Thứ hai, 23/12/2024 01:29:07
XÂY DỰNG MỘT CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

Ngày: 06/03/2017

XÂY DỰNG MỘT CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT – HÌNH VUÔNG

Lớp

3

Môn

Toán

Chủ đề

Chu vi hình chữ nhật – hình vuông

Bài

 Hình chữ nhật; Hình vuông; Chu vi hình chữ nhật; Chu vi hình vuông; Luyện tập .

Kế hoạch bài học minh họa

Tiết 1  –  tiết 5

 

 

1.Phân tích chủ đề

Khi học về hình chữ nhật – hình vuông không phải là khó đối với học sinh nhưng trên thực tế khi học các em nhớ cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông một cách máy móc theo công thức chứ thực sự chưa  hiểu được bản chất, chưa được tự mình xây dựng nên công thức tính từ những kiến thức đã biết. Vì vậy, với mong muốn việc học của các em được xuất phát từ chính các em, từ những kiến thức đã có trước cùng với đó là việc rèn luyện những năng lực, phẩm chất cần thiết.

          Vậy chúng ta muốn học sinh học được những gì về chu vi hình chữ nhật,  hình vuông. Theo SGK học sinh được học các bài Hình chữ nhật trang 84, Hình vuông trang 85, chu vi hình chữ nhật trang 87 Chu vi hình vuông trang 88; Luyện tập trang 89 . Vậy chúng ta có thể săp xếp, kết nối các bài này với nhau ntn?

          Chúng ta sử dụng những kiến thức đã biết của bài trước để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức của bài sau (Ví dụ dựa vào cách tính chu vi hình tứ giác, dựa vào đặc điểm các cạnh của hình chữ nhật, hình vuông tính chu vi của hình chữ nhật, hình vuông .).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Góc vuông, góc không vuông

Đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo độ dài (L1:cm,L2: dm; mm, km; L3 bảng ĐV đo độ dài)

PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH (MỐI QUAN HỆ CHỦ ĐỀ BÀI HỌC HÌNH CHỮ NHẬT - HÌNH VUÔNG LỚP 3)

 

ơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Phân tích HS: Thực tế học sinh đã được nhận biết điểm, đoạn thẳng, nhận biết hình chữ nhật, hình vuông ở lớp 1, tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tứ giác ở lớp 2, biết phân biệt các góc ở lớp 3.

          Ở lớp 3 các em đã có thói quen làm việc cộng tác, làm việc độc lập và làm việc với đồ dùng học tập. Chúng ta sẽ sử dụng linh hoạt các phương pháp để dạy học sinh trong chủ đề này.

 

3.Cấu trúc của bài học

 

Cấu trúc của bài học hiện tại

Cấu trúc của bài học minh họa

Tiết 1 – Hình chữ nhật ( trang 84)

Tiết 1 – Hình chữ nhật, hình vuông

Tiết 2 – Hình vuông ( trang 85)

Tiết 2 – Thực hành

Tiết 3 – Chu vi HCN ( trang 87)

Tiết 3 – Chu vi hình chữ nhật, hình vuông

Tiết 4 – Chu vi HV ( trang 88)

Tiết 4 – Luyện tập

Tiết 5 – Luyện tập ( trang 89)

Tiết 5 – Thực hành

 

 

 

 

 

4. Mục tiêu chung của chủ đề

4.1. Mục tiêu cần đạt theo chuẩn KTKN:

Thứ tự/ nội dung chính

Yêu cầu cụ thể

1. Chu vi hình chữ nhật

    -  Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng được để tính chu vi hình chữ nhật ( biết chiều dài, chiều rộng ).

   - Giải toán có nội dung liên quan đến chu vi hình chữ nhật

2. Chu vi hình vuông

    

 - Nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh nhân 4)

 -Vận dụng quy tấc để tình được chu vi hình vuông và giải toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông

 

3 Luyện tập 

  

 - Nắm được cách tính CV HCN, CV HV

 - Biết tình chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học.

 

4.2 . Mục tiêu của chủ đề

Kiến thức

- Bước đầu nhận biết một số yếu tố( đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật, hình vuông. Biết cách nhận dạng hình chữ nhật , hình vuông.

 - Biết, nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông vận dụng được để tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông ( biết chiều dài, chiều rộng, cạnh ).

   - Giải toán có nội dung liên quan đến chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.

  -  Vận dụng vào luyện tập thực hành trong thực tế đời sống.

Năng lực:

-  Biết quan sát, thảo luận, hợp tác chia sẻ trong nhóm  tìm ra cách tính chu vi chữ nhật, chu vi hình vuông.

- Sử dụng thành thạo đồ dùng học tập để thực hành đo.

-  Biết vận dụng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông để tính toán trong thực tế.

Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tích cực tham gia học tập, chia sẻ với bạn bè;

- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân.

 

4.3. Mục tiêu cụ thể của từng tiết

Tiết 1: Hình chữ nhật, hình vuông

- Mục tiêu:

Kiến thức

-Nhận biết được một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của HCN, HV, biết nhận dạng HCN, HV.

Năng lực:

-  Quan sát các hình

-  Giao tiếp hợp tác, biết chia sẻ trong nhóm

Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tích cực tham gia học tập, chia sẻ với bạn bè;

     

 

 - Tổ chức hoạt động dạy - học:

 

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Nhận biết được một số yếu tố ( đỉnh, cạnh ,góc) của HCN, HV

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Biết cách nhận dạng hình chữ nhật , hình vuông.

 

Việc 1: Quan sát một số đồ vật thật có dạng hình chữ nhật, hình vông

Việc 2: học sinh nêu những hiểu biết của mình về HCN, HV

Việc 3:  Nhận biết được một số yếu tố

 ( đỉnh, cạnh ,góc) của HCN, HV

Việc 4: so sánh HCN, HV

 

Việc 1: Làm bài tập trong phiếu

 

Việc 2: Báo cáo trong nhóm, lớp.

 

Tiết 2: Thực hành

- Mục tiêu:

Kiến thức

-Nhận dạng một số đồ vật có dạng hình chữ nhật, hình vuông

  • Kiểm tra các yếu tố về đỉnh, cạnh ,góc của chình chữ nhật, hình vuông.
  • Đo độ dài các cạnh.

Năng lực:

-  Quan sát các hình, sử dụng thước đo độ dài.

-  Giao tiếp hợp tác, biết chia sẻ trong nhóm

Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tích cực tham gia học tập, chia sẻ với bạn bè;

      

- Tổ chức hoạt động dạy - học:

 

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Nhận dạng một số đồ vật có dạng hình chữ nhật, hình vuông

 

Hoạt động 2: Kiểm tra các yếu tố về đỉnh, cạnh ,góc của hình chữ nhật, hình vuông. Đo độ dài các cạnh.

 

 

Việc 1: Trưng bày, giới thiệu các đồ vật có dạng hình CN, HV

Việc 2: Ý kiến nhận xét

 

 

- Việc 1: Dùng thước, e ke kiểm tra các yếu tố về đỉnh, cạnh ,góc của hình chữ nhật, hình vuông.

Việc 2: Đo độ dài các cạnh hình chữ nhật, hình vuông.

 

Tiết 3: Chu vi hình chữ nhật, hình vuông

- Mục tiêu:

Kiến thức

-Nhận biết được hình chữ nhật, hình vuông qua số đo cạnh của nó.

-Nhớ quy tắc tính chu vi HCN, HV và vận dụng để tính được chu vi HCN, HV ( biết chiều dài, chiều rộng, cạnh)

Năng lực:

-  Quan sát các hình

-  Giao tiếp hợp tác, biết chia sẻ trong nhóm

- Tự học, tự giải quyết trong quá trình tính chu vi HCN, HV

Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tích cực tham gia học tập, chia sẻ với bạn bè;

- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân.

      

- Tổ chức hoạt động dạy - học:

 

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Cung cấp cho học sinh một số hình vuông hình chữ nhật.

 

 

 

 

 

GV hỗ trợ HS khi xây dựng quy tắc.

Việc 1: Quan sát, nhận xét

           -  HS thực hành đo các hình

Việc 2: Xác định chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật, cạnh hình vuông.

Việc 3: Tính được chu vi HCN, HV

Việc 4: HS tự xây dựng quy tắc tính chu vi       HCN, HV

Việc 5: HS chia sẻ, học thuộc quy tắc

 

 

 

 

 

 

 

Tiết 4: Luyện tập

- Mục tiêu:

Kiến thức

Biết tính chu vi HCN, HV qua việc giải toán  có nội dung hình học

Năng lực:

-Biết hợp tác chia sẻ trong nhóm để giải quyết được các bài tập tính chu vi HCN, HV

-  Tự học, tự giải quyết trong quá trình tính chu vi HCN, HV

Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tích cực tham gia học tập, chia sẻ với bạn bè;

- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân.

 

- Tổ chức hoạt động dạy – học:

 

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

HOẠT ĐỘNG 1: GV ra đề toán   

 

 

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG 2:  Yêu cầu HS đặt đề toán về tính chu vi HCN, HV

 

HOẠT ĐỘNG 3:  Giao việc đo chiều dải, chiều rộng của sân ( nền nhà) của gia đình em và tính chu vi hình đo được

 

Việc 1: Đọc đề toán

Việc 2: Phân tích đề toán

Việc 3: Học sinh tự làm việc cá nhân

Việc 4: Học sinh đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả.

 

 

Việc 1: HS đặt đề toán về tính chu vi HCN

Việc 2: Học sinh tự làm việc cá nhân

Việc 3: Chia sẻ.

 

HS nhận việc

 

Tiết 5: Thực hành

- Mục tiêu:

Kiến thức

- Vận dụng tính chu vi HCN, HV vào thực tế. ( quyển vở, mặt bàn, viên gạch...)

 - Giải toán  có nội dung hình học (Tính cạnh hình vuông, tính nửa chu vi của HCN)

Năng lực:

- HS biết hợp tác và chia sẻ trong nhóm.

- Tự học, tự giải quyết trong quá trình thực hành.

Phẩm chất:

- Chăm chỉ, tích cực tham gia học tập.

- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân.

 

 

- Tổ chức hoạt động dạy – học:

Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động của học sinh

HOẠT ĐỘNG 1:

GV yêu cầu học sinh báo cáo thực hành ở nhà nhiệm vụ giờ trước .

HOẠT ĐỘNG 2: GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, đo và tính một hình cụ thể

 

 

HOẠT ĐỘNG 3: GV cho biết chu vi của viên gạch vuông ở lớp yêu cầu học sinh tính cạnh của viên gạch đó.

 

 

 

 

 

 

Học sinh báo cáo kết quả.

 

Việc 1: Học sinh đo và ghi số đo

Việc 2: giải bài toán theo nhóm.

Việc 3: chia sẻ.

 

Việc 1: Đọc đề toán

Việc 2: Phân tích đề toán

Việc 3: Học sinh tự làm việc cá nhân

Việc 4: Học sinh đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả.

Việc 5: So sánh kết quả vừa tìm được với số đo cạnh của viên gạch đó.

 

 

 

 

Tổ trưởng tổ 1,2,3
Tin liên quan