Chủ nhật, 22/12/2024 20:53:06
Giáo sư Ngô Bảo Châu: Ở ta, Giáo sư được nhà nước phong, nhưng không có quyền TẤN TÀI06:20 25/04/17

Ngày: 25/04/2017

Giáo sư Ngô Bảo Châu: Ở ta, Giáo sư được nhà nước phong, nhưng không có quyền

TẤN TÀI

06:20 25/04/17

(GDVN) - Giáo sư ở ta được xem như là một chức danh danh dự được nhà nước phong, được sự trọng vọng của xã hội nhưng không có quyền hạn rõ ràng.

Đó là chia sẻ của giáo sư Ngô Bảo Châu – Giám đốc Khoa học Viện nghiên cứu cao cấp về Toán tại buổi giao lưu với giảng viên và sinh viên trường đại học Duy Tân (Đà Nẵng) chiều ngày 24/4.

Là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam được trao huy chương Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới, ông cũng đã kể về niềm đam mê với toán học, những kinh nghiệm để vượt lên khó khăn trên con đường khoa học.

Qua đó, truyền lửa đam mê, nhiệt huyết đến các bạn trẻ.

Giáo sư phải gắn liền với trách nhiệm

Trả lời câu hỏi của một bạn sinh viên trường Đại học Duy Tân về quan điểm tiêu chuẩn chức danh giáo sư hiện nay, giáo sư Châu cho rằng, đây là một vấn đề khá đặc biệt của Việt Nam.

Giáo sư Ngô Bảo Châu và nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ, hiệu trưởng Trường đại học Duy Tân tại buổi giao lưu với sinh viên. Ảnh: TT

Trong đó, có nảy sinh khúc mắc vấn đề từ ngữ đó là từ “giáo sư” ở Việt Nam và nước ngoài không giống nhau.

Theo GS.Ngô Bảo Châu, tương lai đang nằm trong tay những người am hiểu về Toán

(GDVN) - GS.Ngô Bảo Châu cho rằng ngành Toán đang là một trong những ngành “hot” nhất hiện nay. Tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều đang cần các nhà Toán học.

Ở ta, giáo sư là một chức danh danh dự được nhà nước phong. Người được phong nhận được sự tôn trọng của xã hội nhưng ngược lại không có quyền hạn, nhiệm vụ nào rõ ràng với chức danh đó.

Trong khi ở các nước, giáo sư là một chức vụ, có trách nhiệm lớn trong trường Đại học, có nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên nghiên cứu. Do đó, chức danh giáo sư là được bổ nhiệm chức vụ.

“Bình thường, trong trường có một ông giáo sư về hưu, nếu trống chỗ đó thì nhà trường phải tìm người khác thay thế. Hoặc là mở cửa để người ta gửi hồ sơ vào” ông Châu cho hay.

Hai cái này là khác nhau dễn đến một số hệ lụy là ở Việt Nam, chức danh giáo sư do nhà nước phong còn trong trường không phong được nữa. Còn ở nước ngoài việc tìm giáo sư ở các trường đại học là việc tối cần thiết.

Các trường đại học nước ngoài có thể bổ nhiệm chức danh giáo sư.

Cũng theo giáo sư Châu, ở nước ngoài, việc tuyển dụng giáo sư rất khó khăn. Đây là cả một quy trình khá là phức tạp, trãi qua nhiều khâu tuyển chọn.

“Họ không có tiêu chuẩn cứng đối với chức danh giáo sư như của bên mình như: phải có bao nhiều bài báo ISI, hướng dẫn bao nhiêu nghiên cứu sinh... mà họ chủ yếu dựa vào uy tín trong giới khoa học.

Ví dụ, nếu trưởng khoa của một trường Đại học mà nhắm ai đó thì sẽ viết thư, gọi điện thoại cho 6-10 người bạn của vị đó (đều là giáo sư) đề nghị đánh giá, nhận xét ông A. (ứng cử viên). Ông A. so với ông B. và ông C. xem ai giỏi hơn?

Những người này sẽ viết một bức thư rất dài nói về các công trình của ứng cử viên đó, ý nghĩa các công trình đó như thế nào?.

Sau khi so sánh giữa các ứng cử viên thì chọn ra một người và gửi các bức thư đó (khoảng 10 bức thư) nhận xét về người đó đến người tuyển dụng. Đây là một việc hệ trọng đối với một trường đại học.

Không thể để Trường tự phong giáo sư

“Ở Việt Nam thì một phần do truyền thống nên chúng ta xây dựng từ từ. Từ tuyển nhân sự, sau đó đào tạo lên tiến sĩ, rồi đào tạo để phong Phó giáo sư, giáo sư.

Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận được sự chào đón, nhiệt tình từ các bạn sinh viên, giảng viên. Ảnh: TT

Đó là chính sách đào tạo chứ không phải tuyển dụng một cách chủ động, để định hướng công việc của trường. Tư tưởng của chúng ta là đào tạo cán bộ chứ không phải tuyển dụng cán bộ” giáo sư Châu nhận xét.

Giáo sư Ngô Bảo Châu: "Toán học không dễ nhưng không phải quá xa"

(GDVN) - Tại ngày hội Toán học mở “Bản giao hưởng số Pi”, Giáo sư Ngô Bảo Châu cho hay: “Toán học không dễ nhưng không phải quá xa, nếu chúng ta biết cách tiếp cận".

Về lâu dài, trong xu thế hội nhập, chúng ta không thể giữ mãi cách điều hành nhân sự đại học Việt Nam khi có đến 90% giảng viên đại học ở đâu thì ở đó, không có sự luân chuyển, không có sự cạnh tranh, không có sự tiến bộ.

Trường đại học không phải có giáo sư để phong mà là để tuyển dụng.

Thực tế ở ta, Giáo sư chỉ phong danh dự như Viện hàn lâm ở nước ngoài, chứ không có trách nhiệm gì cả. Cứ giỏi là được phong.

“Tôi mong muốn chuyển sang mô hình ta hiện nay sang mô hình các trường tuyển dụng giáo sư trực tiếp.

Nhưng việc tuyển như thế nào cũng cần phải tính toán kỹ lưỡng. Chắc chắn không phải như ở một số trường có đề nghị hiện nay là để trường tự phong, (thay vì Hội đồng nhà nước thì chuyển sang Trường tự phong) như vậy cũng không giải quyết được vấn đề chính mà là đẻ ra vấn đề khác. Đó là không phải là phương hướng đúng” giáo sư Châu nói.

Về xu hướng chung mà vẫn giữ phong giáo sư (như cách chúng ta đang làm) thì phải làm sao giống với giáo sư quốc tế.

Tức là hỏi đồng nghiệp quốc tế thay vì xét hỏi các phần cứng như: bao nhiêu bài báo, bao nhiêu hướng dẫn nghiên cứu sinh…

“Thực chất là ông làm được cái gì, có hay hay không, chứ không phải là ông viết được bao nhiêu bài báo” ông Châu nói.

Tấn Tài

TỪ KHÓA :

chức danh giáo sư , giáo sư Ngô Bảo Châu , huy chương Fields , Đại học Duy Tân Đà Nẵng
 
Viết bình luận của bạn về bài viết này ...
c1donglo2
Tin liên quan