratique d’ industrie), Trường đào tạo thợ máy á Đông ở Sài Gòn  (école dé mécaniciens  Asiatiquess de Sai Gòn); anh cũng làm quen với những hiệu giặt là ở gần cảng Nhà Rồng, chuyên nhận giặt quần áo cho các thủy thủ trên tàu của Pháp để xin làm việc trên tàu. Anh đang tìm cách thực hiện những chuyến đi xa.

Ngày 3-6-1911, một thủy thủ của tàu dẫn Nguyễn Tất Thành, với tên mới là Văn Ba, lên tàu gặp thuyền trưởng Maixen (Maisen) và được nhận vào làm phụ bếp trên tàu.

 

 

Ngày 5-6-1911, tại cảng Sài Gòn, trên con tàu Amiral Tatouche Tréville, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc. Ảnh tư liệu: TTXVN

 

Ngày 5-6-1911, tàu Amiran Latusơ Tơrêvin rời bến cảng Sài Gòn đi Mácxây (Marseille), mang theo một người thanh niên Việt Nam đầy lòng yêu nước, thương dân, ôm ấp một hoài bão lớn lao: tìm hiểu nền văn minh của thế giới, ra sức học hỏi để về giúp nước. Một giai đoạn mới, một bước ngoạt mới mở ra trong cuộc đời Nguyễn Tất Thành.

2, Từ người yêu nước trở thành chiên sĩ cộng sản( 6/ 1911- 12/ 1920)

* Lên đường sang phương Tây qua châu Phi , Mỹ  và trở lại Pháp. Những hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tham gia Đảng Xã hội và bản Yêu sách của nhân dân An Nam

Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc lên đường sang phương Tây, Với chân phụ bếp trên tàu, hằng ngày anh Ba phải làm việc từ 4 giờ sáng, quét dọn sạch sẽ nhà bếp lớn, sau đó, đốt lò, đi khuân than, xuống hầm lấy rau, thịt cá, nước đá… Anh làm việc trong nhiêt độ không bình thường: trong bếp thì rất nóng, ở dưới hầm thì rất lạnh. Anh phải vác nặng từ dưới trèo lên những bậc thang khi con tàu đang tròng trành vì sóng biển. Xong các việc trên, anh phải dọn cho bọn chủ bếp người Pháp ăn. Rồi nhặt rau, rửa xoong chảo, đốt lò lại. Nhà bếp phải lo ăn cho hàng trăm người nên các đồ dùng nấu ăn đều to, nặng. Công việc bận rộn vất vả suốt cả ngày, đến 9 giờ tối mới xong. Mỗi tháng, bọn chủ trả cho anh 45 phrăng là hạng tiền công rẻ mạt.

Với thái độ thân mật, lễ độ với mọi người, anh Ba được các bạn cùng làm trên tàu yêu mến, sẵn sàng giúp đỡ, chỉ bảo những việc còn mới lạ. Sau khi làm xong việc, anh tranh thủ học tập, đọc hoặc viết đến 11, 12 giờ đêm mới nghỉ, để 4 giờ sáng hôm sau lại bắt tay vào những công việc của một ngày mới.

Sau một tháng trời lênh đênh trên biển cả và ghé lại mộ số cảnh để trao đổi hàng, tiếp thêm nhiên liệu, nứơc ngọt, thực phẩm, ngày 6-7-1911, tàu cập bến Mácxây.

Tại Mácxây, ngày 15-9-1911, anh viết thư gửi Tổng thống và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp, ký tên Nguyễn Tất Thành, xin được vào học Trường Thuộc địa(19) với “ý muốn trở thành có ích cho đồng bào tôi, muốn cho họ được hưởng những lợi ích của học thức”.

Tháng 10-1911, Pari đã trả lời từ chối yêu cầu của anh.

Đi qua châu Phi và những năm tháng ở Mỹ, Anh

Năm 1912, Nguyễn Tất Thành đang làm vườn cho ông chủ hãng Sácgiơ Rêuyni thì được biết sắp có một chuyến tàu chở hàng đi vòng qua châu Phi, anh vui vẻ nhận lời vì “muốn đi xem các nước”.

Nguyễn Tất Thành theo con tàu tiếp tục đi qua Máctiních (Martinique) (Trung Mỹ), Urugoay và áchentina (Nam Mỹ) và dừng lại ở nước Mỹ cuối năm 1912.

Nguyễn Tất Thành từng đến thăm quận Brúclin (Brooklyn) của thành phố Niu Oóc (New York).

Anh thường đi xe điện ngầm tới khu Háclem (Harlem), để tìm hiểu nguồn gốc lịch sử, cuộc đấu tranh chống áp bức giai cấp và kỳ thị chủng tộc của người da đen.

Khoảng giữa năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo con tàu rời Mỹ trở về Lơ Havơrơ đi Anh, như anh nói để học tiếng Anh và xem nước tự nhận là “mặt trời không bao giừ lặn” trên đế quốc của mình hiện tình ra sao.

Để có tiền sống, mới đầu Nguyễn Tất Thành xin làm việc quét tuyết cho một trường học. Sau đó, anh xin chân đốt lò ở trung tâm sưởi ấm của thành phố London. Đây là một công việc rất nặng nhọc: trong hầm hết sức nóng, ra ngoài trời cực kỳ rét, không có đủ quần áo, anh bị cảm, phải nghỉ làm việc hai tuần. Với sô tiền nhỏ dành dụm được, anh trả tiền thuê phòng ở, ăn và trả công thầy dậy tiếng Anh gần hết, Nguyễn Tất Thành phải đến Sở tìm việc và được giới  thiệu làm thuê ở khách sạn CácLơTơn (Carlton) tại thủ đô LuânĐôn (London).

- Trở lại Pháp hoạt động trong phong trào…

 Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp(20) và cư trú ở Pari.

Khi mới đến Pari, đầu tiên anh Nguyễn được bố trí náu mình trong một căn buồng ở phố  Saron (Charonme), sau được một đồng chí người Italia thu xếp đến ở nhà một đồng chí tên là Moktar người Tuynidi ở quận 13(21). Sau khi đã được các đồng chí Xã Hội Pháp kiếm cho thẻ lao động hợp pháp, giữa năm 1919, anh dọn đến nhà số 10, phố Xtốckhôm (Stockholm), rồi lại chuyển đến số 56, phố Mơxiơ lơ Pơranhxơ (Monsieurr le Prince). Nhờ lăn lộn trong quần chúng lao động ở khu phố Êpinét (ếpinette) nghèo nàn, giữa Pari hoa lệ đó, anh Nguyễn đã nhanh chóng đến được với phái tả của cách mạng Pháp.

Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã Hội Pháp.

Khi được hỏi vì sao vào Đảng, anh trả lời: Chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: “Tự do, Bình Đẳng, Bác ái”.

- Bản yêu sách của nhân dân An Nam

Nhân Hội nghị các nước đế quốc họp ở Vécxay (Versaillé), có đại biểu chính phủ các nước thắng trận: Mỹ, Anh, Pháp, ý, Nhật, Bỉ, v.v một bên, và nước thua trận là Đức một bên, những người yêu nước Triều Tiên, Ai Cập,  Trung Quốc… đưa yêu sách của mình đến Hội nghị và mong được xem xét, giải quyết.

Thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước, Nguyễn ái Quốc tới lâu đài Vécxay trao bản Yêu sách cho văn phòng Hội nghịsau đó lần lượt gửi bản Yêu sách đến các đoàn đại biểu các nước Đồng minh dự Hội nghị, trong đó có đoàn đại biểu chính phủ Mỹ. Hầu hết các đoàn đại biểu đều có thư trả lời Nguyễn ái Quốc.

Sau khi bản Yêu sách bằng tiếng Pháp được in vào ngày 18-6-1919, Nguyễn Tất Thành còn tự tay viết Yêu sách bằng hai thứ chữ: một bản bằng chữ quốc ngữ theo thể văn vần, nhan đề Việt Nam yêu cầu ca và một bản chữ Hán nhan đề An Nam nhân dân thỉnh nguyện thư, chụp in thành truyền đơn. Nguyễn Tất Thành cùng một số kiều bào trong Hội người Việt Nam yêu nước đem phân phát trong các cuộc hội họp, mít tinh, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ,…

Những bài báo đầu tiên chống chủ nghĩa…

Từ yêu cầu của thực tiễn đấu tranh, Nguyễn ái Quốc thấy cần phải học viết báo để tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Phong trào công nhân và Chủ nghĩa xã hội ở Pháp đã đưa anh đến với hoạt động báo chí.

Nguyễn ái Quốc kiên trì học tập, học tiếng Pháp, học cách viết báo, ngày đi làm, tối đi hội họp, mittính, tuy khá vất vả, nhưng anh vẫn cố gắng viết để tố cáo tội ác của bọn thực dân.

Bài báo đầu tiên của Nguyễn ái Quốc, đúng với tính cách một bài báo, là bài báo Vấn đề dân bản xứ, đăng báo L’Humanité ngày 2-8-1919(22).

Lên án Chủ Nghĩa Thực Dân, Thúc Đẩy Sự Nghiệp Giải Phóng Các Dân Tộc Thuộc Địa (1921 – 6-1923)

- Nhà số 9 ngõ Côngpoăng

ở Pari, Nguyễn ái Quốc sống chủ yếu băng nghề in phóng ảnh. Do việc làm không ổn định, tiền kiếm được ít, giá sinh hoạt mỗi ngày một đắt đỏ, đời sống gặp nhiều khó khăn nên anh còn phải nhận làm thêm việc vẽ quạt, lọ hoa và chao đèn bằng sơn màu.Từ khi ký tên thay mặt nhóm người yêu nước Việt Nam vào bản yêu sách 8 điểm, sự tìm kiếm việc làm của Nguyễn ái Quốc càng khó khăn, do có sự can thiệp của cơ quan an ninh Pari đối với những chủ hiệu thuê anh làm.

Sau ngày 14-7-1921, Nguyễn  ái Quốc rời ngôi nhà số 6, Vila đề Gôbơlanh đến nơi mới tại gác 2 nhà số 9 ngõ Côngpoăng (compoint). Đó là một căn phòng rộng 9 mét vuông cũ kỹ, nhỏ bé nằm trong ngõ cụt thuộc một khu phố nghèo ở Pari, trong những năm ấy vẫn chưa có ánh sáng điện. Căn phong cho thuê trang bị rất sơ sài: một cái giường cá nhân bằng sắt, một cái bàn nhỏ, một chiếc ghế, một cái tủ áo và vài thứ đồ dùng rẻ tiền.

Công việc kiếm ăn bấp bênh như vậy, nên khi có việc kiếm được tiền, anh vẫn phải tiết kiệm, đề phòng lúc thất nghiệp hay đau ốm. Anh ăn uống tằn tiện, mua những món ăn rẻ tiền: nấu cơm trên bếp đèn cồn với một con cá mắm hoặc một ít thịt, sáng ăn một nửa và dành một nửa đến chiều. Có khi chỉ một chiếc bánh mì với một chiếc pho mát là đủ ăn cho cả ngày.

Về mùa đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, anh để một viên gạch vào cạnh lò bếp, chiều về anh lấy viên gạch ra, bọc vào trong những tờ báo cũ, để xuống giường cho nắm cho đỡ rét.

Thường thường, anh chỉ đi làm việc buổi sáng, còn buổi chiều đến thư viện hoặc đi dự những buổi nói chuyện chính trị để nâng cao hiểu biết hay tham dự các buổi míttinh. ở đó anh cũng tham gia phát biểu tranh luận và  khéo léo lái những đề ttài thảo luận sang vấn đề thuộc địa nhằm lên án tội ác của bọn thực dân

- Tham gia đại hội lần thứ  I

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Đảng Cộng sản Pháp họp ở Pari từ ngày 21 đến  ngày 24-10-1922(23). Nguyễn ái Quốc lại được cử làm đai biểu.

Theo lời đề nghị tích cực của Nguyễn ái Quốc, Đại hội đã biểu quyết thông qua Lời kêu gọi những người bản xứ ở các thuộc địa do Ban nghiên cứu thuộc địa đệ trình, với tác giả soạn thảo là Nguyễn ái Quốc và ápđen Kađe.

Nguyễn ái Quốc còn tham gia các Hội nghệ thuật và khoa học, Hội những người bạn của nghệ thuật.Những hội này hàng tuần tổ chức những cuộc đi thăm các bảo tàng, nhà máy, phòng thí nghiệm, xưởng nghệ thuật, nhà hát, có những nhà chuyên môn hướng dẫn và giới thiệu.

Anh cũng vào Hội du lịch để được đi tham quan nhiều nơi ở Pháp , ý, Thụy Sĩ, Đức và cả Tòa thánh Vaticăng, không phải chỉ vì thích du lịch mà vì anh muốn biết những nước ấy tổ chức và cai trị như thế nào.

*Tham gia sáng lập hội  Liên Hiệp thuộc địa và Chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Le Paria (Người cùng khổ)

Được sự đồng tình và ủng hộ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn ái Quốc đã cùng với đại biểu các thuộc địa của Pháp có mặt ở Pari đứng ra vận động thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, một hình thức mặt trận của các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân Pháp thống trị, liên minh với giai cấp vô sản chính quốc cùng đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

Bản Tuyên ngôn của “Hội Liên Hiệp thuộc địa”, do  Nguyễn ái Quốc viết, được Hội đồng nhất trí thông qua trong cuộc họp ngày 28-5-1922.

Hội Liên Hiệp thuộc địa cho xuất bản tờ báo Le Paria làm cơ quan ngôn luận của Hội,  Nguyễn ái Quốc được Ban Chấp hành Hội phân công làm chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ báo.

Nguyễn ái Quốc trực tiếp phụ trách tờ báo từ số 1 đến số 15 (6-1923). Trước khi rời nước Pháp đi Liên Xô, anh vẫn còn chuẩn bị bài để lại cho các số sau. Trong thời gian đó, anh đã cho đăng trên 30 bài viết và tranh vẽ ký tên Nguyễn ái Quốc hoặc các bút danh đã được xác định. Có số anh viết tới 4 bài, có bài dài đăng liền trong hai số.

Nguyễn ái Quốc được Đảng Cộng sản Pháp coi là một thành viên sáng lập.

Nhân Hội nghị quốc tế Nông dân và Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản dự định triệu tập vào cuối năm 1923,  Nguyễn ái Quốc được chính thức mời qua Nga tham dự và phát biểu về vấn đề thuộc địa.

Ngày 13-6-1923, từ ga Đuy No (Du Nord), anh lên tàu rời Pari.

 3- Những hoạt động trong phong trào công sản quốc tế(1923-1924)

*Lần đầu đến đất nước Liên Xô

Nguyễn ái Quốc lưu lại trên đất Đức từ ngày 18 đến ngày 22-6-1923, chờ tàu biển đi Liên Xô.

Ngày 27-6-1923, anh được đưa xuống tàu biển, mang tên nhà cách mạng Các Lipnếch, rời Hămbuốc và đến cảng Pêtơrôgrát: ngày 30-6-1923. Làm xong thủ tục nhập cảnh, ít ngày sau, Nguyễn ái Quốc được bố trí lên xe lửa đi Mátxcơva.

 *Hoạt động ở quốc tế nông dân

Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân được triệu tập và khai mạc ngày 10-10-1923 trong cung Anđrâyépxki ở Kremli. Tham dự Hội nghị có 158 đại biểu, trong đó có 122 đại biểu chính thức, đại biểu cho nông dân của 40 nước trên thế giới. Nguyễn ái Quốc được mời tham dự với tư cách là đại biểu chính thức của nông dân Đông Dương.

Với những ý kiến đóng góp tích cực, có giá trị lớn về lý luận và thực tiễn. Nguyễn ái Quốc đã giành được sự tín nhiệm của các đại biểu các nước. Ngày 17-10-1923, Hội đồng Quốc tế Nông dân họp phiên đầu tiên, bầu Người vào Đoàn Chủ tịch gồm 11 ủy viên, trong đó Nguyễn ái Quốc là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa(24).

* Vào trường Đại học phương Đông

Trường Đại học Cộng sản của những người lao động phương Đông – gọi tắt là Trường Đại học phương Đông - được thành lập ngày 21-4-1921, trực thụôc Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Nhiệm vụ của trường là đào tạo cán bộ cách mạng cho các nước phương Đông và các nước cộng hòa Trung á của Liên Xô.

Nguyễn ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên vào học Trường Đại học phương Đông.

Trong thời gian học tập ở Trường Đại học phương Đông, Nguyễn ái Quốc đã trao đổi với nhóm thanh niên Trung Quốc ở trường, tập hợp những tư liệu do họ cung cấp và viết thành cuốn Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc(25).

Sau khi học xong lớp ngắn hạn của Trường Đại học phương Đông, trong khi chờ đợi chuyến lên đường về Châu á, Nguyễn ái Quốc được nhận vào làm cán bộ của Ban phương Đồng Quốc tế Cộng sản theo quyết định, do Pêtơrốp ký, đề ngày 14-4-1924.

* Những bài báo viết trên đất nước Liên Xô

Trong thời gian ở Liên Xô, ngoài việc tiếp tục gửi bài, chăm lo cho sự tồn tại và phát triển của tờ báo Le Paria, Nguyễn ái Quốc còn viết nhiều bài gửi đăng tập san của Quốc tế Cộng sản, báo L’ Humanité, La Vie Ouvrière và báo Pravđa.

* Hoàn thành tác phẩm

Bản án chế độ thực dân Pháp

Trong những ngày ở Liên Xô, Nguyễn ái Quốc đã có điều kiện hoàn thành Bản án chế độ thực dân Pháp.

Cuốn sách gồm 12 chương và một phụ lục, đề cấp đến ba nội dung lớn: Tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp; sự thức tỉnh của các dân tộc thuộc địa; và phương hướng đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc theo đường lối của Quốc tế Cộng sản.

*Báo cáo Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ

Theo những tin tức nhận được, Nguyễn ái Quốc biết sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất hiện có nhiều thanh niên yêu nước Việt Nam đang có mặt ở Quảng Câu. Họ có thừa nhiệt huyết nhưng chưa có tổ chức và thiếu một đường lối đúng đắn trong hoạt động. Nguyễn ái Quốc nóng lòng được tới niềm Nam Trung Quốc để “tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập”.

Sau nhiều lần đề đạt, nguyện vọng của Nguyễn ái Quốc được Quốc tế Cộng sản chấp nhận. Với tư cách là ủy viên Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời ủy viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn ái Quốc được giao trách nhiệm theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu á(26).

Một ngày cuối tháng 10-2924, Nguyễn ái Quốc rời Mátxcơva đi xuống Xibêri, nghỉ lại ở Vlađivôxtốc rồi xuống tàu viễn dương của Liên Xô, đi Trung Quốc. Người đến Quảng Châu ngày 11-11-1924.

II từ sự kiện thành lập đảng cộng sản việt nam đến cuộc kháng chiến chống thực dân pháp thắng lơi:

1, Chuẩn bị điều kiện sáng lập Đảng cộng sản việt nam( 11/1924- 2/1930)

* xây dựng tổ chức cách mạng theo khuynh hướng macxit

Lúc đó Người lấy bí danh là Lý Thụy, làm phiên dịch trong văn phong của Đoàn cố vấn Xôviết tại Quảng Châu.

Nguyễn ái Quốc xây dựng tổ chức cách mạng của mình tuần tự theo từng bước – từ tiếp xúc, tìm hiểu những người yêu nước Việt Nam đang hoạt động ở niềm Nam Trung Quốc lập ra nhóm bí mật làm hạt nhân, sau đó lập ra một tổ chức cách mạng (sau này là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên) và cuối cùng, đặt nó trong mối liên hệ với phong trào cách mạng châu á, tức là trong Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức.

Sau đó, Nguyễn ái Quốc tiến tới thành lập một tổ chức có tính chất quần chúng rộng hơn nhằm tập hợp những thanh niên yêu nước trong và ngoài nước. Tháng 6-1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời, công bố chương trình, điều lệ của mình, nói rõ mục đích của Hội là “làm cuộc cách mệnh dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành lại độc lập cho xứ sở), sau đó làm cách mệnh thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản)”(27).

* Báo Thanh Niên và tác phẩm Đường Kách mệnh

Cùng với việc đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị, quân sự, Nguyễn ái Quốc chủ trương xuất bản sách và báo chí, làm phương tiện tuyên truyền.

Báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra số đầu vào ngày 21-6-1925 tại Quảng Châu.

Báo Thanh niên tập trung tuyên truyền xoay quanh những chủ đề chính sau đây:

1- Đế quốc và thuộc địa.

2- Cách mạng và cải lương.

3- Vì lẽ gì người Việt Nam chưa làm cách mạng được? Những trở ngại về tư tưởng và tổ chức cần vượt qua.

4- Đảng cách mạng - Đảng Cộng sản.

5- Cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới.

6- Đảng cách mạng và mặt trận dân tộc thống nhất.

7- Hướng tới phát động một phong trào đấu tranh của quần chúng.

8- Học tập kinh nghiệm các cuộc cách mạng thế giới.

9- Học tập lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin.

Từ tháng 6-1925 đến tháng 4-1927, tức là thời kỳ có sự chỉ đạo trực tiếp của người sáng lập, Thanh niên ra được 88 số (28)

* Sát cách chiến đấu cùng nhân dân Trung Quốc thời đại cách mạng ở Quảng Đông.

Trong những năm tháng hoạt động ở Trung Quốc, Nguyễn ái Quốc không chỉ quan tâm tới việc tổ chức lực lượng cách mạng Việt Nam, mà còn tham gia những hoạt động giúp đỡ phong trào cách mạng các nước trong khu vực, đặc biệt là phong trào cách mạng sôi sục của Trung Quốc những năm 1925-1927.

Nguyễn ái Quốc là một chiến sĩ quốc tế đã cùng với các đồng chí Trung Quốc, ấn Độ, Triều Tiên, Miến Điện, tích cực vận động thành lập một tổ chức cách mạng có tính chất quốc tế. Ngày 9-7-1925, Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ra đời, nhằm đoàn kết các dân tộc nhỏ yếu bị áp bức trong một tổ chức cách mạng vì mục tiêu cao cả: giải phóng đất nước khỏi sách thực dân, đưa các dân tộc bị nô lệ vào con đường ấm no, hạnh phúc. Nguyễn ái Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong tổ chức đó: từ đầu năm 1926, sau khi cải tổ, Người được bầu là Bí thư của Hội kiêm ủy viên phụ trách tài chính. Là người biết nhiều ngoại ngữ, Hội đã giao cho Người thảo các bức điện, thư thăm hỏi gửi các tổ chức và các nước trên thế giới. Ngày 14-5-1926, Người đã thảo bản Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp các dân tộ bị áp bứcủng hộ công nhân bãi công ở Anh, điện thăm hỏi và ủng hộ phong trào cách mạng ở các nước Xyri, Marốc, Triều Tiên, Việt Nam, v.v...(29).

Cuộc đảo chính phản cách mạng của Tưởng không chỉ gây tổn hại lớn cho Đảng Cộng sản Trung Quốc và phong trào cách mạng Trung Quốc mà còn gây nên những mất mát đáng kể cho phong trào cách mạng của các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Sau vụ  chính biến đó, những người cách mạng Việt Nam đang hoạt động trên đất Trung Hoa cũng trở thành đối tượng của sự khủng bố. Vì vậy, từ sau tháng 4-1927, Nguyễn ái Quốc không thể tiếp tục ở lại Quảng Châu.

Nguyễn ái Quốc rời Quảng Châu đi Hương Cảng với hy vọng có thể tiếp tục công việc ở đó. Nhưng mật thám Anh bắt Người phải rời Hương Cảng trong vòng 24 tiếng. Người đi Thượng Hải. ở đấy, bọn Quốc dân Đảng cũng đang tiến hành những đợt khủng bố gắt gao. Để che mắt bọn chúng, Người đã đóng vai một nhà buôn giàu, thuê khách sạn hạng sang. Biết không thể ở lại lâu được, Người quyết định rời Thượng Hải trên một chiếc thuyền buôn đi Vlađivôtxtốc để lại phía sau những kỷ niệm sôi nổi, hào hùng của một quãng đời mình trên đất nước Trung Hoa.

* Trở lại Mátxcơva, tìm đường về gần quê hương

Mùa hè năm 1927, Nguyễn ái Quốc trở lại Mátxcơva, được bạn bè và đồng chí trong Quốc tế Cộng sản vui mừng đón Người tư chiến trường nóng bỏng trở về. Sau những ngày vui sum họp, Quốc tế Cộng sản bố trí cho Người đi an dưỡng ở Crưm để lấy lại sức khỏe, chuẩn bị cho những đợt công tác mới.

Trung tuần tháng 11-1927, Nguyễn ái Quốc rời Mátxcơva đi Đức và sau đó bí mật đi Pháp. Đầu tháng 12-1927, từ Pháp, Nguyễn ái Quốc đi dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống đế quốc tại Brúcxen, thủ đô nước Bỉ. ít lâu sau, Người bắt được liên lạc với đại diện Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Pháp. Trong những cuộc tiếp xúc, Người đã trao đổi nhiều ý kiến với Ban lãnh đạo Đảng và đã thẳng thắn phê bình về sự hoạt động kém cỏi của Ban Nghiên cứu thuộc địa, đồng thời đưa ra những kiến nghị cụ thể và sát hợp.

Dẫu hết sức bí mật nhưng cuối cùng mật thám Pháp cũng đã đánh hơi được sự có mặt của Nguyễn ái Quốc ở Pháp. Trước tình hình đó, Người quyết định thay đổi hành trình: đột ngột bí mật quay trở lại Đức vào trung tuần tháng 12-1927 chờ dịp thuận lợi khác. Trong thời gian chờ đợi, Người nhận làm phóng viên cho tờ Die Welt (Thế giới), gửi thư từ trao đổi với những tổ chức quan trọng, chuẩn bị giấy tờ cho cuộc hành trình xích gần lại quê hương. Cuối tháng 4-1928, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản ra quyết định đồng ý để Người được trở về Đông Dương.

Sau khi nhận đủ giấy tờ cần thiết cho cuộc hành trình, Nguyễn ái Quốc rời Béclin qua Thụy Sĩ để đến Italia. Tại biên giới Thụy Sĩ – Italia, Người bị cảnh sát gây khó dễ nhưng rồi cũng qua được. Đến thành phố Milanô, Nguyễn ái Quốc nhanh chóng bắt liên lạc với đại diện Đảng Cộng sản Italia. Tiếp đó, Nguyễn ái Quốc đi Rôma. Tại đây, Người bị mật thám của Giáo hoàng tình nghi và hỏi giấy tờ. Người bình tĩnh trả lời những câu hỏi hiểm hóc của họ. Không có bằng chứng cụ thể cuối cùng họ phải để cho Người tự do. Sau đó, Người đi Napôli, thành phố cảng niềm Nam nước này. Từ đây, Người đáp tàu thủy Nhật Bản đi Xiêm đề về gần quê hương.

* Xây dựng lực lượng cách mạng trong Việt kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan)

Tháng 7-1928, Nguyễn ái Quốc tới Xiêm. Nước Xiêm là nơi có nhiều Việt kiều sinh sống.

Đầu tiên, Người tới Băng Cốc, từ đó Người đi Bản Đôn, thuộc huyện Phì Chịt, tỉnh Phítxanuloốc, nơi có cơ sở cách mạng của Việt kiều yêu bước. Để giữ bí mật, Người dùng một số bí danh như Thọ, NamSơn, Chín... Việt kiều ở đây thường gọi Người bằng cái tên thân mật và kính trọng là Thầu Chín, nghĩa là “ông già Chín”.

Cuối tháng 7-1923, Nguyễn ái Quốc rời Phì Chịt đến vùng Đông Bắc Xiêm, nơi có đông Việt kiều sinh sống như Uđon, Xa Vang, Na Khôn, Phu Mon, Noọng Khai.

Tại Uđon, Người đã mở lớp huấn luyện ngắn hạn cho các hội viên Chi hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Cũng tại đây, Người chọn một số sách Mácxít phổ thông dịch sang tiếng Việt như Nhân loại tiến hóa sử, A.B.C Chủ nghĩa cộng sản(30) v.v...

Nhằm giáo dục và cổ vũ tinh thần yêu nước trong Việt kiều, Nguyễn ái Quốc đã biểu dương cuộc đời và sự nghiệp của những anh hùng nổi tiếng trong lịch sử bằng thể loại thơ, kịch dễ hiểu.

Nhưng sự xuất hiện cùng một lúc nhiều tổ chức cộng sản tạo nên nguy cơ chia rẽ trong phong trào công nhân Việt Nam, làm suy yếu phong trào. Để đẩy lùi nguy cơ đó, tất phải thống nhất các tổ chức cộng sản lại thành một đảng duy nhất. Có như vậy, giai cấp công nhân Việt Nam mới đủ mức mạnh đảm đương sứ mệnh lịch sử của mình.

Theo dõi sát sao tình hình cách mạng đang diễn ra ở Đông Dương, Quốc tế Cộng sản đã ra Chỉ thị Nguyễn ái Quốc Về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương, ngày 27-10-1929, gửi cho các tổ chức cộng sản.

Cuối năm 1929, Nguyễn ái Quốc rời Xiêm và đến Trung Quốc ngày 23-12. Người gặp gỡ những chiến sĩ cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đây để tìm hiểu thêm tình hình, sau đó, Người đi Hương Cảng, chuẩn bị công việc cho Hội nghị hợp nhất.

Ngày 3-2-1930(31), Hội nghị hợp nhất các tổ chức đảng khai mạc tại nhà của một công nhân ở Cửu Long thuộc Hồng Kông.

Sau mấy ngày(32),  làm việc khẩn trương, Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn ái Quốc dự thảo.

Sau đó, theo ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản,  Nguyễn ái Quốc đã tiến hành một số công tác tại Xiêm (Thái Lan) và Malaixia, đóng góp công sức vào sự phát triển phong trào cách mạng ở các nước này. Sau khi thoát khỏi một cuộc vây bắt ở Xingapo (Singapore – lúc đó thuộc Malaixia) (33),, đầu tháng 5, Người trở lại Hồng Kông.

Đồng thời nhận được báo cáo về những hoạt động của Đảng trong quần chúng công nhân, binh lính, bồi bếp và bà con người Việt Nam buôn bán trong tô giới Pháp ở Thượng Hải. Nguyễn ái Quốc quyết định trực tiếp đi tìm hiểu, kiểm tra tình hình và giúp đỡ các đồng chí ở đó.

Trung tuần tháng 11-1930, Nguyễn ái Quốc từ Thượng Hải trở lại Hồng Kông và tiếp tục theo dõi và chỉ đạo cao trào cách mạng ở Việt Nam.

2, theo dõi và chỉ  đạo phong trào cách mạng ở trong nước (1930- 1941)

Sáng ngày 6-6, cảnh sát Anh bất ngờ bao vây ngôi nhà số 186, phố Tam Lung (Cửu Long), khi đó, chỉ có Nguyễn ái Quốc đang ở nhà. Nguyễn ái Quốc vừa kịp làm tín hiệu “động” xong thì một tên sĩ quan Anh và mấy tên cảnh sát Trung Quốc đã chĩa súng vào người, xích tay, đẩy lên xe bịt kín, giải về sở cảnh sát Hồng Kông.

Đúng vào lúc Nguyễn ái Quốc bị bắt đưa vào Sở cảnh sát cũng là lúc chúng dẫn Hồ Tùng Mậu đi ra để trục xuất khỏi Hồng Kông. Biết đồng chí Nguyễn ái Quốc đã bị bắt, Hồ Tùng Mậu chủ động tìm đến nhà ông Lôdơby (F.H. Loseby) một luật sư tiến bộ người Anh, lúc đó là Chủ tịch Công ty luật gia ở Hồng Kông để nhờ giúp đỡ.

Ngày 1-8-1931 mới mở phiên tòa đầu tiên xét xử vụ án Nguyễn ái Quốc – Tổng Văn Sơ.

Buổi xét xử công khai, nhưng trong ngoài tòa án đều có lệnh giới nghiêm vì “sợ ông Nguyễn ái Quốc trốn”. “Ông Lôdơby là luật sư chính của vụ án, nhưng người bào  chữa trước tòa lại là tiến sĩ Gienkin (Jenkin), bạn đồng nghiệp của luật sư”.

Ông Lôdơby và luật sư Gienkin đã sử dụng pháp luật của nước Anh để bảo vệ Tổng Văn Sơ.

Từ đấy cho đến tháng 9, tòa án họp 8 phiên nữa, chánh án thừa nhận hai điều sai (bắt và hỏi cung trái phép) nhưng vẫn quyết định trục xuất Tống Văn Sơ về Đông Dương. Luật sư Lôdơby phản đối kết luận của tòa án và chống án lên Hội đồng nhà vua ở Luân Đôn. Ông nhờ bạn là luật sư Nôoen Prít (Nowel Pritt) ở Luân Đôn giúp đỡ.

Tháng 7-1932, Nguyễn ái Quốc được luật sư Lôdơby cho biết nhờ Nôoen Prít, luật sư ở Luân Đôn, giúp đỡ, Hội đồng cơ mật nhà vua đã chấp nhận đơn kháng án và vụ án sẽ phải đem xử lại. Nhưng nếu sử lại, chính quyền Hồng Kông có thể mất uy tín vì không có chứng cớ. Điều này có khả năng đưa đến những hậu quả không tốt. Do đó, ông Lôdơby đã đồng ý với chính quyền Hồng Kông lặng lẽ trả tự do cho Tống Văn Sơ mà không cần phải xét xử thêm nữa.

Theo sự thỏa thuận, Tống Văn Sơ sẽ bị trục xuất khỏi Hồng Kông, đến nơi mình tự chọn lấy và nơi đó phải được giữ bí mật.

Ông bà Lôdơby mua cho Nguyễn ái Quốc một vé tàu thủy đi châu Âu. Tàu đến Xingapo, Nguyễn ái Quốc lại bị cảnh sát bắt và trả lại Hồng Kông, Lấy cớ ông Nguyễn đi vào thuộc địa không có giấy phép, nhà cầm quyền Hồng Kông lại bắt giam ông, Ông Lôdơby lại tận tình cứu giúp Nguyễn một lần nữa, bí mật thu xếp cho Nguyễn ái Quốc an toàn rời khỏi Hồng Kông.

ở Hạ Môn, Nguyễn ái Quốc đóng vai trò một nhà trí thức thượng lưu nhàn rỗi, nghỉ ngơi dạo chơi trong rừng, viết bài cho các báo địa phương bằng tiếng Anh với những tên ký khác nhau.

Vào khoảng tháng 7-1933, Nguyễn ái Quốc quyết định rời Hạ Môn lên Thượng Hải, tìm cách bắt liên lạc với Đảng.

Để che mắt bọn mật thám, Người tiếp tục đóng vai một thân sĩ quần áo sang trọng ở khách sạn đắt tiền nhưng đến tối thì “khóa cử phòng lại, ăn khoai trừ bữa và tự giặt lấy áo quần”.

Mùa thu năm ấy, được tin có một đoàn đại biểu hòa bình châu Âu sang các nước Viễn Đông tuyên truyền chống chiến tranh đế quốc; đọc báo, Người được biết trong đoàn có đồng chí Pôn Vayăng Cutuyariê, bạn cũ của Người từ những năm 20 trên đất Pháp. Tại đây Nguyễn ái Quốc và P. Vayăng Cutuyariê đã gặp được nhau.

Vào một buổi chiều cuối mùa xuân năm 1934, một chiếc tàu buôn Liên Xô trên đường về Vlađivôxtốc đã ghé qua Thượng Hải để sửa chữa lặt vặt. Thuyền trưởng được lệnh thả thang tàu đón một hành khách mặc áo dài Trung Quốc từ một chiếc thuyền nhỏ bước lên tàu... Mấy ngày sau, con tàu đã cặp bến cảng Vlađivôxtốp, đưa Nguyễn ái Quốc, người vừa thoạt khỏi nhà tù Víchtoria, trở về với gia đình Quốc tế Cộng sản.

* Trở lại Mátxcơva

Sau một thời gian dừng lại Vlađivôxtốc để hoàn thành thủ tục nhập cảnh vào Liên Xô, Nguyễn ái Quốc đã vượt đường xe lửa xuyên Xibia về Mátxcơva.

Mùa thu năm 1934, Nguyễn ái Quốc được nhận vào học Trường Quốc tế Lênin, là trường bồi dưỡng lý luận dành riêng cho cán bộ các đảng anh em. Kết thúc khóa học tại Trường Quốc tế Lênin(34),, Nguyễn ái Quốc nóng lòng trở về Tổ quốc.

* Nhận công tác tại Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa:

Trong khi chờ thời cơ về nước, vào khoảng mùa thu năm 1936, Nguyễn ái Quốc vào nhận công tác tại Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, ở số nhà 25 đại lộ Tvéckaia. Tại đây Người đã gặp gỡ và làm quen với nhiều chiến sĩ cách mạng ở một số nước châu á, nhờ đó, có những hiểu biết thêm tình hình cách mạng đang diễn ra ở các nước này.

Ngày 29-9-1938, Nguyễn ái Quốc rời Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, bỏ lại bản luận án đang viết dở. Một buổi chiều đầu tháng 10, Nguyễn ái Quốc đáp xe lửa rời Mátxcơva đi về phương Đông. Vì các tỉnh ven biển Trung Quốc đã bị Nhật chiếm đóng nên đến Nôvôxibiếcxcơ, hành  trình của Người chuyển xuống phía Nam, vượt biên giới Xô - Trung, vào Urumsi (Tân Cương). Trong những tháng năm ấy, Liên Xô đã viện trợ cho Trung Quốc nhiều phương tiện kỹ thuật chiến tranh. Hàng đoàn xe tải quân sự từ các ngả đến Anma Ata, vượt cửa Hữu nghị đi qua Kunda, một thị trấn ở sát biên giới Xô - Trung, vào Urumsi để đến Lan Châu.

Tại đây, Nguyễn ái Quốc được một cán bộ cao cấp  trong quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc đón và chuẩn bị cho một chứng minh thư Trung Quốc với tên Hồ Quang, cấp bậc là thiếu tá(35),.

Từ Lan Châu, theo đường dây của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Người đến Tây An.

ở Tây An vài hôm, Người cùng các đồng chí Trung Quốc “hộ tống” mấy chiếc xe bồ chở vải rách (để bên dép) đi Diên An.

Bấy giờ Diên An là “đất thánh cách mạng” của Trung Quốc.

Rời Tây An, Người đi xuống Quảng Tây để tìm cách về gần nước ta, khi đó Quảng Đông với Quảng Châu, Hồng Kông đều đã bị Nhật chiếm. Để giữ bí mật, Người đóng vai lính hầu của một cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dừng chân tại Quế Lâm, khi đó là tỉnh lỵ của Quảng Tây, Người ở trong trụ sở Văn phòng Quế Lâm của Bát lộ quân, vừa tham gia công việc của Bát lộ quân, vừa tìm cách liên lạc với trong nước.

Từ tháng 2-1939, Nguyễn ái Quốc rời Quế Lâm (Quảng Tây) cùng tướng Diệp Kiếm Anh đi Hoành Dương (Hồ Nam) tham gia lớp huấn luyện du kích tại Nam Nhạc.

Nguyễn ái Quốc tham gia vào lớp huấn luyện khóa II từ ngày 20-6 đến ngày 20-9-1939. Thời gian này Người được biết với danh nghĩa công khai như sau:

Họ và tên: Hồ Quang

Đồng chí Hồ Quang, trên danh nghĩa là tổ trưởng điện đài của Văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm, công tác tại lớp huấn luyện du kích cho đến tháng 11 thì rời Hồ Nam trở lại Quế Lâm, đi Long Châu. Lần ấy, một cán bộ của Văn phòng Bát lộ quân dẫn đường cùng đi với Nguyễn ái Quốc đến Long Châu để bắt liên lạc với người trong nước sang, nhưng không gặp được(36),.

Không bắt được liên lạc, Người trở lại Quế Lâm, đi qua Quý Dương để đến Trùng Khánh, nơi có đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc, có phân xã TASS của Liên Xô.

* Đến Côn Minh, bắt liên lạc với tổ chức Đảng

Khoảng cuối năm 1939, Người trở lại Quý Dương, nhưng vẫn không giữ được người đến đón, nên lại tìm đường đi Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam.

Sau khi đến Côn Minh, Nguyễn ái Quốc tìm hiểu phong trào Việt kiều, Nhờ sự giúp đỡ của các đồng chí trong Tỉnh ủy Vân Nam Trung Quốc, cuối cùng Người đã bắt được mối liên lạc với Ban hải ngoại của Đảng ta.

*Tìm đường về nứơc

Cuối tháng 6, Người đáp máy bay lên Trung Khánh gặp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc để trao đổi ý kiến về thời cuộc. Trước khi đi, Người dặn đi dặn lại nhiều lần các đồng chí ở Côn Minh phải nghiên cứu, chọn hướng xây dựng căn cứ địa, tìm hiểu tình hình trong nước, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để khi Người trở về là có thể lên đường về nước.

Cuối tháng7, Nguyễn ái Quốc trở lại Côn Minh. Nhưng kế hoạch về nước theo hướng Côn Minh – Lào Cai không thực hiện được.

Khoảng tháng 10-1940, Nguyễn ái Quốc cùng một số cán bộ rời Côn Minh về Quế Lâm (Quảng Tây) để tìm đường về nước theo hướng mới.

Vào hạ tuần tháng 12-1940, Người cùng với một số cán bộ rời Quế Lâm đi xuống Tĩnh Tây.

Mấy ngày sau, Nguyễn ái Quốc theo đường Long Lâm qua Nậm Bo, xuống Nậm Quang, một làng sát biên giới Việt – Trung.

Tại Nậm Quang, Người mở lớp huấn luyện cho 43 cán bộ cách mạng Việt Nam.

Sớm mồng hai Tết, tức ngày 28-1-1941, trời chưa sáng, sương mù còn dày đặc, đoàn rời Nậm Quang lên đường về nước.

 

 

 

Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngày 28/1/1941 Bác Hồ về nước (Tranh: tư liệu)

 

3, Lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa tháng tam, sáng lập nhà nước dân chủ cộng hòa (1941-1945)

* ở Pác Bó, nơi đầu nguồn của cách mạng

Được sự giúp đỡ của cán bộ và đồng bào địa phương, Nguyễn ái Quốc chọn hang Cốc Bó (tiếng Nùng có nghĩa là đầu nguồ), một hang núi kín đáo ở thôn Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng (Cao Bằng), sát biên giới Việt – Trung, làm nơi đứng chân đầu tiên. Từng ngày 8-2-1941, Người bắt đầu sống và làm việc tại hang này.

Cuộc sống của Người những ngày ở Pác Bó thật là gian khổ. Khí hậu trong hang ẩm ướt mùa đông gió lùa tê buốt mà Người chỉ có một tấm chăn mỏng, phải dùng lá khô lót chỗ nằm, có khi phải đốt lửa sưởi suốt đêm. Bữa ăn hàng ngày thường rất đạm bạc: rau rừng, ốc suối, cháo bẹ, rau măng,... thỉng thoảng mới có ít thịt kho mặn với muối ớt.

Ngày ngày, Người dậy sơm chạy ra ngoài hang tập thể dục, leo núi rồi xuống suối tắm, sau đó bắt tay vào công việc. Có khi xuống làng hỏi chuyện đồng bào, có khi lên núi hái củi cùng anh em. Tối về, bên bếp lửa, Người tranh thủ bồi dưỡng kinh nghiệm hoạt động cách mạng cho cán bộ.

* Chủ trì Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng

Sau ba tháng nắm tình hình và chuẩn bị, lấy danh nghĩa đại diện Quốc tế Cộng sản, Nguyễn ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị làm việc từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941 tại một cái lán bên dòng Khuổi Nậm (Pác Bó).

Hội nghị đã nhất trí cần giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc và nhận định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Pháp – Nhật và các lực lượng phản cách mạng tay sai của chúng. Đường lối cách mạng trong giai đoạn này “đánh đuổi Pháp – Nhật, làm cho xứ Đông Dương độc lập”.

Với tinh thần đó, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắc là Việt Minh, thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đồng Dương.

*Sáng lập mặt trận việt minh

Để đẩy mạnh việc tuyên truyền, cổ động thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương (5-1941), tổ chức nhân dân vào các hội cứu quốc của Mặt trận Việt Minh, tích cực xây dựng và phát triển căn cứ địa cách mạng, Nguyễn ái Quốc quyết định xuất bản báo Việt Nam độc lập gọi tắt là Việt lập.

* Lên đường sang Trung Quốc và bị chính quyền địa phương bắt giam

Sang năm 1942, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt. Phát xít Đức huy động tất cả lực lượng của châu Âu tấn công dữ dội vào tây nam Liên Xô.

Trên chiến trường châu á và Thái Bình Dương, phát xít Nhật đang làm mưa gió. Sau khi tập kích bất ngờ vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbour) sáng 8-12-1941, Nhật tuyên chiến với Mỹ, Anh, úc và Canada, đồng thời cho quân đổ bộ lên đảo Boócnêô (Bornéo), chiếm thêm tô giới Anh ở Thiên Tân, Thượng Hải (Trung Quốc).

ở Đông Dương, với văn bản ký kết ngày 9-12-1941, “bọn phát xít Pháp ở Đông Dương hoàn toàn chỉ là một con chó giữ nhà cho Nhật, phải thẳng tay đàn áp để giữ vững hậu phương cho Nhật, phải bắt lính, bắt phu và cung cấp tiền tài cho Nhật(37),.

Trước chuyển biến mới của tình hình, một nhiệm vụ bức thiết đặt ra cho cách mạng nước ta là phải thực hiện sự liên minh quốc tế; trước mắt, phải phối hợp hành động của phong trào Việt Minh với phong trào chống Nhật của nhân dân Trung Quốc và các lực lượng đồng minh chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Nguyễn ái Quốc quyết định lên đường đi Trung Quốc.

Để đánh lạc hướng bọn mật thám, Nguyễn ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh, ngày 13-8-1942, lên đường đi Trung Quốc với tư cách là đại biểu của phong trào Việt Minh và đại diện của Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội quốc tế chống xâm lược.

Ngày 27-8, Người đến phố Túc  Vinh (thuộc huyện Đức Bảo, Quảng Tây) thì bị tuần cảnh ở đây giữ lại.

Họ tình nghi người là gián điệp, bèn bắt giữ và giải lên Tĩnh Tây.

Nghi rằng Hồ Chí Minh là người Việt Nam mà lại mang nhiều giấy tờ của Trung Quốc, có vẻ là một tội phạm quan trọng, nhà đương cục Tĩnh Tây quyết định đưa nộp lên cơ quan quân sự cao nhất ở Quảng Tây lúc bấy giờ là Văn phòng Quế Lâm của ủy ban quân sự Chính phủ Quốc dân để xét hỏi. Thế là Hồ Chí Minh bị áp giải từ Tĩnh Tây qua Điền Đông, Long An, Thiên Bảo, Đồng Chính, Nam Ninh, Vũ Minh, Tân Dương, Lai Tân, Liễu Châu và đến Quế Lâm ngày 10-12-1942. Chẳng bao lâu lại bị giải về Liễu Châu để giao cho Cục chính trị Bộ tư lệnh Đệ tứ chiến khu thẩm tra.

Nhờ sự vận động tích cực của Đảng ta, của bà con Việt kiều và sự can thiệt của nhiều nhân vật trong chính giới ở Trung Quốc cuối cùng Hồ Chí Minh được chuyển về nhà giam của Cục Chính trụ Đệ tứ chiến khu ở Liễu Châu.

Tại đây, Người được đối xử tử tế hơn, được hưởng “chế độ chính trị”: có đủ cơm ăn, không bị gông, không bị xích, sáng và chiều đều có mười lăm phút đi ra nhà vệ sinh có lính gác và thỉnh thoảng được đọc sách báo(38). Ngày 10-9-1943, Người mới được trả lại tự do.

* Trong tù, làm thơ

Trong hoàn cảnh đau khổ của 13 tháng bị giam cầm, đày đọa, bị giải tới giải lui khắp 13 huyện và hơn 30 nhà giam của tỉnh Quảng Tây, Người đã viết 133 bài thơ bằng chữ Hán theo các thể thất tuyệt, thất luật, ngũ ngôn và tạp thể.

Dưới dạng nhật  ký, đó là một bộ sử bằng thơ kể lại một quãng đời của Hồ Chí Minh trong nhà ngục Quảng Tây, phản ánh chân thực một phần bộ mặt xã hội Trung Quốc trong các năm 1942-1943. Đồng thời nó cũng thể hiện ý chí kiên cường và tiết tháo cao thượng của nhà cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh.

* Tham gia cải tổ Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội

Sau ngày 10-9-1943, Hồ Chí Minh tuy được trả tự do, nhưng vẫn bị quản chế. Sức khỏe của Người lúc này bị giảm sút nghiêm trọng: mắt bị mờ, chân đi không vững, Người tự nhủ “một chiến sĩ mà bị bệnh tê thấp thì còn làm gì được” cho nên, vừa ra tù Người đặt kế hoạch tập luyện để mau chóng phục hồi sức khỏe. Người tập nhìn vào bóng tối để luyện mắt, tập đi, tập leo núi để luyện đôi chân. Hồi đó, Bộ tư lệnh Đệ tứ chiến khu của Trương Phát Khuê đóng tại dãy núi Phan Long Sơn ở phía Tây thành phố Liễu Châu. Mỗi buổi sáng, tập thể dục xong, Người tập leo núi. Sau một thời gian kiên trì luyện tập, Người đã lên được đỉnh Tây Phong trong dãy núi.

Từ cuối tháng 10, theo yêu cầu của tướng Trương Phát Khuê, Người bắt đầu tham gia một số hoạt động của Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội, một tổ chức của người Việt Nam ở Trung Quốc, gồm nhiều đảng phái, được sự hỗ trợ Bộ tư lệnh Đệ tứ chiến khu, do tướng Trương Phát Khuê, Tư lệnh trưởng, đồng thời là đại diện của Quốc dân Đảng Trung  Quốc, trực tiếp chỉ đạo.

Hồ Chí Minh nhận lời tham gia cải tổ Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội để vừa tranh thủ đoàn kết, vừa phân hóa, lôi kéo những phần tử yêu nước và tiến bộ về phía cách mạng. Cuối tháng 11-1943, Người rời khỏi Cục Chính trị Đệ tứ chiến khu, đến ở tại Trụ sở  Tổng bộ Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội đóng tại đường Ngư Phong, thành phố Liễu Châu. Tại đây, Người đã tham gia viết bài cho báo Đồng minh, cơ quan ngôn luận của tổ chức này, được xuất bản bằng tiếng Việt ở Liễu Châu.

Do tranh thủ được sự đồng tình của Trương Phát Khuê, ngày 9-8-1944, Hồ Chí Minh rời Liễu Châu. Cuối tháng 9, Người về đến Pác Bó (Cao Bằng).

Tháng 10-1944, Hồ Chí Minh viết Thư gửi đồng bào toàn quốc. Người phân tích tình hình và dự đoán thời cơ của cách mạng Việt Nam đang đến gần: “Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc  năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh”(39)!

Ngay sau đó, Người quyết định thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách.

* Lại lên đường sang Trung Quốc tiếp xúc với Đồng minh

Là nhà hoạt động chính trị sáng suốt, Hồ Chí Minh rất nhạy cảm trước những chiều hướng phức tạp, đan chéo nhau của các lực lượng quốc tế trong vấn đề Đông Dương. Người thấy cần phải tiếp xúc với các lực lượng Đồng minh để có những dữ kiện cần thiết cho bài toán lớn: đặt đúng cuộc chiến đấu của dân tộc trong bối cảnh quốc tế.

Ngày 29-3-1945, Hồ Chí Minh gặp Tướng C.L. Sennôn (Claire L. Chennault), Tư lệnh không doàn Cọp bay  của Mỹ ở Trung Quốc.

Cuộc trao đổi đã đi đến thỏa thuận: người Mỹ có thể sẽ cung cấp vũ khí, thuốc men và điện đài cho Việt Minh, hơn nữa có thể huấn luyện cho người của Việt Minh biết sử dụng các thứ đó.

Từ Côn Minh, Hồ Chí Minh đáp máy bay đi Bách Sắc đẻ tìm gặp Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội.

Tại đây, Người được biết Đồng minh Hội đã có nhiều biến đổi trong sáu tháng qua, trên thực tế đã ngừng hoạt động. Riêng các nhóm Việt Minh vẫn hoạt động tích cực ở vùng biên giới. Người lựa chọn một số chiến sĩ cuối tháng 4-1945 cùng Người lên đường về nước.

*Thành lập khu giả phóng

Trước tình hình mới, để có điều kiện kịp thời chỉ đạo phong trào cách mạng  đang dâng cao trong cả nước, từ đầu tháng 5-1945, Hồ Chí Minh cho chuyển “đại bản doanh” của cách mạng từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang), nơi có phong trào quần chúng mạnh mẽ, đã thiết lập được chính quyền cách mạng, lại thuận tiện liên lạc miền ngược, miền xuôi và với nước ngoài.

Tình hình diễn biến ngày càng khẩn trương, Hồng quân Liên Xô đã tiến vào Béclin (Berlin), buộc phát xít Đức đầu hàng không điều kiện. Ngay sau đó, Liên Xô chuyển quân về phía đông, chuẩn bi tuyên chiến với Nhật. Giữa lúc đó, chẳng may Người bị ốm nặng, sốt cao, nhiều lần mê sảng.

May sao, nhờ kinh nghiệm chữa trị của đồng bào địa phương, sau mấy ngày uống thúoc, cơn bệnh thuyên giảm, Người gượng dậy tiếp tục làm việc. Người đề nghị với Thường vụ Trung ương cần triệu tập gấp Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội đại biểu quốc dân, chuẩn bị tổng khởi nghĩa.

*Triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại Hội Quốc dân

Tiếp theo Hội nghị toàn quốc của Đảng, Quốc dân đại hội đã họp trong hai ngày 16 và 17 tháng 8-1945 dưới quyền chủ tọa của Người.

* Kêu gọi Tổng khởi nghĩa trong cả nước

Ngay sau Đại hội Quốc dân, lãnh tụ Hồ Chí Minh nhân danh ủy ban dân tộc giải phóng, dưới tên ký Hồ Chí Minh, đã gửi Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa đến đồng bào cả nước.

Chỉ trong vòng hơn 10 ngày, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước! Chế độ thực dân hơn 80 năm, chế độ  phong kiến hàng nghìn năm đã bị lật nhào! Chính quyền cách mạng đã thuộc về nhân dân!

Nền độc lập của Tổ quóc đã được giành lại! Tự do của dân tộc dã được hồi sinh! Lịch sử Việt Nam đã mở ra những chương mới!

* Sáng lập Nhà nước dân chủ cộng hòa

Bệnh chưa khỏi hẳn, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định ngày về Thủ đô Hà Nội để cùng Trung ương Đảng giải quyết những vấn đề trọng đại có liên quan đến vận mệnh của Tổ quốc.

Tối ngày 38-8-1945, Người về đến làng Gạ (Phú Gia, Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội) ở nhà một cơ sở cách mạng.

Sáng 25-8-1945, Người nghe các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh báo cáo về tình hình khởi nghĩa ở Hà Nội và các tỉnh, về chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương định tổ chức sớm lễ ra mắt của Chính phủ lâm thời. Hiều hôm đó, đồng chí Trường Chinh lên đón Người vào nội thành.

Trong những ngày này, Người bắt tay vào việc soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Trên chiếc bàn đơn sơ ở ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Người đã viết văn kiện lịch sử trọng đại của dân tộc với một niềm sung sướng, tự hào.

Ngày 2-9-1945, từ sáng sớm, cả Hà Nội đã tưng bừng, cờ đỏ sao vàng rợp trời, đèn hoa rực rỡ. Những biểu ngữ bằng chữ Việt và các thứ chữ Pháp, Nga, Trung Quốc, Anh chăng khắp các đường phố: “Nước Việt Nam của người Việt Nam”.

Đúng 14 giờ, các thành viên của Chính phủ, do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu, bước lên lễ đài. Bài Tiến quân ca vang lên hùng tráng. Lá cờ đỏ sao vàng từ từ kéo lên. Một rừng cánh tay giơ lên chào, bàn tay nắm lại.

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

 

Thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử. Người mở đầu bằng cách nêu lên những nguyên lý bất hủ về các quyền của con người, quyền của các dân tộc đã được khẳng định trong những bản tuyên ngôn nổi tiếng của nước Mỹ và nước Pháp.

Giữa tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô nhiệt liệt.

4, Xây dựng và bảo vệ nền cộng hào dân chủ, đối phó thù trong giặc ngoài , chuẩn bị kháng chiến lâu dài

Giữa lúc đó, quân đội nước ngoài dồn dập kéo vào nước ta dưới danh nghĩa quân Đồng  minh để tước vũ khí quân đội Nhật. Theo sự thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxdam về Đông Dương, quân đội của Tưởng Giới Thạch sẽ đóng từ vĩ tuyến 16 trở ra, còn quân đội Anh từ vĩ tuyến 16 trở vào.

Từ cuối tháng 8-1945, một bộ phận tiến vào tiền trạm của quân Tưởng bắt đầu vượt biên giới tiến vào nước ta, theo hai ngả Lào Cai và Lạng Sơn(40),, (,kéo theo bọn phản động tay sai để gây rối, phá hoại, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, dựng lên chính quyền tay sai của chúng.

ở miền Nam, từ đầu tháng 9-1945, được sự che chở và giúp  đỡ của quân Anh, quân đội Pháp trở lại hòng xâm chiếm đất nước ta một lần nữa. Chúng ngang nhiên chiếm trụ sở ủy ban Nhân Dân Nam Bộ, cấm nhân dân ta biểu tình, đòi tước vũ khí quân đội ta,… Ngày 23-9, được sự tiếp tay của thực dân Anh, quân đội Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn rồi tiến dần ra Nam Trung Bộ. Số tàn quân Pháp bỏ chạy sang Vân Nam sau cuộc đảo chính của Nhật nay cũng lăm le trở lại miền Bắc. Trên đất nước ta, chưa bao giờ cùng một lúc lại có mặt nhiều quân đội nước ngoài đông như vậy. Nếu kể cả quân Nhật chưa bị giải giáp, quân Tưởng, quân Anh và quân Pháp, con số lên gần 30 vạn!

Cách mạng Việt Nam đứng trước một tình thế cực kỳ hiểm nghèo. Vận mệnh nước ta như đang trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”!

* Lựa chọn và giải quyết những nhiệm vụ cấp bách

 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt lựa chọn những vấn đề cấp bách nhất, giải quyết kịp thời, có hiệu quả đưa đất nước từng bước vượt qua tình thế khó khăn.

Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta được tổ chức trên cả nước, bất chấp bom đạn của thực dân Pháp ở miền Nam và những hành động phá hoại của bọn phản động ở phía Bắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh- Người đã trúng cử đại biểu Quốc hội với sự tín nhiệm cao nhất, chiếm 98,4% sốphiếu bầu.

Kiên trì sách lược mềm dẻo…

Trên cương vị Chủ tịch Chính phủ kiêm phụ trách ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt trong từng thời gian,  phù hợp với từng đối tượng để phân hóa kẻ thù, nhằm giữ vững chính quyền, độc lập và thống nhất Tổ quốc, tranh thủ có nhiều thời gian để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.

Ký hiệp định sơ bộ 6-3 tạm thời hòa hoãn với Pháp

Trên tinh thần đó, từ cuối tháng 2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo sát sao các cuộc tiếp xúc của cán bộ ta với Pháp, trong nhiều trường hợp , Người đã đích thân giao thiệp với phía Pháp. Các cuộc đàm phán diễn ra bí mật. Những ngày đầu các cuộc họp đều không tiến  triển, vì lập trường hai bên còn xa nhau. Điều khoản gay cấn nhất ta đòi phải thừa nhận là là quyền độc lập và thống nhất của Việt Nam, còn phía Pháp lại chỉ muốn coi ta là một quốc gia tự trị.

Để tháo gỡ tình hình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra giải pháp: Nước Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do (état libre).

Bốn giờ rưỡi chiều ngày 6-3-1946, lễ ký kết Hiệp định sơ bộ Pháp- Việt đã được tổ chức tại Hà Nội với sự chứng kiến của các đại diện Bộ Tư lệnh quân đội Trung Hoa ở Bắc Đông Dương, phái bộ Mỹ, lãnh  sự Anh và Lu-i Capuýt, đại diện phân bộ Đảng Xã hội Pháp ở Bắc Kỳ.

  • · Thăm chính thức nước Pháp

 Hiệp định sơ bộ ký chưa ráo mực , thực dân Pháp đã có những hành động vi phạm: đòi ta nộp vũ khí, đánh úp quân ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, di chuyển quân tới những nơi không được phép của chính phủ ta. Điều đó càng khẳng định một cách chắn chắn dã tâm của thực dân Pháp muốn đặt lại nền thống trị của chúng trên đất nước ta bằng  mọi giá.

  Trước tình thế đó, một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên nhân dân cả nước hãy bình tĩnh, giữ kỉ luật và chờ lệnh. Mặt khác, Người xúc tiến những cuộc gặp gỡ với người đại diện của nước Pháp đẻ giải quyết những vấn đề quan trọng, trong đó có cuộc gặp gỡ tại Pari giữa đại diện của Chính phủ hai nước nhằm ký một hiệp định chính thức.

  Cuộc gặp gỡ đó đã đi tới những  thỏa thuận, phái đoàn Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sẽ sang Pháp mở cuộc đàm phán tại Pari để ký Hiệp ước chính thức. Nhân dịp này, Chính phủ Pháp sẽ mời Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Pháp với tư cách thượng khách của Chính phủ.

   Sau khi duyệt đội danh dự Việt-Pháp, Người vẫy tay chào các vị khách ra tiễn và bước lên máy bay.

Đúng 7 giờ 45 phút ngày 31-5-1946, chiếc máy bay Đacôta 356 đưa Chủ Tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn ta rời đất nước sang Pháp với một sứ mệnh trọng đại. Cuộc hành trình đến Pháp của Người phải đi qua nhiều nước: Miến Điện; ấn Độ, Pakixtăng, Irắc, Ai Cập, Angiêri, rồi Biarít (Biarritz), thủ phủ xứ  Pirênê Atlăngtic (Pyrénées –Atlantiques) ở miền Nam nước Pháp. Người nghỉ lại đây một thời gian đợi nước Pháp lập xong chính phủ mới.

  Chiều ngày 22-6-1946, lễ đón chính thức Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức tại sân bay quốc tế Lơ Buốcgiê (Le Bourget). Tại đây, lần đầu tiên Quốc kỳ Việt Nam tung bay trên bầu trời mùa hè Pari, Quốc ca Việt Nam hùng tráng vang lên.

Dẫu vậy, cuộc đàm phán tại Phôngtennơblô vẫn bế tắc, vẫn dẫm chân tại chỗ do thái độ ngoan cố của phe thực dân. Trong khi đó, ở Việt Nam, họ trắng trợn vi phạm Hiệp định Sơ bộ. Tại Hà Nội, chúng ngang nhiên đem quân chiếm đóng Phủ Toàn quyền cũ do ta đang kiểm soát. Ngày 14-7, bộn Việt gian cùng với bọn sĩ quan Pháp âm ưu tiến hành cuộc đảo chính nhân cuộc duyệt binh của quân đội Pháp. Chúng ngang nhiên lập xa xứ Nam Kỳ tự trị và đơn phương triệu tập Hội nghị Liên bang Đông Dương ở Đà Lạt v.v...

Hội nghị Phôngtennơblô thất bại cũng có nghĩa là thùng thuốc súng ở Việt Nam sẽ được hâm nóng, chiến tranh sẽ bùng nổ, và bùng nổ trên quy mô rộng lớn hơn, với cường độ quyết liệt hơn. Điều đó đến sớm sẽ hoàn toàn không có lợi cho ta. Chúng ta cần có thời gian để chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc kháng chiến. Để cứu vãn tình hình, chiều 14-9-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động gặp Bộ trưởng M. Mutê (Marius Moutet) để thảo luận thêm về quan hệ Việt – Pháp trong tương lai, sau đó Người đến gặp Thủ tướng Gioócgiơ Biđôn. Đêm hôm đó vào lúc 0 giờ 30 phút, Người cùng Mutê và Xanhtơny (J. Sainteny) xem xét lại bản dự thảo. Sau một cuộc trao đổi căng thẳng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Mutê đã đi tới ký kết bản Tạm ước Việt – Pháp 14-9-1946(41),,. Bản Tạm ước quy định hai bên đình chỉ xung đột, phía Pháp bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ ở Nam Bộ, thả những người bị bắt; phía Việt Nam bảo đảm quyền lợi về kinh tế và văn hóa của Pháp tại Việt Nam. Hai bên thỏa thuận thời gian mở lại cuộc đàm phán vào tháng Giêng năm 1947.

Ngày 18-9-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời đất Pháp về nước trên Chiến hạm Đuy mông Đuyếcvin (Dumount d’ Urville), khởi hành từ cảng Tulông (Tunlon).

5, Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi( 1946-1954)

* Chỉ đạo chuẩn bị bước vào kháng chiến lâu dài

Tuy đã ký Hiệp định sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9, nhưng với dã tâm cướp lại nước ta một lần nữa, thực dân Pháp vẫn ngông cuồng lấn tới, chúng liên tiếp gây ra nhiều vụ xung đột để tạo cớ phát động chiến tranh. Ngay khi cuộc đàm phán vừa bắt đầu tại Pari, Đácgiăngliơ đã nặn ra cái “Nam kỳ quốc”, mở Hội nghị Liên bang Đông Dương tại Đà Lạt (1-8-1946), cho quân lấn chiếm Tây Nguyên, đánh ra Tây Bắc,... Chiến tranh cũng đã lan sang Lào và Campuchia.

Hòa bình đã bị kẻ thù bác bỏ. Để giành quyền chủ động trong chiến tranh.

20 giờ 30 phút đêm 19-12-1946, cuộc kháng chíen toàn quốc bùng nổ. Cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên theo tiếng gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đường lối, phương châm kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đường lối phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh nhân dân, nên nhờ đó càng đánh ta càng mạnh, càng đánh ta càng thắng. Đó là một đường lối đúng đắn và sáng tạo, sau này được thế giới đánh giá là “một trong những đường lối chiến đấu hoàn hảo nhất của thời đại chúng ta” (42),,.

“Đại bản doanh” của Người thời gian này thường chỉ là một cái lái bằng tre, nứa, lá, làm theo kiểu nhà sàn của đồng bào miền núi, vừa tránh ẩm thấp, vừa tránh được thú rừng. Tầng trên để Người ngủ, tầng dưới ban ngày Người làm việc và tiếp khách.

Cuộc sống của Người trong những năm đầu kháng chiến thật là gian khổ. Vì phải di chuyển luôn, không có điều kiện tăng gia sản xuất, nên bữa ăn hàng ngày của Người thường chỉ có cơm gạo đỏ với rau tàu bay và một ít thịt băm nhỏ, hai phần thị kho với một phần muối ớt, để ăn dần. Sau này, khi đã tương đối ổn định, có thể tăng gia tự túc được một phần, đời sống của Người và anh em giúp việc dần dần được cải thiện hơn.

Từ đầu năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã liên tục gửi nhiều thư, điện đến Chính phủ và nhân dân các nước ấn Độ, Miến Điện, Nam Dương,... kêu gọi ủng hộ và giúp đỡ cuộc kháng chiến của Việt Nam, đồng thời Người cũng đã cử nhiều đoàn đại biểu của ta đi dự các hội nghị quốc tế như Hội nghị Liên á hợp tác ở ấn Độ, dự lễ tuyên bố độc lập của Miến Diện, Hội nghị các nước châu á ủng hộ Nam  Dương chống sự xâm lược của Hà Lan,...

Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân ta là một sự cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu á nên đã được Chính phủ và nhân dân các nước lân bang đồng tình và ủng hộ, dành cho những tình cảm mồng nhiệt. Thanh niên ấn Độ, Miến Điện đã nô nức quyên tiền mua thuốc men và đồ dùng y tế cho Việt Nam, có nhiều thanh niên đã tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu. Chính phủ ta đã đặt cơ quan đại diện thường trú tại Băngcốc, Rănggun, Prâh để tuyên truyền, giới thiệu cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta ra thế giới, giúp cho nhân dân thế giới ngày càng biết đến cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam.

Trong năm 1948 và 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã liên tiếp nhận được đề nghị xin phỏng vấn của nhiều phóng viên báo chí và hãng thông tấn phương Tây.

Trước yêu cầu của tình hình mới. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp từ ngày 21 đến ngày 23-6-1950 đã quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Khai mạc tại Bản Khay, xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, từ ngày 11 đến 19-2-1951.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng.

* Củng cố hậu phương về mọi mặt, sức mạnh mới cho cuộc kháng chiến

Sau hơn bốn năm chiến đầu, cuộc kháng chiến của ta đã từ bị động chuyển sang chủ động, từ thế yếu chuyển dần sang thế mạnh, từ cầm cự đang chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công.

Thực dân Pháp, sau những thất bại về quân sự cuối năm 1950, lâm vào thế khó khăn, phải ra sức cầu cứu đế quốc Mỹ.

Tháng 5-1953, Hăngri Nava (Henri Navarre), Tham mưu trưởng lục quân của khối NATO, được cử làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Nava vạch ra một kế hoạch chiến lược có quy mô rộng lớn, tập trung binh lực, nhằm trong vòng 18 tháng, tiêu diệt phần lớn chủ lực của ta, giành lấy một thắng lợi quyết định, làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có lợi cho chúng.

Nava tập trung mọi cố gắng, với sự giúp đỡ rất lớn của Mỹ, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm gồm ba phân khu yểm hộ lẫn nhau; có cơ cấu phòng ngự vững chắc với 16.200 quân tinh nhuệ. Tớpng Mỹ Ô Đanien (Ơ Daniel) lêm kiểm tra Điện Biên Phủ đã xác nhận “đây là một pháo đài bất khả xâm phạm”.

Ngày 6-12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định tập trung đại bộ phận chủ lực tinh nhuệ của ta, mở cuộc đại tiến công vào tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch, chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến.

Ngày 13-3-1954, quân ta mở cuộc đại tấn công vào tâp đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Ngày 7-5-1954, lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phất phới tung bay trên nóc hầm sở chỉ huy của địch. Tướng Đờ Caxtơri (De Castries) và toàn bộ Ban tham mưu bị bắt sống. Hơn một vạn quân Pháp tại Điện Biên Phủ đã ra hàng.

Tin Điện Biên Phủ thất thủ bay về đến Pari lúc 13 giờ 12 phút cùng ngày. Thủ đô Pari rụng rời trước tin sét đánh nước Pháp treo cờ rủ để đánh dấu sự kiện thẩm bại này.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước kiên cường và chủ nghĩa anh hùng cách mạng bất khất của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng và Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

*Mở mặt trận ngoại giao, kết thúc chiến tranh, lập lại hào bình ở Đông Dương

Ngày 21-7-1954, Hiệp nghị Giơnevơ về Đông Dương đã được ký kết, theo đó: các nước thừa nhận và tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của dân tộc Việt Nam, Lào và Campuchia;  ngừng bắn đồng thời trên toàn chiến trường Đông Dương, Pháp rút quân về nước; cĩ tuyến 17 chỉ là ranh giới quân sự tạm thời giữa hai miền, sau hai năm sẽ tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.

Cuộc kháng chiến thần thánh chín năm chống thực dân Pháp xâm lược đã đi vào lịch sử như là một trong những cuộc chiến tranh giữ nước, chiến tranh giải phóng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. Cách mạng tháng 8 thành công và kháng chiến chống Pháp thắng lợi là giai đoạn mở đầu oanh liệt của thời đại Hồ Chí Minh, thời đại của chiến công và kỳ tích làm vẻ vang cho dân tộc, đưa dân tộc ta từ địa vị nô lệ lên hàng các dân tộc tiên phong trên thế giới, được cả loài người ca ngợi và khâm phục.

Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta mà linh hồn là Chủ tịch hồ Chí Minh  đã chứng minh cho một chân lý, ngày nay đã trở thành kinh điển: “chiến tranh xâm lược cử đế quốc nhất định thất bại, cách mạnh giải phong của các dân tộc nhất định sẽ thành công!”(43).

 III. CẢI TẠO VÀ XÂY DỰNG CNXH Ở MIỀN BẮC, ĐỒNG THỜI CHỈ ĐẠO TIẾN HÀNH CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở MIỀN NAM:

- Cùng với Trung ưng đảng và Chính phủ về Hà Nội, lãnh đạo củng cố miền Bắc về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa

Hoà bình được lập lại sau chín năm kháng chiến gian khổ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, một không khí hân hoan phấn khởi trào dâng trong lòng mỗi người dân kháng chiến. Trong niềm vui và niềm tự hào chung  của cả dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ trở về Thủ đô.

Từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, từ rừng núi trở về đô thị, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, đó là một cuộc thay đổi rất lớn, tư tưởng của một số Đảng viên và cán bộ không khỏi bỡ ngỡ, lệch lạc, hoặc “tả”, hoặc hữu,  vì vậy Người đã kịp thời chăm lo giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ Đảng viên về chính trị - tư tưởng, đạo đức - lối sống để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Biểu hiện tiêu cực khá phổ biến của cán bộ lúc đó là sau một thời gian công tác gian khổ, ở nông thôn, ở rừng núi, nay có chiều mệt mỏi “muốn nghỉ ngơi’’,  “muốn vào thành phố”, Người phân tích thực chất của tư tưởng này là: ngại khó, ngại khổ, là muốn trốn nhiệm vụ, là đứng núi này trông núi nọ ...và kêu gọi cán bộ, Đảng viên phải vượt khó khăn chịu khó, chịu khổ để làm tròn nhiệm vụ. Người căn dặn: Muốn giữ nhân cách, tránh khỏi hủ hoá , thì phải luôn thực hành 4 chữ mà Bác thường nói : Cần, Kiệm, Liêm, Chính .

 Ngày 19-9-1954, trên đường từ Việt Bắc qua Phú Thọ để về Hà Nội, Người ghé thăm Đền Hùng. Tại Đền Giếng, Người đã gặp gỡ gần 100 cán bộ chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong đang đóng quân tại đây. Người nói chuyện thân mật với đoàn sau khi nêu lên những cống hiến to lớn của các vua Hùng cho dân  tộc. Người căn dặn:‘Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Ngày 9-10-1954, người lính cuối cùng của quân đội viễn chinh Pháp lặng lẽ qua cầu Long Biên, rút khỏi Hà Nội, chấm dứt 80 năm xâm lược, kể từ khi chúng đem quân ra đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873).

Sáng ngày 10-10, các đơn vị quân đội ta dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô, từ năm cửa ô, tiến vào Hà Nội.

Ngày 15-10 1954 Bác về đến Hà Nội. Thời gian đầu Người sống ở trong một gian phòng ở nhà thương Đồn Thuỷ (nay là Quân y viện 108 và Bệnh viện Hữu nghị ).

Ngày hôm sau 16-10, Người thân mật tiếp đoàn đại biểu các tầng lớp nhân dân Thủ đô đến chào mừng. Tuy bận rộn nhiều công việc đối nội, đối ngoại, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời giờ để tiếp đón và đi thăm hỏi các tầng lớp nhân dân, các đơn vị bộ đội, nhà máy, trường học, bệnh viện, thăm hỏi động viên đồng bào và cán bộ miền Nam vừa tập kết ra Bắc ...

Sáng ngày 1-1-1955, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, hàng chục vạn nhân dân Hà Nội, thay mặt cho nhân dân cả nước, đã họp mít tinh chào mừng Trung ương Đảng, Chính Phủ và Bác Hồ trở về Thủ đô

Đọc diễn văn tại buổi lễ trọng thể này, Người thay mặt Đảng và Chính Phủ chúc mừng năm mới đồng bào cả nước, đồng bào Thủ đô, cảm ơn đồng bào đã long trọng chào mừng Chính Phủ. Người chỉ ra những nhiệm vụ trước mắt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là phải kiên quyết thi hành đúng đắn hiệp định đình chiến, khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng, tiếp tục cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng ...

Đây là một sự kiện lịch sử trọng đại, có một ý nghĩa chính trị  to lớn. Nó đánh dấu sự kết thúc một giai đoạn đấu tranh đầy gian khổ và hy sinh của nhân dân ta để bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám và mở đầu một thời kỳ mới, thời kỳ đưa miền Bắc giải phóng tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Ngày 16-5-1955, người lính viễn chinh Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng ta tập trung vào lãnh đạo củng cố miền Bắc về mọi mặt Người nhấn mạnh trước hết phải khôi phục và nâng cao sản xuất nông nghiệp . Do hậu quả nặng nề của chiến tranh và thiên tai, từ cuối năm 1954 đến giữa năm 1955, nạn đói đã liên tiếp diễn ra ở nhiều nơi trên miền Bắc, nghiêm trọng nhất là Hà Nam, Hà Đông, Hưng Yên ...

Người phát động phong trào thi đua sản xuất và tiết kiệm, kêu gọi cấy lúa xuân,  trồng các loại hoa mầu ngắn ngày để cứu đói, vận động nhân dân giúp đỡ lẫn nhau, tiến hành trưng vay để giúp những nơi cấp bách...

Chính Phủ chi một số tiền lớn vào việc sửa chữa các hệ thống nông giang, vận động nhân dân tích cực đào mương, khơi ngòi, đắp đê, khai hoang phục hoá, cày cấy ruộng hoang của đồng bào di cư bỏ lại v.v.. Nhờ những biện pháp kể trên, diện tích trồng trọt và sản lượng lương thực đều tăng, nạn đói đã được giải quyết, tạo ra cơ sở thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển trong những năm sau .

Nhưng muốn đẩy mạnh phát triển nông nghiệp , cơ bản là phải giải quyết vấn đề quan hệ sở hữu ở nông thôn, tức là phải thực hiện “người cày có ruộng”.

Hội nghị Trung ương lần thứ Tám khoá 2 nhận định: trong việc củng cố miền Bắc, khôi phục kinh tế là công tác trọng yếu, nhưng cải cách ruộng đất vẫn là công tác trung tâm. Đảng và Chính Phủ ta quyết định tiến hành cải cách ruộng đất đợt 5, đợt cuối cùng của cuộc đấu tranh xoá bỏ giai cấp phong kiến ở miền Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến cuộc cách mạng ruộng đất ở nông thôn. Người viết thư, đến thăm và nói chuyện với nhiều hội nghị rút kinh nghiệm về giảm tô và cải cách ruộng đất .Người nhắc nhở cán bộ cải cách phải nắm vững đường lối chính sách của Đảng ta ở nông thôn, phải đi sâu đi xét kỹ, coi trọng từng việc to đến việc nhỏ, phải nhớ rằng “sai một li đi một dặm”, có khuyết điểm thì phải sửa chữa ngay, không đợi đến hội nghị phê bình mới sửa chữa..(44).

Sau gần nửa năm tiến hành khẩn trương và gian khổ, cải cách ruộng đất đợt 5 đã căn bản hoàn thành ở đồng bằng, trung du và 280 xã vùng núi. Chế độ phong kiến ở miền Bác về căn bản đã bị xoá bỏ, khẩu hiệu “người cày có ruộng” của Đảng đã được thực hiện. Hơn 37 vạn ha ruộng đất, hơn 4 triệu 60 vạn nhân khẩu. Thắng lợi đó đã “mở đường cho đồng bào nông thôn ta xây dựng cuộc đời ấm no, góp phần xứng đáng vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh để đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”  (45)  .

Bên cạnh thắng lợi to lớn, cuộc vận động cải cách ruộng đất đã phạm một sai lầm nghiêm trọng. Như Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 10 mở rộng ( 9-1956) đã chỉ rõ: “Đó là những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến, kéo dài về nhiều mặt, những sai lầm về những vấn đề nguyên tắc, trái với chính sách của Đảng, trái với nguyên tắc và điều lệ của một Đảng theo Chủ nghĩa Mác-LêNin, trái với chế độ pháp luật của nhà nước dân chủ nhân dân . Những sai lầm đó không những đã hạn chế những thắng lợi đã thu được, mà lại gây ra những tổn thất rất lớn cho cơ sở Đảng, của chính quyền, của các tổ chức quần chúng, ảnh hưởng tai hại đến chính sách mặt trận của Đảng ở nông thôn cũng như ở thành thị, ảnh hưởng nhiều đến tình cảm và đời sống bình thường của nhân dân ta, làm cho tình hình nông thôn căng thẳng, ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết và phấn khởi trong Đảng và trong nhân dân , đến công cuộc củng cố miền Bắc đến sự nghiệp đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà”.

Nguyên nhân của những sai lầm trong cải cách ruộng đất, như Chủ tịch đã tự phê bình một cách nghiêm khắc : “Vì ta thiếu dân chủ nên ít nghe, ít thấy... Tôi nhận trách nhiệm trong lúc sóng gió này. Khuyết điểm của tôi đã ảnh hưởng đến sai lầm của cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức”(46).

Hội nghị đã bầu Người làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Với thái độ tự phê bình nghiêm khắc, với một kế hoạch sửa chữa cụ thể và kiên quyết của Đảng và Bác Hồ, toàn Đảng, toàn dân đã xiết chặt hàng ngũ, tăng cường đoàn kết, vượt mọi khó khăn góp phần khôi phục kinh tế nước nhà.

Đi đôi với việc khôi phục kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng phát triển văn hoá, Người đi thăm các trường phổ thông và bổ túc văn hoá các lớp bình dân học vụ ở khu lao dộng Lương Yên, gửi thư khen các cụ cao tuổi vẫn đi học. Người đến thăm và nói chuyện tại Đại hội giáo dục phổ thông toàn quốc (3-1956) và chỉ rõ: giáo dục và kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau “Giáo dục phải cung cấp cán bộ cho kinh tế. Kinh tế tiến bộ thì giáo dục mới tiến bộ được...Giáo dục không phát triển thì không đủ cán bộ giúp cho kinh tế phát triển. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau”(47). Về nội dung và phương pháp dạy học, Người căn dặn: “Dạy cái gì, dạy thế nào để học trò học chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh. Dạy và học cần phải theo nhu cầu của dân tộc, của nhà nước. Thầy dạy tốt, trò học tốt, cung cấp đủ cán bộ cho nông nghiệp, công nghiệp, cho các ngành kinh tế và văn hoá. Đó là nhiệm vụ vẻ vang của các thầy giáo, cô giáo.”(48)

Dưới sự lãnh đạo sát sao của Trung ương Đảng và Bác Hồ, với sự cố gắng của toàn Đảng, toàn dân ta cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em, công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá tiến triển tốt. Đời sống nhân dân dần dần ổn định và bước đầu được cải thiện. Đời sống văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội được phát triển theo hướng Xã hội chủ nghĩa đấu tranh khắc phục dần những khuynh hướng và quan điểm xa lạ với chủ nghĩa xã hội .

2.Chỉ đạo cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân miền Nam

Sau khi gạt bỏ được Pháp và bọn tay sai thân Pháp  dẹp xong các lực lượng giáo phái chống đối Mỹ- Diệm đã tập trung lực lượng đánh phá ác liệt cách mạng miền Nam. Chúng lập ra các “ khu trù mật” để dồn dân, kìm kẹp quần chúng đánh phá các tổ chức Đảng và cơ sở cách mạng của ta. Chúng ban hành các đạo luật phát xít như luật “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, Luật10/59 5-1959, lập các toà án quân sự đặc biệt (7-1959) để xử án tại chỗ giết người bằng những hình thức dã man thời trung cổ. Dưới chế độ Mỹ Diệm ở miền Nam, các trại giam mọc lên dày đặc giam cầm chật ních các Đảng viên, cán bộ và đồng bào yêu nước. Những vụ tàn sát man rợ diễn ra hàng ngày. Chủ tịch Hồ Chí Minh một mặt kịch liệt lên án, tố cáo mạnh mẽ tội ác man rợ của bè lũ Mỹ –Diệm tàn sát đẫm máu đồng bào ta ở miền Nam, phá hoại Hiệp định Giơnevơ, phá hoại hoà bình thống nhất Tổ quốc, mặt khác Người đã kịp thời chỉ đạo cách mạng miền Nam từng bước chuyển dần sang đấu tranh tự vệ võ trang dưới nhiều hình thức nhằm phá thế kìm kẹp của chúng, chống lại cuộc chiến tranh đơn phương mà chúng đang tiến hành chém giết nhân dân miền Nam .

Cân nhắc đầy đủ xu thế của thế giới và tình hình, đặc diểm cách mạng nước ta, song vẫn giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng miền Nam chuyển sang một giải đoạn mới.

Tại Hội nghi Trung ương lần thứ chín (mở rộng),  Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: “ Chúng ta cần phải luôn luôn nắm vững ngọn cờ hoà bình, nhưng đồng thời phải luôn luôn nâng cao đề phòng và cảnh giác”(49) .

Tháng 6 -1956 , Người chủ toạ Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng, xác định: Hình thức đấu tranh của ta trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính trị, không phải đấu tranh vũ trang. Nói như thế không có nghĩa là tuyệt đối không dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định” (50) .

Trước diễn biến tình hình , trung tuần tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 ( mở rộng) đã họp dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh để bàn về đường lối của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Hội nghị Trung ương 15 đề ra nhiệm vụ cơ bản cho cách mạng miền Nam như sau: “ Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến , thực hiện dân tộc độc lập và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc nhân dân ở miên Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình thống nhất. Độc lập, dân chủ phát triển và giàu mạnh” (51)

Phương hướng phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là “ lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp lực lượng vũ trang, để đánh đổ  quyền  thống trị của đế quốc phong kiến, dựng lên, chính quyền của nhân dân”(52) .

Nghị quyết Trung ương 15 đã tạo ra bước ngoặt lịch sử cho phong trào  Cách mạng ở miền Nam. Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với thắng lợi của phong trào đồng khởi, cuộc đấu tranh cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế bảo tồn lực lượng sang thế tiến công. Đó là thất bại lớn đầu tiên của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam nước ta.

Thắng lợi này gắn với sự chỉ đạo sáng suốt ,khôn khéo,đầy tinh thần tiến công cách mạng của Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người đã theo sát cuộc đấu tranh gian khổ, đầy hy sinh của đồng bào miền Nam, chia sẻ với nhân dân miền Nam những đau thương, mất mát, truyền đến cho nhân dân miền Nam ý chí và niềm tin sắt đá vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp thống nhất tổ quốc. Người nói : “ Ngày nào mà chưa đuổi được đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam nước ta, chưa giải phóng miền Nam ra khỏi ách Mỹ –Diệm, thì nhân dân ta vẫn chưa được ăn  ngon ngủ yên”(53) Ngược lại trong những năm tháng đau thương, tối tăm nhất, hình ảnh Bác Hồ rực sáng trong trái tim nhân dân các dân tộc miền Nam. Hình ảnh Người là sức mạnh, là niềm tin tất thắng, nâng đỡ nhân dân vượt qua đau thương , đạp lên đàu thù để chiến thắng.

3 Mở rộng hoạt động quốc tế, giương cao ngọn cờ vì hoà bình và thống nhất Tổ quốc của nhân dân ta.

a.Mở rộng hoạt động quốc tế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng mở rộng quan hệ quốc tế. Trong thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp, Người đã tìm mọi cách để giải toả sự bao vây của chủ nghĩa đế quốc, đưa Việt nam ra nhập cộng đồng thế giới.

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là một văn bản pháp lý có giá trị quốc tế xác nhận nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất tổ quốc càng cần tranh thủ được sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè năm châu. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố chính sách dối ngoại của Nhà nước ta như sau: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng  đặt mọi quan hệ thân thiện, hợp tác với bất cứ một nước nào trên nguyên tắc: tôn trọng sự hoàn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp nội trị của nhau, bình dẳng cùng có lợi và chung sống hoà bình”.(54)

Trong tình hình thế giới và nhiệm vụ cách mạng của nước ta những năm 1955-1957, hoạt động quốc tế của Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhằm vào các hướng chủ yếu sau đây:

- Đấu tranh đòi đối phương phải triệt để thi hành Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương.

- Tăng cường tình hữu nghị với các nước láng giềng và các nước Xã hội chủ nghĩa anh em.

- Góp phần củng cố hoà bình ở châu á và trên thế giới

Thái độ chân thành và sự hợp tác thiện chí của Chính phủ, nhân dân Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí minh với Uỷ ban quốc tế đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các thành viên trong uỷ ban đã cảm hoá được một số người từ chỗ chưa am hiểu chưa có cảm tình với cách mạng Việt Nam đến chỗ đồng tình với cuộc đấu tranh thống nhấtTổ quốc của chúng ta. 

Đối với Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu họ phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định Giơnevơ, dù đại biểu Mỹ không ký vào các văn kiện của Hội nghị. Người mạnh mẽ tố cáo nhà cầm quyền Mỹ tiếp sức cho bọn nguỵ quyền tay sai ra nhiều tội ác nghiêm trọng đối với đồng bào ta ở miền Nam đồng thời trân trọng cảm ơn sự đông tình ủng hộ của nhân dân Mỹ đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta .

Đối với nước Pháp, một nước đã gây ra cho nhân dân ta bao đau thương, tang tóc trong chiến tranh, Người cũng tuyên bố khép lại quá khứ và mở ra một thời kỳ mới: “ Chúng tôi muốn lập với nước Pháp những mối quan hệ kinh tế và văn hoá trên cơ sơ bình đẳng, hai bên đều có lợi và cộng tác thẳng thắn tin cậy nhau”(55).

Ngày 22-6-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng và chính phủ ta lên đường đi thăm Liên Xô, Trung Quốc và Mông Cổ.

Tháng 11-1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu và Chính phủ Việt Nam sang dự lễ kỉ niệm 40 năm Cách  mạng tháng Mượi,dự Hội nghị các Đảng Cộng sản và Công nhân các nước xã hội chủ nghĩa,sau đó là Hội nghị 64 Đảng Cộng sản của công nhân trên thế giới họp tại Mãtxcơva.

Tháng 7-1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại lần lượt dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam đi thăm chín nước anh em: cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Tiệp khắc, Ba Lan, Cộng hoà dân chủ Đức, Hunggari, Nam Tư, Anbani, Bungari va Rumani. Những chuyến đi thămcủa Người đã được Đảng, Chính phủ và nhân dân các nước anh em đón tiếp nồng nhiệt đầy tình hữu nghị và sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn. Đồng thời các chuyến đi thăm cũng để lại trong lòng nhân dân các nước bạn những ấn tượng sâu sắc và tốt đẹp về vị lãnh tụ vĩ đại và vô cùng giản dị của nhân dân Việt nam.

Đối với các nước trong khu vực, đặc biệt với hai nước bạn Lào và Cămphuchia, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của tình đoàn kết quốc tế giữa nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng đất nước phù hợp với điều kiện của mỗi nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh  hoạt động không mệt mỏi để góp phần củng cố tình đoàn kết thống nhất giữa các Đảng anh em. Về vấn đề chiến tranh và hoà bình tại Hội nghị lần thứ chín (mở rộng) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam , họp từ ngày 19 đến ngày 24-4-1956, Người nói: “ Trong khi nhận định sự có thể ngăn ngừa chiến tranh , chúng ta phải cảnh giác đối với âm mưu của bọn gây chiến; vì chủ nghĩa đế quốc hãy còn thì còn có nguy cơ chiến tranh”.

Từ ngày 14 đến ngày 19-11-1957. Tại hội nghị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đóng góp tích cực vào việc tổng kết những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng thế giơi, đồng thời góp phần tịch cực vào việc củng cố tình đoàn kết  giữa các Đảng và các nước xã hội chủ nghĩa  trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản.Trong thời gian từ1954-1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một số bài báo quan trọng thể hiện rõ quan điểm và đường lối quốc tế của Đảng ta.

Tháng 2-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam lên đường đi thăm hữu nghị các nước ấn Độ, Miến Điện,và Inđônễia. Mục đích chuyến đi là để “thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước đồng thời góp phần tăng cường tình đoàn kết giữa các nước á-Phi và củng cố hoà bình châu  và thế giới”

Tại các nước đến thăm, Người đã được các vị nguyên thủ quốc gia và nhân dân sở tại đón tiếp trọng thể và nồng nhiệt.

Các chuyến đi thăm hữu nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài cũng như các cuộc Người tiếp đón nhiều nhà lãnh đạo cao nhất của các nước châu á sang thăm Việt Nam: Thủ tướng ấn Độ Nêru, Thủ tướng Miến Điện U Nu, Tổng thống ấn Độ Praxat, Tổng thống Inđonexia Xucacnô…đều đã góp phần nêu cao địa vị quốc tế của nước Việt Nam ở châu á và trên thế giới.

Đường lối quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta bao gìơ cũng thuỷ chung ,trong sáng ,thể hiện sự kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Trong cuộc đấu tranh để xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất,độc lập,dân chủ và giàu mạnh , Đảng Lao Động Việt Nam bao giờ cũng thấy rõ sự nhất trí về lợi ích giữa cuộc đấu tranh để giải phóng các dân tộc khỏi ách đế quốc chủ nghĩa và  cuộc đấu tranh giải phóng quần chúng lao động khỏi chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa…Trong cuộc đấu tranh để thống nhất tổ quốc, Đảng Lao Động Việt Nam  không  bao giờ tự tách mình với các Đảng anh em, Đảng lấy toàn bộ thực tiễn của mình để chứng minh rằng  chủ nghĩa yêu nước triệt để không thể nào tách rời với chủ nghĩa quốc tế vô sản .

 b.Giương cao ngọn cờ vì hoà bình và thống nhất Tổ quốc của nhân dân ta.

Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự  ở Việt Nam có hiệu lực từ 0 giờ ngày 22-7-1954. Bộ tư lệnh Quân đội Nhân dân Việ Nam lệnh cho các lưc lượng vũ trang Việt Nam ngừng bắn trên chiến trường toàn quốc. Một cuộc đấu tranh mới cho hoà bình  và thống nhất Tổ quốc bắt đầu. Trong lời kêu gọi sau khi Hội nghị Giơnevơ thành công, Chủ Tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ cũng là  một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ. Để giành lấy thắng lợi, toàn thể nhân dân, quân đội và cán bộ ta từ Bắc đến Nam cần phải đoàn kết chặt chẽ, tư tưởng thống nhất và hành động phải nhất trí”.(56)

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết,Mỹ đã hất cẳng Pháp nhảy vào Đông Dương,đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng,trực tiếp viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền bù nhìn để chúng ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ, chống lại hiệp thương tổng tuyển cử , âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta ,biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

Trước tình hình đó ,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Bộ Chính trị và Trung ương Đảng tập trung nghiên cứu,xác định đường lối đúng đắn cho cách mạng miền Nam,ngày đêm chăm lo đến cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam ,đến sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.

Trong các hoạt động quốc tế cũng như trả lời phỏng vấn của phóng viên các hãng thông tấn trong và ngoài nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh ý nghĩa , quyết tâm của nhân dân Việt Nam đấu tranh cho  thống nhất Tổ quốc .Người nhấn mạnh rằng giới tuyến quân sự hiện nay chỉ là tạm thời ,và cuộc đấu tranh để thực hiện hoà bình ,thống nhất độc lập,dân chủ của nhân dân Việt Nam cũng là để góp phần giữ gìn hoà bình châu á và Người đã kịch liệt phản đối Pháp không nghiêm chỉnh thi hành các điều khoản của hiệp định đình chiến và kêu gọi nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân thế giới phải tỉnh táo đề phòng phải kiên quyết chống âm mưu đế quốc Mỹ tăng cường can thiệp vào Đông Dương, xúi dục bọn tay sai của chúng phá hoại hiệp định đình chiến, phá hoại hoà bình.

Trước tình hình và nhiệm vụ mới, để tập hợp lực lượng Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phải mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân .Người nói: “Bất kỳ người nào, bất kỳ nhóm nào, nếu họ tán thành hoà bình , thống nhất, độc lập, dân chủ thì chúng ta cũng sẵn sàng thật thà đoàn kết với họ”(57).

Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 2, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc đã họp tại Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9-1955. Đại hội quyết định mở rộng và củng cố hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân, thành lập Mặt trận tổ quốc Việt Nam thay cho mặt trận Liên Việt đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử Người viết thư gửi đồng bào cả nước, vạch trần trước dư luận trong nước và thế giới những âm mưu và hành động  sai trái của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai trong việc phá hoại hoà bình, phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Người khẳng định: “ Thống nhất nước nhà là con đường sống của  nhân dân ta”, không ai chia cắt được Tổ quốc ta, chia rẽ gia đình ta. Người truyền đến cho nhân dân cả nước niềm tin mãnh liêt vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp thống nhất đất nước: “Nước Việt Nam ta nhất định phải thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ xum họp một nhà”(58). Người cũng chỉ cho nhân dân ta thấy rõ âm mưu có tính chiến lược hết sức thâm độc của đế quốc Mỹ và tính chất gay go phức tạp của cuộc đấu tranh giành hoà bình và thống nhất Tổ quốc. Người nói: “Đây là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, đòi hỏi sự hy sinh, phấn đấu của toàn thể đồng bào.

Trong khi giương cao ngọn cờ hoà bình,thống nhất Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở nhân dân Việt Nam không được một phút nào lơ là tinh thần cảnh giác cách mạng,mà phải ra sức xây dừng lực lượng quốc phòng toàn dân,củng cố quân đội nhân dân hùng mạnh để đánh trả sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc,bảo vệ miền Bắc,sẵn sàng đối phó với một  cuộc chiến tranh mới .

Cuộc đấu tranh thống nhất Tổ quốc ngày càng phức tạp, gian khổ vì kẻ thù cố tình phá hoại Hiệp đinh Giơnevơ, chia cắt lâu dài đất nước ta ,hòng biến miền Nam thành thuộc địa  kiểu mới của đế quốc Mỹ , làm bàn đạp tấn công miền Bắc, ngăn chặn “làn sóng cộng sản đang lan nhanh ở Đông Nam á.”Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta vững tin vào thắng lợi cuối cùng của  sự nghiệp đấu tranh cho một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập , dân chủ và và giàu mạnh.

 2, Cả nước quyết tâm chống Mỹ cứư nước (1965-1968)

 Lãnh đạo chuyển hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa sản xuất, vừa chiến đấuđánh thắng chiến tranh phá hoại của Mỹ:

Để chi viện có hiệu quả cho miền Nam, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời lãnh đạo chuyển hướng về tư tưởng và tổ chức, tăng cường lực lượng quốc phòng, chăm lo công tác giáo dục, văn hoá, giải quyết khó khăn của nhân dân cho phù hợp với tình hình mới.

Đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “đồng bào và chiến sĩ miền Bắc dũng cảm tiến lên, hăng hái thi đua sản xuất và chiến đấu” (59) , cả miền Bắc đã nhanh chóng chuyển sang thời chiến với quyết tâm đánh thắng Mỹ và tiếp tục xây dựng Chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng chi viện cho miền Nam với tinh thần “tay cày, tay súng”, “tay búa, tay súng”, “tay bút, tay súng”.

Về nông nghiệp, để nắm sát tình hình sản xuất về nông nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tranh thủ đi thăm đồng bào nông dân. Khi chiến tranh phá hoại của Mỹ đã lan ra miền Bắc, Người về thăm hợp tác xã Hồng Thái, Hải Dương, lá cờ đầu của phong trào thuỷ lợi toàn miền Bắc. Sau đó, Người về thăm xã Nam Chính, huyện Nam Sách, xă có phong trào vệ sinh phòng bệnh khá nhất tỉnh.Trên đường về, Người ghé thăm đền Côn Sơn “huyện Chí Linh”, di tích thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi về thăm tỉnh Thái Bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ và nhân dân trong tỉnh: “Hiện nay, nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn Đảng và toàn dân ta là sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi (60). Sản xuất và chiến đấu có quan hệ mật thiết với nhau.

Người còn gửi thư khen các hợp tác xă thâm canh lúa giỏi: đó là các hợp tác xă Thắng Lợi, Đông Phương Hồng (Thanh hoá), Tân Phong (Thái Bình), Nam Tiến (PhúThọ) và hợp tác xã Thôn Thượng (Vĩnh Phúc).

Nhờ sự quan tâm, lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mặc dù trong thời gian đế quốc Mỹ đang đánh giá ác liệt miền Bắc, sản xuất nông nghiệp của ta vẫn phát triển. Phong trào phấn đấu đạt ba mục tiêu: 5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động/ha gieo trồng đã lan rộng trong nhiều tỉnh đã góp phần quan trọng trong công cuộc chống Mỹ cứu nước.

Về công nghiệp, ngay khi chiến tranh phá hoại xảy ra, Đảng đã chủ trương tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp địa phương. Đây là nội dung quan trọng của việc chuyển hướng kinh tế trong thời chiến. Trong bài nói của mình tại Hội nghị ngành công nghiệp nhẹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu mấy tư tưởng quan trọng.

- Đảng và Chính phủ trong tình hình nào vẫn tiếp tục “xây dựng Chủ nghĩa xã hội và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân”. Vì vậy “nhiệm vụ của công nghiệp nhẹ là rất quan trọng”, trong đó công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp phải có vị trí lớn, vì nó chiếm 50% giá trị tổng sản lượng công nghiệp nhẹ”

- Để phát triển công nghiệp, phải chú ý đến phong trào “ba xây, ba chống”. Theo Người, “đó là cuộc vận động cách mạng to lớn, nhằm làm cho công nhân và cán bộ nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, nhận rõ trách nhiệm của mình và làm tốt công tác Đảng và Chính phủ giao cho” (61). Người đu thăm nhiều cơ sở công nghiệp nhẹ, biểu dương những cố gắngcủa ngành, đồng thời thân ái chỉ ra những khuyết điểm như còn để lãng phí, chất lượng sản phảm làm ra còn xấu, … .

- Trong các ngành công nghiệp nặng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới ngành than. Nhân dịp Tết ất Tỵ (1965), Người về thăm tỉnh Quảng Ninh, thăm công nhân và cán bộ Uông Bí. Người khen ngợi nhân dân Quảng Ninh, bên cạnh các thành tích về nông nghiệp, Tết trồng cây, chiến đấy chống máy bay Mỹ bắn phá, đã hoàn thành vượt mức kế hoạch khai thác than. Người căn dặn phải cố gắng sản xuất nhiều than hơn nữa, vì “than và điện rất cần cho công nghiệp và nông nghiệp” cũng như cho xuất khẩu.

Chủ trương của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc bảo vệ và phát triển công nghiệp trong chiến tranh là một sáng tạo lớn, nó góp phần đáng kể vào việc tăng tiềm lực kinh tế – quốc phòng của ta, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và chi viện cho chiến trường miền Nam. Các mỏ than, nhất là khu mỏ Quảng Ninh, dù bị đánh phá ác liệt vẫn liên tục đẩy mạnh sản xuất. Trong những năm 1965-1968, ngành công nghiệp cơ khí, kể cả Trung ương và địa phương, năm 1967 đã tăng 40,5% so với năm 1964.

Tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, đế quốc Mỹ không chỉ đánh phá ác liệt các mục tiêu kinh tế, quân sự, mà còn gây nhiều tội ác nghiêm trọng đối với đời sống văn hoá, giáo dục, y tế của ta. Vì vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm nhắc các cấp, các ngành phải giúp đỡ đồng bào và các cháu đi sơ tán; nhắc “các cơ quan lương thực, mậu dịch, y tế, giáo dục cần chú ý theo sát các nơi sơ tán đề tuỳ điều kiện phục vụ cho tốt”.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thưởng huy hiệu cho chị Nguyễn Thị Thanh, vợ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân, đã có nhiều thành tích cố gắng khắc phục khó khăn, hăng hái tham gia lao động sản xuất, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Chủ tịch Hồ Chí Minh  gửi quà cho các cháu nhà trẻ Nhà máy da Thuỵ Khuê và cho các cháu trại trẻ Xí nghiệp Giày vải.

Người nhắc các địa phương cần học tập xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên đã săn sóc tốt các cụ già, các cháu mồ côi và người tàn tật.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng gửi thư cho các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới. Người dặn: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn (62).

- Trong bốn năm (1965-1968) tiến hành chiến tranh phá hoại ác liệt đối với miền Bắc, đế quốc Mỹ đã mất hơn 3.200 máy bay phản lực, hàng nghìn giặc lái, hàng trăm tàu chiến  lớn nhỏ mà không đạt một mục tiêu chiến lược nào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã vượt qua mọi thử thách khó khăn, đạt được những thành tích quan trọng mà thành tích lớn nhất của miền Bắc là đã làm tròn vai trò hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn.

Quân và dân miền Bắc đã thực hiện xuất sắc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang của dân tộc là đánh thắng giặc Mỹ xâm lược (63).

Chỉ đạo quân và dân ta ở miền Nam đánh bại các cuộc phản công chiến lược của Mỹ:

Tháng 3/ 1965, sau khi hùng hổ nhảy vào Việt Nam, quân Mỹ mở ngay những trận đánh đầu tiên, cố đẩy quân dân ta vào thế phòng ngự. Vừa đặt chân tới Đà Nẵng, quân Mỹ chiếm đóng Núi Thành, một trong những điểm cao khống chế phía Tây căn cứ Chu Lai. Tháng 8, chúng chủ động chọn Vạn Tường (Quảng Ngãi) làm chiến trường tác chiến để tiêu diệt quân giải phóng. Tháng 9, từ căn cứ An Khê, quân Mỹ mở cuộc hành quân lên nam Tây Nguyên, nhằm đánh đòn bất ngờ vào sau lưng đội hình chiến dịch của quân giải phóng.

Được TW Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị trước về tư tưởng và tổ chức, quân dân miền Nambước vào cuộc chiến đấu theo phương châm nắm vững thế chủ động tiến công, phát triển quyền làm chủ rừng núi, nông thôn và xung quanh các đô thị. Để hỗ trợ và phát triển chiến tranh du kích rộng khắp, bộ đội chủ lực trên khắp chiến trường đã mở những cuộc tiến công “đánh phủ đầu quân Mỹ”. Trận thắng Núi Thành là bài học kinh nghiệm đầu tiên về việc “tìm Mỹ mà diệt, gặp Mỹ là đánh”. Trận Vạn Tường thể hiện cách “bám thắt lưng mà đánh”, khiến cho “Mỹ phải trả giá rất đắt”. Ngoài ra, ở chiến trường Nam Bộ, Trị Thiên, quân dân ta cũng thu được những thắng lợi ở Đất Cuốc (Biên Hoà, nay thuộc Đồng Nai), Dầu Tiếng, Bầu Bàng (Thủ Dầu Một, nay thuộc Bình Dương).

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời biểu dương quân dân miền Nam, những chiến công làm nức lòng nhân dân cả nước và bạn bè thế giới.

Dù thất bại nặng nề trong bước đầu đưa quân vào miền Nam, đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Đầu năm 1966, quân Mỹ đã mở cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất vào mùa khô 1965-1966 trên một không gian rộng lớn từ miền Đông Nam Bộ đến Khu V, với một lực lượng lớn nhất trên chiến trường Đông Dương từ trước tới nay.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân ta ở miền Nam đã “đánh lớn, tháng to”, làm thất bại hoàn toàn cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất của Mỹ. Đây là thất bại có tính chất chiến lược, khiến Nhà Trắng và Lầu Năm Góc phải thừa nhận: “Đến giữa năm 1966, tình hình đã trở nên rõ ràng là sức mạnh quân sự của Mỹ không thể nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam” (64).

Sau thất bại trong cuộc phản công mùa khô (1965-1966), quân Mỹ lại tiếp tục đưa quân vào miền Nam, mở các cuộc hành quân bắn phá ác liệt vùng giải phóng. Tướng Oétmôlen (Westmoreland) yêu cầu Oasinhton tăng quân, được Tổng thống Giônxơn chấp nhận. Cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của địch được bắt đầu từ giữa tháng 9 năm 1966. Chúng mở 895 cuộc hành quân lớn nhỏ, trong đó có 3 cuộc hành quân then chốt là áttônbixơ, Xêđaphôn, Gianxơn Xiti.

Dưới sự lãnh đạo và động viên của TW Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân miền Nam đã mở hành loạt trận phản công, đánh ngay trên địa bàn hành quân, ở vùng sau lưng địch và đánh thẳng vào cơ quan đầu não của chúng, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “tìm diệt” và “bình định” của địch trong mùa khô năm 1966-1967. Quân, dân ta đã làm chủ vùng nông thôn rộng lớn (kiểm soát 540 ấp trong tổng số 16293 ấp toàn miền Nam), đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng đi vào bề sâu hơn, làm cho tình hình chính trị, xã hội của chế độ nguỵ thêm rối ren. Cuộc phản công của Oétmôlen buộc phải chấm dứt.

Tháng 9-1967, Đại hội bất thường của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam họp và thông qua Cương lĩnh chính trị nhằm mở rộng khối đoàn kết dân tộc thống nhất, đẩy mạnh kháng chiến, kiên quyết thực hiện độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc. Ngày 6-9-1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, nhân dịp Mặt trận Dân tộc giải phóng công bố bản cương lĩnh chính trị này. Người nêu rõ “Đoàn kết là sức mạnh vô địch của chúng ta … Dù giặc Mỹ hung hăng đến đâu, sức mạnh đoàn kết vĩ đại của chúng ta nhất định sẽ thắng chúng”(65).

Bị sa lầy và thất bại ở miền Nam, nền kinh tế Mỹ trong năm 1967 bị suy thoái nhanh chóng, nhưng do sức ép mạnh của phái hiếu chiến, Tổng thống L.B.Giônxơn vẫn quyết định đưa thêm quân vào miền Nam Việt Nam, xúc tiến kế hoạch phản công chiến lược lần thứ ba vào mùa khô năm 1967-1968. Tháng 12-1967, Bộ Chính trị BCH TW Đảng khoá III họp, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phân tích tình hình trong nước và thế giới, quyết định dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa nhằm tiêu diệt và làm tan rã địch, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân, đập tan ý chí chiến lược của chúng, “đạt được những mục tiêu trước mắt của cách mạng miền Nam là “độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới thống nhất nước nhà”(66).

Để nghi binh, thu hút địch và chuẩn bị cho cuộc tiến công sắp tới, đêm 20-1-1968, quân ta bất ngờ tiến công vào tập đoàn cứ điểm Khe Xanh và tuyến phòng thủ đường 9. Đòn tiến công Khe Xanh đã làm cho quân Mỹ lạc hướng đề phòng, tạo được yếu tố bí mật và ý đồ chiến lược của ta trong việc tổng tiến công và nổi dậy đúng vào đêm 30, rạng ngày 31-1-1968 (tức trước đêm giao thừa 1 ngày, theo lịch mới được công bố ở miền Bắc trước đó). Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân đã làm cho Nhà Trắng, Lầu Năm Góc hoảng sợ, thế giới vô cùng kinh ngạc và khâm phục.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã theo dõi sát, động viên kịp thời cuộc chiến đấu sôi động và rất quyết liệt của quân và dân ta tại Huế. Ngay từ đêm 31-1-1968, quân ta đã đồng loạt tiến công vào 40 mục tiêu địch trong nội và ngoại thành Huế, nhân dân nổi dậy thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi, Người gửi thư khen đồng bào chiến sĩ miền Nam và làm thơ khen tặng 11 nữ dân quân Huế đã chiến đấu vô cùng anh dũng(67).

Sau đợt 1 tổng tiến công và nổi dậy, các đơn vị đánh vào các thành phố và thị xã rút về căn cứ để củng cố lực lượng và chuẩn bị cho các đợt tiến công sau. Ngày 21-4-1968, Bộ Chính trị trên cơ sở xem xét tình hình đã quyết định mở tiếp đợt 2 vào rạng sáng ngày 5-5-1968. Cuộc tiến công bước đầu thu được một số thắng lợi ở Sài Gòn-Gia Định, nhất là mật trận Khe Xanh- Đường 9. Sau 170 ngày đêm tiến công và vây hãm, ngày 8-7-1968, quân ta kiểm soát và làm chủ trận địa Khe Xanh. Ngày 13-7-1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện mừng đến Uỷ ban TW Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam. Người đánh giá trận chiến Khe Xanh là “một thất bại lớn của Mỹ, một thắng lợi lớn của ta”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn dành cho nhân dân miền Nam những tình cảm yêu thương nhất. Người gửi thư khen ngợi nhân dân miền Nam trong dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh ngày 2- 9 “Đã mở hàng trăm cuộc tiến công và nổi dậy ở khắp miền Nam và đã thu được nhiều thành tích vẻ vang” (68).Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng gửi điện thân thiết thăm hỏi đồng bào ở Trung và Nam Trung Bộ bị bão, lụt gây thiệt hại nặng nề, trong khi quân thù điên cuồng đánh phá miền Nam. Vào thời gian này, dù tuổi đã cao, sức khoẻ đã yếu nhiều, Người vẫn theo dõi thường xuyên tin tức chiến thắng ở miền Namvà mong muốn được vào thăm đồng bào chiến sĩ trong ấy, để động viên quân dân ta chiến đấu giành được nhiều thắng lợi hơn nữa. Để thực hiện ý định đó, Người đã tích cực tập luyện nâng cao thể lực để đáp ứng yêu cầu của chuyến đi dài ngày và gian khổ này.

Sự chỉ đạo và động viên kịp thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân tố quan trọng làm cho quân. dân ta ở miền Nam tin tưởng, phấn khởi, ra sức đánh giặc cứu nước. Thắng lợi to lớn của quân dân hai miền Nam-Bắc, đặc biệt là thắng lợi oanh liệt trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt từ Tết Mậu Thân (30-1 đến cuối tháng 9-1968) đã làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của chúng.

Đẩy mạnh và mở rộng đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè khắp năm châubằng các hoạt động đối ngoại:

Chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của dân tộc đồng thời cũng là nghĩa vụ quốc tế cao cả của nhân dân ta. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa và bạn bè khắp năm châu đối với cuộc chiến đấu của nhân dân ta là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

Đối với Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh hoan nghênh những chủ trương tích cực của Ban lãnh đạo Liên Xô trong việc ủng hộ và viện trợ cho Việt Nam chống Mỹ. Người đã cử những đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước ta sang Liên Xô để cảm ơn và trình bày rõ đưòng lối chống Mỹ, giải phóng miền Nam mà không để bùng lên thành chiến thế giới, hơn thế nữa, còn góp phần bảo vệ hoà bình thế giới. Người đánh giá cao hiệu quả to lớn của sự viện trợ mà Liên Xô dành cho Việt Nam, đánh giá cao sự đóng góp của Liên Xô đối với phong trào cách mạng thế giới cũng như cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới. Người luôn luôn nhấn mạnh vai trò của Lênin và Cách mạng Tháng Mười đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc thuộc địa và quần chúnglao động bị áp bức, bóc lột, trong đó có nhân dân Việt Nam: “Đi theo con đường do Lênin vĩ đại đã vạch ra, con đường của cách mạng tháng Mười, nhân dân Việt Nam đã dành được thắng lợi rất to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của nhân dân Việt Nam dối với cách mạng Tháng Mười vẻ vang, đối với Lênin vĩ đại và đối với nhân dân Liên Xô là vô cùng sâu sắc” (69).

Do những đóng góp to lớn của Người vào việc củng cố và tăng cường tình hữu nghị vĩ đại với Liên Xô và nhân dịp kỷ niệm 50 năm Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười, Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô quyết định tặng Người huân chương Lênin cao quý nhất của Liên Xô nhưng Người đã phát biểu ý kiến của mình như sau: “Lúc này giặc Mỹ đang đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Tổ Quốc Việt Nam chúng tôi. Chúng đang giết hại một cách cực kỳ dã man hàng vạn đồng bào tôi ở miền Nam cũng như ở miền Bắc… Trong lúc đó, riêng tôi lại được hưởng vinh dự đặc biệt to lớn và nhận Huân chương Lênin thì lòng tôi không yên chút nào. Vì lẽ đó, tôi vô cùng cảm ơn các đồng chí, nhưng xin các đồng chí tạm hoãn việc trao tặng phần thưởng cực kỳ cao quý ấy. Đến ngày nhân dân chúng tôi đánh đuổi được bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn đất nước, tôi sẽ đại diện cho toàn thể đồng bào tôi, trân trọng và vui mừng lãnh lấy Huân chương mang tên Lênin vĩ đại” (70).

Về quan hệ với Trung Quốc, trên cương vị vừa là người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đồng thời vừa với tư cách là bạn bè thân thiết của nhiều nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, tình cảm chân thành và cách ứng xử ngoại giao tinh tế của Người đã tranh thủ được tình cảm yêu mến và kính trọng đặc biệt của Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc.

Song song với những hoạt động trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo nhiều hoạt động của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng mối quan hệ rộng rãi với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nhân sĩ, trí thức, chính khách, nhà văn hoá có tên tuổi để hình thành một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân ta chống Mỹ xâm lược.

Tháng 3/1965, nhân dịp Hội nghị nhân dân Đông dương khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư chào mừng và tỏ lòng tin tưởng rằng: "Nhân dân ba nước anh em Việt Nam, Campuchia và Lào đã luôn luôn cùng nhau sát cánh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mở rộng do Mỹ gây ra nên, nhân dân ba nước chúng ta đoàn kết chặt chẽ chống đế quốc Mỹ, thì chúng ta nhất định thắng ta nhất định thắng lợi"(71).

 Cùng với hoạt động ngoại giao của Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động ngoại giao nhân dân dưới nhiều hình thức. Khi nhận được tin Huân tước Bectơrăng Rutxen(Bertrand Rusell), nhà triết học, chiến sỹ hòa bình Anh lập " Tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam", Người đã gửi tới Cụ bức điện, đánh giá đó là sáng kiến" có tầm quan trọng quốc tế về mặt bảo vệ công lý và quyền tự quyết của dân tộc. Tòa án sẽ góp  phần thức tỉnh lương tri của nhân dân các nước chống đế quốc Mỹ, kẻ thù số một của loài người và hòa bình thế giới"(72). "Tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam" đã họp phiên đầu tiên tại Xtốckhôm, thủ đô Thụy Điển từ ngày 2-5 đến ngày 13-5-1967. Phiên tòa do nhà triết học Pháp Giăng Pôn Xáctorơ(J.P Sartre) làm chủ tịch, có 300 nhân vật của nhiều nước trên thế giới tới dự. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi tới  Ngài Giăng Pôn Xáctorơ,"cảm ơn sự ủng hộ của các vị trong tòa án quốc tế đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam"(73).

Được sự ủng hộ nhiệt tình của cả loài người tiến bộ, Tòa án quốc tế Bðcterăng Rút xen đã kết tội đế quốc Mỹ đã phạm tội ác chiên tranh, xâm lượcViệt Nam, Lào va Cămphuchia, phạm tội ác diệt chủng, không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà đối với cả loài người. Đó là bản án chính trị, có tác dụng tấn công đế quốc Mỹ, góp phần làm thất bại những mưu đồ xâm lược của chúng. Mặt khác, đó cũng là tiếng chuông thức tỉnh lương tri của nhân dân thế giới, nhất là nhân dân Mỹ và thôi thúc họ ngày càng tham gia đông đảo hơn, mạnh mẽ hơn, nhằm ngăn chặn bàn tay tội ác của đế quốc Mỹ xâm lược. Vì vậy, phong trào nhân dân Mỹ chống chiên tranh xâm lược ở Việt Nam đã bùng nổ và lan rộng chưa từng  có trong lịch sử nước Mỹ.

Ngay từ tháng 2-1965, sinh viên ở bang Caliphoocnia đã biểu tình chống ném bom ở miền Bắc. Tiếp đó, phong trào đấu tranh liên tiếp bùng nổ ở nhiều thành phố và các trường đại học, với sự tham gia ngày càng đông đảo cuả các tầng lớp nhân dân, đưa tới đỉnh cao là cuộc vận động "Ngày kháng nghị khắp cả nứơc" diễn ra ở 60 thành phố lớn, lôi cuốn hơn 10 vạn người tham gia trong thang 10 năm đó. Chính phủ Mỹ đã điều nhiều lực lượng quân đội, cảnh sát tới đàn áp phong trào, nhưng không thể dập tắt được phong trào. Nhiều chiên sỹ hòa bình đã Mỹ đã tự thiêu, nêu tấm gương dũng cảm hy sinh để tỏ thái độ kiên quyết đòi chính phủ Mỹ phải chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam như bà cụ Henga Hecdơ, Noman Morixơn, Rôgiơ Lappotơ, Xilin Giancaoxki,…Đúng như nhà báo Mỹ Oantơ Lipman (Walter Lipman) đã nhận xét " Lương tâm người Mỹ nổi giận …Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là cuộc chiến tranh không được lòng dân nhất trong lịch sử Hoa Kỳ".

Nhân dịp đầu năm 1966 , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi tới nhân dân Mỹ lời chúc mừng năm mới và bày tỏ lòng quý trọng tình hữu nghị với nhân dân Mỹ vốn có truyền thống cho độc lập dân tộc và dân chủ. Người nhiệt liệt hoan nghênh và cảm ơn  nhân dân Mỹ đã đấu tranh đòi Chính phủ Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, coi đó là sự  "tiếp  tục những truyền thống của Hoa Thịnh Đốn và Lincôn đấu tranh cho độc lập dân tộc và dân chủ"(74).

Dưới sự lãnh đạo và cổ vũ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc  chiến đấu anh hùng, đầy gian khổ và hy sinh của nhân dân Viêt Nam chống Mỹ xâm lược đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cả nhân loại tiến bộ. Đó là một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử. Chưa bao giờ  số phận của một dân tộc  lại gắn  bó với số phận chung của loài người đến như thế. Điều đó trước hết là do tính chất yêu nước, sáng ngời chính nghĩa cũng như ý nghĩa quốc tế cao cả của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cuả nhân dân ta, đồng thời cũng là do sự chỉ đạo sáng suốt, khôn khéo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, một nhân tố mà Mỹ không lường hết được  khi lao vào cuộc đụng đầu lịch sử ở Việt Nam.

3,Năm cuối cùng của cuộc đời 79 mùa xuân

Năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gần đến tuổi 80. Sức khoẻ của Người yếu đi nhiều. Đó là điều khó tránh khỏi đối với một cuộc đời hoạt động cách mạng đi Âu về á, khi bí mật, lúc công khai, tuy điều kiện và hoàn cảnh mỗi lúc có khác nhau song lúc nào cũng phải liên tục đối phó với những thử thách đầy phức tạp, khó khăn, nhiều khi căng thẳng, quyết liệt.

Từ giữa năm 1966, sau một chuyến đi địa phương trở về, Chủ tịch Hồ Chí Minh bị rối loạn tuần hoàn não, bị liệt nhẹ nửa người bên trái. Được sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ, kết hợp với kiên trì xoa bóp và luyện tập, sức khoẻ của Người dần dần được hồi phục.

Sang năm 1967, mắt trái của Người bị mờ, có hiện tượng chảy máu đáy mắt, tay trái nắm không được vững, tiếng nói yếu, giọng bị khản, bác sĩ kiểm tra sức khoẻ thấy họng bị đứt một tia máu nhỏ.

Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng rất quan tâm chăm sóc đến sức khoẻ của Người, coi đó là tài sản và nguồn hạnh phúc vô giá của toàn Đảng, toàn dân ta.

Ngoài sự chăm sóc của các bác sĩ Việt Nam, Chính phủ Trung Quốc hàng năm, kể từ năm 1961, đều mời Người sang nghỉ ngơi, điều dưỡng.

* Kiên trì rèn luyện, chống lại tuổi già và bệnh tật

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu cao một tấm gương kiên trì rèn luyện, chống lại tuổi già và bệnh tật.

Để luyện gân tay, viết chữ cho khỏi run, từ những ngày ở chiến khu, Người đã có thói quen vừa đọc sách, vừa co tay bóp hai hòn cuội trắng. Sang đến năm 1967, cùng với mắt trái bị mờ đi, đáy mắt có màng thì tay Người nắm không vững nữa, muốn cấm cái cốc mà không cầm nổi. Người lại kiên trì luyện tập, từ nhón viên bi, ném viên bi, dùng dây cao su tập co tay hàng ngày rồi tập ném bóng vào cái rổ từ gần đến xa, dần dần chức năng của tay đã phục hồi lại được.

Tháng 1-1969, Người bị ho ra máu, bác sĩ kiểm tra sức khoẻ thấy họng bị vỡ ra một tia máu nhỏ, giọng Người bị khản, tiếng nói yếu hẳn đi, phát âm không được tròn vành, rõ chữ. Lại sắp đến Tết âm lịch, Người phải đọc thơ chúc mừng đồng bào và chiến sĩ cả nước, nếu để qua giọng đọc, đồng bào và chiến sĩ miền Nam biết Người yếu mệt thì không có lợi. Vì vậy, hàng ngày, mỗi buổi sáng, Người lại kiên trì tập đọc, kết hợp với bôi thuốc, tập mãi cho tới lúc giọng Người gần trở lại bình thường, Người mới cho thu thanh. Tết năm ấy, đồng bào cả nước và bè bạn gần xa đón nghe thơ Bác, không mấy ai biết Người đã phải luyện giọng đọc để chiến thắng bệnh tật như thế nào.

Từ năm 1966, thấy Người ho nhiều, để giữ gìn sức khoẻ cho Người, các bác sĩ đã đề nghị với Người nên bỏ thuốc lá. Người định ra kế hoạch bỏ thuốc lá, giao thuốc cho đồng chí thư ký quản lý, mỗi ngày chỉ hút ba lần và  hút giảm dần : tuần đầu mỗi lần hút 2/3 điếu, tuần thứ hai hút 1/2 điếu, tuần thứ ba 1/3 điếu, tuần thứ tư chỉ một vài hơi. Hơn một tháng sau Người bỏ được thuốc. Bỏ thuốc, Người bỏ luôn cà phê sáng và nhờ đồng chí thư ký uống hộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ít uống rượu, khi có khách quý hoặc trong bữa ăn, để ngon miệng, Người cũng uống một ly rượu thuốc. Khi bỏ thuốc, Người cũng thôi uống rượu.

Cũng trong thời gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi Tổng bí thư Đảng Lê Duẩn đề nghị bố trí cho mình được đi thăm miền Nam để động viên đồng bào, chiến sĩ.

Từ sau ngày đó, Người đề ra một kế hoạch luyện tập rất nghiêm túc. Hàng ngày, Người đều đi bộ quanh vườn Phủ Chủ tịch. Tuần đầu, Bác chỉ đi một vòng, rồi nâng dần lên hai vòng, hai vòng rưỡi, rồi ba vòng … Tập ở nơi đường rộng, bằng phẳng một thời gian, Người định ra những ngày leo núi. Leo núi thì vất vả, nhưng Người rất quyết tâm, cố gắng lên được chỗ đã định mới chịu nghỉ.

Người kiên trì luyện tập bằng nhiều cách như vậy, nhưng tuổi tác và sức khoẻ đã không ủng hộ Người. Thấy khả năng đi bằng đường bộ không thể thực hiện được, Người đổi kế hoạch sang đi đường biển. Trước quyết tâm của Người, Bộ Chính trị cũng phải chuẩn bị để Người đi, nhưng rồi sức khoẻ Người mỗi ngày một yếu, nguyện vọng tha thiết của Người được vào Nam thăm đồng bào và chiến sĩ ngay trong lúc đang chiến đấu đã không thể thực hiện được. Đó là nỗi ân hận lớn nhất vào cuối đời của Người và cũng là điều nuối tiếc khôn nguôi của đồng bào và chiến sĩ miền Nam.

* Mùa xuân, nhắc nhở trồng cây- trồng người:

Mùa Xuân năm 1969 cũng là mùa xuân thứ 10 của Tết trồng cây, một tập quán mới của nhân dân ta do Bác Hồ phát động. Người không quên nhắc nhở mọi người trồng cây mùa xuân qua bài báo ngắn trên báo Nhân Dân nhan đề Tết trồng cây, ký tên T.L.

Tết Kỷ Dậu đang đến gần, trước tết vài tuần, Người vạch chương trình đi thăm một số đơn vị và cơ sở. Người gợi ý muốn thăm một hợp tác xã có thành tích trồng cây, một trung đoàn thông tin anh hùng, trại chăn nuôi Ba Vì, Trường Nguyễn Văn Trỗi …

Lo lắng cho sức khoẻ của Người, các đồng chí đã bố trí Bác đến thăm và chúc tết Quân chủng Phòng không-Không quân vào đúng sáng mồng 1 Tết Kỷ Dậu (16-2-1969).

Đến thăm Quân chủng lần này, Người đã gặp gỡ đại biểu tất cả các đơn vị, các anh hùng, chiến sĩ thi đua, chiến sĩ quyết thắng, những người lính canh trời dũng cảm đã kiên cường đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại tàn bạo của đế quốc Mỹ.

Nhìn thấy Bác gầy, bước chân không còn nhanh nhẹn, ai cũng cảm thấy lo lắng, nhưng cũng vô cùng sung sướng được đón Người trong không khí mùa xuân chiến thắng của dân tộc.

Bác ân cần hỏi thăm và chúc Tết mọi người, nhắc nhở rằng thành tích của đơn vị là công lao hiệp đồng của cả tập thể, Bác bắt tay khen ngợi các đồng chí anh hùng, chiến sĩ thi đua đã lập nhiều chiến công, song cũng nhắc nhở không được quên công lao  của những người phục vụ, Người cho gọi hai chiến sĩ nuôi quân, một bác sĩ và một y tá lên cho Người bắt tay.

Sau gần hai giờ vui Tết với các chiến sĩ, Người về thăm huyện Ba Vì, gặp gỡ đại biểu cán bộ và nhân dân Sơn Tây đang trồng cây ở đồi cây "Đón Bác Hồ", xã Vật Lại thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.

Người đã trồng cây đa ở lưng đồi Vật Lại, cây đa cuối cùng Bác trồng để lại cho con cháu muôn đời về sau.

Trong vấn đề trồng người, Bác quan tâm trước hết đến vấn đề phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 39 ngày thành lập Đảng, từ những ngày cuối tháng 1-1969, Người đã chuẩn bị những ý chính cho bản thảo bài viết :Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Ngày 3-2-1969, bài viết của Người đăng trên báo Đảng 

Người đã phân tích những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân và tác hại của nó, rồi kết luận :"Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật. Phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ" (75)

Trong việc trồng người, Người đặc biệt quan tâm vấn đề bồi dưỡng thế hệ trẻ. Trước ngày 1-6, Người đã tiếp và làm việc với Uỷ ban thiếu niên nhi đồng trung ương. Người nghe báo cáo về tình hình giáo dục thiếu niên, đặc biệt là các cháu thiếu niên chậm tiến. Người căn dặn :Phải kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội để nuôi dạy và giáo dục các cháu. Tất cả mọi người, mọi đoàn thể, mọi ngành, mọi gia đình phải có trách nhiệm chăm sóc các cháu.

Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi, Người đã viết bài Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng.

Đối với các cháu thiếu niên nhi đồng, Người dành cho các cháu rất nhiều tình thương và lòng tin.

Nhân dịp Tết nguyên đán, Người cho đón các cháu dũng sĩ của miền Nam đang học tập ở miền Bắc đến ăn Tết với Người.

Nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi, tại Phủ Chủ tịch, Người đã gặp gỡ với các cháu thiếu nhi và xem các cháu học sinh lớp 1 Nhạc viện Hà Nội biểu diễn nghệ thuật.

Đối với những việc làm tốt của thiếu niên nhi đồng, cá nhân hay tập thể, Người đều động viên kịp thời. Người gửi thư khen các cháu thiếu niên hợp tác xã Măng non thôn Phú Mẫu, xã Hàm Sơn, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) có nhiều cố gắng trong việc chăm sóc tốt trâu bò của hợp tác xã.

Để động viên và phát huy phẩm chất tốt đẹp của những con người mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên chú ý đến những bài báo viết về gương người tốt việc tốt và thưởng huy hiệu cho những người tốt thuộc đủ mọi tầng lớp, mọi ngành nghề, mọi lứa tuổi. Chỉ từ đầu năm đến cuói tháng 8-1969 đã có 28 đợt Người thưởng huy hiệu cho những người có thành tích trong học tập, sản xuất, công tác và chiến đấu. Trong 10 năm, từ năm 1959 đến năm 1969 Người đã thưởng 3.972 huy hiệu.

* Hiện thân của tình cảm quốc tế trong sáng

Mặc dầu quân đội viễn chinh Mỹ, hàng ngày gây ra những tội ác cực kỳ man rợ đối với đồng bào miền namViệt Nam, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không quên những người bạn Mỹ chống lại cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Trong thư gửi các bạn người Mỹ, Người viết : “Nhân dịp đầu năm 1969, tôi thân ái gửi các bạn lời chúc mừng hoà bình và hạnh phúc”.

Người cũng kịp thời tỏ thái độ trước mỗi sự kiện lớn trong phong trào cách mạng của nhân dân thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân châu á, châu Phi.

Khi nhận được thư của Hoàng thân Xuphanuvông và bản Cương lĩnh chính trị của Mặt trận yêu nước Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện trả lời, bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đốivới bản cương lĩnh.

Người gửi điện tới Quốc trưởng Campchia Nôrôdom Xihanuc cảm ơn Quốc trưởng đã ủng hộ hoàn toàn lập trường chính nghĩa của nhân dân Việt Nam tại Hội nghị bốn bên tại Pari về Việt Nam.

Người cũng gửi điện mừng Hội nghị quốc tế ủng hộ nhân dân các nước Arập và Người gửi điện tới Hội nghị thế giới lần thứ 15 chống bom nguyên tử và khinh khí họp ở Tôkyô, hoà tiếng nói của nhân dân ta vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới.

Tại Henxinki (Phần Lan) có cuộc gặp gỡ của thanh niên và sinh viên thế giới vì thắng lợi cuối cùng của nhân dân Việt nam, Người gửi điện chào mừng, thay mặt nhân dân ta, cảm ơn sự ủng hộ của những người trẻ tuổi và đánh giá cao ý nghĩa của cuộc gặp gỡ đó.

Tuy tuổi cao, sức khoẻ đã yêú đi nhiều, những tháng cuối cùng Người vẫn thân mật tiếp những người bạn, những người đồng chí, những nhân vật nổi tiếng trên thế giới: Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đan Mạch do Chủ tịch Đảng Cơnút Gietxpơxon dẫn đầu, đoàn đại biểu phong trào hoà bình Pháp do ông Pierơ Bicat, Tổng thư ký Liên đoàn thế giới những người làm công tác khoa học dẫn đầu, đoàn đại biểu Bộ Ytế và Uỷ ban ủng hộ Việt Nam của nước Cộng hoà dân chủ Đức do Phó Thủ tướng Mác Dêphrin dẫn đầu.

Người đã tiếp ông Xavanđo Agienđê (Salvador Allende), Tổng bí thư Đảng Xã hội Chi lê, Thượng nghị sĩ Chilê, Uỷ viên Ban lãnh đạo toàn quốc Mặt trận hành động của nhân dân Chilê.

Tiếp đó Người giới thiệu với khách tấm ảnh chụp các cháu thiếu nhi anh hùng miền Nam , nói về thành tích chiến đấu của thế hệ trẻ và đồng bào miền Nam. Người nói: “Tôi rất vui lòngvề các cháu thiếu nhi ngày nay. Các cháu đã làm được nhiều việc hơn chúng tôi. Tôi chưa khi nào làm được những việc mà các cháu đã làm”. (76)

Tháng7, Người tiếp nữ đồng chí Macta Rôhat (Marta Rojas ), phóng viên báo Granma của Cuba, Người lại ngậm ngùi nhắc đến miền Nam: “ở miền Nam Việt Nam, những người dưới 25 tuổi không biết nghĩa chữ Tự do. Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nối đau khổ riêng và gộp tất cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi.

Tôi nghĩ rằng, tôi chưa làm tròn nghĩa vụ cách mạng của tôi đối với đồng bào miền Nam; mặc dù như vậy, tôi biết rằng đồng bào miền Nam vẫn yêu quí tôi cũng như tôi luôn luôn yêu quí đồng bào. ở miền Nam, tôi không phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh mà là Bác Hồ”. (77)

Người khẳng định sức mạnh và ý nghĩa của sự đoàn kết quốc tế:

“Sự đoàn kết quốc tế có một ý nghĩa to lớn đối với chúng tôi. Đúng là trước hết chúng tôi phải dựa vào sức mình, song chúng tôi còn được sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của nhân dân các nước khác. Và như vậy, chúng tôi vừa có cả sức mạnh của mình, vừa có cả sức mạnh của sự đoàn kết quốc tế”.

Người bạn, người đồng chí nước ngoài cuối cùng được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp là đồng chí Sáclơ Phuốcniô (Charles Fourniau), phóng viên báo L.Humanité của Đảng Cộng sản Pháp. Buổi tiếp thân mật ấy được tổ chức vào 7 giờ sáng ngày 15-7-1969 đã để lại cho Sáclơ Phuốcniô những cảm xúc rất sâu sắc.

Tuy sức khoẻ đã kém nhiều, Người vẫn dành thời gian tiếp thân mật nhiều đoàn đại biểu các nước đến thăm Việt Nam: Liên Xô, Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên...

Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là nhịp cầu hữu nghị mãi mãi nối liền bàn tay, khối óc và trái tim của nhân dân ta với bạn bè năm châu bốn biển.

* Hoàn thành bản Di chúc lịch sử

Ngày 10-5-1969, Hội nghị Trung ương lần thứ 16 khai mạc, bàn về tình hình, nhiệm vụ đấu tranh quân sự và ngoại giao. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến họp ngay từ buổi đầu.

Đến giờ giải lao, Người xin về trước.

Từ 9giờ30phút đến 10giờ30phút, Người lấy phong bì đựng tập tài liệu “tuyệt đối bí mật” ra xem lại. Đó là tập bản thảo do chính Người đánh máy và viết tay, chưa có đầu đề mà sau này Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng gọi  đúng ý nghĩa của nó là Di chúc.

Công việc này đã được Người bắt đầu từ năm 1965, vào lúc mà đồng bào và chiến sĩ cả nước đang sôi nổi thi đua lập thành tích chúc thọ Bác Hồ 75 tuổi.

Từ ngày 10 đến ngày 14-5-1965, mỗi ngày Người dành 1,2 tiếng để viết và đã hoàn thành bản thảo Di chúc đầu tiên gồm 3 trang, do chínhNgười tự đánh máy, ở cuối đề ngày 15-5-1965.

Năm 1966, Người bổ sung thêm một câu vào phần nói về Đảng: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Năm 1967, Người có xem lại, nhưng không bổ sung gì. Năm 1968, Người bổ sung thêm 6 trang viết tay, gồm một số đoạn nói “về việc riêng”, về một số công việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi.

Ngày 10-5-1969, Người xem và viết lại toàn bộ phần mở đầu Di chúc, gồm một trang viết tay. Bản Di chúc thiêng liêng được hoàn tất và đi vào lịch sử được viết trên mặt sau một tờ bản tin hàng ngày !

Sau khi được công bố, bản Di chúc đã gây một sự xúc động lớn, một niềm cảm phục sâu sắc, không chỉ đối với toàn thể nhân dân Việt Nam mà với tất cả các dân tộc đang đấu tranh cho hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội trên khắp các lục địa.

Di chúc là một văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh trong đó cả tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân hiếm có đã suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại.

Toàn bộ Di chúc toát lên khí phách, tinh thần lạc quan chiến thắng của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng luôn luôn vững tin vào tương lai tất thắng của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, của sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh ... Giữa lúc cuộc chiến đấu còn đang diễn ra quyết liệt, kẻ thù còn đang thi thố bao thủ đoạn tàn ác, xảo quyệt.

Người nhấn mạnh đến các yếu tố chính trị- tinh thần đã góp phần mang lại thắng lợi cho cách mạng Việt Nam: sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, việc thực hành dân chủ, tự phê bình và phê bình, tình đòng chí thương yêu lẫn nhau ... Dặc biệt, Người nhấn mạnh vai trò của đạo đức cách mạng, vì “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân” (78).

Di chúc đã phản ánh tâm hồn và đạo đức vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ của một con người vĩ đại suốt đời “hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này ... không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa “ (79).

Mỗi câu, mỗi chữ của Di chúc dồn nén bao cảm xúc, chứa chan bao tình yêu và sự gắn bó sâu xa với thiên nhiên, con người và cuộc đời. “Muôn vàn tình thân yêu” của Người trùm lên toàn dân, toàn Đảng, toàn thể bộ đội, các đồng chí, các bầu bạn, các cháu thanh niên nhi đồng Việt Nam và quốc tế.

Do những giá trị đó, Di chúc mãi mãi là một áng văn tuyệt bút, là những lời căn dặn thiết tha, là ánh sáng chỉ đường, là sức mạnh thôi thúc hành động, chẳng những đối với nhân dân ta mà còn đối với tất cả những ai đang đấu tranh cho tự do, độc lập, cho hoà bình, công lý, cho cơm áo và hạnh phúc của con người.

* Vô cùng thương tiếc Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại

Trong đời sống chính trị và tinh thần của nhân dân Việt Nam, chưa bao giờ không khí đau thương bao trùm lên tất cả mọi người, mọi gia đình như những ngày toàn dân ta chịu tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, người yêu nước thiết tha, người cộng sản mẫu mực, người cha, người bác, người anh, người đồng chí đức độ và nhân ái. Trời Hà Nội mưa sốt mấy ngày liền, thiên nhiên như cùng chia sẻ nỗi đau với con người. Mọi người Việt Nam đều nghẹn ngào, nức nở, đau đớn không cầm được nước mắt, thươngtiếc Người như thương tiếc ngươi thân yêu nhất trong gia đình mình. Những lá cờ đeo băng tang màu đen nặng nề rủ xuống trước cửa mọi nhà, mọi công sở.

Sáng ngày 6-9-1969, lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử hành rất trọng thể tại Hội trường Ba Đình. Thi hài của Người đặt trên nền nhung đỏ trong linh cữu bằng thuỷ tinh trong suốt. Người vẫn mặc bộ quần áo kaki giản dị và đôi dép cao su đặt trong một hộp kính nhỏ để ngoài linh cữu, phía dưới chân của Người.

Ngày 9-9-1969, Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, được cử hành trọng thể tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, với sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Mặt trận và 50 đoàn khách nước ngoài, hàng chục vạn quần chúng. Các địa phương theo dõi và lắng nghe tường thuật buổi lễ qua làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần đã gây sự xúc động lớn đối với mọi tầng lớp nhân dân trên thế giới.

Hơn hai vạn bức điện từ hầu hết các nước trên thế giới của các vị nguyên thủ quốc gia, các tổ chức quốc tế, các nhân sĩ nổi tiếng đã gửi đến chia buồn trước tổn thất lớn lao của nhân dân Việt Nam. Ngôn ngữ tuy khác nhau song đều bày tỏ lòng thương tiếc vô hạn, ca ngợi sự nghiệp vĩ đại và phẩm chất cao quí của một con người được nhân loại vô cùng yêu mến. Nhiều nước tổ chức mít tinh, tuần hành, làm lễ truy điệu, cầu siêu, tổ chức những ngày lao động đặc biệt, những cuộc hành quân mang tên Hồ Chí Minh ...

Ngoài điện văn, rất nhiều bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đăng trên báo chí các nước, ca ngợi sự nghiệp cách mạng vĩ đại và công lao, đức độ to lớn của Người. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã in sâu đậm trong trái tim nhân loại.

Ngày 29-11-1969, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã bàn và quyết định  phải thực hiện đến mức tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chủ Tịch và xây dựng Lăng của Người. Thực hiện quyết định đó, với sự giúp đỡ nhiệt tình của Liên Xô, nhân dân ta đã giữ gìn tốt thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hoàn thành xây dựng Lăng của Người trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, một công trình kiến trúc hiện đại, dân tộc, trang nghiêm, giản dị, ngày ngày đón hàng nghìn người vào Lăng viếng Người.

Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) trong kỳ họp thứ 24 (tháng 10 và tháng 11) tại Pari đã ra Nghị quyết công nhận Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam"(80) , đồng thời khuyến nghị các nước thành viên tổ chức kỷ niệm lần thứ 100 năm ngày sinh của Người.

Sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng thu hút được sự yêu mến và kính trọng của nhân dân tiến bộ trên thế giới.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam và toàn thể nhân dân Việt Nam quyết kiên trì con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, ra sức vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người để đưa sự nghiệp cách mạng mà Người để lại vươn tới những tầm cao mới, thực hiện mong muốn cuối cùng của Người là "đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới" (81)

Nhân dân việt nam đời đời biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ! Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại, Người thầy kính yêu của đảng và dân tộc ta

đời đời sống mãi !

Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, nhưng Người đã đi vào cõi bất tử như là một trong những anh hùng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. "Mỗi bước đi của nhân dân ta và của Đảng ta trong 40 năm qua đều gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng vô cùng sôi nổi và đẹp đẽ của Hồ Chủ tịch. Toàn bộ hoạt động của Người cùng với sự nghiệp của nhân dân ta và của Đảng ta là một thiên anh hùng ca bất diệt của cách mạng Việt Nam" (82)

* Anh hùng dân tộc vĩ đại

Bằng thiên tài trí tuệ và sự khảo sát thực tiễn cách mạng thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời đáp ứng những nhu cầu bức thiết của dân tộc đầu thế kỷ XX. Vượt qua hạn chế của các nhà yêu nước và chí sĩ tiền bối, Người đã sớm đến với chủ nghĩa Mác-Lê nin và Cách mạng Tháng Mười, khám phá con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường kết hợp chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với chủ nghĩa quốc tế chân chính, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Từ đó, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng mở ra con đường giải phóng cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà Người đã trải qua: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-lê nin.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà đổi mới cách mạng dũng cảm và sáng tạo. Người xuất hiện trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta như một con người luôn luôn đổi mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chiến sĩ quốc tế mẫu mực, thuỷ chung, trong sáng, đã có cống hiến to lớn vào sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức, vào sự củng cố phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, vào sự đoàn kết các lực lượng vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội .

Công lao và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, đã đi vào sử sách và sống mãi với muôn đời sau.

* Nhà tư tưởng lỗi lạc

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi của đường lối đúng đắn và phương pháp cách mạng sáng tạo, đó cũng là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam.

Vì vậy, khi nói Hồ Chí Minh là nhà hoạt động thực tiễn vĩ đại thì cũng có nghĩa Người là một nhà tư tưởng, một nhà lý luận sáng tạo.

a) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển học thuyết của V.I.Lênin về cách mạng thuộc địa.

Tiếp thu và bảo vệ luận điểm trên của Lênin, Hồ Chí Minh đã không ngừng đấu tranh để làm sáng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cach mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Người đưa ra luận đề nổi tiếng, ví chủ nghĩa đế quốc như "con đỉa hai vòi" để nói lên sự cần thiết phải tiến công chúng ở cả hai đầu.

b) Những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào lý luận xây dựng chính đảng vô sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến.

Tổng kết 30 năm xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi tới luận điểm: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đó là nét sáng tạo độc đáo của Việt Nam, đồng thời cũng là một kinh nghiệm quý báu đối với việc xây dựng chính đảng của giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.

Sau khi Đảng ta đã giành được chính quyền, vấn đề xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền trở nên mối quan tâm sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kể từ năm 1945 cho đến lúc qua đời, trong suốt 24 năm ở cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, dù bận trăm công ngàn việc, Người vẫn luôn lo lắng làm sao để chống lại nguy cơ xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng, rơi vào thoái hoá, biến chất của một đảng cầm quyền.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm giáo dục đạo đức cách mạng "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư" cho cán bộ đảng viên.

c)Những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, trong điều kiện đất nước bị chia cắt và chiến tranh kéo dài.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc luôn luôn gắn bó thống nhất hữu cơ với chủ nghĩa xã hội.

Việt Nam tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những điều kiện đặc biệt, không giống với bất cứ một nước xã hội chủ nghĩa nào khác: từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chưa trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, bị chiến tranh tàn phá, đất nước còn tạm thời chia làm hai miền …

Ngày nay, những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đang được Đảng Cộng sản Việt nam vận dụng sáng tạo và phát triển trong công cuộc đổi mới. Đó cũng là những đóng góp quan trọng vào việc nhận thức lại bản chất, đặc trưng và cách làm chủ nghĩa xã hội ở thời kỳ hiện nay.

d) Những sáng tạo về phương pháp cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là bậc thầy về phương pháp cách mạng Việt Nam. Phương pháp là sự thể hiện của tư tưởng, đường lối trong hành động.

Phương pháp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hệ thống, được thể hiện đa dạng và phong phú ở các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau.

Điểm nổi bật trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là Người luôn luôn lấy thực tiễn, lấy sự kiện của đời sống làm xuất phát điểm cho tư duy và hành động, cho hoạch định đường lối, chính sách, chiến lược, sách lược của cách mạng.

Một đặc điểm nữa của phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là trong công tác vận động, tổ chức quần chúng, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng.

e) Những cống hiến quan trọng của Hồ Chí Minh vào học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác-Lê nin.

Điểm nổi bật trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là tư tưởng về bạo lực cách mạng. Người nói : "trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền".

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh lấy sức mạnh chính trị- tinh thần của toàn dân làm nền tảng, trên cơ sở đó mà phát huy tài thao lược của tướng lĩnh cũng như của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; kế thừa và phát huy được nghệ thuật quân sự của cha ông và tinh hoa nghệ thuật quân sự của thế giới. Chính Người dã cùng với Đảng ta nâng khoa học và nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh nhân dân ở thời đại Hồ Chí Minh lên một tầm cao mới.

f) Những đóng góp lý luận về xây dựng nhà nươc kiểu mới- nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước đó trước hết phải là nhà nước thật sự dân chủ. Đây là một luận điểm hết sức mới mẻ, thể hiện một tinh thần dân chủ triệt để; trên thế giới, chưa có một nhà nước dân chủ nào dám công khai tuyên bố và giáo dục cho nhân viên của mình quán triệt và làm theo tinh thần ấy.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của ta phải là một nhà nước pháp quyền mạnh mẽ và sáng suốt.

Rất đề cao pháp quyền nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh không đề cao một chiều, coi pháp luật là độc tôn, mà luôn luôn coi trọng pháp luật luật đi đôi với tăng cường giáo dục đạo đức cho cán bộ nhà nước và nhân dân.

g) Những cống hiến lý luận về con người và chiến lược "trồng người".

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người bao giờ cũng là mục tiêu và động lực của cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn tin tưởng vào năng lực, phẩm chất và sức mạnh của con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu thương, tôn trọng con người gắn liền với ý chí mãnh liệt đấu tranh để giải phóng con người.

Từ quan điểm về con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi tới tư tưởng về chiến lược “trồng người”.

Quan điểm "trồng người" của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất toàn diện và hệ thống. Người thường nhấn mạnh trước hết đến lý tưởng và đạo đức, coi đó là cái gốc của con người mới.

Có lý tưởng, đạo đức song con người mới phải được trang bị đầy đủ và vững vàng về văn hóa, khoa học, kỹ thuật.

Con người mới phải là con người nhân ái, biết sống có tình nghĩa, yêu thương cha mẹ, anh chị em, có tình làng, nghĩa xóm.

Trải qua những biến động của thời cuộc, tư tưởng Hồ Chí Minh càng chứng tỏ giá trị và sức sống mãnh liệt của nó và Hồ Chí Minh ngày càng được thừa nhận rộng rãi là nhà tư tưởng lỗi lạc của cách mạng Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết nghị lấy chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng và cho cách mạng Việt Nam.

* Nhà văn hóa kiệt xuất:

Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới thừa nhận là nhà văn hóa kiệt xuất bằng cả một sự nghiệp văn hóa đồ sộ mà Người đã cống hiến cho dân tộc và nhân loại.

Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh được thừa nhận là nhà văn hóa kiệt xuất vì Người đã khởi xướng phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, giải phóng các dân tộc thuộc địa, giành lại độc lập, tự do. Đó không phải chỉ là một sự nghiệp chính trị phi thường mà còn là một sự nghiệp văn hóa cao cả.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa kiệt xuất vì Người nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất vì bản thân Người là một nhà hoạt động và sáng tạo văn hóa lớn.

Hồ Chí Minh là biểu tượng của sự kết hợp hài hòa tinh hoa văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại. Từ nhỏ, Người đã hấp thụ một nền văn hóa quốc học và văn hóa phương Đông đủ vững vàng và sâu sắc. Trên đường học tập và nghiên cứu, Người đã từng bước hấp thụ văn hóa nhân đạo và dân chủ của phương Tây, đặc biệt là tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái của truyền thống văn hóa Pháp. Chính trí tuệ siêu việt, vốn sống thực tế phong phú và vốn văn hóa rộng lớn đã dẫn Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, đỉnh cao và kết tinh thành tựu văn hóa của loài người.

Để trở thành nhà văn hóa lớn, Người đã làm chủ được nhiều ngôn ngữ khác nhau, sử dụng nó một cách thành thạo trong viết văn, viết báo, làm thơ, viết kịch ...

Bản thân Hồ Chí Minh là nhà thơ, nhà văn, nhà báo cách mạng vĩ đại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là hiện thân của đường lối ngoại giao hòa bình, đối thoại, chủ trương giải quyết mọi tranh chấp, xung đột bằng thương lượng , với thái độ hiểu biết và nhân nhượng lẫn nhau. Người là biểu tượng của khát vọng hòa bình Việt Nam.

Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một thời đại mới, một nền văn hóa mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là những giá trị đóng góp vào sự phát triển văn hóa của thế giới. Nhiều chủ trương văn hóa được Người đề ra rất sớm- từ giữa những năm 40 và 50 của thế kỷ XX, như: xóa mù chữ, trồng cây, trồng người, phủ xanh đồi trọc, cải tạo môi trường sinh thái ... đến đầu những năm 90 của thế kỷ này đã được Liên hợp quốc đề lên thành những cuộc vận động lớn trên toàn thế giới.

* Tấm gương đạo đức ngời sáng

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng vẻ vang chưa từng có trong lịch sử. Người còn để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản cao quí, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất, đạo đức của người cách mạng, tượng trưng cho những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách của dân tộc và của loài người.

Tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.

Cần kiệm, giản dị, ít lòng ham muốn về vật chất, đó là tư cách của người cách mạng. Người đề ra và tự mình gương mẫu thực hiện.

Ngôi nhà sàn của Người chỉ có hai phòng nhỏ, một cái giường, một cái bàn, một cái ghế, một giá sách, một tủ quần áo với hai bộ kaki, một đôi dép lốp, một cái quạt giấy, một máy thu thanh, một chiếc đồng hồ đã mờ mặt. Đó là tất cả những gì mà người sáng lập Đảng Cộng sản, Nhà nước, người thầy cách mạng Việt Nam đã có ở trên đất nước này. Vào thăm nơi ở của Bác Hồ, khách nước ngoài muốn tìm hiểu về những tài sản riêng của Người và đã rất xúc động khi được biết Người không hề có một chút của riêng. Một cuộc đời trong sạch, suốt đời thực hành cần, kiệm, liêm, chính.

Chúng ta còn có thể tìm thấy trong đời sống đạo đức vô cùng trong sáng của Người một tấm gương không ngừng học tập và rèn luyện, không ngừng tự đổi mới và nâng mình lên để trở thành bất tử.

Những đức tính quý báu của vĩ nhân không phải là bẩm sinh. Cũng như mọi người, Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra, lớn lên, không ngừng học tập, lao động, chiến đấu và nâng mình lên, từng bước hấp thụ tinh hoa dân tộc, tinh hoa nhân loại mà trở thành bất tử.

Về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nhiều lần khẳng định: “Cuộc đời của Hồ Chủ tịch trong như ánh sáng. Đó là tấm gương tuyệt vời về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị. Tư tưởng và đạo đức cao cả của Người mãi mãi soi sáng và nâng cao tâm hồn chúng ta”(83)

* Mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại

Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI cho đến Đại hội X vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang khởi xướng, dẫn dắt nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo lý tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã thật sự trở thành nguồn sáng và sức mạnh cho sự nghiệp đổi mới đất nước.

Sau 20 năm thực hiện đổi mới toàn diện, trong những hoàn cảnh hết sức phức tạp, khó khăn, đất nước ta không những đã đứng vững mà còn vươn lên đạt những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã từng bước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, nguồn nội lực đất nước tăng lên nhiều. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ đã cơ bản hoàn thành và đang chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chúng ta vô cùng tự hào vì mỗi bước đi lên của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với công lao- sự nghiệp, tư tưởng-đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc vĩ đại đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông, đất nước ta, đã đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta vững vàng tiến bước tới tương lai.

Ngay một nhà sử học Mỹ, khi nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đúc rút ra kết luận: “Ông Hồ Chí Minh là một người tạo ra thời thế ... Ông đã kết hợp được trong bản thân mình hai trong những lực lượng trung tâm của lịch sử Việt Nam hiện đại: khát vọng độc lập dân tộc và hòai bão về công bằng xã hội-kinh tế ... cho nên ông có khả năng truyền đạt thông điệp của mình đến khắp các dân tộc thuộc địa trên thế giới, đáp ứng yêu cầu của họ về một cuộc sống danh dự và tự do, thóat khỏi ách áp bức của chủ nghĩa đế quốc... Bất kể lời phán xét thế nào đối với di sản của ông để lại cho dân tộc mình, Hồ Chí Minh vẫn có vị trí trên tượng đài của các vị anh hùng cách mạng đã chiến đấu ngoan cường cho những người cùng khổ trên thế giới, giúp họ nói lên được tiếng nói đích thực của mình” (84)  .

Sự đánh giá cao của bạn bè năm châu đối với giá trị ảnh hưởng của tư tưởng và sự nghiệp Hồ Chí Minh đối với Việt Nam và thế giới đem lại cho chúng ta niềm tự hào vô hạn về lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Đảng và dân tộc ta. Chúng ta nguyện học tập tư tưởng, noi theo tấm gương đạo đức của Người, kế tục sự nghiệp mà Người đã để lại và nguyện sẽ mãi mãi đi theo con đường mà Người đã chỉ dẫn, nhằm “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” (85)

Phụ lục chú thích: (Mối số thứ tự dưới đây ứng với 1 chú thích trên trang giấi)

(1). Về ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều nguồn tư liệu nói khác nhau, ở đây ghi theo ngày được công bố chính thức.

(2). Theo công bố chính thức hiện nay là sinh năm 1890. Trong đơn xin vào học Trường Thuộc địa ngày 15-9-1911, Nguyên Tất Thành khai: sinh năm 1892. Trong một số lần tính tuổi khi còn ở nước ngoài, Nguyễn ái Quốc thường tính theo như lời khai trong lá đơn

(3). Sách tập đồ hàng tư là loại sách dùng cho học trò mới bắt đầu học chữ Hán, mỗi trang có 4 hàng chữ (chữ to). Trang sách in màu đen, chữ trắng. Học trò dùng bút lông chấm son đỏ để tập đồ từng nét chữ, phải đồ thế nào một nét là đúng hình dáng và in vừa khít vào nét trắng.

(4). Theo lời kể của người nhà ông Nguyễn Sĩ Khuyến, có một hôm ông Nguyễn Sinh Sắc đi vắng, Nguyễn Sinh Cung cất sách đi chơi. Bạn bè nhắc Cung học bài thì Nguyễn Sinh Cung đã đọc thuộc  lòng một mạch 7 trang sách cho bạn nghe.

(5). Việc bà Loan mất, chúng tôi căn cứ vào lời người chị ruột của Bác Hồ là Nguyễn Thị Thanh trả lời mật thám Pháp ngày 07-5- 1920. Đây là tài liệu gần với sự kiện bà Loan mất và đáng tin cậy. Còn các nguồn hồi ức phát biểu từ 1960 về sau phần lớn là gián tiếp, nghe người khác kể lại vì đã quá xa (gần 60 năm).

(6). Ông Nguyễn Sinh Huy là người  thứ 11 trong số 13 vị trúng phó bảng kỳ thi ấy, trong số đó có ông Phan Châu  Trinh, người Quảng Nam.

(7). Dẫn theo lời bà Nguyễn Thị Thanh trả lời mật thám Pháp ngày 7-5-1920. Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

(8). Sau này, có lần Chủ Tịch Hồ Chí Minh nhắc lại tâm trạng đó của các bậc sĩ phu yêu nước: “Nhân dân Việt Nam, trong đó, có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thóat khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật, người khác nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ”. A.L.Xtơrông (Ana Louise Strong): Ba lần nói chuyện với Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Báo Nhân Dân 18-51965.

(9). Bác Hồ có nói: Lần đầu tiên được nghe những từ  Tự do, Bình đẳng, Bác ái vào “trạc tuổi 13”. Chúng tôi cho rằng, Người đã được biết khẩu hiệu này lúc học ở Vinh.

(10). ?

(11). Trường Quốc học Huế được thành lập theo Nghị định ngày 18-11-1896 do Toàn quyền Đông Dương Rútxô (A.Rousseau) ký. Trường Quốc học Huế lập ra nhằm mục đích đào tạo một lớp công chức mới.

(12). Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB, Chính trị Quốc gia, H.1995, t.1, tr.480

(13). Hồ sơ mật thám  Trung Kỳ số A. 3780, lập ngày 21-1-1920

(14). Tri phủ: quan đứng đầu một phủ- tức là một huyện lớn đông dân. Đồng tri phủ là chức quan có thể được giao trách nhiệm cai quản 1-2 huyện lân cận.

(15). Hồ sơ của mật thám Pháp ghi rõ ông Nguyễn Sinh Huy làm tri huyện Bình Khê từ 1-7-1909.

(16). Sau này, nhớ lại chặng đường ấy, có lần Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kể rằng: đi đến Phan Thiết thì tiền nong dành dụm đã cạn, phải nghĩ đến việc tìm cách vừa sinh sống vừa dành dụm đi tiếp.

(17). Moniteur auxiliaire.Theo lời khai của Nguyễn Tất Đạt, lương trợ giáo của Nguyễn Tất Thành lúc đó la 8 đồng Đông Dương

(18). Về nơi tạm trú của Nguyễn Tất Thành trước khi ra nước ngoài có nhiều địa chỉ khác nhau. Có lần Bác Hồ nói chuyện với Bác sĩ Lê Văn Chánh: “ Chú ở 118, Khánh Hội , chúc có biết nhà 128 không? Đó là Nhà máy nước mắm Liên Thành cũ. Bác ở đó có ba ngày trước khi xuống tầu ra nước ngoài tìm đường cứu nước”. Hồi ký của Bác sĩ  Lê Văn Chánh, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

(19). Trường thuộc địa nguyên là Trường Cămphuchia tách ra năm 1885, Trường thuộc địa chỉ dạy ngôn ngữ và văn minh Pháp cho những thanh niên  Việt Nam do toàn quyền Đông Dương gửi sang. Học viên của Trường Thuộc địa không nhất định sẽ trở thành quan chức.

(20). Về thời gian Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp có nhiều ý kiến khác nhau, song số đông các nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp vào khoảng cuối năm 1917.

(21). Theo Misen Decsini: Người viết chữ đẹp, Tạp chí Planète Action, Pari, 1970, tr.25-28.

(22). Bài Tâm địa thực dân có thể được viết trước bài này, song hiện nay chúng tôi chưa xác minh được đó có phải là bài báo hay không và đăng ở đâu. 

(23). Theo báo Le paria, thời gian họp là ngày 1-11-1922. Theo cuốn sách Giáo khoa Lịch sử  Đảng Cộng sản Pháp,  Nxb. Xã hội, Pari, 1964, tr.733, thì thời gian họp là từ ngày 15 đến ngày 19-10-1922.

(24). Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân, Sđd, tr.93. Đoàn chủ tịch hội đồng Quốc tế Nông dân gồm có Xmiếcnốp (nga), Đômban (Balan), Buốcghi (Đức), Vadây ( Pháp), Rítlơ (Tiệp), Gốôp (Bungải), Ghêrô (Xcăngđinavơ), Cơren (Mỹ), Ganvan (Mêhicô), K.Hayasi(Nhật), Nguyễn ái Quốc ( Đông Dương).

(25). Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.2, tr.369-412.

(26). Xem Hồ Chí Minh -Biên niên tiểu sử, sđd, t.1, tr.234,260

(27). Các tổ chức tiền thân của Đảng, Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ưong xuất bản, H.1977, tr.82

(28). Sau khi Nguyễn ái Quốc rời Quảng Châu, báo Thanh niên tiếp tục xuất bản tại Hồng Kông và ra tất cả được 208 số.

(29). Xem Hoàng Tranh: Hồ Chí Minh với Trung Quốc, Sđd, tr.61

(30). A.B.C du communisme của Nicolai Boukharine và Eugène Préobrrejinski, do Pierr Broúe đề tựa

(31). Báo cáo của Nguyễn ái Quốc  gửi Quốc tế Cộng sản ngỳa 18-2-1930 viết: “ Chúng tôi họp vào ngày 6-1…Các đại biểu trở về An Nam ngày 8-2”. Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.3, tr.12.

(32). Theo Báo cáo của Nguyễn ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản, ngày 18-2-1930 thì thời gian Hội nghị có thể dài hơn.

(33). Sau này, vào những năm 60, một đồng chí nữ đảng viên cộng sản Malaxia, trong một lần gặp Người, có nhắc lại: “ Đồng chí có nhớ là sáng ngày 1-5-1930, sau khi chúng ta vừa họp xong thì cảnh sát đã ập đến…”. ( Dẫn theo tư liệu Ban Ngiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng).

(34). Trường Quốc tế Lênin những năm ấy đặt tai ngôi nhà 2 tầng số25 trên đường phố mang tên đồng chí Vôrôpxpki, bạn chiến đấu của Lênin, một trong những đảng viên kì cựu của Đảng Bônsêvích, bị ám sát tại Lôdan, Thụy sỹ khi đang giữ chức vụ Đại sứ Liên Xô tại đó.

(35). Ngũ Tu Quyền: Lịch trình của tôi 1908-1949, Nxb, Giải phóng quân, Bắc Kinh, 1984, tr.134-135 .

(36). Sau này, có lần Chủ tịch Hồ Chí Minh kể lại: “ Trung ương chúng ta cử đồng chí X sang Long Châu tìm tôi, nhưng tiếc rằng đồng chí X bị một  “người bạn”lừa lấy hết tiền, buộc phải trở về nước trước khi tôi đến Long Châu (xem báo Nhân Dân ra ngày 1-7-1961)

(37). Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, t.7, tr.242.

(38). Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, sđd, tr.92.

(39). Hồ Chí Minh:Toàn tập, sđd, t.3, tr.506.

(40). Từ Khai Nguyên (Vân Nam ), Ngày 28-8-1945, tướng Lư Hán điện cho tướng Nhật Xusibasi biết quyết đinh của phía Trung Quốc đưa cánh quân tiền trạm của Lư Hán vào thị xã Hà Giang và thị trấn Bắc Quang.

(41). Bản thỏa thuận sau này được gọi là Tạm ước 14-9 vì dưới các diều khảon có ghi: Làm tại Pari, ngày 14-9-1946 .

(42). Xã luận Báo Chiến đấu, nước Cộng hòa Nhân dân Cônggô, số ra ngày 12-9-1969 .

(43). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.220

(44)(45) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.90,235

(46) Biên bản hội nghị TW lần thứ 10 (mở rộng) Tháng 9 năm 1956. Kho lưu trữ TW Đảng, Ban Chấp hành TW Đảng khoá II.

 (47),(48) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr137,138-326,325.

(49) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.156

(50),(51) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.17, tr.225,228

(52) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, NXB, CTQG, HN2002, t.20, tr.81,82

(53). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.200

(54). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.5

(55). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.386

(56). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7 tr.322

(57). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7 tr.429

(58). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.197,163

(59). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11. tr.471.

(60). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12. tr.193.

(61). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11. tr.364.

(62). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12. tr.403.

(63). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12. tr.109.

(64). Tóm tắt tổng kết chiến tranh Việt Nam của Bộ Quốc phòng Mỹ, dẫn theo Lịch sử kháng chiến chống Mỹ Cưus nưocs, 1954- 1975, sđd, tr. 235- 236

(65). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12. tr.287.

(66).Nghị quyết Hội nghị Bộ chính trị , T12-1967, tài liệu lưu tại Viện Lịch Sử Đảng (Chưa đưa vào Văn Kiện Đảng toàn tập).

(67). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12. tr.334.

(68) .Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12. tr.387, 391.

(69). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12. tr.309.

(70). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12. tr.312-313.

(71),(72). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12. tr.398,167.

(73). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12. tr.262-263.

(74). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12. tr.3.

(75). Hồ Chí Minh : Toàn tập, sđd, t.12, tr.438, 438-439.

(76). Xem báo Nhân dân, số ra ngày 25-5-1969

(77). Hồ Chí Minh : Toàn tập, sđd, t.12, tr.560-561

(78). Hồ Chí Minh : Toàn tập, sđd, t.12, tr.503-510

(79). Hồ Chí Minh : Toàn tập, sđd, t.12, tr.503-504, 504, 505, 512

(80). Nguyên văn Nghị quyết, bản tiếng Pháp: “Héro de la libération nationale et éminent homme de culture du Vietnam” Bản tiếng Anh : Vietnamese hero of national liberation and great man of culture”.

(81). Hồ Chí Minh : Toàn tập, sđd, t.12, tr.512.

(82). Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, sđd, tr.35

(83). Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, sđd, tr.36

(84). William J. Duiker: Ho Chi Minh a life, Hyperion, New   york, 2000, tr.577 (bảng tiếng Anh)

(85). Hồ Chí Minh : Toàn tập, sđd, t.12, tr.500

 

Tác giả: Theo Báo điện tử Giáo dục và Thời đại

Xem thêm

HS TRƯỜNG TH HOÀNG LƯƠNG MÚA THEO PHONG CÁCH ẤN ĐỘ
BÀN TAY NĂN BỘT KHỐI 4
HS TRƯỜNG TH HOÀNG LƯƠNG VUI VĂN NGHỆ
TIẾT DẠY BÀN TAY NĂN BỘT
SINH HOẠT KHỐI 4 CHUYEN ĐỀ TIẾNG VIỆT