Tin tức : Hoạt động chuyên môn-Trao đổi KN - PPDH

Dự giờ thăm lớp

Ngày đăng : 25-10-2014

Trong nhiều năm qua, công tác sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn trong các Trung tâm đã được tổ chức thực hiện, duy trì thường xuyên và đạt được các mục tiêu đã đề ra.

                Sinh hoạt chuyên môn giúp cho GV nâng cao được trình độ tác nghiệp của bản thân, hình thành các mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp, xây dựng môi trường học tập và tự học suốt đời. Từ đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

          Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động được thực hiện thường xuyên theo định kì nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp thông qua việc dự giờ, phân tích bài học.

                Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (NCBH) cũng là hoạt động sinh hoạt chuyên môn nhưng ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: Học sinh học như thế nào? học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không, kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào?

          Trên cở sở nghiên cứu lý thuyết và căn cứ vào tình hình thực tế của Trung tâm GDTX2 từ đầu năm học 2013-2014 đến nay Trung tâm đã tổ chức được 3 tiết học với 2 môn thuộc khoa học xã hội và 1 môn thuộc khoa học tự nhiên, đặc biệt môn khoa học tự nhiên Trung tâm tổ chức vào chiều ngày 5/3/2014 có mời phòng GDTX tham dự, có sử dụng bảng thông minh hỗ trợ tiết học mang lại được những hiệu quả nhất định, tuy nhiên trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học ở tiết học SHCM theo hướng NCBH cũng còn có những hạn chế nhất định. Từ những kết quả đạt được và hạn chế Trung tâm rút ra một số giải pháp để khắc phục những hạn chế như sau:

1. Giải pháp đối với giáo viên:

Giải pháp1: Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập

Phải hình thành trong trường học, tổ chuyên môn thành văn hóa học tập suốt đời. Giúp mỗi GV phải hiểu rõ các hoạt động của nhà trường, bức tranh toàn cảnh về nhà trường cũng như hình dung được, hiểu được công việc của bản thân, của tổ chuyên môn để hoạt động theo hướng hỗ trợ và góp phần vào sự phát triển của toàn bộ nhà trường.

Thực hiện tốt việc chia sẻ, truyền thông, cung cấp, trao đổi thông tin giữa các GV để mọi người có cơ hội lựa chọn những thông tin cần thiết cho công việc của mình. Tổ chức học tập, sử dụng công nghệ truyền thông, thông tin để mọi GV được trao đổi trực tiếp và biết lắng nghe.

          Phải xây dựng văn hoá của tổ, của nhà trường với các định hướng giá trị cụ thể để mọi người cùng hướng tới.

          Tổ trưởng phải là tấm gương về sự tự học, tự bồi dưỡng.

Chia sẻ tầm nhìn, sứ mạng, những mục tiêu và cam kết của nhà trường cũng như kế hoạch phát triển nhà trường với GV để họ hiểu và cộng đồng trách nhiệm thực hiện.

          Phát triển các mối quan hệ theo chiều ngang để đảm bảo sự cộng tác, hợp tác giữa các GV trong tổ và giữa tổ này với tổ khác trong thực hiện các nhiệm vụ dạy học, giáo dục.

Giải pháp 2: Tạo động lực làm việc cho GV

Về nguyên tắc muốn tạo được động lực cho đội ngũ cán bộ, viên chức của nhà trường, cần xác định và hiểu rõ các yếu tố cơ bản tạo được động lực làm việc cho các thành viên để có thể tạo ra cách yếu tố đó phù hợp với điều kiện của nhà trường. Ở đây đề cập đến một số gợi ý về cách thức tạo ra động lực làm việc cho đội ngũ GV, để tổ trưởng lựa chọn và thực hiện:

Tạo cơ hội cho GV tham gia các hoạt động của tổ nói chung và hoạt động sinh hoạt chuyên đề nói riêng, phát huy vai trò tự chủ của GV trong chuyên môn.

Tạo cơ hội để họ cống hiến, thể hiện tài năng và sự sáng tạo. Giao trách nhiệm rõ ràng khi thực hiện chuyên đề. Khẳng định thành tích của mỗi GV/ nhóm GV trong việc thực hiện chuyên đề.

Giải pháp 3: Tăng cường khả năng làm việc nhóm trong tổ chuyên môn

          Thành công trong việc sinh hoạt chuyên đề ở tổ bộ môn chỉ có được khi các thành viên có khả năng làm việc cùng nhau và hướng đến mục tiêu đã định.

          Để hoạt động sinh hoạt chuyên đề ở tổ bộ môn hiệu quả hãy bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ/nhóm. Ngoài ra, tổ/nhóm chuyên môn cần thống nhất với nhau về việc sẽ ra quyết định thế nào khi giải quyết vấn đề và xác định các nguyên tắc làm việc của tổ.

          Những buổi họp là cách thức hiệu quả để bổi đắp tinh thần đồng đội và thói quen làm việc theo nhóm của tổ chuyên môn. Để tạo sự đồng thuận mọi GV của tổ cần thống nhất về việc phải nhắm tới các mục tiêu nào và bàn định  các biện pháp thực hiện.

          Phân công nhiệm vụ phù hợp, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò của mỗi GV trong tổ:  Mỗi GV sẽ cống hiến hết mình nếu họ được đánh giá đúng năng lực, sử dụng đúng và được tin tưởng. Sự phân công rõ ràng trách nhiệm của từng GV sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của tổ chuyên môn.

 Phát huy tốt vai trò của nhóm trưởng, nhóm  trưởng giữ vai trò là nguồn sinh lực, người liên hệ chính giữa tổ và các bộ phận khác trong trường, là người phát ngôn cho nhóm.

Xây dựng môi trường khuyến khích mọi người làm việc: Trong tổ chuyên môn luôn tuân thủ kế hoạch đã vạch ra; làm việc đúng giờ, tôn trọng, nêu cao tinh thần hợp tác và chia sẻ, dân chủ, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự cống hiến của mỗi GV trong tổ, thừa nhận sự khác biệt cá nhân, cùng theo đuổi mục tiêu chung.

          Trong hoạt động của một tổ chức, các cá nhân có thể là nguồn phát sinh những ý tưởng sáng tạo nhất, nhưng nhóm làm việc vẫn là công cụ tốt nhất của tổ chức để biến các ý tưởng thành hiện thực.

Giải pháp 4: Khuyến khích quá trình tự học, tự bồi dưỡng

Nâng cao trình độ đội ngũ phải lấy tự học làm chủ yếu. Yêu cầu mỗi GV lựa chọn chủ đề mà họ muốn được học một cách độc lập. Khuyến khích từng GV lập kế hoạch học tập một cách kỹ lưỡng gồm các nội dung:

Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV, động viên, tạo điều kiện thuận lợi để GV tự học, tự nghiên cứu nhằm biến quá trình bồi dưỡng, đào tạo thành quá trình tự bồi dưỡng, tự đào tạo. 

Tự học, tự nghiên cứu của GV vừa là quá trình để tự hoàn thiện mình vừa để nêu gương cho người học. Chính vì vậy, tổ trưởng có nghiên cứu đề ra những biện pháp để phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo trong tổ nhằm tạo động lực để GV phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình bằng con đường tự học, tự nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

2. Giải pháp đối với học sinh:

          Làm tốt công tác hướng dẫn và triển khai tới học sinh, đặc biệt trong các tiết dạy thể nghiệm. Học sinh phải hiểu được bài học và cách thầy cô giáo tham gia giờ dự với các em, giúp các em chủ động và hoàn toàn không bất ngờ.

Thực hiện các hình thức hoạt động cho học sinh nhiều hơn. Đó là việc tổ chức các hình thức dạy học đa dạng giúp cho học sinh trong quá trình tìm hiểu bài học cần có sự chủ động và tích cực hơn.

 Dành nhiều thời gian hơn cho việc học sinh tìm hiểu nội dung bài học. Mỗi hình thức dạy học giáo viên áp dụng sẽ có khoảng thời gian nhất định, giúp cho các em có được khoảng thời gian hợp lý để tìm hiểu nội dung yêu cầu của GV.

 Công tác quan sát, đánh giá, góp ý, trao đổi của giáo viên dự giờ cần chủ động và tích cực hơn. GV cần có sự quan sát cụ thể và tích cực trong quá trình diễn ra của tiết học, đặc biệt quan sát học sinh học lực yếu, và học sinh có học lực khá qua sự so sánh đó có thể biết được mức độ nhận thức của các em và phương pháp giáo viên áp dụng có phù hợp hay không.

 Thực hiện ở các phòng học hợp lý  để các giáo viên dự dễ quan sát và học sinh cũng có chỗ ngồi thoái mái hơn. Điều này còn tùy thuộc cơ sở vật chất của mỗi cơ sở GD, song nếu cơ sở vật chất thiếu giờ dạy NCBH chúng ta có thể lựa chọn số học sinh vừa đủ đảm bảo đủ cơ sở vật chất để có thể tiến hành bài học.

Đó là những giải pháp thực tế trong sinh hoạt chuyên môn  đã rút ra sau khi thực hiện các bài giảng trong năm học, chúng tôi mong muốn nhận được sự chia sẻ và đóng góp ý kiến  để hoạt động chuyên môn của chúng tôi có được sự đa dạng và hiệu quả hơn nữa.  

 

 

ApThien

Tải tệp đính kèm

Xem thêm...
Niềm vui ngày khai trường
Ngày hội đến trường
Ngày hội khai trường
Phim khai giảng

Website đơn vị