Chủ nhật, 22/12/2024 19:37:30
Đánh giá bằng nhận xét và bài học từ mô hình trường học mới

Ngày: 27/10/2014

Bài học từ VNEN Thẳng thắn nhìn nhận về việc đánh giá bằng nhận xét, cô Nguyễn Thị Nga - Hiệu trưởng Trường tiểu học Tả Thanh Oai (Thanh Trì, Hà Nội), ngôi trường duy nhất được tham gia dự án VNEN chia sẻ: “Năm học 2013-2014, mô hình trường học mới đã tiên phong đánh giá học sinh (HS) thường xuyên bằng nhận xét. Lúc đầu mới triển khai thì cũng gặp rất nhiều khó khăn như nhiều cô giáo đang thực hiện Thông tư 30 chia sẻ. Tuy nhiên, sau một năm thực hiện, giáo viên (GV) cũng cảm thấy quen và công việc trở nên khá bình thường. Chính vì thế khi triển khai Thông tư 30 áp dụng cả lớp học truyền thống và VNEN thì GV của trường không còn vướng mắc nữa”. Cô Nga cũng khẳng định, nếu GV quen với cách đánh giá bằng nhận xét sẽ thấy nhiều mặt tích cực của nó. Nhiều người nghĩ khi đánh giá HS bằng điểm số sẽ đánh giá năng lực một cách tương đối nhưng không hẳn vậy bởi tùy mức độ câu hỏi sẽ có cách đánh giá khác nhau. Khi cho điểm bằng nhận xét, phụ huynh sẽ biết điểm mạnh con em mình như thế nào, điểm chưa tốt cần cố gắng là ở đâu… “Nếu GV chịu khó đọc kỹ Thông tư 30 sẽ hiểu việc cần phải đánh giá như thế nào. Trong thông tư này đã có hướng dẫn khá chi tiết” - cô Nga nhấn mạnh. Tăng cường nhận xét bằng lời sẽ giảm thiểu được việc ghi nhận xét. Tăng cường nhận xét bằng lời sẽ giảm thiểu được việc ghi nhận xét. Đồng quan điểm này, cô Trần Thị Liên - Hiệu trưởng trường tiểu học Âu Cơ (TP Rạch Giá, Kiên Giang) bày tỏ: “Xét một góc độ nào đó thì Thông tư 30 có phần nhẹ nhàng hơn so với quy định dành cho mô hình VNEN năm học 2013-2014. Điểm tích cực của việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét đó là GV phải quan tâm, chú ý nhiều đến từng hoạt động của HS để kịp thời giúp đỡ, điều chỉnh và cũng nắm vững từng điểm yếu, điểm mạnh của HS trong từng bài học để biết cách kích thích các em phát huy năng lực và khắc phục dần những hạn chế của bản thân”. Đánh giá tổng hợp cuối kì của Trường tiểu học Âu Cơ (TP Rạch Giá, Kiên Giang) khi thực hiện Đánh giá tổng hợp cuối kì của Trường tiểu học Âu Cơ (TP Rạch Giá, Kiên Giang) khi thực hiện mô hình VNEN. Theo thầy Đặng Tự Ân - chuyên gia Trưởng dự án VNEN: Việc yêu cầu GV đánh giá thường xuyên bằng nhận xét với tất cả HS trong lớp hàng ngày là điều không tưởng. Chính vì thế cần phải có “nghệ thuật” để đánh giá. Hàng ngày GV có thể tập trung vào một số nhóm đối tượng để đánh giá (có thể có chủ đích xác định trước hoặc ngẫu nhiên chọn) và tiến hành xoay vòng tròn. Như vậy trong 1 tháng GV có thể đánh giá được hết HS của cả lớp. “Đánh giá bằng nhận xét không chỉ là ghi chép lại mà chúng ta còn có thể nhận xét bằng lời. Nếu việc nhận xét bằng lời đã giải thích rõ cho HS hiểu thì sẽ hạn chế được việc ghi nhận xét” - thầy Ân phân tích. Một GV dạy khối 3 ở trường tiểu học Trà An (quận Bình Thủy, Cần Thơ) tâm sự: “Việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét không có gì là khó khăn nếu phụ huynh hiểu được mục đích của nó. Thực tế cho thấy, phụ huynh nhìn thấy trong lớp con người khác thì được nhận xét còn con mình lại chưa thường tỏ vẻ lo lắng. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm rõ mục đích đánh giá bằng nhận xét và giải thích vì sao còn chưa được nhận xét với phụ huynh thì chắc chắn sẽ không còn gặp nhiều trở ngại nữa”. Và những nỗ lực “vượt khó” Không tham gia triển khai mô hình VNEN nhưng Trường tiểu học Thành Công B (quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn quyết tâm thực hiện tốt Thông tư 30. Cô hiệu trưởng Phạm Thị Yến bày tỏ: “Nếu chúng ta thấy việc đánh giá mang lại lợi ích cho HS thì cần phải cố gắng thực hiện. Với chủ trương mới thì việc thực hiện sẽ gặp khó khăn nhưng dần sẽ quen. Thông tư 30 có thể khi triển khai trong thực tế sẽ gặp những bất cập và thiết nghĩ ngành sẽ có điều chỉnh để tốt hơn”. Với quyết tâm của Ban giám hiệu nên hầu hết GV ở Trường tiểu học Thành Công B đều không “than phiền” với Thông tư 30 mà tích cực nghiên cứu, học tập lẫn nhau để thực hiện một cách tốt nhất. Thậm chí nhà trường còn mời cả chuyên gia của Bộ GD-ĐT về tập huấn cho GV. PV tham dự một tiết học Tiếng Việt lớp 4 của nhà trường nhận thấy, GV chủ động dùng nhận xét bằng lời để đánh giá HS. Việc ghi nhận xét chỉ thực hiện ở 1-2 lần/tuần. “Chúng tôi luôn khuyến khích GV sáng tạo trong việc nhận xét đánh giá HS, không áp đặt, rập khuôn nên GV cũng cảm thấy thoải mái hơn. Việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét chắc chắn GV sẽ vất vả hơn nhưng nếu tốt cho HS thì chúng ta cũng cần phải cố gắng” - cô Yến chia sẻ. Mặc dù gặp khó khăn trong Thông tư 30 nhưng nhiều trường vẫn quyết tâm thực hiện. Mặc dù gặp khó khăn trong Thông tư 30 nhưng nhiều trường vẫn quyết tâm thực hiện. Cũng với tư tưởng “vượt khó”, cô Lê Thị Hà - Hiệu trưởng Trường tiểu học Tiền Phong (Gia Lâm, Hà Nội) nhìn nhận: “Cách đánh giá mới giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình dạy học. Giúp HS có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá, khả năng tự học, giao tiếp. Bên cạnh đó, giúp cha mẹ HS tích cực hơn trong công tác phối kết hợp với nhà trường”. Cô Nguyễn Thị Thúy, GV lớp 1 Trường tiểu học Tiền Phong chia sẻ: “Khi thực hiện Thông tư 30 cũng gặp những khó khăn nhất định. Chẳng hạn như, GV chưa quen với việc thay từ đánh giá bằng điểm số sang đánh giá bằng nhận xét. GV mất nhiều thời gian cho việc nhận xét thường xuyên. GV phải viết nhận xét của rất nhiều HS nên việc tư duy để đưa ra những lời nhận xét cho phù hợp với từng HS là khó khăn vì nếu không sẽ nhận xét đánh giá một cách chung chung mang tính hình thức. Như vậy việc tập trung rèn kĩ năng và giúp đỡ HS sẽ bị hạn chế. Đánh giá bằng nhận xét khiến cho việc phân loại đối tượng HS trong lớp không sát, GV khó đánh giá tổng quát học lực chung của HS”. Chung quan điểm, cô Lê Thị Như Hà - GV khối 4 cho biết thêm: Việc thực hiện nhận xét hàng tháng vào sổ không có hiệu quả trong thực tế vì HS và phụ huynh không được tiếp cận các nhận xét đó. Mất nhiều thời gian để trao đổi với GV bộ môn nhằm thống nhất nhận xét cho từng HS”. Mặc dù gặp khó khăn trong Thông tư 30 nhưng nhiều trường vẫn quyết tâm thực hiện. Lời nhận xét của giáo viên Trường tiểu học Thành Công B (quận Ba Đình, Hà Nội) ở vở Tiếng Việt của học sinh lớp 4 khá chi tiết. Mặc dù khối lượng công việc tăng lên nhưng Hiệu trưởng Lê Thị Hà nhấn mạnh: "Hiện nay, để động viên khích lệ HS trong quá trình học tập, việc sử dụng các biểu tượng như bông hoa điểm tốt, mặt cười... theo chúng tôi phù hợp với tâm lý HS Tiểu học, nó tạo nên những hiệu ứng vui, thích hoặc chưa thích cho trẻ. Nhưng nó ít có tác dụng giúp đỡ HS cách sửa chữa. Vì vậy, với chúng tôi, dù có sử dụng những biểu tượng trên thì việc có lời nhận xét với HS vẫn là việc làm ý nghĩa". Trước những thông tin GV đang phải “gánh” quá nhiều sổ sách nên khi thực hiện Thông tư 30 lại càng vất vả hơn, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết: “Bộ GD-ĐT đã từng có văn bản chấn chỉnh việc lạm dụng sổ sách trong nhà trường. Cụ thể, Bộ GD-ĐT yêu cầu các nhà trường không được sử dụng nhiều loại hồ sơ, sổ sách ngoài quy định do Bộ GD-ĐT ban hành; có thể sử dụng kết hợp để giảm số lượng các loại hồ sơ, sổ sách. Nhà trường không được yêu cầu GV có thêm các loại sổ sách ngoại các loại sau: Giáo án, sổ ghi kế hoạch giảng dạy, sổ điểm cá nhân và sổ chủ nhiệm”. Nguyễn Hùng
c1doanbai1
Tin liên quan