Chủ nhật, 22/12/2024 17:54:43
Nghề cao quý

Ngày: 25/09/2017

Hệ lụy từ tâm lý phổ cập đại học, cao đẳng Thời gian gần đây, dư luận không khỏi băn khoăn, lo lắng khi điểm trúng tuyển vào ngành Sư phạm quá thấp, chỉ với 9 điểm/3 môn là đỗ để hút thí sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, sư phạm là ngành đang bị đánh giá có tỷ lệ thất nghiệp cao ở top đầu. PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý cho rằng đây là vấn đề đáng lo ngại mà các nhà quản lý giáo dục phải nhìn nhận, xem xét một cách nghiêm túc. Theo ông Tri, nghịch dị trên đầu tiên xuất phát từ vấn đề tiền lương, chế độ ưu đãi dành cho giáo viên những năm qua quá thấp. “Đối với ngành giáo dục, chính sách tiền lương và cơ chế của chúng ta cực kỳ lạc hậu so với thế giới. Lãnh đạo ngành giáo dục cũng phải thừa nhận điều này. Theo đánh giá, cải cách hành chính của Việt Nam những năm qua cho thấy, cải cách tiền lương gần như bằng 0 và đó là nhược điểm đối với các loại hình xã hội”, ông Tri nhấn mạnh. Việc điểm chuẩn ngành sư phạm thấp, tỷ lệ sinh viên thấp nghiệp cao là do hệ lụy từ tâm lý phổ cập giáo dục đại học, cao đẳng tràn lan thời gian qua. Ảnh minh họa Một vấn đề quan trọng hơn mà vị PGS nhắc tới đó là tâm lý phổ cập đại học, cao đẳng đang tồn tại trong xã hội Việt Nam nhiều năm qua. Bằng chứng cụ thể nhất đó là ngành sư phạm mở ra quá rộng, từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố, nơi đâu cũng có các trường đại học, cao đẳng. Sau một thời gian, các trường cao đẳng lại nâng lên đại học, các trường trung cấp nâng lên thành cao đẳng. “Nền giáo dục của chúng ta chắp vá và nhỏ lẻ. Nhiều trường đại học quy mô giảng viên hoặc đội ngũ cán bộ khoa học quá ít. Vì thế không thể phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và thu hút sinh viên. Sau đó, chúng ta đào tạo ồ ạt mà cơ chế chính sách, chế độ ưu đãi dành cho giáo viên lại quá thấp. Vì thế sau một thời gian sinh viên ra trường không tìm được việc làm nên các thí sinh thận trọng hơn”, ông Tri phân tích. Tình trạng con ông cháu cha vẫn phổ biến PGS.TS Nguyễn Hữu Tri nhắc đến giải thích của những vị lãnh đạo ngành giáo dục. Theo vị này, mức điểm thấp nói trên không phản ánh thực chất của việc đào tạo giáo viên hiện nay bởi trên thực tế cũng có những thí sinh điểm rất cao chọn ngành này.  Điều này dù đúng nhưng ông Tri khẳng định không làm cho dư luận yên tâm bởi tình trạng chạy việc, chạy biên chế, con ông cháu cha vẫn phổ biến. “Đây là vấn đề mà xã hội thực sự quan tâm và nhắc đến nhiều thời gian qua. Hiện nay đang tồn tại tâm lý bố mẹ tìm mọi cách để lo lắng, chạy việc cho con cái. Tiếp đến, ngành nào lại lo cho ngành đó. Ví dụ như tất cả các trường đại học công lập ở các ngành dường như là sân sau của các Bộ đó. Chúng ta đã có chủ trương tiến tới xóa bỏ Bộ chủ quản. Tuy nhiên hiện nay các Bộ vẫn quản lý các trường trực thuộc nên việc quyết định nhân sự, đề bạt, quản lý rất khó. Tư duy của chúng ta bao nhiêu năm nay vẫn như vậy”, ông Tri nhấn mạnh. Từ phía các nhà quản lý, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri cho rằng cần phải có quan điểm rất rõ ràng, phải thật sự đổi mới để tránh tình trạng giáo dục đại học tiêu tốn rất nhiều nguồn lực nhưng chất lượng giáo dục èo uột và sinh viên ra trường vẫn phải đào tạo lại. “Thực tế lâu nay chúng ta chưa có một nền giáo dục đúng nghĩa. Nhiều dự án về giáo dục, thu hút người tài được xây dựng và triển khai nhưng thực chất chỉ nhằm mục đích tiêu tiền ngân sách, tiền thuế của dân. Do đó nhiều khi chúng ta chưa thật sự tìm được những sinh viên, giáo viên thật sự xuất sắc”, ông Tri lo lắng. Đào tạo ngành đón đầu xu thế Để giải quyết tình trạng trên, vị PGS đề nghị rà soát lại tất cả hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng cũng như đội ngũ giảng viên ở các trường. Những trường cơ sở hạ tầng yếu kém, giáo viên không đảm bảo chất lượng cần phải tiến tới sát nhập vào các trường có quy môn lớn hơn để tránh tình trạng cồng kềnh về bộ máy. “Chất lượng giáo viên cũng phải rà soát và tiến tới cân đối lại đội ngũ giáo viên cũng như xây dựng chuẩn chung cho lực lượng này. Những người nào còn ít năm nữa nghỉ hưu thì thôi nhưng đội ngũ trẻ bắt buộc phải chuẩn hóa và nâng cao trình độ lên nhiều. Khi đó mới có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Đặc biệt cần phải tiến tới giao quyền, trách nhiệm cá nhân cho người đứng đầu tại các trường đại học, cao đẳng ở trung ương và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Chúng ta chỉ quản lý người đứng đầu còn lại bộ máy ở dưới thì quyền và trách nhiệm đến đâu phải thực hiện. Nếu không làm được thì sẽ thay thế”, ông Tri nhấn mạnh. Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri cũng đề nghị chúng ta phải thay đổi tư duy giáo dục, đào tạo những ngành, nghề đón đầu xu hướng tương lai chứ không phải đi vào lối mòn cũ, tiếp tục những ngành đã bão hòa, lạc qua, nhu cầu xã hội không nhiều. “Thế giới hiện nay có 3 nền kinh tế, bao gồm nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và kinh tế trí thức. Chúng ta phải đào tạo giáo dục để đón đầu các xu thế mới. Sinh viên tốt nghiệp năm 2017 hay 2018 phải là nguồn nhân lực của năm 2020, 2030. Các nhà trường phải cải tiến, đổi mới và đi trước 1 bước. Nếu cứ giữ tác phong như hiện nay, ngành sư phạm sẽ còn tiếp tục ở tình trạng báo động”, ông Tri khẳng định. Hoàng Hà   VietBao.vn (Theo_Báo Đất Việt >>>)
------------
Xem thêm: 3 điểm/môn đỗ sư phạm: Thắng nhờ chạy chức, chạy việc..., http://vietbao.vn/Giao-duc/3-diemmon-do-su-pham-Thang-nho-chay-chuc-chay-viec/158341136/202/
Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn

c1donglo2
Tin liên quan