Chủ nhật, 11/05/2025 14:07:45
CÔ HIỆU TRƯỞNG TRẺ TRUNG, NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO

CÔ HIỆU TRƯỞNG TRẺ TRUNG, NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO

 

Từ những ngày đầu khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu phát động phong trào “ Nghìn việc tốt” cho đến nay, đã có không ít tấm gương “ Người tốt việc tốt” trên khắp cả nước. Tất cả đều muốn chung tay đóng góp công sức, trí tuệ vào việc để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Nhiều trong số họ là những thầy cô giáo, những người mang trên vai sứ mệnh trồng người mà toàn xã hội tin tưởng trao cho, những người thầy cô không quản khó nhọc, hết mình vì đàn em thân yêu. Tôi muốn nói đến một người như thế, một tấm gương “Người tốt việc tốt” như thế, đó chính là người đồng nghiệp, cũng là người bạn gái học cùng 3 năm cấp 3 của tôi, cô giáo Nguyễn Thị Thủy -  Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường THCS Tân Phong – Huyện Bình xuyên – Tỉnh Vĩnh Phúc.

Cô giáo Nguyễn Thị Thủy sinh năm 1977 được sinh ra và lớn lên tại Thị Trấn Thanh lãng – Huyện Bình xuyên – Tỉnh Vĩnh Phúc. Đây chính là nơi có truyền thống hiếu học phải nói là đi đầu của huyện Bình xuyên.Chính nơi đây đã nuôi dưỡng, giáo dục và đã giúp cô trưởng thành như ngày hôm nay.

Năm 1999 cô tốt nghiệp Đại học sư phạm chuyên ngành Lịch Sử ra trường và công tác tại trường THCS Hương Canh.Là một cô giáo trẻ mới ra trường nhưng cô đã khẳng định được vị trí và năng lực của mình trong hội đồng sư phạm nhà trường, với phụ huynh và các em học sinh thân yêu.Chính vì vậy năm 2004 cô được điều chuyển công tác về trường THCS Lý Tự Trọng – một trường chất lượng cao của huyện Bình xuyên. Về công tác tại ngôi trường mới với nỗi lo lắng về chất lượng khi dạy ở một trường chất lượng cao điều đó càng khiến cô chịu khó học hỏi đồng nghiệp, tìm tòi nghiên cứu tài liệu để nâng cao nâng cao trình độ chuyên môn vàtay nghề giảng dạy. Chính nhờ sự nhiệt tình, sự say mê, lòng tâm huyết với nghề nghiệp mà cô đã thành công trong công tác giảng dạy và đạt được nhiều thành tích cao.8 năm liền cô đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.Đặc biệt năm 2006 – 2007 cô được chủ tịch Ủy ban nhân Tỉnh Vĩnh Phúc tặng bằng khen, và gần đây nhất năm 2011 – 2012 cô đạt danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh.

Từ những cố gắng nỗ lực trong công tác chuyên môn và những thành tích cao trong quá trình công tác cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thủy được đồng nghiệp tín nhiệm và cấp trên tin tưởng bổ nhiệm làm Phó Hiệu Trưởng trường THCS Tân Phong  năm 2013. Trong quá trình làm công tác quản lý cô giáo trẻ cũng thể hiện rõ được năng lực quản lý và sự sáng tạo của mình trong công việc. Mọi công tác chuyên môn trong nhà trường do cô phụ trách được triển khai một cách khoa học và có hiệu quả.  Cùng với BGH cô luôn đưa các hoạt động phong trào giáo dục của nhà trường ngày một phát triển đi lên.Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng có nhiều chuyển biến, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng lên, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm đi. Những cống hiến và những thành quả mà cô đem lại cho phong trào giáo dục của nhà trường và địa phương một lần nữa lại được cấp trên ghi nhận và vào tháng 8 năm 2015 cô được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường THCS Tân Phong. Là một nữ hiệu trưởng tuổi đời còn rất trẻ,việc  lãnh đạo đội ngũ giáo viên và chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường có lẽ là một khó khăn rất lớn. Nhưng cô đã khẳng định được sự chững chạc của mìnhtrong công việc. Cô luôn chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường một cách khoa học và hiệu quả, mọi hoạt động của nhà trường đi vào nề nếp: Thầy ra thầy, trò ra trò, trường ra trường, lớp ra lớp. Để công tác quản lý đạt hiệu quả cao, ngoài trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, bản thân cô tự trau dồi chuyên môn, tham gia nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý; tham gia các lớp tập huấn do ngành giáo dục tổ chức, cải tiến công tác quản lý tại đơn vị mình. Trong những năm trở lại đây, công tác quản lý của trường luôn kịp thời và thường xuyên được đổi mới. Ngoài ra, cô Thủy còn dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu các đề tài sáng kiến chuyên môn; phát huy sức dân tăng cường cơ sở vật chất trường học; công tác phối hợp trong tổ chức phong trào thi đua và hoạt động đều được các cơ quan, đoàn thể gắn kết chặt chẽ, tạo điều kiện để các thầy cô và học sinh thi đua dạy tốt, học tốt”.

Là một người bạn, một người đồng nghiệp tôi thật sự khâm phục và ngưỡng mộ cô giáo Nguyễn Thị Thủy.Lấy chồng bộ đội, có hai con nhỏ, chồng bộ đội thường xuyên vắng nhà.Cuộc sống  đời thường với bao công việc phải lo toan như việc chăm sóc gia đình, con cái, phụng dưỡng bố mẹ chồng nhưng cô đã vượt qua cái khó khăn của đời thường để vươn tới những điều tốt đẹp và trở thành một nữ quản lý giỏi việc trường, đảm việc nhà đến như vậy.

Có thể nói rằng cô giáo Nguyễn Thị Thủy -  Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường THCS Tân Phong  là tấm gương tiêu biểu tâm huyết với nghề, là một  điển hình trong công tác quản lý. Cô đã xây dựng Hội đồng sư phạm nhà trường thành một tập thể đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm. Đồng thời cô luôn quan tâm đến hoàn cảnh, nguyện vọng từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường, cảm thông, chia sẻ, tạo điều kiện để họ công tác tốt. Cô Thủy còn luôn đi đầu trong việc vận dụng nhiều phương pháp mới để nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới quản lý. Đặc biệt, cô vận dụng tốt các biện pháp quản lý bằng kế hoạch, bằng pháp chế; hưởng ứng các cuộc vận động và phong trào thi đua của Nhà nước và ngành giáo dục; Thực hiện tốt công tác phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong và ngòai nhà trường, thực hiện tốt sự chỉ đạo của cấp trên để luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao từng bước đưa phong trào giáo dục của xã tân Phong ngày một phát triển vững mạnh, sánh vai cùng các trường bạn trong toàn huyện.

Bình xuyên, ngày 26 tháng 10 năm 2015

                                                              Người viết

 

                                                               Nguyễn Tú Uyên

Tác giả: TD