Ngày: 10/03/2017
XÂY DỰNG MỘT CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU BÀI
THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT –HÌNH LẬP PHƯƠNG
Lớp |
5 |
Môn |
Toán |
Chủ đề |
Thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. |
Bài |
Thể tích hình hộp chữ nhật; Thể tích hình hình lập phương.Luyện tập chung. |
Kế hoạch bài học minh họa |
Tiết 1 – tiết 3 |
1.Phân tích chủ đề
- Từ bài thể tích hình hộp chữ nhật đến luyện tập đều có chung mục tiêu hình thành khái niệm về tính thể tích các hình hộp chữ nhật và thể tích hình lập phương.
- Sau khi học bài tính thể tích các hình hộp chữ nhật học sinh nắm được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và mối liên hệ giữa các số đo của hình hộp chữ nhật và các số đo của hình lập phương. Từ đó HS hiểu hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt. Trên cơ sở đó tổ 4,5 xâu chuỗi kiến thức của ba bài thể tích hình hộp chữ nhật và thể tích hình lập phương và bài luyện tập.
- Vẽ mô hình
2. Tình hình học sinh
- HS đã có những kinh nghiệm và kiến thức về hình học.
- Mối quan tâm của HS: ngoài công thức đã học ta còn có những vận dụng thực tế nào nữa?
3.Cấu trúc của bài học
Cấu trúc của bài học hiện tại |
Cấu trúc của bài học minh họa |
Tiết 1 – Thể tích hình hộp chữ nhật |
Tiết 1: Thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương |
Tiết 2 – Thể tích hình lập phương |
Tiết 2 – Luyện tập |
Tiết 3 – Luyện tập chung |
Tiết 3 – Luyện tập – thực hành. |
4. Mục tiêu chung của chủ đề
4.1 Mục tiêu chung
Kiến thức |
HS hình thành công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và thể tích hình lập phương. - Vận dụng công thức để giải các bài tập có liên quan. - Vận dụng kiến thưc đã học vào thực tế. |
Năng lực: |
Hình thành năng lực cho HS: Nhận xét, tự giải quyết vấn đề, tư duy logic, tổng hợp. - Biết vận dụng công thức tính diện tích hinh thoi để tính toán trong thực tế. |
Phẩm chất: |
- Chăm chỉ, tích cực tham gia học tập, chia sẻ với bạn bè; - Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân. |
4.2 Mục tiêu riêng
* Tiết 1: Thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Kiến thức |
HS hình thành công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và thể tích hình lập phương. - Vận dụng công thức để giải các bài tập đơn giản. |
Năng lực: |
Hình thành năng lực cho HS: Nhận xét, tự giải quyết vấn đề, tư duy logic, tổng hợp. |
Phẩm chất: |
- Chăm chỉ, tích cực tham gia học tập, chia sẻ với bạn bè. - Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân. |
+- Tổ chức hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Hoạt động 1: HS hình thành công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và thể tích hình lập phương. .
-Trên mô hình Gv hướng dẫn các em khi gv xếp những khối lập phương nhỏ có thể tích là 1cm3 kín mặt đáy của hình hộp chữ nhật.
-HS hình thành công thức tính thể tích hình lập phương.
Hoạt động 2: Vận dụng công thức làm bài tập đơn giản
|
Việc 1: Quan sát một số đồ vật thật có dạng hình hộp chữ nhật. Việc 2: Học sinh nêu những hiểu biết của mình về hình hộp chữ nhật: các cạnh, các mặt … Việc 3: Hs sẽ phát hiện ra số khối hình lập phương nhỏ xếp vào đúng bằng chiều dài hình hộp chữ nhật nhân với chiều rộng hình hộp chữ nhật. -Nếu xếp tiếp các khối hình lập phương nhỏ để kín hình hộp chữ nhật thì số số khối hình lập phương nhỏ xếp vào đúng bằng chiều dài x chiều rộng x chiều cao của hình hộp chữ nhật. - HS hình thành công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật: V = a x b x c Việc 4: Từ mô hình hình lập phương, hs tìm thấy mối liên hệ giữa hình hộp chữ nhật và hình lập phương: Hình lập phương là trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật. Hình lập phương là hình hộp chữ nhật nhưng có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau. - HS hình thành công thức tính thể tích hình lập phương: V = a x a x a Việc 1: Đọc đề bài, nêu lại các công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, thể tích hình lập phương. Việc 2: Từ công thức các công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, thể tích hình lập phương áp dụng giải bài tập. Việc 3: Học sinh đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. |
* Tiết 2: Luyên tập.
Kiến thức |
- Vận dụng công thức để giải các bài tập thực hành. |
Năng lực: |
Hình thành năng lực cho HS: Nhận xét, tự giải quyết vấn đề, tư duy logic, tổng hợp. |
Phẩm chất: |
- Chăm chỉ, tích cực tham gia học tập, chia sẻ với bạn bè. - Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân. |
- Tổ chức hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Hoạt động 1: GV ra đề toán
Hoạt động 2: Yêu cầu HS đặt đề toán về tính thể tích hình hộp chữ nhật, thể tích hình lập phương
Hoạt động 3: Giao việc đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao của bể nước hình hộp chữ nhật, hình lập phương của gia đình em, bạn em và tính thể tích hình đo được. |
Việc 1: Đọc đề toán Việc 2: Phân tích đề toán Việc 3: Học sinh tự làm việc cá nhân Việc 4: Học sinh đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. Việc 1: HS đặt đề toán về tính thể tích hình hộp chữ nhật, thể tích hình lập phương Việc 2: Học sinh tự làm việc cá nhân Việc 3: Chia sẻ.
HS nhận việc |
* Tiết 3: Luyên tập- thực hành.
Kiến thức |
- Vận dụng công thức để giải các bài tập thực hành, áp dụng các bài toán có liên quan đến thực tế. |
Năng lực: |
Hình thành năng lực cho HS: Nhận xét, tự giải quyết vấn đề, tư duy logic, tổng hợp. |
Phẩm chất: |
- Chăm chỉ, tích cực tham gia học tập, chia sẻ với bạn bè. - Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân. |
- Tổ chức hoạt động dạy – học :
Hỗ trợ của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Hoạt động 1: GV yêu cầu học sinh báo cáo thực hành ở nhà nhiệm vụ giờ trước. Hoạt động 2: GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, đo và tính thể tích hộp catton hình chữ nhật học. Hoạt động 3: GV cho hs đo các cạnh của bể cá hình hộp chữ nhật. Sau đó cho nước yêu cầu học sinh đo, tính thể tích nước có trong bể. Cuối cùng, thả một hòn đá vào bể, yêu cầu học sinh đo, tính thể tích hòn đá.
|
Học sinh báo cáo kết quả.
Việc 1: Học sinh đo và ghi số đo Việc 2: giải bài toán theo nhóm. Việc 3: chia sẻ. Việc 1: Đọc đề toán Việc 2: Phân tích đề toán Việc 3: Học sinh tự làm việc cá nhân. Việc 4: Học sinh cộng tác nhóm. Đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. Việc 5: Chia sẻ học sinh trong lớp. |
5. Phân tích tiết học- Bài học rút ra.
- Khi xâu chuỗi mạch kiến thức này, học sinh hiểu sâu phần lí thuyết. Cụ thể: Khi học sinh hình thành được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, từ đó theo tư duy lô gic về mối liên hệ giưa hai hình khối này học sinh sẽ thảo luận tìm ra công thức tính thể tích hình lập phương. Như vậy, Học sinh sẽ không mất thời gian hình thành lại công thức tính thể tích hình lập phương từ dầu giống như hình hộp chữ nhật, mà học sinh vẫn nắm rất chắc kiến thức đã học. Từ đó sẽ phát triển năng lực quan sát, tư duy loogic, tìm tòi, khám phá, giải quyết cái mới…
- Khi xâu chuỗi 3 tiết học này, học sinh có nhiều thời gian để luyện tập hơn, học sinh sẽ thực hành đo và tính toán trên hình khối thực tế nhiều hơn. Như vâyhọc sinh sẽ phát triển năng lực quan sát, tư duy sáng tạo ứng dụng thực tế. Hiểu được toán học rất quan trọng trong cuộc sống thường ngày.